Cô gái chăn ngỗng bên suối


The goose-girl at the well


Ngày xửa ngày xưa có một bà lão già nua sống trong một căn nhà nhỏ ở nơi hẻo lánh giữa rừng. Rừng rộng bao la, mà sáng nào bà cũng chống nạng đi lẩy bẩy vào rừng. Bà luôn chân, luôn tay, việc nhiều đến nỗi tưởng chừng ở tuổi cao như bà không sao làm xuể. Nào là cắt cỏ cho ngỗng, với tay hái quả rừng, rồi đưa tất cả lên vai vác về nhà.
Ai cũng nghĩ, bà sẽ khuỵu xuống vì còng lưng vác nặng, nhưng may là lần nào bà cũng mang về được đến nhà. Mỗi khi gặp ai, bà cũng niềm nở chào hỏi:
- Chào người bà con, trời hôm nay nắng đẹp. Bà con thấy già này mang vác thì ngạc nhiên lắm nhỉ. Nhưng ai mà chẳng vác gánh nặng nợ đời của mình.
Tuy vậy, dân làng không thích gặp bà lão. Họ thường đi đường vòng để tránh bà. Khi hai bố con nhà kia đi ngang qua mặt bà, ông bố khe khẽ nói với con trai:
- Con phải coi chừng mụ già ấy. Mụ mưu mô quỷ quyệt lắm. Đó là một mụ phù thủy.
Vào buổi sáng kia, có một chàng trai trẻ đẹp đi qua rừng. Trời nắng chan hòa, chim hót líu lo, gió mát đung đưa cành lá. Lòng chàng lâng lâng vui sướng. Chàng chẳng gặp một ai. Bỗng chàng nhìn thấy một bà già phù thủy cầm liềm cắt cỏ. Bà đã nhét vào đầy tay nải cỏ. Cạnh đó còn hai giỏ đầy lê và táo rừng. Chàng nói:
- Mẹ già ơi, làm sao mà mẹ mang hết được chỗ này?
Bà già đáp:
- Anh thấy không. Tôi vẫn mang cho kỳ hết về. Con nhà giàu đâu phải làm như vậy. Nông dân có câu:
Ngó quanh làm chi,
Vì lưng vốn còng.
Khi chàng đến gần, bà bảo:
- Chàng giúp tôi một tay nhé, lưng chàng thẳng, chân tay khỏe mạnh, chàng thấy nó nhẹ thôi. Nhà tôi cũng không xa đây, ở khuất sau núi kia, trên đồng cỏ. Chàng đi chỉ một lát là tới.
Chàng thanh niên mủi lòng thương và nói:
- Tôi không phải là con nhà nông, cha tôi là một bá tước giàu có. Nhưng con nhà nông cũng không mang hết được. Để tôi mang giúp chiếc tay nải kia.
Bà già nói:
- Được anh giúp thì tôi mừng quá. Chắc chắn phải đi mất một giờ đấy, nhưng đối với sức trai thì thấm chi. Anh nhớ mang giúp cho cả táo và lê nhé.
Nghe nói đi mất một giờ thì vị bá tước trẻ tuổi hơi phân vân, nhưng bà già cứ nài ép, bà buộc khăn gói lên lưng chàng, khoác đôi giỏ vào cánh tay chàng. Bà nói:
- Chàng thấy không, nhẹ tênh mà.
Bá tước vừa đáp vừa nhăn nhó:
- Cái bọc nặng như bọc đá đè lên lưng. Lê táo cũng nặng như chì. Thở chẳng ra hơi nữa!
Chàng muốn trút tất cả mọi thứ xuống, nhưng bà già không chịu. Bà nói mỉa:
- Trông kìa, cái mà bà già mang thường xuyên thì trai tráng thế kia ý chừng không mang nổi. Nói thì hay lắm, nhưng phải bắt tay vào làm thực sự thì đứng phủi tay.
Bà nói tiếp:
- Sao chàng còn chần chừ nữa. Nào, nhấc chân lên chứ! Chẳng có ai vác đỡ chúng cho đâu.
Đi trên mặt đất bằng phẳng còn chịu được, nhưng chân dẫm trên đá để leo núi thì chàng tưởng chừng muốn kiệt sức. Mồ hôi chảy nhễ nhại trên trán, mồ hôi chảy ướt đẫm lưng làm khi thấy nóng, khi thì thấy lạnh toát sống lưng. Chàng nói:
- Mẹ ơi, con không đi nổi nữa, con phải nghỉ một lát.
Bà già đáp:
- Không nghỉ ở đây. Đến nơi ta nghỉ một thể. Bây giờ cứ đi tiếp. Biết đâu thế chả là tốt cho chàng.
Bá tước nói:
- Mụ già kia, mụ thật là xấc xược.
Chàng định vứt tất cả xuống, nhưng loay hoay mãi không được. Chúng dính chặt vào lưng chàng như là nó mọc ở lưng ra. Chàng quay lắc người nhưng nó vẫn ở trên lưng.
