La pastora de ocas en la fuente


Cô gái chăn ngỗng bên suối


En una ocasión había una buena vieja que vivió con una manada de gansos en un desierto en medio de las montañas, donde tenía su habitación. El desierto se hallaba en lo más espeso de un bosque, y todas las mañanas cogía la vieja su muleta e iba a la entrada del bosque con paso trémulo. Una vez allí, la buena vieja trabajaba con una actividad de que no se la hubiera creído capaz al ver sus muchos años, recogía hierba para sus gansos, alcanzaba las frutas salvajes que se hallaban a la altura a que podía llegar, y lo llevaba luego todo a cuestas. Parecía que iba a sucumbir bajo semejante peso; pero siempre le llevaba con facilidad hasta su casa. Cuando encontraba a alguien le saludaba amistosamente. "Buenos días, querido vecino, hace muy buen tiempo. Os extrañará sin duda que lleve esta hierba; pero todos debemos llevar acuestas nuestra carga." No gustaba, sin embargo, a nadie el encontrarla y preferían dar un rodeo, y si pasaba cerca de ella algún padre con su hijo, le decía: "Ten cuidado con esa vieja; es astuta como un demonio; es una hechicera."
Una mañana atravesaba el bosque un joven muy guapo; brillaba el sol, cantaban los pájaros, un fresco viento soplaba en el follaje, y el joven estaba alegre y de buen humor. Aún no había encontrado un alma viviente, cuando de repente distinguió a la vieja hechicera en cuclillas cortando la hierba con su hoz. Había reunido ya una carga entera en su saco y al lado tenía dos cestos grandes, llenos basta arriba de peras y manzanas silvestres. "Abuela," le dijo, "¿cómo pensáis llevar todo eso?" - "Pues tengo que llevarlo, querido señorito," le contestó, "los hijos de los ricos no saben lo que son trabajos. Pero a los pobres se les dice:
Es preciso trabajar,
No habiendo otro bienestar."
"¿Queréis ayudarme?" añadió la vieja viendo que se detenía, "aún tenéis las espaldas derechas y las piernas fuertes: esto no vale nada para vos. Además, mi casa no está lejos de aquí: está en un matorral, al otro lado de la colina. Treparéis allá arriba en un instante." El joven tuvo compasión de la vieja, y la dijo: "Verdad es que mi padre no es labrador, sino un conde muy rico; sin embargo, para que veáis que no son sólo los pobres los que saben llevar una carga, os ayudaré a llevar la vuestra." - "Si lo hacéis así," contestó la vieja, "me alegraré mucho. Tendréis que andar una hora; ¿pero qué os importa? También llevaréis las peras y las manzanas." El joven conde comenzó a reflexionar un poco cuando le hablaron de una hora de camino; pero la vieja no le dejó volverse atrás, le colgó el saco a las espaldas y puso en las manos los dos cestos. "Ya veis," le dijo, "que eso no pesa nada." - "No, esto pesa mucho," repaso el conde haciendo un gesto horrible, "vuestro saco es tan pesado, que cualquiera diría que está llenó de piedras; las manzanas y las peras son tan pesadas como el plomo; apenas tengo fuerza para respirar." Tenía mucha gana de dejar su carga, pero la vieja no se lo permitió. "¡Bah! no creo," le dijo con tono burlón, "que un señorito tan buen mozo, no pueda llevar lo que llevo yo constantemente, tan vieja como soy. Están prontos a ayudaros con palabras, pero si se llega a los hechos, sólo procuran esquivarse. ¿Por qué," añadió, "os quedáis así titubeando? En marcha, nadie os librará ya de esa carga." Mientras caminaron por la llanura, el joven pudo resistirlo; pero cuando llegaron a la montaña y tuvieron que subirla, cuando las piedras rodaron detrás de él como si hubieran estado vivas, la fatiga fue superior a sus fuerzas. Las gotas de sudor bañaban su frente, y corrían frías unas veces, ardiendo otras, por todas las partes de su cuerpo. "Ahora," la dijo, "no puedo más, voy a descansar un poco." - "No," dijo la vieja, "cuando hayamos llegado podréis descansar; ahora hay que andar. ¿Quién sabe si esto podrá servirte para algo?" - "Vieja, eres muy descarada," dijo el conde. Y quiso deshacerse del saco, mas trabajó en vano, pues el saco estaba tan bien atado como si formara parte de su espalda. Se volvía y revolvía, pero sin conseguir soltar la carga. La vieja se echó a reír, y se puso a saltar muy alegre con su muleta. "No os incomodéis, mi querido señorito," le dijo, "estáis en verdad encarnado como un gallo; llevad vuestro fardo con paciencia; cuando lleguemos a casa os daré una buena propina." ¿Qué había de hacer? tenía que someterse y arrastrarse con paciencia detrás de la vieja, que parecía volverse más lista a cada momento mientras, que su carga era cada vez más pesada. De repente toma carrera salta encima de su saco, y se sienta sobre él; aunque estaba ética, pesaba doble que la aldeana más robusta. Las rodillas del joven temblaron; pero cuando se detenía, le daba en las piernas con una varita. Subió jadeando la montaña y llegó por último a la casa de la vieja, en el mismo momento en que, próximo a sucumbir, hacía el último esfuerzo. Cuando los gansos distinguieron a la vieja extendieron sus picos hacia arriba, sacaron el cuello hacia adelante, y salieron a su encuentro dando gritos de "¡hu! ¡hu!" Detrás de la bandada iba una muchacha alta y robusta pero fea como la noche. "¡Madre!" dijo a la vieja, "¿os ha sucedido algo? Habéis estado fuera mucho tiempo." - "No, hija mía," la contestó, "no me ha sucedido nada malo, por el contrario, este buen señorito, que ves aquí, me ha traído mi hierba, y además, como yo estaba cansada, me ha traído también a cuestas. El camino no me ha parecido muy largo, estábamos de buen humor y hemos tenido una conversación muy agradable." La vieja, por último, se dejó caer al suelo, quitó la carga de la espalda del joven, los cestos de sus manos, le miró alegremente, y le dijo: "Ahora sentaos en ese banco que está delante de la puerta, y descansad. Habéis ganado lealmente vuestro salario y no le perderéis." Después dijo a la joven que cuidaba los gansos: "Vuelve a casa, hija mía, no está bien que te quedes aquí sola con este señorito; no se debe poner la leña junto al fuego, podría enamorarse de ti." El conde ignoraba si debía reírse o llorar. Una mujer de esa clase, dijo por lo bajo, no podía esperar mucho de mi corazón, aunque no tuviera más que treinta años. La vieja sin embargo, cuidó a los gansos como si fueran sus hijos; después entró con su hija en su casa. El joven se echó en el banco bajo un manzano silvestre. La atmósfera estaba serena y no hacia calor; alrededor suyo se extendía una pradera de prímulas, tomillo y otras mil clases de flores; en su centro murmuraba un claro arroyo, dorado por los rayos del sol, y los blancos gansos se paseaban por la orilla o se sumergían en el agua. "Este lugar es delicioso," dijo, "pero estoy tan cansado, que se me cierran los ojos; quiero dormir un poco, siempre que el aire no me lleve las piernas, pues están tan ligeras como la hierba."
