Cô gái chăn ngỗng bên suối


Gåsevogtersken ved brønden


Ngày xửa ngày xưa có một bà lão già nua sống trong một căn nhà nhỏ ở nơi hẻo lánh giữa rừng. Rừng rộng bao la, mà sáng nào bà cũng chống nạng đi lẩy bẩy vào rừng. Bà luôn chân, luôn tay, việc nhiều đến nỗi tưởng chừng ở tuổi cao như bà không sao làm xuể. Nào là cắt cỏ cho ngỗng, với tay hái quả rừng, rồi đưa tất cả lên vai vác về nhà.
Ai cũng nghĩ, bà sẽ khuỵu xuống vì còng lưng vác nặng, nhưng may là lần nào bà cũng mang về được đến nhà. Mỗi khi gặp ai, bà cũng niềm nở chào hỏi:
- Chào người bà con, trời hôm nay nắng đẹp. Bà con thấy già này mang vác thì ngạc nhiên lắm nhỉ. Nhưng ai mà chẳng vác gánh nặng nợ đời của mình.
Tuy vậy, dân làng không thích gặp bà lão. Họ thường đi đường vòng để tránh bà. Khi hai bố con nhà kia đi ngang qua mặt bà, ông bố khe khẽ nói với con trai:
- Con phải coi chừng mụ già ấy. Mụ mưu mô quỷ quyệt lắm. Đó là một mụ phù thủy.
Vào buổi sáng kia, có một chàng trai trẻ đẹp đi qua rừng. Trời nắng chan hòa, chim hót líu lo, gió mát đung đưa cành lá. Lòng chàng lâng lâng vui sướng. Chàng chẳng gặp một ai. Bỗng chàng nhìn thấy một bà già phù thủy cầm liềm cắt cỏ. Bà đã nhét vào đầy tay nải cỏ. Cạnh đó còn hai giỏ đầy lê và táo rừng. Chàng nói:
- Mẹ già ơi, làm sao mà mẹ mang hết được chỗ này?
Bà già đáp:
- Anh thấy không. Tôi vẫn mang cho kỳ hết về. Con nhà giàu đâu phải làm như vậy. Nông dân có câu:
Ngó quanh làm chi,
Vì lưng vốn còng.
Khi chàng đến gần, bà bảo:
- Chàng giúp tôi một tay nhé, lưng chàng thẳng, chân tay khỏe mạnh, chàng thấy nó nhẹ thôi. Nhà tôi cũng không xa đây, ở khuất sau núi kia, trên đồng cỏ. Chàng đi chỉ một lát là tới.
Chàng thanh niên mủi lòng thương và nói:
- Tôi không phải là con nhà nông, cha tôi là một bá tước giàu có. Nhưng con nhà nông cũng không mang hết được. Để tôi mang giúp chiếc tay nải kia.
Bà già nói:
- Được anh giúp thì tôi mừng quá. Chắc chắn phải đi mất một giờ đấy, nhưng đối với sức trai thì thấm chi. Anh nhớ mang giúp cho cả táo và lê nhé.
Nghe nói đi mất một giờ thì vị bá tước trẻ tuổi hơi phân vân, nhưng bà già cứ nài ép, bà buộc khăn gói lên lưng chàng, khoác đôi giỏ vào cánh tay chàng. Bà nói:
- Chàng thấy không, nhẹ tênh mà.
Bá tước vừa đáp vừa nhăn nhó:
- Cái bọc nặng như bọc đá đè lên lưng. Lê táo cũng nặng như chì. Thở chẳng ra hơi nữa!
Chàng muốn trút tất cả mọi thứ xuống, nhưng bà già không chịu. Bà nói mỉa:
- Trông kìa, cái mà bà già mang thường xuyên thì trai tráng thế kia ý chừng không mang nổi. Nói thì hay lắm, nhưng phải bắt tay vào làm thực sự thì đứng phủi tay.
Bà nói tiếp:
- Sao chàng còn chần chừ nữa. Nào, nhấc chân lên chứ! Chẳng có ai vác đỡ chúng cho đâu.
Đi trên mặt đất bằng phẳng còn chịu được, nhưng chân dẫm trên đá để leo núi thì chàng tưởng chừng muốn kiệt sức. Mồ hôi chảy nhễ nhại trên trán, mồ hôi chảy ướt đẫm lưng làm khi thấy nóng, khi thì thấy lạnh toát sống lưng. Chàng nói:
- Mẹ ơi, con không đi nổi nữa, con phải nghỉ một lát.
Bà già đáp:
- Không nghỉ ở đây. Đến nơi ta nghỉ một thể. Bây giờ cứ đi tiếp. Biết đâu thế chả là tốt cho chàng.
Bá tước nói:
- Mụ già kia, mụ thật là xấc xược.
Chàng định vứt tất cả xuống, nhưng loay hoay mãi không được. Chúng dính chặt vào lưng chàng như là nó mọc ở lưng ra. Chàng quay lắc người nhưng nó vẫn ở trên lưng.
Thấy vậy bà già cười và nhảy nhót một cách khoái trá trên đôi nạng. Bà nói:
- Chàng ơi, xin đừng tức giận. Mặt chàng đã đỏ chín lên như gà chọi. Chàng cứ chịu khó mang nó, về đến nhà già sẽ thưởng cho xứng công.
Chàng biết làm sao bây giờ? Đành phải theo số phận mà lẽo đẽo đi theo bà già. Bà ta có vẻ mỗi lúc một lanh lẹ hơn, còn chàng thì thấy đồ trên lưng mỗi lúc một thêm nặng. Rồi bỗng bà nhún người nhảy một cái, ngồi vắt vẻo trên lưng chàng. Bà già gầy khẳng khiu như cái cọc rào mà sao nặng hơn cả một mụ nông dân béo ục ịch.