Thấy vậy bà già cười và nhảy nhót một cách khoái trá trên đôi nạng. Bà nói:
- Chàng ơi, xin đừng tức giận. Mặt chàng đã đỏ chín lên như gà chọi. Chàng cứ chịu khó mang nó, về đến nhà già sẽ thưởng cho xứng công.
Chàng biết làm sao bây giờ? Đành phải theo số phận mà lẽo đẽo đi theo bà già. Bà ta có vẻ mỗi lúc một lanh lẹ hơn, còn chàng thì thấy đồ trên lưng mỗi lúc một thêm nặng. Rồi bỗng bà nhún người nhảy một cái, ngồi vắt vẻo trên lưng chàng. Bà già gầy khẳng khiu như cái cọc rào mà sao nặng hơn cả một mụ nông dân béo ục ịch.
Chàng lảo đảo bước từng bước một, còn bà thì lấy roi và cành gai đánh thúc chàng đi. Tới lúc đến được nhà thì chàng cũng sắp khuỵu xuống. Đàn ngỗng thấy bà già thì vỗ cánh, vươn cổ, chạy lại đón và kêu quang quác. Một mụ đã có tuổi, khỏe mạnh to lớn, xấu như ma lem cầm roi theo sau đàn ngỗng và nói:
- Mẹ ơi, có việc gì mà sao lâu thế?
Bà lão đáp:
- Con gái cứ yên tâm. Chả gặp điều gì dữ cả. Trái lại, chàng đây mang giúp về cho mẹ. Con gái mẹ, khi mẹ mệt chàng ta lại cõng mẹ trên lưng nữa. Trong lúc đi đường rất vui vẻ, thậm chí còn đùa giỡn nên không thấy đường xa nữa.
Rồi bà già tụt xuống, đỡ đồ trên lưng xuống, lấy giỏ khỏi tay chàng, thân mật nhìn chàng nói:
- Giờ hãy ngồi nghỉ ở chiếc ghế dài trước cửa. Chàng sẽ được trả công xứng đáng với việc làm. Mà nhất định là có thôi.
Rồi bà nói:
- Con gái mẹ, con vào trong nhà. Con đứng một mình bên chàng trai trẻ thật là không tiện, không nên đổ dầu vào lửa. Chàng ta có thể mê con đấy.
Bá tước nửa cười nửa khóc. Chàng nghĩ bụng:
- Những thứ của quý như thế giá có trẻ hơn ba chục tuổi cũng chẳng làm cho tim mình rung động.
Trong lúc ấy, bà lão vuốt ve đàn ngỗng như con, bà cùng cô con gái vào nhà. Chàng trai ngả lưng trên chiếc ghế dài ở gốc cây táo. Không khí êm dịu ấm áp, một cánh đồng cỏ xanh rờn trải ra xung quanh khu nhà. Trên cánh đồng mọc đầy hoa ngọc chân, bách lý và hàng ngàn loại hoa khác. Con suối chảy ngang nước trong veo, phản chiếu lóng lánh ánh mặt trời. Đàn ngỗng trắng nhởn nhơ đi đi lại lại hay lội bì bõm dưới nước. Chàng nghĩ bụng:
- Cảnh ở đây thật yêu kiều, nhưng ta buồn ngủ quá, mắt cứ díp lại không sao mở được. Ta phải ngủ đi một tí mới được. Chỉ mong đừng có cơn gió nào thổi bay đôi chân mình đi, nó đã nhũn ra như bùi nhùi mất rồi.
Chàng ngủ được một lát thì bà già đến lay dậy và bảo:
- Dậy đi, chàng ơi! Chàng không ở lại đây được đâu. Quả là già đã làm cho chàng vất vả, nhưng cũng chưa đến nỗi mất mạng. Giờ thì già trả công cho chàng. Tiền bạc của cải thì chàng không cần đến, để ta cho thứ khác.
Nói rồi, bà nhét vào tay chàng một chiếc hộp nhỏ làm bằng viên ngọc xanh nguyên khối và dặn:
- Hãy giữ hộp này cẩn thận, nó sẽ mang lại hạnh phúc cho chàng.
Bá tước đứng dậy, cảm thấy người mình khỏe hẳn lên, cảm ơn bà già, rồi lên đường mà chẳng đoái hoài gì đến cô con gái bà. Chàng đi được một quãng đường vẫn còn nghe thấy tiếng ngỗng kêu vui vẻ từ xa vọng lại.