En cuanto durmió un instante vino la vieja y le despertó meneándole. "Levántate," le dijo, "no puedes quedarte aquí. Te he atormentado un poco, es verdad; pero no te ha costado la vida. Ahora voy a darte tu salario; tú no necesitas dinero, ni bienes; te daré otra cosa." Diciendo esto le puso en la mano una cajita de esmeralda, de una sola pieza. "Guárdala bien," le dijo, "te traerá la fortuna." El conde se levantó y viendo que estaba descansado y había recobrado sus fuerzas, dio gracias a la vieja por su regalo y se puso en camino sin pensar un instante en mirar a la hermosa ninfa. Se hallaba ya a alguna distancia cuando oía todavía a lo lejos el alegre grito de los gansos.
El conde permaneció tres días perdido en aquellas soledades antes de poder encontrar el camino. Por último llegó a una ciudad, y como no le conocía nadie, se hizo conducir al palacio del rey, donde el príncipe y su mujer estaban sentados en su trono. El conde puso una rodilla en tierra, sacó de su bolsillo la caja de esmeralda y la depositó a los pies de la reina. Le mandó levantarse y fue a presentarla su caja. Pero apenas la había abierto y mirado, cuando cayó en tierra como muerta. El conde fue detenido por los criados del rey, e iba a ser puesto en prisión, cuando la reina abrió los ojos y mandó que le dejaran libre, y que salieran todos, porque quería hablarle en secreto.
Cuando se quedó sola la reina se echó a llorar amargamente y dijo: "¿De qué me sirven el esplendor y los honores que me rodean? Todas las mañanas despierto llena de cuidados y de aflicciones. He tenido tres hijas, la menor de las cuales era tan hermosa que todas la miraban como una maravilla. Era blanca como la nieve, colorada como la flor del manzano, y brillaban sus cabellos como los rayos del sol. Cuando lloraba no eran lágrimas las que caían de sus ojos, sino perlas y piedras preciosas. Cuando llegó a la edad de trece años, mandó el rey venir a sus tres hijas delante de su trono. Era digno de ver cómo abría todo el mundo los ojos cuando entró la menor; creía uno presenciar la salida del sol. El rey dijo: 'Hijas mías, ignoro cuando llegará mi último día; quiero decidir desde hoy lo que debe recibir cada una de vosotras después de mi muerte. Las tres me amáis, pero la que me ame más tendrá la mejor parte.' Cada una dijo que era ella la que amaba más a su padre. '¿No podríais,' repuso el rey, 'explicarme todo lo que me amáis? Así sabré cuáles son vuestros sentimientos.' La mayor dijo: 'Amo a mi padre como al azúcar más dulce.' La segunda: 'Amo a mi padre como al vestido más hermoso.' Pero, la menor guardó silencio. '¿Y tú,' dijo su padre, 'cómo me amas?' - 'No sé,' respondió, 'y no puedo comparar mi amor a nada.' Pero el padre insistió en que designara un objeto. Al fin dijo: 'El mejor de los manjares no tiene gusto para mí si carece de sal; pues bien, yo amo a mi padre como a la sal.' - 'Puesto que me amas como a la sal,' recompensaré, 'también tu amor con sal.' Repartió su reino entre sus dos hijas mayores, e hizo atar un saco de sal a la espalda de la más joven, y mandó dos criados que la condujesen a un bosque inculto. Todos nosotros hemos llorado y suplicado por ella, más no ha habido medio de apaciguar la cólera del rey. ¡Cuánto ha llorado, cuando ha tenido que separarse de nosotros! Ha sembrado todo el camino con las perlas que han caído de sus ojos. El rey no ha tardado en arrepentirse de su crueldad, y ha hecho buscar a la pobre niña por todo el bosque, pero nadie ha podido encontrarla. Cuando pienso en si se le habrán comido las fieras salvajes no puedo vivir de tristeza; a veces me consuelo con la esperanza de que vive todavía y que está oculta en una caverna, o que ha encontrado un asilo entre personas caritativas. Pero lo que me admira es que cuando he abierto vuestra caja de esmeralda encerraba una perla semejante en todo a las que caían de los ojos de mi hija, por lo que podéis imaginar cuánto se ha conmovido a esta vista mi corazón. Es preciso que me digáis cómo habéis llegado a poseer esta perla." El conde la refirió que la había recibido de la vieja del bosque que le había parecido ser una mujer extraña y tal vez hechicera, pero que no había visto ni oído nada que tuviera relación con su hija. El rey y la reina tomaron la resolución de ir a buscar a la vieja, esperando que allí donde se había encontrado la perla hallarían también noticias de su hija.