Chàng lảo đảo bước từng bước một, còn bà thì lấy roi và cành gai đánh thúc chàng đi. Tới lúc đến được nhà thì chàng cũng sắp khuỵu xuống. Đàn ngỗng thấy bà già thì vỗ cánh, vươn cổ, chạy lại đón và kêu quang quác. Một mụ đã có tuổi, khỏe mạnh to lớn, xấu như ma lem cầm roi theo sau đàn ngỗng và nói:
- Mẹ ơi, có việc gì mà sao lâu thế?
Bà lão đáp:
- Con gái cứ yên tâm. Chả gặp điều gì dữ cả. Trái lại, chàng đây mang giúp về cho mẹ. Con gái mẹ, khi mẹ mệt chàng ta lại cõng mẹ trên lưng nữa. Trong lúc đi đường rất vui vẻ, thậm chí còn đùa giỡn nên không thấy đường xa nữa.
Rồi bà già tụt xuống, đỡ đồ trên lưng xuống, lấy giỏ khỏi tay chàng, thân mật nhìn chàng nói:
- Giờ hãy ngồi nghỉ ở chiếc ghế dài trước cửa. Chàng sẽ được trả công xứng đáng với việc làm. Mà nhất định là có thôi.
Rồi bà nói:
- Con gái mẹ, con vào trong nhà. Con đứng một mình bên chàng trai trẻ thật là không tiện, không nên đổ dầu vào lửa. Chàng ta có thể mê con đấy.
Bá tước nửa cười nửa khóc. Chàng nghĩ bụng:
- Những thứ của quý như thế giá có trẻ hơn ba chục tuổi cũng chẳng làm cho tim mình rung động.
Trong lúc ấy, bà lão vuốt ve đàn ngỗng như con, bà cùng cô con gái vào nhà. Chàng trai ngả lưng trên chiếc ghế dài ở gốc cây táo. Không khí êm dịu ấm áp, một cánh đồng cỏ xanh rờn trải ra xung quanh khu nhà. Trên cánh đồng mọc đầy hoa ngọc chân, bách lý và hàng ngàn loại hoa khác. Con suối chảy ngang nước trong veo, phản chiếu lóng lánh ánh mặt trời. Đàn ngỗng trắng nhởn nhơ đi đi lại lại hay lội bì bõm dưới nước. Chàng nghĩ bụng:
- Cảnh ở đây thật yêu kiều, nhưng ta buồn ngủ quá, mắt cứ díp lại không sao mở được. Ta phải ngủ đi một tí mới được. Chỉ mong đừng có cơn gió nào thổi bay đôi chân mình đi, nó đã nhũn ra như bùi nhùi mất rồi.
Chàng ngủ được một lát thì bà già đến lay dậy và bảo:
- Dậy đi, chàng ơi! Chàng không ở lại đây được đâu. Quả là già đã làm cho chàng vất vả, nhưng cũng chưa đến nỗi mất mạng. Giờ thì già trả công cho chàng. Tiền bạc của cải thì chàng không cần đến, để ta cho thứ khác.
Nói rồi, bà nhét vào tay chàng một chiếc hộp nhỏ làm bằng viên ngọc xanh nguyên khối và dặn:
- Hãy giữ hộp này cẩn thận, nó sẽ mang lại hạnh phúc cho chàng.
Bá tước đứng dậy, cảm thấy người mình khỏe hẳn lên, cảm ơn bà già, rồi lên đường mà chẳng đoái hoài gì đến cô con gái bà. Chàng đi được một quãng đường vẫn còn nghe thấy tiếng ngỗng kêu vui vẻ từ xa vọng lại.
Bá tước lang thang ba ngày trong rừng hoang vu, mãi sau mới tìm được lối ra. Chàng đến một thành phố lớn, ở đây không ai biết chàng. Người ta dẫn chàng đến cung điện khi vua và hoàng hậu đang ngự triều. Bá tước quỳ xuống, lấy ra chiếc hộp bằng ngọc xanh đặt bên chân hoàng hậu. Bà truyền cho chàng đứng dậy, chàng cầm chiếc hộp dâng lên. Bà vừa mở ra xem thì té ngã lăn xuống đất bất tỉnh nhân sự. Bá tước bị ngay bọn thị vệ bắt giữ, định đem tống ngục. Nhưng hoàng hậu mở mắt, truyền phải tha chàng và lệnh cho mọi người ra ngoài, để bà một mình nói chuyện riêng với chàng. Khi chỉ còn hai người, hoàng hậu khóc lóc thảm thiết và nói:
- Giàu sang phú quý đối với ta có là gì, khi sáng nào thức dậy ta cũng lo âu phiền não. Ta có ba người con gái, trong đó con út là đẹp nhất, thiên hạ coi nó là của quý kỳ diệu. Nó da trắng như tuyết, má hồng như hoa táo, tóc mượt óng dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi nó khóc không phải giọt lệ thường mà là hạt châu, hạt ngọc ở mắt rỏ ra. Lúc nó mười lăm tuổi, vua cho đòi ba chị em đến trước ngai vàng. Chàng không thể tưởng tượng được, khi nó bước vào, toàn thể quần thần đều trố mắt ra nhìn như nhìn mặt trời mọc. Vua phán: "Các con ạ, cha không biết ngày nào là ngày cuối đời mình. Hôm nay cha muốn quyết định cho mỗi con được hưởng thừa kế những gì sau khi cha khuất núi. Các con đều yêu cha cả, nhưng con nào yêu quý cha nhất sẽ được hưởng cái quý nhất."
