Con nam ở ao


Die Nixe im Teich


Xưa có hai vợ chồng người xay bột sống rất sung sướng. Ở đời, hễ giàu lại càng giàu thêm. Nhưng chẳng ai ngờ trước được hoạn nạn. Của đến mau, giờ đây nó cũng theo năm tháng đi mau. Rút cục đến ngay cái nhà xay bác cũng không biết liệu có còn là của mình nữa hay không. Làm vất vả cả ngày, đến tối đặt mình xuống giường bác trằn trọc với những lo cùng nghĩ.
Một buổi sớm kia bác dậy đi ra ngoài hóng mát cho thoải mái. Lúc tia nắng đầu tiên đang le lói thì cũng là lúc bác bước tới mô đất cao gần nhà xay, bác nghe thấy có tiếng nước ùng ục. Ngoảnh lại bác thấy một người đàn bà đẹp từ từ nổi lên: Người ấy đưa bàn tay mềm mại vén mớ tóc dài xõa xuống hai vai, tóc dài che phủ cả tấm thân ngà ngọc. Bác biết ngay là con nam ở ao, nhưng sợ quá, không biết nên chạy trốn hay đứng lại. Con nam cất giọng êm ái gọi chính tên bác và hỏi tại sao bác buồn như vậy. Sau một lúc đứng lặng người, khi nghe giọng nói cởi mở thân mật của con nam, giờ bác thợ xay mới định thần lại, kể rằng trước sống sung túc, dư dật. Nay thì nghèo quá, chưa biết xoay sở làm sao.
Con nam bảo bác:
- Bác cứ yên tâm, tôi sẽ làm cho bác giàu có sung sướng hơn trước. Chỉ có một điều bác phải hứa cho tôi cái gì vừa mới được sinh ra ở trong nhà bác.
Bác nghĩ bụng: "Chẳng có gì khác ngoài chó con hay mèo con," và nhận lời. Con nam lặn xuống, bác thợ xay vững dạ, vui vẻ quay về nhà. Bác vừa về tới cổng, con ở đã chạy ra báo cho bác tin mừng vợ mới đẻ con trai. Bác nghe tin như sét đánh ngang tai, bác nghĩ, con nam tai quái đã biết trước và đánh lừa bác.
Mặt cúi gầm bác lại gần giường vợ. Thấy bác buồn vợ hỏi:
- Thằng con trai kháu khỉnh thế mà mình không vui à?
Lúc đó bác kể cho vợ nghe chuyện gặp con nam và việc bác hứa với nó. Rồi bác tiếp:
- Mất con thì giàu có cũng chẳng để làm gì! Biết phải làm sao bây giờ?
Bà con trong họ lại mừng bác đẻ con trai, họ cũng không mách được phương kế nào.
Lúc này vợ chồng bác tự nhiên lại ăn nên làm ra, làm gì cũng có lời, hình như cứ qua một đêm thóc lại đầy kho, tiền ở trong tủ lại sinh sôi nảy nở. Chẳng mấy chốc bác giàu có hơn trước, nhưng lúc nào bác cũng canh cánh trong lòng vì chuyện hứa với con nam. Mỗi khi đi qua ao bác lại sợ nó nổi lên nhắc nợ. Bác không cho con chơi gần ao và còn dặn:
- Con không được thò tay xuống ao nhé, thò xuống sẽ bị một bàn tay nó giơ lên túm kéo xuống đáy.
Đã nhiều năm trôi qua, con nam cũng chưa thấy hiện lên, bác thấy yên tâm.
Đứa bé khi xưa đã là một chàng trai. Chàng theo học nghề săn bắn, giờ đã là một trong những tay săn cừ khôi của làng, làm việc cho chúa làng.
Trong làng có một cô gái đẹp và phúc hậu, người mà anh rất ưng ý. Ông chủ biết được ý anh nên cho hai người một căn nhà nhỏ, họ cưới nhau, sống yên vui hạnh phúc như một cặp uyên ương.
Một lần anh đi săn hoẵng, con hoẵng chạy quặt ngay ra cánh đồng, anh đuổi theo và bắn chết. Sai khi moi ruột xong, anh đi tìm chỗ có nước để rửa tay vấy máu. Vô tình anh đến ngay cái ao nguy hiểm kia. Anh vừa mới nhúng tay xuống nước, bỗng con nam hiện lên, tươi cười giơ đôi cánh tay ướt, ôm choàng lấy anh mà kéo xuống, sóng nước cuộn lên phủ luôn cả hai.