Estaba la vieja en su soledad, sentada a la puerta junto a su rueca e hilaba. Era ya de noche, y algunas astillas que ardían en el hogar esparcían una débil claridad. De repente oyó ruido fuera: los gansos entraron del matorral a la habitación, dando el más ronco de sus gritos. Poco después entró la joven a su vez. Apenas la vieja la saludó y se contentó con menear un poco la cabeza. La joven se sentó a su lado, cogió su rueca y torció el hilo con la misma ligereza que hubiera podido hacerlo la muchacha más lista. Permanecieron dos horas así sentadas sin decirse una palabra. Sintieron por último ruido junto a la ventana y vieron brillar dos ojos de fuego. Era un mochuelo que gritó tres veces ¡hu! ¡hu! La vieja, sin levantar apenas los ojos, dijo: "Ya es tiempo, hijo mía, de que salgas para hacer tu tarea."
Se levantó y salió. ¿Dónde iba? Lejos, muy lejos, al prado junto al valle. Llegó por último, orilla de una fuente, a cuyo lado se hallaban tres encinas. La luna, se mostraba redonda y llena encima de la montaña, y daba tanta luz, que se podía buscar un alfiler. La niña levantó una piel que cubría su rostro, se inclinó hacia la fuente y comenzó a lavarse. Cuando hubo concluido, metió la piel en el agua de la fuente para que blanquease y se secara a la luz de la luna. ¡Pero qué cambiada estaba la niña! Nunca se ha visto nada semejante. En cuanto desató su trenza gris, sus cabellos dorados brillaban como rayos del sol, y se extendieron como un manto sobre todo su cuerpo. Sus ojos lucían como las estrellas del cielo, y sus mejillas tenían el suave color rosado de la flor del manzano.
Pero la joven estaba triste. Se sentó y lloró amargamente. Las lágrimas cayeron unas tras otras de sus ojos y rodaron hasta el suelo entre sus largos cabellos. Hubiera permanecido allí largo tiempo, si el ruido de algunas ramas que crujían en un árbol próximo no hubiera llegado a sus oídos. Saltó como un corzo que ha oído el disparo del cazador. La luna se hallaba velada en aquel instante por una nube sombría; la niña se cubrió en un momento con la vieja piel y desapareció como una luz apagada por el viento.
Corrió hacia la casa temblando como la hoja del álamo. La vieja estaba a la puerta de pie; la joven quiso referirla lo que la había sucedido, pero la vieja sonrió con cierta gracia y la dijo: "Todo lo sé." La condujo al cuarto y encendió algunas astillas. Pero no se sentó junto a su hija; cogió una escoba y comenzó a barrer y a sacudir el polvo. "Todo debe estar limpio y arreglado aquí," dijo a la joven. "Pero madre mía," repuso esta, "es muy tarde para comenzar este trabajo. ¿A qué viene eso?" - "¿Sabes la hora que es?" la preguntó la vieja. "Aún no son las doce," repuso la joven, "pero ya han dado las once." - "¿No recuerdas," continuó la vieja, "que hace tres años hoy que has venido a mi casa? El plazo ha concluido, no podemos continuar más tiempo juntas." La joven dijo asustada: "¡Ah! buena madre, ¿queréis echarme? ¿dónde iré? Yo no tengo amigos, ni patria, donde hallar un asilo. He hecho todo lo que habéis querido y habéis estado siempre contenta conmigo, no me echéis." La vieja no quería decir a la niña lo que iba a suceder. "No puedo permanecer aquí más tiempo," la dijo, "pero cuando deje esta morada, es preciso que la casa y el cuarto estén limpios. No me detengas, pues, en mi trabajo. En cuanto a ti no tengas cuidado; hallarás un techo en el que podrás habitar y quedarás contenta también con la recompensa que te daré." - "Pero decidme lo que va a pasar," preguntó la joven otra vez. "Te lo repito, no me interrumpas en mi trabajo. No digas una palabra más: ve a tu cuarto, quítate la piel que cubre tu rostro, y ponte el vestido que traías cuando has venido a mi casa; después quédate en tu cuarto hasta que yo te llame."
Pero debo volver a hablar del rey y de la reina, que habían partido con el conde para ir a buscar a la vieja a su soledad. El conde se había separado de ellos durante la noche, y se vio obligado a continuar solo su camino. Al día siguiente le pareció que estaba en el buen camino, y continuó andando hasta cerca del anochecer. Entonces subió a un árbol para pasar la noche, pues temía extraviarse. Cuando alumbró la luna el terreno, distinguió una persona que bajaba de la montaña. Llevaba una vara en la mano, por lo que conoció que era la joven que guardaba los gansos que había visto en la casa de la vieja. ¡Ah! dijo, viene hacia aquí, ya veo a una de las dos hechiceras: la otra no puede escapárseme. Pero ¡cuál fue su asombro cuando la vio acercarse a la fuente, quitarse la piel; cuando la cubrieron sus dorados cabellos y se mostró más hermosa que ninguna de las mujeres que había visto en el mundo! Apenas se atrevía a respirar, pero alargaba el cuello todo lo que podía; a través del follaje, y la miraba sin volver los ojos; ya fuese que se hubiera inclinado demasiado, o por cualquier otra causa, crujió de repente una rama, y vio a la joven en el mismo instante oculta bajo la piel; saltó como un corzo y habiéndose ocultado la luna en aquel momento, se escapó a sus miradas.