Cô con gái nào cũng nói là yêu quý cha nhất. Vua hỏi: "Các con hãy nói xem các con yêu quý cha như thế nào, để cha hiểu được lòng các con." Cô cả nói: "Con yêu quý cha như yêu đường ngọt lịm." Cô thứ hai nói: "Con yêu quý cha như yêu chiếc áo đẹp nhất của con." Cô út lặng thinh. Vua cha liền hỏi: "Con gái yêu quý, con yêu quý cha như thế nào?." Cô đáp: "Con không biết lấy gì ví lòng con yêu cha." Nhưng vua cha đòi cô phải nói điều ví của mình. Mãi sau cô mới nói: "Thiếu muối món ăn ngon nhất con ăn cũng không thấy ngon. Vậy con yêu quý cha như muối." Nghe vậy vua cha nổi giận phán: "Nếu mày yêu quý ta như muối thì ta sẽ lấy muối thưởng cho tấm lòng của mày." Vua chia ngay giang sơn làm hai chia cho cô cả và cô thứ hai. Sai buộc lên lưng cô út bị muối, rồi cho hai người nông nô dẫn cô vào khu rừng hoang.
Hoàng hậu nói tiếp:
- Tất cả chúng tôi đều van xin cho con út, nhưng vua vẫn không nguôi giận. Con út tôi khóc lóc thảm thiết khi phải ra đi. Suốt dọc đường rải đầy châu ngọc tuôn rơi từ mắt nó. Sau đó ít lâu, vua hối hận vì sự trừng phạt quá đáng ấy, cho người đi tìm đứa con đáng thương khắp trong rừng nhưng chẳng ai tìm thấy nó. Mỗi khi nghĩ nó bị thú dữ ăn thịt là lòng ta se lại. Đôi khi ta tự an ủi với hy vọng là nó vẫn còn sống, ẩn náu trong một cái hang nào đó hay có người nào thương hại che chở. Chàng có thể tưởng tượng được không, khi ta mở chiếc hộp ngọc xanh của chàng ra, ta thấy trong đó có hạt ngọc đúng như hạt lệ ở mắt con gái út ta nhỏ ra. Vì thế nên ta xúc động mạnh. Chàng có thể nói cho ta biết làm sao ngọc kia lại vào tay chàng.
Bá tước kể lại cho hoàng hậu biết, rằng một bà lão trong rừng đã đưa ngọc cho chàng, rằng bà lão nom rất khả nghi là một mụ phù thủy. Chàng không hề nghe nói gì về công chúa hoặc trông thấy nàng. Vua và hoàng hậu quyết định đi tìm bà lão, vì nghĩ, ngọc ở đâu thì có thể tìm ra tung tích con mình ở đó.
Bà lão ngồi kéo sợi phía ngoài nhà. Bà ở nơi hoang vu. Trời đã tối. Một thanh củi trong bếp cháy hắt ra ánh sáng loe lắt. Bỗng nghe thấy tiếng ồn ào vang lại. Ngỗng đến giờ từ đồng cỏ về chuồng, chúng kêu quạc quạc ầm cả lên. Một lát sau cô con gái bước vào nhà. Bà lão chẳng buồn nói mà chỉ khẽ gật đầu. Cô con gái lại ngồi bên mẹ và cầm guồng quay sợi nhanh nhẹn, thành thạo. Hai người ngồi bên nhau hai tiếng đồng hồ mà không nói với nhau nửa lời. Mãi sau có tiếng động bên cửa sổ và có đôi mắt sáng như lửa chằm chằm nhòm vào. Đó là con cú già, nó hú lên ba lần. Bà ngẩng lên nhìn một tí, rồi bảo:
- Con gái quý của mẹ, đã đến lúc con ra làm việc.
Cô đứng dậy và đi ra ngoài. Cô đi đâu nhỉ? Cô băng qua đồng cỏ đi tới tận thung lũng kia. Sau đó, cô tới bên dòng suối, nơi có ba cây sồi cổ thụ. Lúc này trăng tròn và đã lên quá đỉnh núi. Ánh trăng sáng tới mức có thể tìm được kim khâu. Cô bỏ mạng che mặt và ra suối rửa mặt. Xong xuôi cô nhúng mạng xuống nước suối rồi đặt trên cỏ để hong khô dưới ánh trăng. Cô gái thay đổi hình dạng. Chắc các bạn chưa từng thấy người đẹp đến thế bao giờ. Mái tóc hoa râm vừa rơi xuống thì mớ tóc vàng óng mượt tuôn ra như ánh mặt trời, tóc phủ lên khắp người như một chiếc áo khoác. Đôi mắt sáng lóng lánh như sao trên trời, đôi má ửng hồng mịn dịu như hoa táo.
Cô gái xinh đẹp nhưng lại buồn. Cô ngồi khóc thảm thiết, nước mắt tuôn lã chã trên mớ tóc dài rơi xuống đất. Cô cứ ngồi như thế rất lâu, bỗng trên cành cây gần đấy có tiếng loạt xoạt, rào rào. Cô bật đứng dậy như con hoẵng nghe thấy tiếng súng của người đi săn, đúng lúc ấy trăng bị mây che khuất. Chỉ trong giây lát cô lại lấy mạng che lại như cũ và biến đi như ngọn đèn bị gió thổi tắt. Run rẩy như lá liễu, cô chạy về nhà. Bà già đứng trước cửa. Cô định kể cho bà nghe, nhưng bà cười thân mật và bảo:
- Mẹ biết hết cả rồi.