Bá tước lang thang ba ngày trong rừng hoang vu, mãi sau mới tìm được lối ra. Chàng đến một thành phố lớn, ở đây không ai biết chàng. Người ta dẫn chàng đến cung điện khi vua và hoàng hậu đang ngự triều. Bá tước quỳ xuống, lấy ra chiếc hộp bằng ngọc xanh đặt bên chân hoàng hậu. Bà truyền cho chàng đứng dậy, chàng cầm chiếc hộp dâng lên. Bà vừa mở ra xem thì té ngã lăn xuống đất bất tỉnh nhân sự. Bá tước bị ngay bọn thị vệ bắt giữ, định đem tống ngục. Nhưng hoàng hậu mở mắt, truyền phải tha chàng và lệnh cho mọi người ra ngoài, để bà một mình nói chuyện riêng với chàng. Khi chỉ còn hai người, hoàng hậu khóc lóc thảm thiết và nói:
- Giàu sang phú quý đối với ta có là gì, khi sáng nào thức dậy ta cũng lo âu phiền não. Ta có ba người con gái, trong đó con út là đẹp nhất, thiên hạ coi nó là của quý kỳ diệu. Nó da trắng như tuyết, má hồng như hoa táo, tóc mượt óng dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi nó khóc không phải giọt lệ thường mà là hạt châu, hạt ngọc ở mắt rỏ ra. Lúc nó mười lăm tuổi, vua cho đòi ba chị em đến trước ngai vàng. Chàng không thể tưởng tượng được, khi nó bước vào, toàn thể quần thần đều trố mắt ra nhìn như nhìn mặt trời mọc. Vua phán: "Các con ạ, cha không biết ngày nào là ngày cuối đời mình. Hôm nay cha muốn quyết định cho mỗi con được hưởng thừa kế những gì sau khi cha khuất núi. Các con đều yêu cha cả, nhưng con nào yêu quý cha nhất sẽ được hưởng cái quý nhất."
Cô con gái nào cũng nói là yêu quý cha nhất. Vua hỏi: "Các con hãy nói xem các con yêu quý cha như thế nào, để cha hiểu được lòng các con." Cô cả nói: "Con yêu quý cha như yêu đường ngọt lịm." Cô thứ hai nói: "Con yêu quý cha như yêu chiếc áo đẹp nhất của con." Cô út lặng thinh. Vua cha liền hỏi: "Con gái yêu quý, con yêu quý cha như thế nào?." Cô đáp: "Con không biết lấy gì ví lòng con yêu cha." Nhưng vua cha đòi cô phải nói điều ví của mình. Mãi sau cô mới nói: "Thiếu muối món ăn ngon nhất con ăn cũng không thấy ngon. Vậy con yêu quý cha như muối." Nghe vậy vua cha nổi giận phán: "Nếu mày yêu quý ta như muối thì ta sẽ lấy muối thưởng cho tấm lòng của mày." Vua chia ngay giang sơn làm hai chia cho cô cả và cô thứ hai. Sai buộc lên lưng cô út bị muối, rồi cho hai người nông nô dẫn cô vào khu rừng hoang.
Hoàng hậu nói tiếp:
- Tất cả chúng tôi đều van xin cho con út, nhưng vua vẫn không nguôi giận. Con út tôi khóc lóc thảm thiết khi phải ra đi. Suốt dọc đường rải đầy châu ngọc tuôn rơi từ mắt nó. Sau đó ít lâu, vua hối hận vì sự trừng phạt quá đáng ấy, cho người đi tìm đứa con đáng thương khắp trong rừng nhưng chẳng ai tìm thấy nó. Mỗi khi nghĩ nó bị thú dữ ăn thịt là lòng ta se lại. Đôi khi ta tự an ủi với hy vọng là nó vẫn còn sống, ẩn náu trong một cái hang nào đó hay có người nào thương hại che chở. Chàng có thể tưởng tượng được không, khi ta mở chiếc hộp ngọc xanh của chàng ra, ta thấy trong đó có hạt ngọc đúng như hạt lệ ở mắt con gái út ta nhỏ ra. Vì thế nên ta xúc động mạnh. Chàng có thể nói cho ta biết làm sao ngọc kia lại vào tay chàng.
Bá tước kể lại cho hoàng hậu biết, rằng một bà lão trong rừng đã đưa ngọc cho chàng, rằng bà lão nom rất khả nghi là một mụ phù thủy. Chàng không hề nghe nói gì về công chúa hoặc trông thấy nàng. Vua và hoàng hậu quyết định đi tìm bà lão, vì nghĩ, ngọc ở đâu thì có thể tìm ra tung tích con mình ở đó.
Bà lão ngồi kéo sợi phía ngoài nhà. Bà ở nơi hoang vu. Trời đã tối. Một thanh củi trong bếp cháy hắt ra ánh sáng loe lắt. Bỗng nghe thấy tiếng ồn ào vang lại. Ngỗng đến giờ từ đồng cỏ về chuồng, chúng kêu quạc quạc ầm cả lên. Một lát sau cô con gái bước vào nhà. Bà lão chẳng buồn nói mà chỉ khẽ gật đầu. Cô con gái lại ngồi bên mẹ và cầm guồng quay sợi nhanh nhẹn, thành thạo. Hai người ngồi bên nhau hai tiếng đồng hồ mà không nói với nhau nửa lời. Mãi sau có tiếng động bên cửa sổ và có đôi mắt sáng như lửa chằm chằm nhòm vào. Đó là con cú già, nó hú lên ba lần. Bà ngẩng lên nhìn một tí, rồi bảo:
- Con gái quý của mẹ, đã đến lúc con ra làm việc.