Apenas hubo desaparecido, bajó el joven del árbol, y se puso a perseguirla a toda prisa. No había dado más que algunos pasos, cuando vio entre el crepúsculo dos personas que marchaban a través de la pradera. Eran el rey y la reina que habían distinguido desde lejos una luz en la casa de la vieja y se dirigían hacia aquel lado. El conde les refirió las maravillas que había visto cerca de la fuente y no dudaron que hablaba de su perdida hija. Avanzaron alegres y bien pronto llegaron a la casa. Los gansos estaban colocados a su alrededor, dormían con la cabeza oculta bajo las alas, y ninguno se movía. Miraron por la ventana dentro de la habitación, y vieron a la vieja sentada e hilando con la mayor tranquilidad, inclinando la cabeza y sin mover los ojos. El cuarto estaba tan limpio como si estuviera habitado por esas pequeñas sílfides aéreas que no tienen polvo en los pies. Pero no vieron a su hija. Lo miraron todo durante algunos momentos, se animaron por último, y llamaron suavemente a la ventana. Se hubiera dicho que los esperaba la vieja, pues se levantó y les dijo con su voz rústica: "Entrad, ya sé quién sois." En cuanto entraron en el cuarto, añadió la vieja: "Hubierais podido ahorraros ese largo camino, si no hubierais echado injustamente, hace tres años, a vuestra hija que es tan buena y tan graciosa. Nada ha perdido, pues durante tres años ha guardado gansos, en cuyo tiempo no ha aprendido nada malo y ha conservado la pureza de su corazón. Pero estáis suficientemente castigados con la inquietud en que habéis vivido." Después se acercó al cuarto, y dijo: "Sal, hija mía." Se abrió la puerta y salió la hija del rey vestida con su traje de seda, con sus cabellos dorados y sus ojos brillantes. Se hubiera dicho que descendía un ángel del cielo.
Corrió hacia su padre y su madre, se lanzó a su cuello, y abrazó a todos llorando sin poder contenerse. El joven conde se hallaba a su lado y cuando le vio, su rostro se puso encarnado como una rosa; ella misma ignoraba la causa. El rey dijo: "Querida hija, ya he repartido mi reino; ¿qué podré darte a ti?" - "No necesita nada," dijo la vieja, "yo la doy las lágrimas que ha vertido por vosotros; son otras tantas perlas más hermosas que las que se hallan en el mar y son de un precio mucho mayor que todo vuestro reino. Y en recompensa de sus servicios, la doy mi pequeña casa." La vieja desapareció en cuanto dijo estas palabras. Oyeron entonces crujir ligeramente las paredes, y cuando se volvieron encontraron la pequeña casa convertida en un soberbio palacio; una mesa real se hallaba delante de los huéspedes, y los criados iban y venían alrededor.
La historia continúa todavía; pero mi abuela que me la ha referido había perdido un poco la memoria y olvidó lo demás. Creo, sin embargo, que la hermosa hija del rey se casó con el conde; que permanecieron juntos en el palacio, y que vivieron en la mayor felicidad todo el tiempo que Dios quiso. Si los gansos blancos que se guardaban cerca de la casa eran otras tantas jóvenes (no lo echéis a mala parte) que la vieja había recogido a su lado, si tomaron figura humana y quedaron en calidad de damas al lado de la reina, no puedo decirlo aunque lo presumo. Lo cierto es que la vieja no era una hechicera, sino una buena hada que no quería más que hacer bien. Probablemente también fue ella quien concedió a la hija del rey a su nacimiento el don de llorar perlas en vez de lágrimas. Esto no sucede ahora, pues entonces los pobres serían bien pronto ricos.
Ngày xửa ngày xưa có một bà lão già nua sống trong một căn nhà nhỏ ở nơi hẻo lánh giữa rừng. Rừng rộng bao la, mà sáng nào bà cũng chống nạng đi lẩy bẩy vào rừng. Bà luôn chân, luôn tay, việc nhiều đến nỗi tưởng chừng ở tuổi cao như bà không sao làm xuể. Nào là cắt cỏ cho ngỗng, với tay hái quả rừng, rồi đưa tất cả lên vai vác về nhà.
Ai cũng nghĩ, bà sẽ khuỵu xuống vì còng lưng vác nặng, nhưng may là lần nào bà cũng mang về được đến nhà. Mỗi khi gặp ai, bà cũng niềm nở chào hỏi:
- Chào người bà con, trời hôm nay nắng đẹp. Bà con thấy già này mang vác thì ngạc nhiên lắm nhỉ. Nhưng ai mà chẳng vác gánh nặng nợ đời của mình.
Tuy vậy, dân làng không thích gặp bà lão. Họ thường đi đường vòng để tránh bà. Khi hai bố con nhà kia đi ngang qua mặt bà, ông bố khe khẽ nói với con trai:
- Con phải coi chừng mụ già ấy. Mụ mưu mô quỷ quyệt lắm. Đó là một mụ phù thủy.
Vào buổi sáng kia, có một chàng trai trẻ đẹp đi qua rừng. Trời nắng chan hòa, chim hót líu lo, gió mát đung đưa cành lá. Lòng chàng lâng lâng vui sướng. Chàng chẳng gặp một ai. Bỗng chàng nhìn thấy một bà già phù thủy cầm liềm cắt cỏ. Bà đã nhét vào đầy tay nải cỏ. Cạnh đó còn hai giỏ đầy lê và táo rừng. Chàng nói:
- Mẹ già ơi, làm sao mà mẹ mang hết được chỗ này?