Bà dẫn cô vào buồng, nhóm thêm củi vào bếp. Bà không ngồi xuống guồng sợi mà đi lấy chổi quét cho sạch nhà. Bà bảo con gái:
- Tất cả mọi thứ đều phải tinh tươm sạch sẽ.
Cô hỏi:
- Mẹ định làm gì đấy? Sao đã khuya rồi mà mẹ còn quét nhà?
Bà mẹ hỏi lại:
- Thế con có biết, bây giờ là mấy giờ không?
Cô đáp:
- Quá mười một giờ, nhưng chưa tới mười hai giờ khuya.
Bà già nói tiếp:
- Con có nhớ không, cách đây ba năm, cũng ngày này năm ấy con đã đến với mẹ. Vận hạn con đã hết, chúng ta không thể ở tiếp bên nhau nữa.
Cô gái sợ hãi nói:
- Trời, mẹ yêu dấu, mẹ định bỏ con à? Biết đi đâu bây giờ? Con không có bạn bè, quê hương, không biết nương tựa vào đâu. Những gì mẹ muốn con đều làm cả. Con chưa bao giờ làm phật lòng mẹ. Mẹ đừng đuổi con đi!
Bà già không muốn nói cho cô biết việc sắp xảy ra. Bà bảo cô:
- Mẹ không thể ở đây lâu hơn nữa. Khi dọn đi, mẹ muốn nhà cửa phải cho sạch sẽ. Vì vậy con đừng cản trở công việc của mẹ. Về phần con, con đừng có lo. Con sẽ tìm ra mái nhà yên vui và hài lòng với công sá mẹ trả con.
Cô gái lại hỏi:
- Nhưng mẹ hãy nói cho con biết việc sắp xảy ra.
Mẹ bảo con lần nữa, đừng có quấy rầy mẹ trong khi mẹ bận làm. Con đừng nói gì nữa, hãy về phòng riêng của mình, bỏ mạng che mặt ra, mặc chiếc áo lụa vào, chiếc áo mà con mặc khi con đến với mẹ. Rồi cứ đợi ở trong phòng cho đến khi mẹ gọi ra.
Giờ tôi xin kể tiếp về vua và hoàng hậu. Cả hai cùng bá tước ra đi, tìm bà già ở nơi hoang vu. Bóng đêm bao trùm khắp khu rừng, bá tước đi lạc nên phải đi một mình. Nhưng sáng ngày hôm sau chàng có cảm giác là mình đi đúng hướng. Chàng cứ thẳng đường đi mãi cho tới khi trời tối mới dừng chân, trèo lên cây định ngủ qua đêm vì lo có thể đi lạc đường.
Khi ánh trăng tỏa sáng khắp vùng thì chàng thấy có bóng người thờ thẫn đang đi xuống núi. Người ấy không cầm roi trong tay nhưng chàng nhận ra ngay là người chăn ngỗng mà chàng trước kia đã gặp ở nhà bà già. Chàng kêu lên:
- Chà, mụ ấy đến. Đã thấy được mụ phù thủy tất cả tìm ra người kia.
Chàng ngạc nhiên khi thấy người này đến bên suối, bỏ mạng che mặt ra và vục đầu rửa mặt. Mớ tóc vàng óng mượt xõa xuống người nàng. Chàng chưa từng thấy ai đẹp thế ở trên trần gian. Chàng nín thở vươn cổ ra nhìn người đẹp không chớp mắt. Không hiểu tại chàng vươn ra quá xa hay tại duyên cớ nào khác nữa. Bỗng cành cây kêu đánh rắc một cái, và ngay lúc ấy cô gái vội đeo mạng che mặt, bật đứng dậy như con hoẵng biến khỏi nơi đó. Cùng lúc ấy, mây khuất che mặt trăng nên chàng không nhìn thấy nàng đâu nữa.
Nàng vừa biến mất thì bá tước trèo từ trên cây xuống rảo bước theo sau. Chàng đi được một lát, thấy trong bóng tối lờ mờ hai bóng người đi trên đồng cỏ. Đó là vua và hoàng hậu. Từ xa, hai người thấy có ánh đèn trong căn nhà nhỏ của bà già nên cứ hướng ấy đi tới. Bá tước kể cho họ nghe những điều kỳ lạ chàng nhìn thấy bên suối. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, hai người biết đó chính là cô con gái của mình bị lạc. Họ vui mừng đi tiếp và chẳng mấy chốc tới căn nhà nhỏ. Ngỗng ngủ khắp quanh nhà, đầu ấp vào cánh, không con nào động đậy. Nhìn qua cửa sổ, họ thấy cảnh vật tĩnh mịch, chỉ có bà lão ngồi chăm chú kéo sợi, không ngó nhìn quanh.
Trong buồng sạch sẽ, y như là nơi ở của những người sống trong không trung, chân không dính tí bụi nào. Họ ngắm nhìn một lúc lâu, nhưng không thấy con gái mình. Cuối cùng, họ đành đánh bạo khẽ gõ cửa sổ.
Bà lão hình như ngồi đó để chờ họ. Bà đứng dậy, gọi một cách niềm nở:
- Xin cứ vào, già biết các người mà.
Khi họ vào buồng, bà lão nói:
- Nếu cách đây ba năm, các người đừng đuổi đứa con ngoan ngoãn một cách bất công ra khỏi nhà thì có phải đỡ mất công đi quãng đường dài không? Cô ta cũng chẳng thiệt hại gì. Cô ta phải ba năm chăn ngỗng, không bị tiêm nhiễm điều gì xấu cả, vẫn giữ được tấm lòng trong sạch. Các người đã bị trừng phạt sống trong lo sợ suốt thời gian ấy.