Trời tối chồng vẫn chưa về, người vợ nao núng lo sợ, đâm bổ đi tìm. Nghĩ tới những lời người chồng thường nhắc phải lưu ý con nam ở ao, không nên đến gần ao. Chị vội chạy đến ao, thấy túi đi săn của chồng ở ngay bờ ao, giờ thì chị chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Chị vật mình than khóc, gào kêu tên chồng, nhưng vô ích. Chị sang bờ ao bên kia gọi chồng, rồi chửi con nam thậm tệ. Nhưng cảnh vật im ắng, không có một tiếng đáp lại, chỉ có vành trăng khuyết chiếu lờ mờ trên mặt nước ao phẳng lặng. Người vợ tội nghiệp kia không rời ao nửa bước, chị lồng lộn chạy quanh ao, lúc thì kêu gào thảm thiết, lúc thì lầm rầm rên rỉ, có lúc đứng lặng người ra. Cuối cùng chị kiệt sức, ngã sóng soài xuống đất và ngủ thiếp đi.
Trong lúc ngủ chị chiêm bao thấy mình đang run rẩy leo núi, đá sắc và gai đâm nát bàn chân, mưa gió táp rát cả mặt, mớ tóc dài của chị bị gió thổi tung. Khi chị leo tới đỉnh núi thì phong cảnh lại khác hẳn: Bầu trời xanh biết, không khí dễ chịu, bề mặt ngọn núi gần như bằng phẳng. Trên cánh đồng cỏ xanh chen lẫn hoa đủ màu sắc có một túp lều xinh xinh. Chị đi ngay tới đó, mở cửa thì thấy một bà già tóc bạc phơ thân mật vẫy chị.
Mơ đến đó bỗng chị tỉnh giấc. Trời đã hửng sáng, chị tính nhất định phải làm theo mộng báo. Chị ráng sức leo núi và mọi chuyện quả nhiên y như những điều thấy trong giấc mơ tối hôm trước. Bà lão tiếp chị rất thân mật, trỏ ghế mời chị ngồi và nói:
- Chắc con có điều gì bất hạnh, nên mới tìm đến chiếc lều của ta ở nơi hẻo lánh này.
Chị vừa khóc vừa kể cho bà nghe những việc xảy ra với chị. Bà lão an ủi:
- Con đừng khóc nữa, cứ yên tâm, ta sẽ giúp con. Đây ta cho con chiếc lược vàng. Con hãy kiên nhẫn, khi nào trăng rằm con ra bờ ao ngồi, lấy lược này chải làn tóc dài đẹp của con. Chải xong, con để lược ở bờ ao, lúc đó con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.
Chị trở về nhà. Thời gian đối với chị bây giờ sao mà dài thế. Đúng trăng rằm sáng chiếu mọi nơi chị ra ngồi bên bờ ao, ngồi chải làn tóc dài đen nhánh của mình bằng chiếc lược vàng. Chải xong, chị để lược ở ngay bờ ao. Ngay sau đó sóng nước cuộn từ dưới đáy ao cuộn lên, dâng tràn bờ ao và cuốn luôn chiếc lược theo dòng nước.
Lược vừa mới lắng chạm đáy ao, mặt nước bỗng rẽ làm đôi, rồi đầu chồng chị nổi lên. Anh không nói lấy một lời, chỉ nhìn vợ với vẻ mặt buồn rười rượi. Rồi đợt sóng thứ hai nổi lên, cuộn nhấn chìm luôn đầu anh xuống. Tất cả chỉ xảy ra trong khoảnh khắc. Giờ đây mặt ao lại phẳng lặng như trước. Người ta chỉ còn thấy ánh trăng rằm trên mặt nước phản chiếu như gương.
Chán nản chị ta đi về. Đêm ngủ chị chiêm bao thấy túp lều bà lão. Sáng hôm sau chị lại đến than thở với bà về chuyện mình. Bà cho chị một cái sáo bằng vàng và dặn:
- Con hãy kiên nhẫn chờ đến trăng rằm, lúc đó mang sáo này ra ngồi thổi ở bên bờ ao, thổi một bài tình ca thật hay, thổi xong đặt sáo trên cát, con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.
Chị làm đúng như lời bà mụ dặn. Chiếc sáo vừa chạm cát thì sóng từ đáy ao ào ào nổi lên, sóng tràn cuốn sáo đi theo, ngay lúc đó chồng chị rẽ nước nổi lên, anh giơ tay muốn với lấy chị nhưng ngọn sóng thứ hai dâng lên ngập đầu anh và cuốn giật anh xuống.
Người đàn bà bất hạnh than:
- Trời, cái đó có ích gì: nhìn thấy chồng mình để rồi anh ấy lại đi.
Lại một lần nữa cơn buồn tê tái tràn ngập lòng chị, nhưng trong mơ chị lại thấy mình được dẫn tới nhà bà mụ. Hôm sau chị lại tới nhà bà. Bà mụ cho chị một cái guồng sợi bằng vàng, an ủi chị và nói:
- Mọi chuyện chưa kết thúc đâu con ạ, hãy kiên nhẫn, chờ đến trăng rằm, khi ấy mang guồng sợi vàng này ra bờ ao, ngồi guồng cho đầy một cuộn. Xong việc, con để guồng ở ngay bên bờ ao, và lúc ấy con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.
Chị làm theo đúng như vậy. Đợi trăng rằm sáng chị mang guồng ra bờ ao, ngồi guồng sợi một cách cần mẫn, guồng cho sợi đầy cuộn. Sợi vừa đầy cuộn thì bỗng có tiếng sóng nước, một ngọn sóng nước cuồn cuộn dâng lên cuốn theo guồng đi. Rồi người chồng chị theo sóng hiện lên trên mặt nước. Anh nhảy vội lên bờ, kéo tay vợ chạy trốn, nhưng hai vợ chồng mới chạy được vài bước thì nước ao dâng lên ầm ầm, ngập luôn cả cánh đồng. Nước chảy xiết, hai vợ chồng tưởng như chết đến nơi, người vợ vội cầu khẩn bà lão. Chỉ trong khoảnh khắc vợ biến thành một con rùa, chồng mình thành ếch. Nước cuốn luôn cả rùa lẫn ếch, cuốn giạt mỗi con một nơi.
Khi nước đã rút hết, hai con vật kia nằm ở trên cạn và hiện lại nguyên hình thành người. Giờ thì mỗi người một nơi, chia cách họ là núi cao, thung lũng sâu họ phải sống chung với những người dân bản xứ, không ai biết họ từ đâu đến.
Để sinh sống họ đi chăn cừu, họ cứ sống như vậy hết năm này sang năm khác, chăn cừu qua hết rừng này sang cánh đồng khác, lòng lúc nào cũng buồn rầu, thương nhớ.
Mùa xuân lại tới, cây cỏ mọc tươi tốt, họ lại xua đàn cừu ra đồng cỏ. Tình cờ họ đi ngược chiều nhau. Anh thấy ở bãi cỏ phía núi xa xa có mọt bầy cừu đang ăn, liền xua đàn cừu của mình tới đó. Mặc dù giờ họ chăn cừu ở cùng một thung lũng nhưng họ vẫn không nhận được nhau, họ chỉ cảm thấy mình không cô đơn như trước. Hàng ngày họ xua đàn cừu ra đồng ăn gần nhau, thỉnh thoảng giữa họ cũng có lời qua tiếng lại, thấy đời cũng vui hơn.
Buổi tối kia, khi trăng tròn đã mọc, đàn cừu đã ngủ, anh chăn cừu rút sáo ra thổi một bài tình ca thống thiết, chàng thổi xong, nhìn thấy người bạn gái chăn cừu khóc nức nở, bèn hỏi:
- Tại sao em khóc?
Người kia đáp:
- Trời, cũng trăng tròn sáng như hôm nay, khi em thổi sáo bài hát này thì thấy chồng em nhô lên khỏi mặt nước.