Bà già đáp:
- Anh thấy không. Tôi vẫn mang cho kỳ hết về. Con nhà giàu đâu phải làm như vậy. Nông dân có câu:
Ngó quanh làm chi,
Vì lưng vốn còng.
Khi chàng đến gần, bà bảo:
- Chàng giúp tôi một tay nhé, lưng chàng thẳng, chân tay khỏe mạnh, chàng thấy nó nhẹ thôi. Nhà tôi cũng không xa đây, ở khuất sau núi kia, trên đồng cỏ. Chàng đi chỉ một lát là tới.
Chàng thanh niên mủi lòng thương và nói:
- Tôi không phải là con nhà nông, cha tôi là một bá tước giàu có. Nhưng con nhà nông cũng không mang hết được. Để tôi mang giúp chiếc tay nải kia.
Bà già nói:
- Được anh giúp thì tôi mừng quá. Chắc chắn phải đi mất một giờ đấy, nhưng đối với sức trai thì thấm chi. Anh nhớ mang giúp cho cả táo và lê nhé.
Nghe nói đi mất một giờ thì vị bá tước trẻ tuổi hơi phân vân, nhưng bà già cứ nài ép, bà buộc khăn gói lên lưng chàng, khoác đôi giỏ vào cánh tay chàng. Bà nói:
- Chàng thấy không, nhẹ tênh mà.
Bá tước vừa đáp vừa nhăn nhó:
- Cái bọc nặng như bọc đá đè lên lưng. Lê táo cũng nặng như chì. Thở chẳng ra hơi nữa!
Chàng muốn trút tất cả mọi thứ xuống, nhưng bà già không chịu. Bà nói mỉa:
- Trông kìa, cái mà bà già mang thường xuyên thì trai tráng thế kia ý chừng không mang nổi. Nói thì hay lắm, nhưng phải bắt tay vào làm thực sự thì đứng phủi tay.
Bà nói tiếp:
- Sao chàng còn chần chừ nữa. Nào, nhấc chân lên chứ! Chẳng có ai vác đỡ chúng cho đâu.
Đi trên mặt đất bằng phẳng còn chịu được, nhưng chân dẫm trên đá để leo núi thì chàng tưởng chừng muốn kiệt sức. Mồ hôi chảy nhễ nhại trên trán, mồ hôi chảy ướt đẫm lưng làm khi thấy nóng, khi thì thấy lạnh toát sống lưng. Chàng nói:
- Mẹ ơi, con không đi nổi nữa, con phải nghỉ một lát.
Bà già đáp:
- Không nghỉ ở đây. Đến nơi ta nghỉ một thể. Bây giờ cứ đi tiếp. Biết đâu thế chả là tốt cho chàng.
Bá tước nói:
- Mụ già kia, mụ thật là xấc xược.
Chàng định vứt tất cả xuống, nhưng loay hoay mãi không được. Chúng dính chặt vào lưng chàng như là nó mọc ở lưng ra. Chàng quay lắc người nhưng nó vẫn ở trên lưng.
Thấy vậy bà già cười và nhảy nhót một cách khoái trá trên đôi nạng. Bà nói:
- Chàng ơi, xin đừng tức giận. Mặt chàng đã đỏ chín lên như gà chọi. Chàng cứ chịu khó mang nó, về đến nhà già sẽ thưởng cho xứng công.
Chàng biết làm sao bây giờ? Đành phải theo số phận mà lẽo đẽo đi theo bà già. Bà ta có vẻ mỗi lúc một lanh lẹ hơn, còn chàng thì thấy đồ trên lưng mỗi lúc một thêm nặng. Rồi bỗng bà nhún người nhảy một cái, ngồi vắt vẻo trên lưng chàng. Bà già gầy khẳng khiu như cái cọc rào mà sao nặng hơn cả một mụ nông dân béo ục ịch.
Chàng lảo đảo bước từng bước một, còn bà thì lấy roi và cành gai đánh thúc chàng đi. Tới lúc đến được nhà thì chàng cũng sắp khuỵu xuống. Đàn ngỗng thấy bà già thì vỗ cánh, vươn cổ, chạy lại đón và kêu quang quác. Một mụ đã có tuổi, khỏe mạnh to lớn, xấu như ma lem cầm roi theo sau đàn ngỗng và nói:
- Mẹ ơi, có việc gì mà sao lâu thế?
Bà lão đáp:
- Con gái cứ yên tâm. Chả gặp điều gì dữ cả. Trái lại, chàng đây mang giúp về cho mẹ. Con gái mẹ, khi mẹ mệt chàng ta lại cõng mẹ trên lưng nữa. Trong lúc đi đường rất vui vẻ, thậm chí còn đùa giỡn nên không thấy đường xa nữa.
Rồi bà già tụt xuống, đỡ đồ trên lưng xuống, lấy giỏ khỏi tay chàng, thân mật nhìn chàng nói:
- Giờ hãy ngồi nghỉ ở chiếc ghế dài trước cửa. Chàng sẽ được trả công xứng đáng với việc làm. Mà nhất định là có thôi.
Rồi bà nói:
- Con gái mẹ, con vào trong nhà. Con đứng một mình bên chàng trai trẻ thật là không tiện, không nên đổ dầu vào lửa. Chàng ta có thể mê con đấy.
Bá tước nửa cười nửa khóc. Chàng nghĩ bụng:
- Những thứ của quý như thế giá có trẻ hơn ba chục tuổi cũng chẳng làm cho tim mình rung động.