Rồi bà lão vào buồng trong gọi:
- Ra đi, con thân yêu!
Cửa mở, công chúa tóc vàng, có đôi mắt sáng long lanh, cô mặc đồ lụa trông cứ như thiên thần bước ra. Nàng ôm hôn cha mẹ. Mọi người đều òa lên khóc vì vui sướng. Vị bá tước trẻ tuổi đứng bên họ. Nhìn thấy chàng, bỗng nàng đỏ ửng hai má như bông hồng mọc trên đồng nội, nàng cũng chẳng hiểu sao lại như vậy. Nhà vua nói:
- Con yêu dấu của cha, biết cho con cái gì bây giờ, giang sơn cha đã tặng rồi.
Bà lão nói:
- Nàng chẳng cần gì cả. Già đã tặng nàng những giọt lệ mà nàng khóc vì các người. Những giọt lệ ấy đã thành những viên ngọc lóng lánh đẹp hơn cả ngọc lấy dưới bể, nó đáng giá hơn cả giang sơn kia. Để trả công cho nàng, già để cho căn nhà nhỏ này của già.
Nói xong, trong nháy mắt bà già biến mất. Quanh tường có tiếng nổ khe khẽ, mọi người mải nhìn quanh thì căn nhà nhỏ đã biến thành một lâu đài nguy nga, tiệc hoàng gia dọn linh đình, kẻ hầu người hạ chạy đi chạy lại tới tấp.
Câu chuyện còn dài, nhưng bà tôi vì tuổi già nên không nhớ những phần còn lại. Tôi tin rằng, công chúa xinh đẹp sẽ lấy bá tước, họ sống trong lâu đài, hưởng diễm phúc trời cho. Tôi cũng không biết rõ, nhưng tôi đoán rằng, những con ngỗng trắng như tuyết ở quanh nhà từng là những thiếu nữ - xin đừng có ai mếch lòng - mà bà cụ đem về nuôi, giờ đã hiện nguyên hình người để làm thị nữ cho bà hoàng trẻ tuổi.
Chắc chắn bà lão trong chuyện không phải là một mụ phù thủy như người ta tưởng, mà là một bà lão thông minh, tốt bụng. Rất có thể, khi công chúa chào đời, bà mụ đã chúc cho nàng khóc ra châu lệ thay vì nước mắt. Ngày nay, những việc như thế không có nữa, nếu không người nghèo chẳng mấy chốc trở nên giàu có.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Der var engang en ældgammel kone, som boede ude i en øde egn mellem bjergene i et lille hus og vogtede gæs. Rundt om var der en stor skov, og hver morgen rokkede den gamle kone derind på sine krykker. Så havde hun frygtelig travlt og var så flittig, som man ikke skulle have troet sådan en gammel en kunne udholde. Hun samlede græs til sine gæs, plukkede den vilde frugt, hun kunne nå, og bar det altsammen hjem på sin ryg. Man skulle have troet, at den tunge byrde havde trykket hende til jorden, men hun kom altid lykkelig og vel hjem. Når hun mødte nogen sagde hun venligt: "Goddag, sikken et dejligt vejr det er. Ja, I undrer jer nok over, at jeg slæber af sted med dette græs, men hver har sit at bære på." Folk holdt ikke af at møde hende og gik hellere en omvej. Hvis en bonde kom forbi med sin søn, sagde han sagte til ham: "Tag dig i agt for den gamle der, hun ved mere end sit fadervor. Det er en heks."
En morgen gik en smuk, ung mand gennem skoven. Solen skinnede, fuglene sang, en sagte vind viftede gennem løvet, og han var glad og i godt humør. Han havde endnu ikke mødt noget menneske, men pludselig fik han øje på den gamle heks, som lå på knæ på jorden og skar græs af med en segl. Hun havde allerede en hel mængde i sit tørklæde, og ved siden af det stod der to kurve fyldt med vilde pærer og æbler. "Hvordan kan du dog bære alt det, morlil?" spurgte han. "Det må jeg nu engang," svarede hun. "Rige folks børn behøver det ikke. Men bonden siger:
Vend dig ej om, vær ikke dum,
du ved jo godt, din ryg er krum,"
og da han blev stående og så på det, spurgte hun: "Vil I måske hjælpe mig? I har en rank ryg og unge ben, for jer vil det jo være en let sag. Mit hus er heller ikke langt herfra. Det ligger bagved bjergene på en hede, så I vil jo være der på et øjeblik." Den unge mand fik ondt af den gamle. "Min far er rigtignok en rig greve og ikke bonde," svarede han, "men for at vise dig, at det ikke alene er bønder, som kan bære noget, vil jeg tage din bylt for dig." - "Det var dejligt," sagde den gamle. "I må ganske vist gå en mils vej, men det kan jo heller ikke gøre jer noget. Men I må også bære æblerne og pærerne." Greven blev lidt betænkelig, da han hørte, at vejen var så lang, men den gamle lod ham ikke slippe. Hun hængte bylten på ryggen af ham og gav ham kurven på armen. "Der kan I se, hvor let det går," sagde hun. "Å, det er nu slet ikke så nemt," svarede greven og bed sig i læben, "den bylt er jo så tung, som om den var fyldt med sten, og man skulle virkelig tro, at æblerne og pærerne var af bly. Jeg kan næsten ikke få vejret." Han havde mest lyst til at lægge det hele ned igen, men det ville den gamle dog ikke have. "Der kan man bare se," sagde hun hånligt, "sådan en ung fyr kan ikke bære det, som jeg så tit har måttet slæbe på. Det er nemt nok at komme med pæne ord, men