Cô đứng dậy và đi ra ngoài. Cô đi đâu nhỉ? Cô băng qua đồng cỏ đi tới tận thung lũng kia. Sau đó, cô tới bên dòng suối, nơi có ba cây sồi cổ thụ. Lúc này trăng tròn và đã lên quá đỉnh núi. Ánh trăng sáng tới mức có thể tìm được kim khâu. Cô bỏ mạng che mặt và ra suối rửa mặt. Xong xuôi cô nhúng mạng xuống nước suối rồi đặt trên cỏ để hong khô dưới ánh trăng. Cô gái thay đổi hình dạng. Chắc các bạn chưa từng thấy người đẹp đến thế bao giờ. Mái tóc hoa râm vừa rơi xuống thì mớ tóc vàng óng mượt tuôn ra như ánh mặt trời, tóc phủ lên khắp người như một chiếc áo khoác. Đôi mắt sáng lóng lánh như sao trên trời, đôi má ửng hồng mịn dịu như hoa táo.
Cô gái xinh đẹp nhưng lại buồn. Cô ngồi khóc thảm thiết, nước mắt tuôn lã chã trên mớ tóc dài rơi xuống đất. Cô cứ ngồi như thế rất lâu, bỗng trên cành cây gần đấy có tiếng loạt xoạt, rào rào. Cô bật đứng dậy như con hoẵng nghe thấy tiếng súng của người đi săn, đúng lúc ấy trăng bị mây che khuất. Chỉ trong giây lát cô lại lấy mạng che lại như cũ và biến đi như ngọn đèn bị gió thổi tắt. Run rẩy như lá liễu, cô chạy về nhà. Bà già đứng trước cửa. Cô định kể cho bà nghe, nhưng bà cười thân mật và bảo:
- Mẹ biết hết cả rồi.
Bà dẫn cô vào buồng, nhóm thêm củi vào bếp. Bà không ngồi xuống guồng sợi mà đi lấy chổi quét cho sạch nhà. Bà bảo con gái:
- Tất cả mọi thứ đều phải tinh tươm sạch sẽ.
Cô hỏi:
- Mẹ định làm gì đấy? Sao đã khuya rồi mà mẹ còn quét nhà?
Bà mẹ hỏi lại:
- Thế con có biết, bây giờ là mấy giờ không?
Cô đáp:
- Quá mười một giờ, nhưng chưa tới mười hai giờ khuya.
Bà già nói tiếp:
- Con có nhớ không, cách đây ba năm, cũng ngày này năm ấy con đã đến với mẹ. Vận hạn con đã hết, chúng ta không thể ở tiếp bên nhau nữa.
Cô gái sợ hãi nói:
- Trời, mẹ yêu dấu, mẹ định bỏ con à? Biết đi đâu bây giờ? Con không có bạn bè, quê hương, không biết nương tựa vào đâu. Những gì mẹ muốn con đều làm cả. Con chưa bao giờ làm phật lòng mẹ. Mẹ đừng đuổi con đi!
Bà già không muốn nói cho cô biết việc sắp xảy ra. Bà bảo cô:
- Mẹ không thể ở đây lâu hơn nữa. Khi dọn đi, mẹ muốn nhà cửa phải cho sạch sẽ. Vì vậy con đừng cản trở công việc của mẹ. Về phần con, con đừng có lo. Con sẽ tìm ra mái nhà yên vui và hài lòng với công sá mẹ trả con.
Cô gái lại hỏi:
- Nhưng mẹ hãy nói cho con biết việc sắp xảy ra.
Mẹ bảo con lần nữa, đừng có quấy rầy mẹ trong khi mẹ bận làm. Con đừng nói gì nữa, hãy về phòng riêng của mình, bỏ mạng che mặt ra, mặc chiếc áo lụa vào, chiếc áo mà con mặc khi con đến với mẹ. Rồi cứ đợi ở trong phòng cho đến khi mẹ gọi ra.
Giờ tôi xin kể tiếp về vua và hoàng hậu. Cả hai cùng bá tước ra đi, tìm bà già ở nơi hoang vu. Bóng đêm bao trùm khắp khu rừng, bá tước đi lạc nên phải đi một mình. Nhưng sáng ngày hôm sau chàng có cảm giác là mình đi đúng hướng. Chàng cứ thẳng đường đi mãi cho tới khi trời tối mới dừng chân, trèo lên cây định ngủ qua đêm vì lo có thể đi lạc đường.
Khi ánh trăng tỏa sáng khắp vùng thì chàng thấy có bóng người thờ thẫn đang đi xuống núi. Người ấy không cầm roi trong tay nhưng chàng nhận ra ngay là người chăn ngỗng mà chàng trước kia đã gặp ở nhà bà già. Chàng kêu lên:
- Chà, mụ ấy đến. Đã thấy được mụ phù thủy tất cả tìm ra người kia.
Chàng ngạc nhiên khi thấy người này đến bên suối, bỏ mạng che mặt ra và vục đầu rửa mặt. Mớ tóc vàng óng mượt xõa xuống người nàng. Chàng chưa từng thấy ai đẹp thế ở trên trần gian. Chàng nín thở vươn cổ ra nhìn người đẹp không chớp mắt. Không hiểu tại chàng vươn ra quá xa hay tại duyên cớ nào khác nữa. Bỗng cành cây kêu đánh rắc một cái, và ngay lúc ấy cô gái vội đeo mạng che mặt, bật đứng dậy như con hoẵng biến khỏi nơi đó. Cùng lúc ấy, mây khuất che mặt trăng nên chàng không nhìn thấy nàng đâu nữa.
Nàng vừa biến mất thì bá tước trèo từ trên cây xuống rảo bước theo sau. Chàng đi được một lát, thấy trong bóng tối lờ mờ hai bóng người đi trên đồng cỏ. Đó là vua và hoàng hậu. Từ xa, hai người thấy có ánh đèn trong căn nhà nhỏ của bà già nên cứ hướng ấy đi tới. Bá tước kể cho họ nghe những điều kỳ lạ chàng nhìn thấy bên suối. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, hai người biết đó chính là cô con gái của mình bị lạc. Họ vui mừng đi tiếp và chẳng mấy chốc tới căn nhà nhỏ. Ngỗng ngủ khắp quanh nhà, đầu ấp vào cánh, không con nào động đậy. Nhìn qua cửa sổ, họ thấy cảnh vật tĩnh mịch, chỉ có bà lão ngồi chăm chú kéo sợi, không ngó nhìn quanh.
Trong buồng sạch sẽ, y như là nơi ở của những người sống trong không trung, chân không dính tí bụi nào. Họ ngắm nhìn một lúc lâu, nhưng không thấy con gái mình. Cuối cùng, họ đành đánh bạo khẽ gõ cửa sổ.
Bà lão hình như ngồi đó để chờ họ. Bà đứng dậy, gọi một cách niềm nở:
- Xin cứ vào, già biết các người mà.
Khi họ vào buồng, bà lão nói:
- Nếu cách đây ba năm, các người đừng đuổi đứa con ngoan ngoãn một cách bất công ra khỏi nhà thì có phải đỡ mất công đi quãng đường dài không? Cô ta cũng chẳng thiệt hại gì. Cô ta phải ba năm chăn ngỗng, không bị tiêm nhiễm điều gì xấu cả, vẫn giữ được tấm lòng trong sạch. Các người đã bị trừng phạt sống trong lo sợ suốt thời gian ấy.
Rồi bà lão vào buồng trong gọi:
- Ra đi, con thân yêu!
Cửa mở, công chúa tóc vàng, có đôi mắt sáng long lanh, cô mặc đồ lụa trông cứ như thiên thần bước ra. Nàng ôm hôn cha mẹ. Mọi người đều òa lên khóc vì vui sướng. Vị bá tước trẻ tuổi đứng bên họ. Nhìn thấy chàng, bỗng nàng đỏ ửng hai má như bông hồng mọc trên đồng nội, nàng cũng chẳng hiểu sao lại như vậy. Nhà vua nói:
- Con yêu dấu của cha, biết cho con cái gì bây giờ, giang sơn cha đã tặng rồi.
Bà lão nói:
- Nàng chẳng cần gì cả. Già đã tặng nàng những giọt lệ mà nàng khóc vì các người. Những giọt lệ ấy đã thành những viên ngọc lóng lánh đẹp hơn cả ngọc lấy dưới bể, nó đáng giá hơn cả giang sơn kia. Để trả công cho nàng, già để cho căn nhà nhỏ này của già.
Nói xong, trong nháy mắt bà già biến mất. Quanh tường có tiếng nổ khe khẽ, mọi người mải nhìn quanh thì căn nhà nhỏ đã biến thành một lâu đài nguy nga, tiệc hoàng gia dọn linh đình, kẻ hầu người hạ chạy đi chạy lại tới tấp.
Câu chuyện còn dài, nhưng bà tôi vì tuổi già nên không nhớ những phần còn lại. Tôi tin rằng, công chúa xinh đẹp sẽ lấy bá tước, họ sống trong lâu đài, hưởng diễm phúc trời cho. Tôi cũng không biết rõ, nhưng tôi đoán rằng, những con ngỗng trắng như tuyết ở quanh nhà từng là những thiếu nữ - xin đừng có ai mếch lòng - mà bà cụ đem về nuôi, giờ đã hiện nguyên hình người để làm thị nữ cho bà hoàng trẻ tuổi.
Chắc chắn bà lão trong chuyện không phải là một mụ phù thủy như người ta tưởng, mà là một bà lão thông minh, tốt bụng. Rất có thể, khi công chúa chào đời, bà mụ đã chúc cho nàng khóc ra châu lệ thay vì nước mắt. Ngày nay, những việc như thế không có nữa, nếu không người nghèo chẳng mấy chốc trở nên giàu có.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
There was once upon a time a very old woman, who lived with he flock of geese in a waste place among the mountains, and there had a little house. The waste was surrounded by a large forest, and every morning the old woman took her crutch and hobbled into it. There, however, the dame was quite active, more so than any one would have thought, considering her age, and collected grass for her geese, picked all the wild fruit she could reach, and carried everything home on her back. Any one would have thought that the heavy load would have weighed her to the ground, but she always brought it safely home. If any one met her, she greeted him quite courteously. "Good day, dear countryman, it is a fine day. Ah! you wonder that I should drag grass about, but every one must take his burthen on his back." Nevertheless, people did not like to meet her if they could help it, and took by preference a round-about way, and when a father with his boys passed her, he whispered to them, "Beware of the old woman. She has claws beneath her gloves; she is a witch."
One morning, a handsome young man was going through the forest. The sun shone bright, the birds sang, a cool breeze crept through the leaves, and he was full of joy and gladness. He had as yet met no one, when he suddenly perceived the old witch kneeling on the ground cutting grass with a sickle. She had already thrust a whole load into her cloth, and near it stood two baskets, which were filled with wild apples and pears. "But, good little mother," said he, "how canst thou carry all that away?" - "I must carry it, dear sir," answered she, "rich folk's children have no need to do such things, but with the peasant folk the saying goes,
Don't look behind you,
You will only see how crooked your back is!"
"Will you help me?" she said, as he remained standing by her. "You have still a straight back and young legs, it would be a trifle to you. Besides, my house is not so very far from here, it stands there on the heath behind the hill. How soon you would bound up thither." The young man took compassion on the old woman. "My father is certainly no peasant," replied he, "but a rich count; nevertheless, that you may see that it is not only peasants who can carry things, I will take your bundle." If you will try it," said she, "I shall be very glad. You will certainly have to walk for an hour, but what will that signify to you; only you must carry the apples and pears as well?" It now seemed to the young man just a little serious, when he heard of an hour's walk, but the old woman would not let him off, packed the bundle on his back, and hung the two baskets on his arm. "See, it is quite light," said she. "No, it is not light," answered the count, and pulled a rueful face. "Verily, the bundle weighs as heavily as if it were full of cobble stones, and the apples and pears are as heavy as lead! I can scarcely breathe." He had a mind to put everything down again, but the old woman would not allow it. "Just look," said she mockingly, "the young gentleman will not carry what I, an old woman, have so often dragged along. You are ready with fine words, but when it comes to be earnest, you want to take to your heels. Why are you standing loitering there?" she continued. "Step out. No one will take the bundle off again." As long as he walked on level ground, it was still bearable, but when they came to the hill and had to climb, and the stones rolled down under his feet as if they were alive, it was beyond his strength. The drops of perspiration stood on his forehead, and ran, hot and cold, down his back. "Dame," said he, "I can go no farther. I want to rest a little." - "Not here," answered the old woman, "when we have arrived at our journey's end, you can rest; but now you must go forward. Who knows what good it may do you?" - "Old woman, thou art becoming shameless!" said the count, and tried to throw off the bundle, but he laboured in vain; it stuck as fast to his back as if it grew there. He turned and twisted, but he could not get rid of it. The old woman laughed at this, and sprang about quite delighted on her crutch. "Don't get angry, dear sir," said she, "you are growing as red in the face as a turkey-cock! Carry your bundle patiently. I will give you a good present when we get home." What could he do. He was obliged to submit to his fate, and crawl along patiently behind the old woman. She seemed to grow more and more nimble, and his burden still heavier. All at once she made a spring, jumped on to the bundle and seated herself on the top of it; and however withered she might be, she was yet heavier than the stoutest country lass. The youth's knees trembled, but when he did not go on, the old woman hit him about the legs with a switch and with stinging-nettles. Groaning continually, he climbed the mountain, and at length reached the old woman's house, when he was just about to drop. When the geese perceived the old woman, they flapped their wings, stretched out their necks, ran to meet her, cackling all the while. Behind the flock walked, stick in hand, an old wench, strong and big, but ugly as night. "Good mother," said she to the old woman, "has anything happened to you, you have stayed away so long?" - "By no means, my dear daughter," answered she, I have met with nothing bad, but, on the contrary, with this kind gentleman, who has carried my burthen for me; only think, he even took me on his back when I was tired. The way, too, has not seemed long to us; we have been merry, and have been cracking jokes with each other all the time." At last the old woman slid down, took the bundle off the young man's back, and the baskets from his arm, looked at him quite kindly, and said, "Now seat yourself on the bench before the door, and rest. You have fairly earned your wages, and they shall not be wanting." Then she said to the goose-girl, "Go into the house, my dear daughter, it is not becoming for thee to be alone with a young gentleman; one must not pour oil on to the fire, he might fall in love with thee." The count knew not whether to laugh or to cry. "Such a sweetheart as that," thought he, "could not touch my heart, even if she were thirty years younger." In the meantime the old woman stroked and fondled her geese as if they were children, and then went into the house with her daughter. The youth lay down on the bench, under a wild apple-tree. The air was warm and mild; on all sides stretched a green meadow, which was set with cowslips, wild thyme, and a thousand other flowers; through the midst of it rippled a clear brook on which the sun sparkled, and the white geese went walking backwards and forwards, or paddled in the water. "It is quite delightful here," said he, "but I am so tired that I cannot keep my eyes open; I will sleep a little. If only a gust of wind does not come and blow my legs off my body, for they are as rotten as tinder."
When he had slept a little while, the old woman came and shook him till he awoke. "Sit up," said she, "thou canst not stay here; I have certainly treated thee hardly, still it has not cost thee thy life. Of money and land thou hast no need, here is something else for thee." Thereupon she thrust a little book into his hand, which was cut out of a single emerald. "Take great care of it," said she, "it will bring thee good fortune." The count sprang up, and as he felt that he was quite fresh, and had recovered his vigor, he thanked the old woman for her present, and set off without even once looking back at the beautiful daughter. When he was already some way off, he still heard in the distance the noisy cry of the geese.
For three days the count had to wander in the wilderness before he could find his way out. He then reached a large town, and as no one knew him, he was led into the royal palace, where the King and Queen were sitting on their throne. The count fell on one knee, drew the emerald book out of his pocket, and laid it at the Queen's feet. She bade him rise and hand her the little book. Hardly, however, had she opened it, and looked therein, than she fell as if dead to the ground. The count was seized by the King's servants, and was being led to prison, when the Queen opened her eyes, and ordered them to release him, and every one was to go out, as she wished to speak with him in private.
When the Queen was alone, she began to weep bitterly, and said, "Of what use to me are the splendours and honours with which I am surrounded; every morning I awake in pain and sorrow. I had three daughters, the youngest of whom was so beautiful that the whole world looked on her as a wonder. She was as white as snow, as rosy as apple-blossom, and her hair as radiant as sun-beams. When she cried, not tears fell from her eyes, but pearls and jewels only. When she was fifteen years old, the King summoned all three sisters to come before his throne. You should have seen how all the people gazed when the youngest entered, it was just as if the sun were rising! Then the King spoke, 'My daughters, I know not when my last day may arrive; I will to-day decide what each shall receive at my death. You all love me, but the one of you who loves me best, shall fare the best.' Each of them said she loved him best. 'Can you not express to me,' said the King, 'how much you do love me, and thus I shall see what you mean?' The eldest spoke, 'I love my father as dearly as the sweetest sugar.' The second, 'I love my father as dearly as my prettiest dress.' But the youngest was silent. Then the father said, 'And thou, my dearest child, how much dost thou love me?' - 'I do not know, and can compare my love with nothing.' But her father insisted that she should name something. So she said at last, 'The best food does not please me without salt, therefore I love my father like salt.' When the King heard that, he fell into a passion, and said, 'If thou lovest me like salt, thy love shall also be repaid thee with salt.' Then he divided the kingdom between the two elder, but caused a sack of salt to be bound on the back of the youngest, and two servants had to lead her forth into the wild forest. We all begged and prayed for her," said the Queen, "but the King's anger was not to be appeased. How she cried when she had to leave us! The whole road was strewn with the pearls which flowed from her eyes. The King soon afterwards repented of his great severity, and had the whole forest searched for the poor child, but no one could find her. When I think that the wild beasts have devoured her, I know not how to contain myself for sorrow; many a time I console myself with the hope that she is still alive, and may have hidden herself in a cave, or has found shelter with compassionate people. But picture to yourself, when I opened your little emerald book, a pearl lay therein, of exactly the same kind as those which used to fall from my daughter's eyes; and then you can also imagine how the sight of it stirred my heart. You must tell me how you came by that pearl." The count told her that he had received it from the old woman in the forest, who had appeared very strange to him, and must be a witch, but he had neither seen nor hear anything of the Queen's child. The King and the Queen resolved to seek out the old woman. They thought that there where the pearl had been, they would obtain news of their daughter.
The old woman was sitting in that lonely place at her spinning-wheel, spinning. It was already dusk, and a log which was burning on the hearth gave a scanty light. All at once there was a noise outside, the geese were coming home from the pasture, and uttering their hoarse cries. Soon afterwards the daughter also entered. But the old woman scarcely thanked her, and only shook her head a little. The daughter sat down beside her, took her spinning-wheel, and twisted the threads as nimbly as a young girl. Thus they both sat for two hours, and exchanged never a word. At last something rustled at the window, and two fiery eyes peered in. It was an old night-owl, which cried, "Uhu!" three times. The old woman looked up just a little, then she said, "Now, my little daughter, it is time for thee to go out and do thy work."
She rose and went out, and where did she go? Over the meadows ever onward into the valley. At last she came to a well, with three old oak-trees standing beside it; meanwhile the moon had risen large and round over the mountain, and it was so light that one could have found a needle. She removed a skin which covered her face, then bent down to the well, and began to wash herself. When she had finished, she dipped the skin also in the water, and then laid it on the meadow, so that it should bleach in the moonlight, and dry again. But how the maiden was changed! Such a change as that was never seen before! When the gray mask fell off, her golden hair broke forth like sunbeams, and spread about like a mantle over her whole form. Her eyes shone out as brightly as the stars in heaven, and her cheeks bloomed a soft red like apple-blossom.
But the fair maiden was sad. She sat down and wept bitterly. One tear after another forced itself out of her eyes, and rolled through her long hair to the ground. There she sat, and would have remained sitting a long time, if there had not been a rustling and cracking in the boughs of the neighbouring tree. She sprang up like a roe which has been overtaken by the shot of the hunter. Just then the moon was obscured by a dark cloud, and in an instant the maiden had put on the old skin and vanished, like a light blown out by the wind.