Trong lúc ấy, bà lão vuốt ve đàn ngỗng như con, bà cùng cô con gái vào nhà. Chàng trai ngả lưng trên chiếc ghế dài ở gốc cây táo. Không khí êm dịu ấm áp, một cánh đồng cỏ xanh rờn trải ra xung quanh khu nhà. Trên cánh đồng mọc đầy hoa ngọc chân, bách lý và hàng ngàn loại hoa khác. Con suối chảy ngang nước trong veo, phản chiếu lóng lánh ánh mặt trời. Đàn ngỗng trắng nhởn nhơ đi đi lại lại hay lội bì bõm dưới nước. Chàng nghĩ bụng:
- Cảnh ở đây thật yêu kiều, nhưng ta buồn ngủ quá, mắt cứ díp lại không sao mở được. Ta phải ngủ đi một tí mới được. Chỉ mong đừng có cơn gió nào thổi bay đôi chân mình đi, nó đã nhũn ra như bùi nhùi mất rồi.
Chàng ngủ được một lát thì bà già đến lay dậy và bảo:
- Dậy đi, chàng ơi! Chàng không ở lại đây được đâu. Quả là già đã làm cho chàng vất vả, nhưng cũng chưa đến nỗi mất mạng. Giờ thì già trả công cho chàng. Tiền bạc của cải thì chàng không cần đến, để ta cho thứ khác.
Nói rồi, bà nhét vào tay chàng một chiếc hộp nhỏ làm bằng viên ngọc xanh nguyên khối và dặn:
- Hãy giữ hộp này cẩn thận, nó sẽ mang lại hạnh phúc cho chàng.
Bá tước đứng dậy, cảm thấy người mình khỏe hẳn lên, cảm ơn bà già, rồi lên đường mà chẳng đoái hoài gì đến cô con gái bà. Chàng đi được một quãng đường vẫn còn nghe thấy tiếng ngỗng kêu vui vẻ từ xa vọng lại.
Bá tước lang thang ba ngày trong rừng hoang vu, mãi sau mới tìm được lối ra. Chàng đến một thành phố lớn, ở đây không ai biết chàng. Người ta dẫn chàng đến cung điện khi vua và hoàng hậu đang ngự triều. Bá tước quỳ xuống, lấy ra chiếc hộp bằng ngọc xanh đặt bên chân hoàng hậu. Bà truyền cho chàng đứng dậy, chàng cầm chiếc hộp dâng lên. Bà vừa mở ra xem thì té ngã lăn xuống đất bất tỉnh nhân sự. Bá tước bị ngay bọn thị vệ bắt giữ, định đem tống ngục. Nhưng hoàng hậu mở mắt, truyền phải tha chàng và lệnh cho mọi người ra ngoài, để bà một mình nói chuyện riêng với chàng. Khi chỉ còn hai người, hoàng hậu khóc lóc thảm thiết và nói:
- Giàu sang phú quý đối với ta có là gì, khi sáng nào thức dậy ta cũng lo âu phiền não. Ta có ba người con gái, trong đó con út là đẹp nhất, thiên hạ coi nó là của quý kỳ diệu. Nó da trắng như tuyết, má hồng như hoa táo, tóc mượt óng dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi nó khóc không phải giọt lệ thường mà là hạt châu, hạt ngọc ở mắt rỏ ra. Lúc nó mười lăm tuổi, vua cho đòi ba chị em đến trước ngai vàng. Chàng không thể tưởng tượng được, khi nó bước vào, toàn thể quần thần đều trố mắt ra nhìn như nhìn mặt trời mọc. Vua phán: "Các con ạ, cha không biết ngày nào là ngày cuối đời mình. Hôm nay cha muốn quyết định cho mỗi con được hưởng thừa kế những gì sau khi cha khuất núi. Các con đều yêu cha cả, nhưng con nào yêu quý cha nhất sẽ được hưởng cái quý nhất."
Cô con gái nào cũng nói là yêu quý cha nhất. Vua hỏi: "Các con hãy nói xem các con yêu quý cha như thế nào, để cha hiểu được lòng các con." Cô cả nói: "Con yêu quý cha như yêu đường ngọt lịm." Cô thứ hai nói: "Con yêu quý cha như yêu chiếc áo đẹp nhất của con." Cô út lặng thinh. Vua cha liền hỏi: "Con gái yêu quý, con yêu quý cha như thế nào?." Cô đáp: "Con không biết lấy gì ví lòng con yêu cha." Nhưng vua cha đòi cô phải nói điều ví của mình. Mãi sau cô mới nói: "Thiếu muối món ăn ngon nhất con ăn cũng không thấy ngon. Vậy con yêu quý cha như muối." Nghe vậy vua cha nổi giận phán: "Nếu mày yêu quý ta như muối thì ta sẽ lấy muối thưởng cho tấm lòng của mày." Vua chia ngay giang sơn làm hai chia cho cô cả và cô thứ hai. Sai buộc lên lưng cô út bị muối, rồi cho hai người nông nô dẫn cô vào khu rừng hoang.
Hoàng hậu nói tiếp:
- Tất cả chúng tôi đều van xin cho con út, nhưng vua vẫn không nguôi giận. Con út tôi khóc lóc thảm thiết khi phải ra đi. Suốt dọc đường rải đầy châu ngọc tuôn rơi từ mắt nó. Sau đó ít lâu, vua hối hận vì sự trừng phạt quá đáng ấy, cho người đi tìm đứa con đáng thương khắp trong rừng nhưng chẳng ai tìm thấy nó. Mỗi khi nghĩ nó bị thú dữ ăn thịt là lòng ta se lại. Đôi khi ta tự an ủi với hy vọng là nó vẫn còn sống, ẩn náu trong một cái hang nào đó hay có người nào thương hại che chở. Chàng có thể tưởng tượng được không, khi ta mở chiếc hộp ngọc xanh của chàng ra, ta thấy trong đó có hạt ngọc đúng như hạt lệ ở mắt con gái út ta nhỏ ra. Vì thế nên ta xúc động mạnh. Chàng có thể nói cho ta biết làm sao ngọc kia lại vào tay chàng.