når det bliver alvor, får piben nok en anden lyd. Hvad står I nu der og venter på, i stedet for at tage benene med jer. Der er virkelig ingen, som tager bylten fra jer." Så længe de gik på den flade vej, gik det nogenlunde, men da de kom op på bjerget, og stenene rullede under hans fødder, som om de var levende, kunne han ikke holde det ud længere. Sveden perlede på hans pande, og det løb ham det ene øjeblik koldt, det næste varmt ned ad ryggen. "Jeg kan ikke mere," sagde han, "jeg må hvile mig lidt." - "Ikke her," svarede den gamle, "når vi først er kommet hjem til mig, kan I hvile jer, men nu skal I skynde jer af sted. Man kan såmænd aldrig vide, hvad det kan være godt for." - "Nu bliver du nok grov," sagde greven og ville kaste bylten fra sig men han kunne ikke. Den sad som om den var vokset fast til hans ryg. Han vendte og drejede sig, men det hjalp ikke. Den gamle lo og sprang omkring på sine krykker. "Bliv nu ikke vred, hr. greve," sagde hun, "I er jo så rød i hovedet som en kalkunsk hane. Bær I kun tålmodigt jeres byrde. Når vi er kommet hjem, skal I få gode drikkepenge." Der var jo ikke andet for ham at gøre end at føje sig i sin skæbne og traske af sted efter den gamle. Hun blev stadig flinkere til bens, mens bylten blev tungere og tungere. Pludselig sprang hun op og satte sig ovenpå den, og hvor vindtør hun end så ud, var hun dog tungere end den tykkeste bondepige. Den unge mands ben rystede under ham, men når han ikke gik, slog den gamle ham over benene med en kvist og med brændenælder. Stønnende steg han op ad bjerget, og da han endelig nåede den gamles hus, var han ved at styrte om. Da gæssene fik øje på den gamle, slog de med vingerne, strakte hals og løb hende i møde, mens de skreg: "Gæk, gæk, gæk." Bagefter dem kom et kvindemenneske, noget til års, stor og stærk men grim som arvesynden. "Er der hændt noget, siden I blev så længe borte?" spurgte hun den gamle. "Ikke noget ondt, min pige," svarede heksen, "tværtimod, den rare herre har båret min bylt for mig, og da jeg blev træt, tog han også mig på ryggen. Og vejen er slet ikke faldet os lang. Vi har haft det rigtig gemytligt." Så rutschede den gamle endelig ned, tog bylten og kurvene, og sagde venligt til den unge mand: "Sæt jer nu på bænken foran døren og hvil jer. I har ærligt fortjent jeres løn, og den skal også nok komme." Derpå sagde hun til gå se vogtersken: "Gå du hellere ind i huset, min pige, det er ikke passende, at du er alene med en ung herre. Man skal heller ikke lege med ild, og han kunne jo gå hen og forelske sig i dig." Greven vidste ikke, om han skulle le eller græde. "Det var en nydelig kæreste," tænkte han, "selv om hun var tredive år yngre, kunne hun dog ikke berøve mig min hjertefred." Imidlertid kælede den gamle for gæssene og klappede dem, som om de var børn, og så gik hun og datteren ind i huset. Greven strakte sig på bænken under et vildt æbletræ. Luften var så mild, rundt om bredte den grønne eng sig, oversået med kodriver, timian og tusinde andre blomster. En klar bæk rislede af sted, mens solen spillede på den, og de hvide gæs gik frem og tilbage eller pjaskede i vandet. "Hvor her er dejligt," tænkte greven, "men jeg er så træt, at jeg ikke kan holde øjnene åbne. Bare der nu ikke kommer et vindstød og blæser benene af mig, for de er så møre som svamp."
Da han havde ligget lidt og sovet, kom den gamle og rystede ham vågen. "Rejs dig op," sagde hun, "du kan ikke blive her. Jeg har ganske vist gjort det surt nok for dig, men jeg har dog ikke taget livet af dig. Nu skal du få din løn. Gods og guld behøver du jo ikke, her har du noget andet." Derpå gav hun ham en lille æske, som var skåret ud af en eneste smaragd. "Pas godt på den," sagde hun, "den vil bringe dig lykke." Greven var nu frisk og rask igen, takkede den gamle for den smukke gave og gik sin vej uden så meget som at se sig om efter den smukke datter. Da han var kommet et stykke bort, hørte han i det fjerne gæssenes lystige skrigen.
Greven måtte vandre tre dage i vildnisset, før han fandt ud af skoven. Han kom da til en stor by, og da ingen kendte ham, blev han ført ind i det kongelige slot, hvor kongen og dronningen sad på tronen. Han kastede sig på knæ, tog smaragdæsken op af lommen og lagde den for dronningens fødder. Hun bød ham stå op, og han rakte hende æsken, men næppe havde hun åbnet den, før hun faldt om som død. Greven blev grebet af tjenerne og skulle føres i fængsel, men da slog dronningen øjnene op og råbte, at de skulle slippe ham og gå ud af stuen allesammen. Hun ville tale alene med ham.