She ran back home, trembling like an aspen-leaf. The old woman was standing on the threshold, and the girl was about to relate what had befallen her, but the old woman laughed kindly, and said, "I already know all." She led her into the room and lighted a new log. She did not, however, sit down to her spinning again, but fetched a broom and began to sweep and scour, "All must be clean and sweet," she said to the girl. "But, mother," said the maiden, "why do you begin work at so late an hour? What do you expect?" - "Dost thou know then what time it is?" asked the old woman. "Not yet midnight," answered the maiden, "but already past eleven o'clock." - "Dost thou not remember," continued the old woman, "that it is three years to-day since thou camest to me? Thy time is up, we can no longer remain together." The girl was terrified, and said, "Alas! dear mother, will you cast me off? Where shall I go? I have no friends, and no home to which I can go. I have always done as you bade me, and you have always been satisfied with me; do not send me away." The old woman would not tell the maiden what lay before her. "My stay here is over," she said to her, "but when I depart, house and parlour must be clean: therefore do not hinder me in my work. Have no care for thyself, thou shalt find a roof to shelter thee, and the wages which I will give thee shall also content thee." - "But tell me what is about to happen," the maiden continued to entreat. "I tell thee again, do not hinder me in my work. Do not say a word more, go to thy chamber, take the skin off thy face, and put on the silken gown which thou hadst on when thou camest to me, and then wait in thy chamber until I call thee."
But I must once more tell of the King and Queen, who had journeyed forth with the count in order to seek out the old woman in the wilderness. The count had strayed away from them in the wood by night, and had to walk onwards alone. Next day it seemed to him that he was on the right track. He still went forward, until darkness came on, then he climbed a tree, intending to pass the night there, for he feared that he might lose his way. When the moon illumined the surrounding country he perceived a figure coming down the mountain. She had no stick in her hand, but yet he could see that it was the goose-girl, whom he had seen before in the house of the old woman. "Oho," cried he, "there she comes, and if I once get hold of one of the witches, the other shall not escape me!" But how astonished he was, when she went to the well, took off the skin and washed herself, when her golden hair fell down all about her, and she was more beautiful than any one whom he had ever seen in the whole world. He hardly dared to breathe, but stretched his head as far forward through the leaves as he dared, and stared at her. Either he bent over too far, or whatever the cause might be, the bough suddenly cracked, and that very moment the maiden slipped into the skin, sprang away like a roe, and as the moon was suddenly covered, disappeared from his eyes.
Hardly had she disappeared, before the count descended from the tree, and hastened after her with nimble steps. He had not been gone long before he saw, in the twilight, two figures coming over the meadow. It was the King and Queen, who had perceived from a distance the light shining in the old woman's little house, and were going to it. The count told them what wonderful things he had seen by the well, and they did not doubt that it had been their lost daughter. They walked onwards full of joy, and soon came to the little house. The geese were sitting all round it, and had thrust their heads under their wings and were sleeping, and not one of them moved. The King and Queen looked in at the window, the old woman was sitting there quite quietly spinning, nodding her head and never looking round. The room was perfectly clean, as if the little mist men, who carry no dust on their feet, lived there. Their daughter, however, they did not see. They gazed at all this for a long time, at last they took heart, and knocked softly at the window. The old woman appeared to have been expecting them; she rose, and called out quite kindly, "Come in, I know you already." When they had entered the room, the old woman said, "You might have spared yourself the long walk, if you had not three years ago unjustly driven away your child, who is so good and lovable. No harm has come to her; for three years she has had to tend the geese; with them she has learnt no evil, but has preserved her purity of heart. You, however, have been sufficiently punished by the misery in which you have lived." Then she went to the chamber and called, "Come out, my little daughter." Thereupon the door opened, and the princess stepped out in her silken garments, with her golden hair and her shining eyes, and it was as if an angel from heaven had entered.
She went up to her father and mother, fell on their necks and kissed them; there was no help for it, they all had to weep for joy. The young count stood near them, and when she perceived him she became as red in the face as a moss-rose, she herself did not know why. The King said, "My dear child, I have given away my kingdom, what shall I give thee?" - "She needs nothing," said the old woman. "I give her the tears that she has wept on your account; they are precious pearls, finer than those that are found in the sea, and worth more than your whole kingdom, and I give her my little house as payment for her services." When the old woman had said that, she disappeared from their sight. The walls rattled a little, and when the King and Queen looked round, the little house had changed into a splendid palace, a royal table had been spread, and the servants were running hither and thither.
The story goes still further, but my grandmother, who related it to me, had partly lost her memory, and had forgotten the rest. I shall always believe that the beautiful princess married the count, and that they remained together in the palace, and lived there in all happiness so long as God willed it. Whether the snow-white geese, which were kept near the little hut, were verily young maidens (no one need take offence), whom the old woman had taken under her protection, and whether they now received their human form again, and stayed as handmaids to the young Queen, I do not exactly know, but I suspect it. This much is certain, that the old woman was no witch, as people thought, but a wise woman, who meant well. Very likely it was she who, at the princess's birth, gave her the gift of weeping pearls instead of tears. That does not happen now-a-days, or else the poor would soon become rich.