Bá tước kể lại cho hoàng hậu biết, rằng một bà lão trong rừng đã đưa ngọc cho chàng, rằng bà lão nom rất khả nghi là một mụ phù thủy. Chàng không hề nghe nói gì về công chúa hoặc trông thấy nàng. Vua và hoàng hậu quyết định đi tìm bà lão, vì nghĩ, ngọc ở đâu thì có thể tìm ra tung tích con mình ở đó.
Bà lão ngồi kéo sợi phía ngoài nhà. Bà ở nơi hoang vu. Trời đã tối. Một thanh củi trong bếp cháy hắt ra ánh sáng loe lắt. Bỗng nghe thấy tiếng ồn ào vang lại. Ngỗng đến giờ từ đồng cỏ về chuồng, chúng kêu quạc quạc ầm cả lên. Một lát sau cô con gái bước vào nhà. Bà lão chẳng buồn nói mà chỉ khẽ gật đầu. Cô con gái lại ngồi bên mẹ và cầm guồng quay sợi nhanh nhẹn, thành thạo. Hai người ngồi bên nhau hai tiếng đồng hồ mà không nói với nhau nửa lời. Mãi sau có tiếng động bên cửa sổ và có đôi mắt sáng như lửa chằm chằm nhòm vào. Đó là con cú già, nó hú lên ba lần. Bà ngẩng lên nhìn một tí, rồi bảo:
- Con gái quý của mẹ, đã đến lúc con ra làm việc.
Cô đứng dậy và đi ra ngoài. Cô đi đâu nhỉ? Cô băng qua đồng cỏ đi tới tận thung lũng kia. Sau đó, cô tới bên dòng suối, nơi có ba cây sồi cổ thụ. Lúc này trăng tròn và đã lên quá đỉnh núi. Ánh trăng sáng tới mức có thể tìm được kim khâu. Cô bỏ mạng che mặt và ra suối rửa mặt. Xong xuôi cô nhúng mạng xuống nước suối rồi đặt trên cỏ để hong khô dưới ánh trăng. Cô gái thay đổi hình dạng. Chắc các bạn chưa từng thấy người đẹp đến thế bao giờ. Mái tóc hoa râm vừa rơi xuống thì mớ tóc vàng óng mượt tuôn ra như ánh mặt trời, tóc phủ lên khắp người như một chiếc áo khoác. Đôi mắt sáng lóng lánh như sao trên trời, đôi má ửng hồng mịn dịu như hoa táo.
Cô gái xinh đẹp nhưng lại buồn. Cô ngồi khóc thảm thiết, nước mắt tuôn lã chã trên mớ tóc dài rơi xuống đất. Cô cứ ngồi như thế rất lâu, bỗng trên cành cây gần đấy có tiếng loạt xoạt, rào rào. Cô bật đứng dậy như con hoẵng nghe thấy tiếng súng của người đi săn, đúng lúc ấy trăng bị mây che khuất. Chỉ trong giây lát cô lại lấy mạng che lại như cũ và biến đi như ngọn đèn bị gió thổi tắt. Run rẩy như lá liễu, cô chạy về nhà. Bà già đứng trước cửa. Cô định kể cho bà nghe, nhưng bà cười thân mật và bảo:
- Mẹ biết hết cả rồi.
Bà dẫn cô vào buồng, nhóm thêm củi vào bếp. Bà không ngồi xuống guồng sợi mà đi lấy chổi quét cho sạch nhà. Bà bảo con gái:
- Tất cả mọi thứ đều phải tinh tươm sạch sẽ.
Cô hỏi:
- Mẹ định làm gì đấy? Sao đã khuya rồi mà mẹ còn quét nhà?
Bà mẹ hỏi lại:
- Thế con có biết, bây giờ là mấy giờ không?
Cô đáp:
- Quá mười một giờ, nhưng chưa tới mười hai giờ khuya.
Bà già nói tiếp:
- Con có nhớ không, cách đây ba năm, cũng ngày này năm ấy con đã đến với mẹ. Vận hạn con đã hết, chúng ta không thể ở tiếp bên nhau nữa.
Cô gái sợ hãi nói:
- Trời, mẹ yêu dấu, mẹ định bỏ con à? Biết đi đâu bây giờ? Con không có bạn bè, quê hương, không biết nương tựa vào đâu. Những gì mẹ muốn con đều làm cả. Con chưa bao giờ làm phật lòng mẹ. Mẹ đừng đuổi con đi!
Bà già không muốn nói cho cô biết việc sắp xảy ra. Bà bảo cô:
- Mẹ không thể ở đây lâu hơn nữa. Khi dọn đi, mẹ muốn nhà cửa phải cho sạch sẽ. Vì vậy con đừng cản trở công việc của mẹ. Về phần con, con đừng có lo. Con sẽ tìm ra mái nhà yên vui và hài lòng với công sá mẹ trả con.
Cô gái lại hỏi:
- Nhưng mẹ hãy nói cho con biết việc sắp xảy ra.
Mẹ bảo con lần nữa, đừng có quấy rầy mẹ trong khi mẹ bận làm. Con đừng nói gì nữa, hãy về phòng riêng của mình, bỏ mạng che mặt ra, mặc chiếc áo lụa vào, chiếc áo mà con mặc khi con đến với mẹ. Rồi cứ đợi ở trong phòng cho đến khi mẹ gọi ra.
Giờ tôi xin kể tiếp về vua và hoàng hậu. Cả hai cùng bá tước ra đi, tìm bà già ở nơi hoang vu. Bóng đêm bao trùm khắp khu rừng, bá tước đi lạc nên phải đi một mình. Nhưng sáng ngày hôm sau chàng có cảm giác là mình đi đúng hướng. Chàng cứ thẳng đường đi mãi cho tới khi trời tối mới dừng chân, trèo lên cây định ngủ qua đêm vì lo có thể đi lạc đường.