Da de var gået, gav dronningen sig til at græde og sagde: "Hvad nytter al den glans og pragt, som omgiver mig. Hver morgen vågner jeg lige bedrøvet. Jeg har haft tre døtre, og den yngste var så dejlig, at det var et under. Hun var hvid som sne, rød som æbleblomster, og hendes hår lyste som solen. Når hun græd, faldt der ikke tårer, men perler og ædelstene fra hendes øjne. Da hun var femten år gammel lod kongen dem alle tre komme frem for sin trone. I skulle have set, hvor folk gjorde store øjne, da den yngste kom ind. Det var som om solen brød frem. Så sagde kongen: "Jeg ved ikke, når min sidste time slår, og i dag vil jeg bestemme, hvad I skal have når jeg er død. I holder allesammen af mig,men den, som holder mest af mig, skal have det bedste." Hver mente jo, at hun holdt mest af ham. "Kan I ikke på en eller anden måde udtrykke, hvor meget I holder af mig," sagde kongen, "så kan jeg se, hvad I mener." - "Jeg holder så meget af dig som af det sødeste sukker," sagde den ældste. "Jeg holder så meget af dig som af mine smukkeste kjole," sagde den anden. Den yngste sagde ikke noget. "Hvor meget holder du så af mig, min lille pige?" spurgte kongen. "Jeg ved det ikke," svarede hun, "jeg kan ikke sammenligne min kærlighed med noget." Men kongen ville have, at hun skulle sige noget. Til sidst sagde hun: "Den dejligste mad smager mig ikke uden salt. Jeg holder så meget af dig som af salt." Kongen blev rasende og sagde: "Når du holder så meget af mig som af salt, skal din kærlighed også blive belønnet med salt." Han delte nu riget mellem de to ældste. Derpå blev der bundet en sæk med salt på ryggen af vores yngste, og to karle måtte føre hende ud i den store vilde skov. Hvor har vi dog ikke tigget og bedt kongen om nåde, men han lod sig ikke formilde. Den stakkels pige græd og græd, da hun skulle bort fra os, og hele vejen blev oversået med perler, som faldt ned fra hendes øjne. Senere fortrød kongen sin store hårdhed og lod hele skoven gennemsøge, men hun var ikke til at finde. Når jeg tænker på, at de vilde dyr måske har ædt hende, bliver jeg ganske ude af mig selv af sorg. Undertiden håber jeg på, at hun endnu er i live og har gemt sig i en hule eller fundet et hjem hos gode mennesker. Men tænk, da jeg åbnede eders smaragdæske, lå der en af de perler, som faldt fra min datters øjne, og I kan forstå, hvad for et indtryk det har gjort på mig. Nu skal I fortælle mig, hvorfra I har den perle." Greven fortalte nu, at han havde fået den af en gammel kone ude i skoven. Han havde ikke været rigtig hyggelig ved hende og troede nok, at hun var en heks. Deres barn havde han hverken set eller hørt noget til. Kongen og dronningen besluttede imidlertid at opsøge den gamle. De tænkte, at der, hvor perlen kom fra, måtte de også kunne få noget at vide om deres datter.
Den gamle sad imidlertid ude i sit lille hus ved sin rok og spandt. Det var allerede blevet mørkt, og stuen blev kun svagt oplyst af en spån, der brændte henne på skorstenen. Pludselig blev der larm udenfor, gæssene kom hjem fra engen, og man hørte deres hæse skrig. Lidt efter kom også datteren ind, men den gamle sagde knap goddag til hende og nikkede bare lidt med hovedet. Datteren satte sig nu hen til sin rok og drejede tråden så flinkt som en ung pige. I to timer sad de og spandt uden at sige et ord. Så var der noget, som raslede henne ved vinduet, og to skinnende øjne gloede derind. Det var en gammel natugle, og tre gange skreg den "Uhu." Den gamle drejede hovedet lidt henimod den og sagde så til datteren: "Nu er det på tiden, at du går ud og gør dit arbejde."
Så rejste hun sig og gik langt ud over engen, helt ind i dalen. Der kom hun til sidst til en brønd, hvorved der stod tre gamle egetræer. Månen var stor og rund dukket op bag bjergene, og det var så lyst, at man kunne se at finde en knappenål. Så tog hun en hud af, der lå over hendes ansigt, bøjede sig ned over brønden og begyndte at vaske sig. Da hun var færdig, dyppede hun huden i vandet og lagde den så på engen, for at den skulle tørre i måneskinnet. Men hvor var hun dog forvandlet. Da hun tog den grå paryk af, vældede sølvgyldne lokker frem og hang ned om hende som en kappe. Øjnene strålede som himlens stjerner, og kinderne havde æbleblomsternes fine rødme.
Men den smukke pige satte sig bedrøvet ned og græd. Den ene tåre efter den anden trillede ud af hendes øjne og faldt ned på jorden. Hun sad der længe, men pludselig hørte hun, at grenene raslede i træet. Hun sprang op, hurtigt som et rådyr, der hører jægerens skud. Der gik netop en sky for månen, og i et nu havde pigen fået sin gamle hud om sig og forsvandt som et lys, der slukkes af vinden.
Skælvende som et espeløv løb hun hjem. Den gamle stod udenfor døren, og pigen ville fortælle hende, hvad der var sket, men hun smilede venligt og sagde: "Jeg ved det altsammen." Derpå førte hun hende ind i stuen og tændte en ny spån. Hun satte sig ikke til at spinde igen, men tog en kost og begyndte at feje og skure. "Her må være rent og pænt," sagde hun. "Men hvorfor begynder du så sent på sådan noget," sagde pigen, "hvad skal der ske?" - "Ved du, hvad klokken er?" spurgte den gamle. "Det er ikke midnat endnu," svarede pigen, "men den er over elleve." - "Tænker du slet ikke på, at i dag er det tre år siden, du kom," spurgte den gamle, "men nu er det forbi, nu kan vi ikke længere blive sammen." Pigen blev forskrækket. "Vil I nu forstøde mig," sagde hun, "jeg har hverken slægt eller venner, som jeg kan bede om hjælp. Jeg har gjort alt, hvad I har sagt, og I har altid været tilfreds med mig. Send mig dog ikke bort." Den gamle ville ikke sige pigen, hvad der skulle ske. "Jeg kan heller ikke være her længere," sagde hun, " her må være pænt rent allevegne, når jeg drager bort. Forstyr mig ikke i mit arbejde, og vær bare ikke bekymret. Du skal nok få tag over hovedet, og du vil også blive tilfreds med den løn, du får." - "Sig mig dog nu, hvad der skal ske," bad pigen. "Jeg har sagt til dig, at du skal lade være med at forstyrre mig," sagde den gamle, "ti nu stille og gå ind i dit værelse, tag huden af og tag den silkekjole på, som du var iført, da du kom til mig. Vent så derinde, til jeg kalder på dig."
Nu må jeg igen fortælle om kongen og dronningen, som var draget af sted med greven for at lede efter den gamle. Om natten kom greven bort fra dem i skoven og måtte gå videre alene, og næste dag syntes han, at han var på den rigtige vej. Han gik videre, til mørket faldt på, så klatrede han op i et træ for at blive der om natten, for han var bange for at fare vild. Da månen lyste klart over engen fik han øje på en skikkelse, som kom ned ad bjerget. Han så straks, at det var den gåsevogterske, han havde set hos den gamle, skønt hun ingen pisk havde i hånden. "Der kommer hun jo," råbte han, "har jeg først den ene heks, skal jeg også nok få fat i den anden." Men hvor forbavset blev han ikke, da hun tog huden af og vaskede sig i brønden. Det gyldne hår faldt ned om hende, og han syntes, hun var den dejligste kvinde, han havde set. Han vovede næppe at ånde, men han bøjede sig så langt frem, han kunne, og så ufravendt på hende. Om han nu bøjede sig for langt frem eller noget andet er skyld i det, nok er det, pludselig knagede grenen, og i samme øjeblik kastede pigen huden over sig, sprang af sted som en rå, og da månen i det samme gik bag en sky, kunne han ikke se, hvor hun blev af.
Næppe var hun forsvundet, før greven klatrede ned af træet og skyndte sig efter hende. Han havde ikke gået ret længe, før han i mørket så to skikkelser komme vandrende over engen. Det var kongen og dronningen, som i det fjerne havde set lyset fra den gamles hus og var gået efter det. Greven fortalte dem nu, hvad han havde set ved brønden, og de tvivlede ikke om, at det havde været deres tabte datter. Glade gik de videre og kom snart til det lille hus. Gæssene sad udenfor og sov, med hovedet under vingerne, uden at røre sig. Da de kiggede ind ad vinduet, så de den gamle sidde ganske stille og spinde. Hun vendte sig ikke om, men sad og nikkede med hovedet. Der var så rent i stuen, som om lygtemændene boede der, og de har aldrig støv på fødderne. Men deres datter så de ikke noget til. Da de havde stået og kigget lidt derind, tog de mod til sig og bankede på ruden. Den gamle lod til at have ventet dem, rejste sig og råbte venligt: "Kom kun ind, jeg kender jer godt." Da de var kommet ind i stuen sagde hun: "Den lange vej kunne I have sparet jer, hvis I ikke for tre år siden så uretfærdigt havde forstødt jeres gode, kærlige barn. Hun har ikke taget skade. Hun har i tre år vogtet gæs, men deraf har hun ikke lært noget ondt, hun har bevaret sit rene hjerte. Men I er nu blevet straffet nok ved den angst, I har måttet udstå." Derpå gik hun hen til pigens værelse og kaldte på hende. Og da døren åbnede sig, trådte prinsessen ud i sin silkekjole, med sit gyldne hår og sine strålende øjne, dejlig som en engel fra himlen.
Hun faldt sin far og mor om halsen og kyssede dem, og de græd allesammen af glæde. Den unge greve stod ved siden af, og da hun så ham, blev hun blussende rød som en mosrose, hun vidste ikke selv hvorfor. "Hvad skal jeg nu give dig, mit barn," sagde kongen, "jeg har jo givet mit rige bort." - "Hun behøver ikke noget," svarede den gamle, "jeg giver hende de tårer, hun har grædt for eders skyld, det er perler, hvis lige man ikke finder i havet, og de er mere værd end hele eders rige. Og til løn for hendes tjeneste giver jeg hende mit hus." Da den gamle havde sagt det, forsvandt hun. Det knagede og bragede i væggene og pludselig var huset forvandlet til et prægtigt slot, bordet stod dækket og tjenerne løb frem og tilbage.
Historien er længere endnu, men min bedstemor, som har fortalt mig den, havde en svag hukommelse og havde glemt resten. Men jeg er ganske sikker på, at den smukke prinsesse blev gift med greven, og at de har levet lykkeligt sammen der på slottet, så længe Gud har givet dem lov til det. Hvorvidt de snehvide gæs har været piger (der er ingen som behøver at føle sig stødt), som den gamle har taget til sig, og som nu fik deres menneskelige skikkelse igen, og tjente den unge dronning, ved jeg ikke bestemt, men jeg tror det dog. Så meget er vist, at den gamle ikke var en heks, som folk troede, men en klog kone, som var god og hælpsom. Sandsynligvis har det også været hende, der ved prinsessens fødsel gav hende den evne at græde perler i stedet for tårer. Nu til dags sker sådan noget ikke mere, ellers kunne de fattige nemt blive rige.