Anh ngắm nhìn người con gái, hình như tấm màn che ngăn cách đã tan đi, anh lại nhận ra người vợ yêu quí của mình. Nhờ ánh trăng chiếu vào mặt người đàn ông mà chị nhận được ra chồng mình. Hai người ôm hôn nhau. Chuyện họ sống hạnh phúc biết chừng nào khỏi cần phải hỏi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein Müller, der führte mit seiner Frau ein vergnügtes Leben. Sie hatten Geld und Gut, und ihr Wohlstand nahm von Jahr zu Jahr noch zu. Aber Unglück kommt über Nacht: wie ihr Reichtum gewachsen war, so schwand er von Jahr zu Jahr wieder hin, und zuletzt konnte der Müller kaum noch die Mühle, in der er saß, sein Eigentum nennen. Er war voll Kummer, und wenn er sich nach der Arbeit des Tages niederlegte, so fand er keine Ruhe, sondern wälzte sich voll Sorgen in seinem Bett. Eines Morgens stand er schon vor Tagesanbruch auf, ging hinaus ins Freie und dachte, es sollte ihm leichter ums Herz werden. Als er über dem Mühldamm dahinschritt, brach eben der erste Sonnenstrahl hervor, und er hörte in dem Weiher etwas rauschen. Er wendete sich um und erblickte ein schönes Weib, das sich langsam aus dem Wasser erhob. Ihre langen Haare, die sie über den Schultern mit ihren zarten Händen gefaßt hatte, flossen an beiden Seiten herab und bedeckten ihren weißen Leib. Er sah wohl, daß es die Nixe des Teichs war, und wußte vor Furcht nicht, ob er davongehen oder stehen bleiben sollte. Aber die Nixe ließ ihre sanfte Stimme hören, nannte ihn bei Namen und fragte, warum er so traurig wäre. Der Müller war anfangs verstummt, als er sie aber so freundlich sprechen hörte, faßte er sich ein Herz und erzählte ihr, daß er sonst in Glück und Reichtum gelebt hätte, aber jetzt so arm wäre, daß er sich nicht zu raten wüßte. "Sei ruhig," antwortete die Nixe, "ich will dich reicher und glücklicher machen, als du je gewesen bist, nur mußt du mir versprechen, daß du mir geben willst, was eben in deinem Hause jung geworden ist." - "Was kann das anders sein," dachte der Müller, "als ein junger Hund oder ein junges Kätzchen?" und sagte ihr zu, was sie verlangte. Die Nixe stieg wieder in das Wasser hinab, und er eilte getröstet und gutes Mutes nach seiner Mühle. Noch hatte er sie nicht erreicht, da trat die Magd aus der Haustüre und rief ihm zu, er sollte sich freuen, seine Frau hätte ihm einen kleinen Knaben geboren. Der Müller stand wie vom Blitz gerührt, er sah wohl, daß die tückische Nixe das gewußt und ihn betrogen hatte. Mit gesenktem Haupt trat er zu dem Bett seiner Frau, und als sie ihn fragte: "Warum freust du dich nicht über den schönen Knaben?" so erzählte er ihr, was ihm begegnet war, und was für ein Versprechen er der Nixe gegeben hatte. "Was hilft mir Glück und Reichtum," fügte er hinzu, "wenn ich mein Kind verlieren soll? aber was kann ich tun?" Auch die Verwandten, die herbeigekommen waren, Glück zu wünschen, wußten keinen Rat.
Indessen kehrte das Glück in das Haus des Müllers wieder ein. Was er unternahm, gelang, es war, als ob Kisten und Kasten von selbst sich füllten und das Geld im Schrank über Nacht sich mehrte. Es dauerte nicht lange, so war sein Reichtum größer als je zuvor. Aber er konnte sich nicht ungestört darüber freuen: die Zusage, die er der Nixe getan hatte, quälte sein Herz. Sooft er an dem Teich vorbeikam, fürchtete er, sie möchte auftauchen und ihn an seine Schuld mahnen. Den Knaben selbst ließ er nicht in die Nähe des Wassers. "Hüte dich," sagte er zu ihm, "wenn du das Wasser berührst, so kommt eine Hand heraus, hascht dich und zieht dich hinab." Doch als Jahr auf Jahr verging und die Nixe sich nicht wieder zeigte, so fing der Müller an sich zu beruhigen.
Der Knabe wuchs zum Jüngling heran und kam bei einem Jäger in die Lehre. Als er ausgelernt hatte und ein tüchtiger Jäger geworden war, nahm ihn der Herr des Dorfes in seine Dienste. In dem Dorf war ein schönes und treues Mädchen, das gefiel dem Jäger, und als sein Herr das bemerkte, schenkte er ihm ein kleines Haus; die beiden hielten Hochzeit, lebten ruhig und glücklich und liebten sich von Herzen.
Einstmals verfolgte der Jäger ein Reh. Als das Tier aus dem Wald in das freie Feld ausbog, setzte er ihm nach und streckte es endlich mit einem Schuß nieder. Er bemerkte nicht, daß er sich in der Nähe des gefährlichen Weihers befand, und ging, nachdem er das Tier ausgeweidet hatte, zu dem Wasser, um seine mit Blut befleckten Hände zu waschen. Kaum aber hatte er sie hineingetaucht, als die Nixe emporstieg, lachend mit ihren nassen Armen ihn umschlang und so schnell hinabzog, daß die Wellen über ihm zusammenschlugen.
Als es Abend war und der Jäger nicht nach Haus kam, so geriet seine Frau in Angst. Sie ging aus, ihn zu suchen, und da er ihr oft erzählt hatte, daß er sich vor den Nachstellungen der Nixe in acht nehmen müßte und nicht in die Nähe des Weihers sich wagen dürfte, so ahnte sie schon, was geschehen war. Sie eilte zu dem Wasser, und als sie am Ufer seine Jägertasche liegen fand, da konnte sie nicht länger an dem Unglück zweifeln. Wehklagend und händeringend rief sie ihren Liebsten mit Namen, aber vergeblich: sie eilte hinüber auf die andere Seite des Weihers, und rief ihn aufs neue: sie schalt die Nixe mit harten Worten, aber keine Antwort erfolgte. Der Spiegel des Wassers blieb ruhig, nur das halbe Gesicht des Mondes blickte unbeweglich zu ihr herauf.
Die arme Frau verließ den Teich nicht. Mit schnellen Schritten, ohne Rast und Ruhe, umkreiste sie ihn immer von neuem, manchmal still, manchmal einen heftigen Schrei ausstoßend, manchmal in leisem Wimmern. Endlich waren ihre Kräfte zu Ende: sie sank zur Erde nieder und verfiel in einen tiefen Schlaf. Bald überkam sie ein Traum.
Sie stieg zwischen großen Felsblöcken angstvoll aufwärts; Dornen und Ranken hakten sich an ihre Füße, der Regen schlug ihr ins Gesicht und der Wind zauste ihr langes Haar. Als sie die Anhöhe erreicht hatte, bot sich ein ganz anderer Anblick dar. Der Himmel war blau, die Luft mild, der Boden senkte sich sanft hinab und auf einer grünen, bunt beblümten Wiese stand eine reinliche Hütte. Sie ging darauf zu und öffnete die Türe, da saß eine Alte mit weißen Haaren, die ihr freundlich winkte. In dem Augenblick erwachte die arme Frau. Der Tag war schon angebrochen, und sie entschloß sich gleich, dem Traume Folge zu leisten. Sie stieg mühsam den Berg hinauf, und es war alles so, wie sie es in der Nacht gesehen hatte. Die Alte empfing sie freundlich und zeigte ihr einen Stuhl, auf den sie sich setzen sollte. "Du mußt ein Unglück erlebt haben," sagte sie, "weil du meine einsame Hütte aufsuchst." Die Frau erzählte ihr unter Tränen, was ihr begegnet war. "Tröste dich," sagte die Alte, "ich will dir helfen: da hast du einen goldenen Kamm. Harre, bis der Vollmond aufgestiegen ist, dann geh zu dem Weiher, setze dich am Rand nieder und strähle dein langes schwarzes Haar mit diesem Kamm. Wenn du aber fertig bist, so lege ihn am Ufer nieder, und du wirst sehen, was geschieht."
Die Frau kehrte zurück, aber die Zeit bis zum Vollmond verstrich ihr langsam. Endlich erschien die leuchtende Scheibe am Himmel, da ging sie hinaus an den Weiher, setzte sich nieder und kämmte ihre langen schwarzen Haare mit dem goldenen Kamm, und als sie fertig war, legte sie ihn an den Rand des Wassers nieder. Nicht lange, so brauste es aus der Tiefe, eine Welle erhob sich, rollte an das Ufer und führte den Kamm mit sich fort. Es dauerte nicht länger, als der Kamm nötig hatte, auf den Grund zu sinken, so teilte sich der Wasserspiegel, und der Kopf des Jägers stieg in die Höhe. Er sprach nicht, schaute aber seine Frau mit traurigen Blicken an. In demselben Augenblick kam eine zweite Welle herangerauscht und bedeckte das Haupt des Mannes. Alles war verschwunden, der Weiher lag so ruhig wie zuvor, und nur das Gesicht des Vollmondes glänzte darauf.
Trostlos kehrte die Frau zurück, doch der Traum zeigte ihr die Hütte der Alten. Abermals machte sie sich am nächsten Morgen auf den Weg und klagte der weisen Frau ihr Leid. Die Alte gab ihr eine goldene Flöte und sprach: "Harre, bis der Vollmond wiederkommt, dann nimm diese Flöte, setze dich an das Ufer, blas ein schönes Lied darauf, und wenn du damit fertig bist, so lege sie auf den Sand; du wirst sehen, was geschieht."
Die Frau tat, wie die Alte gesagt hatte. Kaum lag die Flöte auf dem Sand, so brauste es aus der Tiefe: eine Welle erhob sich, zog heran, und führte die Flöte mit sich fort. Bald darauf teilte sich das Wasser, und nicht bloß der Kopf, auch der Mann bis zur Hälfte des Leibes stieg hervor. Er breitete voll Verlangen seine Arme nach ihr aus, aber eine zweite Welle rauschte heran, bedeckte ihn und zog ihn wieder hinab.
"Ach, was hilft es mir," sagte die Unglückliche, "daß ich meinen Liebsten nur erblicke, um ihn wieder zu verlieren." Der Gram erfüllte aufs neue ihr Herz, aber der Traum führte sie zum drittenmal in das Haus der Alten. Sie machte sich auf den Weg, und die weise Frau gab ihr ein goldenes Spinnrad, tröstete sie und sprach: "Es ist noch nicht alles vollbracht, harre bis der Vollmond kommt, dann nimm das Spinnrad, setze dich an das Ufer und spinn die Spule voll, und wenn du fertig bist, so stelle das Spinnrad nahe an das Wasser, und du wirst sehen, was geschieht."
Die Frau befolgte alles genau. Sobald der Vollmond sich zeigte, trug sie das goldene Spinnrad an das Ufer und spann emsig, bis der Flachs zu Ende und die Spule mit dem Faden ganz angefüllt war. Kaum aber stand das Rad am Ufer, so brauste es noch heftiger als sonst in der Tiefe des Wassers, eine mächtige Welle eilte herbei und trug das Rad mit sich fort. Alsbald stieg mit einem Wasserstrahl der Kopf und der ganze Leib des Mannes in die Höhe. Schnell sprang er ans Ufer, faßte seine Frau an der Hand und entfloh. Aber kaum hatten sie sich eine kleine Strecke entfernt, so erhob sich mit entsetzlichem Brausen der ganze Weiher und strömte mit reißender Gewalt in das weite Feld hinein. Schon sahen die Fliehenden ihren Tod vor Augen, da rief die Frau in ihrer Angst die Hilfe der Alten an, und in dem Augenblick waren sie verwandelt, sie in eine Kröte, er in einen Frosch. Die Flut, die sie erreicht hatte, konnte sie nicht töten, aber sie riß sie beide voneinander und führte sie weit weg.
Als das Wasser sich verlaufen hatte und beide wieder den trocknen Boden berührten, so kam ihre menschliche Gestalt zurück. Aber keiner wußte, wo das andere geblieben war; sie befanden sich unter fremden Menschen, die ihre Heimat nicht kannten. Hohe Berge und tiefe Täler lagen zwischen ihnen. Um sich das Leben zu erhalten, mußten beide die Schafe hüten. Sie trieben lange Jahre ihre Herden durch Feld und Wald und waren voll Trauer und Sehnsucht.
Als wieder einmal der Frühling aus der Erde hervorgebrochen war, zogen beide an einem Tag mit ihren Herden aus, und der Zufall wollte, daß sie einander entgegenzogen. Er erblickte an einem fernen Bergesabhang eine Herde und trieb seine Schafe nach der Gegend hin. Sie kamen in einem Tal zusammen, aber sie erkannten sich nicht, doch freuten sie sich, daß sie nicht mehr so einsam waren. Von nun an trieben sie jeden Tag ihre Herde nebeneinander: sie sprachen nicht viel, aber sie fühlten sich getröstet. Eines Abends, als der Vollmond am Himmel schien und die Schafe schon ruhten, holte der Schäfer die Flöte aus seiner Tasche und blies ein schönes, aber trauriges Lied. Als er fertig war, bemerkte er, daß die Schäferin bitterlich weinte. "Warum weinst du?" fragte er. "Ach," antwortete sie, "so schien auch der Vollmond, als ich zum letztenmal dieses Lied auf der Flöte blies und das Haupt meines Liebsten aus dem Wasser hervorkam." Er sah sie an, und es war ihm, als fiele eine Decke von den Augen, er erkannte seine liebste Frau: und als sie ihn anschaute und der Mond auf sein Gesicht schien, erkannte sie ihn auch. Sie umarmten und küßten sich, und ob sie glückselig waren, braucht keiner zu fragen.