Khi ánh trăng tỏa sáng khắp vùng thì chàng thấy có bóng người thờ thẫn đang đi xuống núi. Người ấy không cầm roi trong tay nhưng chàng nhận ra ngay là người chăn ngỗng mà chàng trước kia đã gặp ở nhà bà già. Chàng kêu lên:
- Chà, mụ ấy đến. Đã thấy được mụ phù thủy tất cả tìm ra người kia.
Chàng ngạc nhiên khi thấy người này đến bên suối, bỏ mạng che mặt ra và vục đầu rửa mặt. Mớ tóc vàng óng mượt xõa xuống người nàng. Chàng chưa từng thấy ai đẹp thế ở trên trần gian. Chàng nín thở vươn cổ ra nhìn người đẹp không chớp mắt. Không hiểu tại chàng vươn ra quá xa hay tại duyên cớ nào khác nữa. Bỗng cành cây kêu đánh rắc một cái, và ngay lúc ấy cô gái vội đeo mạng che mặt, bật đứng dậy như con hoẵng biến khỏi nơi đó. Cùng lúc ấy, mây khuất che mặt trăng nên chàng không nhìn thấy nàng đâu nữa.
Nàng vừa biến mất thì bá tước trèo từ trên cây xuống rảo bước theo sau. Chàng đi được một lát, thấy trong bóng tối lờ mờ hai bóng người đi trên đồng cỏ. Đó là vua và hoàng hậu. Từ xa, hai người thấy có ánh đèn trong căn nhà nhỏ của bà già nên cứ hướng ấy đi tới. Bá tước kể cho họ nghe những điều kỳ lạ chàng nhìn thấy bên suối. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, hai người biết đó chính là cô con gái của mình bị lạc. Họ vui mừng đi tiếp và chẳng mấy chốc tới căn nhà nhỏ. Ngỗng ngủ khắp quanh nhà, đầu ấp vào cánh, không con nào động đậy. Nhìn qua cửa sổ, họ thấy cảnh vật tĩnh mịch, chỉ có bà lão ngồi chăm chú kéo sợi, không ngó nhìn quanh.
Trong buồng sạch sẽ, y như là nơi ở của những người sống trong không trung, chân không dính tí bụi nào. Họ ngắm nhìn một lúc lâu, nhưng không thấy con gái mình. Cuối cùng, họ đành đánh bạo khẽ gõ cửa sổ.
Bà lão hình như ngồi đó để chờ họ. Bà đứng dậy, gọi một cách niềm nở:
- Xin cứ vào, già biết các người mà.
Khi họ vào buồng, bà lão nói:
- Nếu cách đây ba năm, các người đừng đuổi đứa con ngoan ngoãn một cách bất công ra khỏi nhà thì có phải đỡ mất công đi quãng đường dài không? Cô ta cũng chẳng thiệt hại gì. Cô ta phải ba năm chăn ngỗng, không bị tiêm nhiễm điều gì xấu cả, vẫn giữ được tấm lòng trong sạch. Các người đã bị trừng phạt sống trong lo sợ suốt thời gian ấy.
Rồi bà lão vào buồng trong gọi:
- Ra đi, con thân yêu!
Cửa mở, công chúa tóc vàng, có đôi mắt sáng long lanh, cô mặc đồ lụa trông cứ như thiên thần bước ra. Nàng ôm hôn cha mẹ. Mọi người đều òa lên khóc vì vui sướng. Vị bá tước trẻ tuổi đứng bên họ. Nhìn thấy chàng, bỗng nàng đỏ ửng hai má như bông hồng mọc trên đồng nội, nàng cũng chẳng hiểu sao lại như vậy. Nhà vua nói:
- Con yêu dấu của cha, biết cho con cái gì bây giờ, giang sơn cha đã tặng rồi.
Bà lão nói:
- Nàng chẳng cần gì cả. Già đã tặng nàng những giọt lệ mà nàng khóc vì các người. Những giọt lệ ấy đã thành những viên ngọc lóng lánh đẹp hơn cả ngọc lấy dưới bể, nó đáng giá hơn cả giang sơn kia. Để trả công cho nàng, già để cho căn nhà nhỏ này của già.
Nói xong, trong nháy mắt bà già biến mất. Quanh tường có tiếng nổ khe khẽ, mọi người mải nhìn quanh thì căn nhà nhỏ đã biến thành một lâu đài nguy nga, tiệc hoàng gia dọn linh đình, kẻ hầu người hạ chạy đi chạy lại tới tấp.
Câu chuyện còn dài, nhưng bà tôi vì tuổi già nên không nhớ những phần còn lại. Tôi tin rằng, công chúa xinh đẹp sẽ lấy bá tước, họ sống trong lâu đài, hưởng diễm phúc trời cho. Tôi cũng không biết rõ, nhưng tôi đoán rằng, những con ngỗng trắng như tuyết ở quanh nhà từng là những thiếu nữ - xin đừng có ai mếch lòng - mà bà cụ đem về nuôi, giờ đã hiện nguyên hình người để làm thị nữ cho bà hoàng trẻ tuổi.
Chắc chắn bà lão trong chuyện không phải là một mụ phù thủy như người ta tưởng, mà là một bà lão thông minh, tốt bụng. Rất có thể, khi công chúa chào đời, bà mụ đã chúc cho nàng khóc ra châu lệ thay vì nước mắt. Ngày nay, những việc như thế không có nữa, nếu không người nghèo chẳng mấy chốc trở nên giàu có.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng