Con nam ở ao


A ondina do lago


Xưa có hai vợ chồng người xay bột sống rất sung sướng. Ở đời, hễ giàu lại càng giàu thêm. Nhưng chẳng ai ngờ trước được hoạn nạn. Của đến mau, giờ đây nó cũng theo năm tháng đi mau. Rút cục đến ngay cái nhà xay bác cũng không biết liệu có còn là của mình nữa hay không. Làm vất vả cả ngày, đến tối đặt mình xuống giường bác trằn trọc với những lo cùng nghĩ.
Một buổi sớm kia bác dậy đi ra ngoài hóng mát cho thoải mái. Lúc tia nắng đầu tiên đang le lói thì cũng là lúc bác bước tới mô đất cao gần nhà xay, bác nghe thấy có tiếng nước ùng ục. Ngoảnh lại bác thấy một người đàn bà đẹp từ từ nổi lên: Người ấy đưa bàn tay mềm mại vén mớ tóc dài xõa xuống hai vai, tóc dài che phủ cả tấm thân ngà ngọc. Bác biết ngay là con nam ở ao, nhưng sợ quá, không biết nên chạy trốn hay đứng lại. Con nam cất giọng êm ái gọi chính tên bác và hỏi tại sao bác buồn như vậy. Sau một lúc đứng lặng người, khi nghe giọng nói cởi mở thân mật của con nam, giờ bác thợ xay mới định thần lại, kể rằng trước sống sung túc, dư dật. Nay thì nghèo quá, chưa biết xoay sở làm sao.
Con nam bảo bác:
- Bác cứ yên tâm, tôi sẽ làm cho bác giàu có sung sướng hơn trước. Chỉ có một điều bác phải hứa cho tôi cái gì vừa mới được sinh ra ở trong nhà bác.
Bác nghĩ bụng: "Chẳng có gì khác ngoài chó con hay mèo con," và nhận lời. Con nam lặn xuống, bác thợ xay vững dạ, vui vẻ quay về nhà. Bác vừa về tới cổng, con ở đã chạy ra báo cho bác tin mừng vợ mới đẻ con trai. Bác nghe tin như sét đánh ngang tai, bác nghĩ, con nam tai quái đã biết trước và đánh lừa bác.
Mặt cúi gầm bác lại gần giường vợ. Thấy bác buồn vợ hỏi:
- Thằng con trai kháu khỉnh thế mà mình không vui à?
Lúc đó bác kể cho vợ nghe chuyện gặp con nam và việc bác hứa với nó. Rồi bác tiếp:
- Mất con thì giàu có cũng chẳng để làm gì! Biết phải làm sao bây giờ?
Bà con trong họ lại mừng bác đẻ con trai, họ cũng không mách được phương kế nào.
Lúc này vợ chồng bác tự nhiên lại ăn nên làm ra, làm gì cũng có lời, hình như cứ qua một đêm thóc lại đầy kho, tiền ở trong tủ lại sinh sôi nảy nở. Chẳng mấy chốc bác giàu có hơn trước, nhưng lúc nào bác cũng canh cánh trong lòng vì chuyện hứa với con nam. Mỗi khi đi qua ao bác lại sợ nó nổi lên nhắc nợ. Bác không cho con chơi gần ao và còn dặn:
- Con không được thò tay xuống ao nhé, thò xuống sẽ bị một bàn tay nó giơ lên túm kéo xuống đáy.
Đã nhiều năm trôi qua, con nam cũng chưa thấy hiện lên, bác thấy yên tâm.
Đứa bé khi xưa đã là một chàng trai. Chàng theo học nghề săn bắn, giờ đã là một trong những tay săn cừ khôi của làng, làm việc cho chúa làng.
Trong làng có một cô gái đẹp và phúc hậu, người mà anh rất ưng ý. Ông chủ biết được ý anh nên cho hai người một căn nhà nhỏ, họ cưới nhau, sống yên vui hạnh phúc như một cặp uyên ương.
Một lần anh đi săn hoẵng, con hoẵng chạy quặt ngay ra cánh đồng, anh đuổi theo và bắn chết. Sai khi moi ruột xong, anh đi tìm chỗ có nước để rửa tay vấy máu. Vô tình anh đến ngay cái ao nguy hiểm kia. Anh vừa mới nhúng tay xuống nước, bỗng con nam hiện lên, tươi cười giơ đôi cánh tay ướt, ôm choàng lấy anh mà kéo xuống, sóng nước cuộn lên phủ luôn cả hai.
Trời tối chồng vẫn chưa về, người vợ nao núng lo sợ, đâm bổ đi tìm. Nghĩ tới những lời người chồng thường nhắc phải lưu ý con nam ở ao, không nên đến gần ao. Chị vội chạy đến ao, thấy túi đi săn của chồng ở ngay bờ ao, giờ thì chị chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Chị vật mình than khóc, gào kêu tên chồng, nhưng vô ích. Chị sang bờ ao bên kia gọi chồng, rồi chửi con nam thậm tệ. Nhưng cảnh vật im ắng, không có một tiếng đáp lại, chỉ có vành trăng khuyết chiếu lờ mờ trên mặt nước ao phẳng lặng. Người vợ tội nghiệp kia không rời ao nửa bước, chị lồng lộn chạy quanh ao, lúc thì kêu gào thảm thiết, lúc thì lầm rầm rên rỉ, có lúc đứng lặng người ra. Cuối cùng chị kiệt sức, ngã sóng soài xuống đất và ngủ thiếp đi.
Trong lúc ngủ chị chiêm bao thấy mình đang run rẩy leo núi, đá sắc và gai đâm nát bàn chân, mưa gió táp rát cả mặt, mớ tóc dài của chị bị gió thổi tung. Khi chị leo tới đỉnh núi thì phong cảnh lại khác hẳn: Bầu trời xanh biết, không khí dễ chịu, bề mặt ngọn núi gần như bằng phẳng. Trên cánh đồng cỏ xanh chen lẫn hoa đủ màu sắc có một túp lều xinh xinh. Chị đi ngay tới đó, mở cửa thì thấy một bà già tóc bạc phơ thân mật vẫy chị.
Mơ đến đó bỗng chị tỉnh giấc. Trời đã hửng sáng, chị tính nhất định phải làm theo mộng báo. Chị ráng sức leo núi và mọi chuyện quả nhiên y như những điều thấy trong giấc mơ tối hôm trước. Bà lão tiếp chị rất thân mật, trỏ ghế mời chị ngồi và nói:
- Chắc con có điều gì bất hạnh, nên mới tìm đến chiếc lều của ta ở nơi hẻo lánh này.
Chị vừa khóc vừa kể cho bà nghe những việc xảy ra với chị. Bà lão an ủi:
- Con đừng khóc nữa, cứ yên tâm, ta sẽ giúp con. Đây ta cho con chiếc lược vàng. Con hãy kiên nhẫn, khi nào trăng rằm con ra bờ ao ngồi, lấy lược này chải làn tóc dài đẹp của con. Chải xong, con để lược ở bờ ao, lúc đó con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.
Chị trở về nhà. Thời gian đối với chị bây giờ sao mà dài thế. Đúng trăng rằm sáng chiếu mọi nơi chị ra ngồi bên bờ ao, ngồi chải làn tóc dài đen nhánh của mình bằng chiếc lược vàng. Chải xong, chị để lược ở ngay bờ ao. Ngay sau đó sóng nước cuộn từ dưới đáy ao cuộn lên, dâng tràn bờ ao và cuốn luôn chiếc lược theo dòng nước.
Lược vừa mới lắng chạm đáy ao, mặt nước bỗng rẽ làm đôi, rồi đầu chồng chị nổi lên. Anh không nói lấy một lời, chỉ nhìn vợ với vẻ mặt buồn rười rượi. Rồi đợt sóng thứ hai nổi lên, cuộn nhấn chìm luôn đầu anh xuống. Tất cả chỉ xảy ra trong khoảnh khắc. Giờ đây mặt ao lại phẳng lặng như trước. Người ta chỉ còn thấy ánh trăng rằm trên mặt nước phản chiếu như gương.
Chán nản chị ta đi về. Đêm ngủ chị chiêm bao thấy túp lều bà lão. Sáng hôm sau chị lại đến than thở với bà về chuyện mình. Bà cho chị một cái sáo bằng vàng và dặn:
- Con hãy kiên nhẫn chờ đến trăng rằm, lúc đó mang sáo này ra ngồi thổi ở bên bờ ao, thổi một bài tình ca thật hay, thổi xong đặt sáo trên cát, con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.
Chị làm đúng như lời bà mụ dặn. Chiếc sáo vừa chạm cát thì sóng từ đáy ao ào ào nổi lên, sóng tràn cuốn sáo đi theo, ngay lúc đó chồng chị rẽ nước nổi lên, anh giơ tay muốn với lấy chị nhưng ngọn sóng thứ hai dâng lên ngập đầu anh và cuốn giật anh xuống.
Người đàn bà bất hạnh than:
- Trời, cái đó có ích gì: nhìn thấy chồng mình để rồi anh ấy lại đi.
Lại một lần nữa cơn buồn tê tái tràn ngập lòng chị, nhưng trong mơ chị lại thấy mình được dẫn tới nhà bà mụ. Hôm sau chị lại tới nhà bà. Bà mụ cho chị một cái guồng sợi bằng vàng, an ủi chị và nói:
- Mọi chuyện chưa kết thúc đâu con ạ, hãy kiên nhẫn, chờ đến trăng rằm, khi ấy mang guồng sợi vàng này ra bờ ao, ngồi guồng cho đầy một cuộn. Xong việc, con để guồng ở ngay bên bờ ao, và lúc ấy con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.
Chị làm theo đúng như vậy. Đợi trăng rằm sáng chị mang guồng ra bờ ao, ngồi guồng sợi một cách cần mẫn, guồng cho sợi đầy cuộn. Sợi vừa đầy cuộn thì bỗng có tiếng sóng nước, một ngọn sóng nước cuồn cuộn dâng lên cuốn theo guồng đi. Rồi người chồng chị theo sóng hiện lên trên mặt nước. Anh nhảy vội lên bờ, kéo tay vợ chạy trốn, nhưng hai vợ chồng mới chạy được vài bước thì nước ao dâng lên ầm ầm, ngập luôn cả cánh đồng. Nước chảy xiết, hai vợ chồng tưởng như chết đến nơi, người vợ vội cầu khẩn bà lão. Chỉ trong khoảnh khắc vợ biến thành một con rùa, chồng mình thành ếch. Nước cuốn luôn cả rùa lẫn ếch, cuốn giạt mỗi con một nơi.
Khi nước đã rút hết, hai con vật kia nằm ở trên cạn và hiện lại nguyên hình thành người. Giờ thì mỗi người một nơi, chia cách họ là núi cao, thung lũng sâu họ phải sống chung với những người dân bản xứ, không ai biết họ từ đâu đến.
Để sinh sống họ đi chăn cừu, họ cứ sống như vậy hết năm này sang năm khác, chăn cừu qua hết rừng này sang cánh đồng khác, lòng lúc nào cũng buồn rầu, thương nhớ.
Mùa xuân lại tới, cây cỏ mọc tươi tốt, họ lại xua đàn cừu ra đồng cỏ. Tình cờ họ đi ngược chiều nhau. Anh thấy ở bãi cỏ phía núi xa xa có mọt bầy cừu đang ăn, liền xua đàn cừu của mình tới đó. Mặc dù giờ họ chăn cừu ở cùng một thung lũng nhưng họ vẫn không nhận được nhau, họ chỉ cảm thấy mình không cô đơn như trước. Hàng ngày họ xua đàn cừu ra đồng ăn gần nhau, thỉnh thoảng giữa họ cũng có lời qua tiếng lại, thấy đời cũng vui hơn.
Buổi tối kia, khi trăng tròn đã mọc, đàn cừu đã ngủ, anh chăn cừu rút sáo ra thổi một bài tình ca thống thiết, chàng thổi xong, nhìn thấy người bạn gái chăn cừu khóc nức nở, bèn hỏi:
- Tại sao em khóc?
Người kia đáp:
- Trời, cũng trăng tròn sáng như hôm nay, khi em thổi sáo bài hát này thì thấy chồng em nhô lên khỏi mặt nước.
Anh ngắm nhìn người con gái, hình như tấm màn che ngăn cách đã tan đi, anh lại nhận ra người vợ yêu quí của mình. Nhờ ánh trăng chiếu vào mặt người đàn ông mà chị nhận được ra chồng mình. Hai người ôm hôn nhau. Chuyện họ sống hạnh phúc biết chừng nào khỏi cần phải hỏi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, um moleiro que vivia muito feliz com a mulher. Tinham dinheiro e propriedades e a sua prosperidade aumentava de ano em ano.
Mas a desgraça, diz um velho ditado, vem sempre de noite. A sua fortuna, assim como tinha aumentado, voltou a diminuir de ano para ano e chegou o dia em que o moleiro só podia dizer que, unicamente, o moinho era seu. Ele consumia-se de aflição e quando se deitava, após um dia inteiro de rude trabalho, não conseguia dormir e passava a noite rolando na cama, atormentado pelos desgostos.
Certa manhã, levantou-se antes do alvorecer e saiu para fora da casa a fim de respirar um pouco de ar fresco, imaginando com isso desoprimir o coração.
Passeava ele junto à represa do moinho, já iluminado pelos primeiros raios de sol, quando ouviu um pequeno ruído no lago.
Voltou-se e, com grande surpresa, viu uma linda mulher que se elevava, lentamente, do seio das águas.
Os seus longos cabelos, que ela segurava junto á nuca com as mãozinhas delicadas, caíam ao longo das espáduas e cobriam-lhe como um manto de ouro o corpo esbelto, alvo como a neve. Percebeu, imediatamente, que ora a ondina do lago e, apavorado, não sabia se devia ficar ou fugir.
Mas a ondina chamou-o com voz doce e suave e perguntou-lhe por que motivo estava assim triste. O moleiro, que havia emudecido pela surpresa, custou a responder, mas depois, ouvindo-a falar com tanta suavidade, animou-se e referiu tudo, isto ó, que antes vivia feliz na riqueza, mas agora tornara-se tão pobre que não sabia para que lado se voltar.
- Tranquiliza-te, meu amigo, - disse a ondina. - Tornar-te-ei mais rico e mais feliz do que jamais foste cm tua vida. Apenas exijo, em troca, que me dês o que acaba de nascer em tua casa.
- Que mais poderá ser senão um cãozinho ou um gatinho? - disse de si para si o moleiro, e prometeu cumprir o que ela desejava.
A ondina tornou a mergulhar na água e ele voltou, a toda pressa, para o moinho, cheio de alegria. Ainda não tinha chegado e já a criada saía da casa correndo ao seu encontro para lhe dar a boa-nova que sua mulher tivera um filho.
O moleiro estacou como se ferido por um raio. Percebeu que a perversa ondina sabia muito bem o que ia acontecer e o enganara. Portanto, aproximou-se da mulher com a cabeça baixa, não podendo ocultar a angústia; a mulher, ao notar-lhe o aspecto, perguntou:
- Então, não te alegras por termos um menino tão lindo?
O pobre homem não teve remédio se não contar o que lhe sucedera e a promessa imprudente que fizera à ondina.
- De nada me servirá agora a riqueza e a prosperidade, se a troco delas tenho que perder meu filho! - acrescentou ele amargamente. - Mas que posso fazer?
Mesmo os parentes que vieram congratular-se com o casal, não achavam remédio.
Entretanto, na casa do moleiro voltou a reinar a sorte e a prosperidade. Suas empresas davam os melhores resultados; parecia que as arcas, os cofres e as gavetas se enchiam por si durante a noite. Não levou muito tempo a tornar-se mais rico do que antes. Mas ele não podia usufruir da riqueza tranquilamente, porque a promessa feita à ondina lhe dilacerava o coração. Cada vez que passava junto do lago, estremecia, receando que ela viesse à superfície e lhe recordasse a dívida; nesse receio, não permitia nunca que o filho se aproximasse do lago, dizendo-lhe:
- Se puseres a mão na água, sairá a mão misteriosa que te agarrará e te puxará para dentro.
Entretanto, os anos foram passando, sucedendo-se uns aos outros e, como a ondina não aparecia, os moleiros tranquilizaram-se.
O menino cresceu e tornou-se um moço muito garboso e os pais o mandaram para a escola de um caçador a fim de aprender a arte de caçar.
Findo o tempo de aprendizado, quando se tornou caçador muito hábil, um fidalgo rico, que habitava na aldeia, tomou-o ao seu serviço.
Vivia na aldeia uma jovem muito gentil e virtuosa, por quem o rapaz se apaixonou; quando seu amo foi notificado, presenteou-o com uma linda casinha. Os moços casaram-se e foram viver na casinha, alegres e felizes, amando-se com grande ternura.
Passado algum tempo, o caçador perseguia certo dia um cabrito montes que desembocara da floresta e corria em pleno campo; ele perseguiu-o e disparou a espingarda, matando-o com um só tiro.
O rapaz não reparou que estava à beira do lago perigoso e, depois de ter estripado o animal, foi ali lavar as mãos ensanguentadas. Apenas as meteu na água, logo surgiu a ondina, que o enlaçou sorridente com seus braços úmidos e o arrastou para o fundo do lago, tão rapidamente que as ondas se fecharam bruscamente sobre ele.
Ao anoitecer, vendo que o caçador não regressava, a mulher inquietou-se. Saiu a procurá-lo c, como o marido várias vezes lhe tinha contado que precisava de precaver-se contra as ciladas da ondina e que não se aventurava a aproximar-se da água, logo adivinhou o que sucedera. Correu ao lago e, quando viu a bolsa do caçador largada na margem, não duvidou mais da desgraça que a atingira.
Chorando e lastimando-se, torcia as mãos num gesto de grande desespero e chamava pelo nome o seu bem-amado, mas inutilmente. Correu para a outra margem do lago e tornou a chamá-lo, sem obter resposta alguma; censurou, asperamente, a ondina, sem melhor resultado. O espelho das águas permanecia tranquilo, apenas refletindo a meia face da lua, em quarto crescente, que parecia fitá-la imóvel e misteriosa.
A desolada mulher não abandonou o lago. Em passos precipitados, sem descanso, continuava a contorná-lo, ora silenciosa, ora gritando desesperadamente, ora murmurando algumas orações.
Por fim, esgotaram-se-lhe as forças e ela caiu por terra, mergulhando em sono profundo. E teve um sonho:
Sonhou que trepava, ansiosamente, por entre grandes maciços de rochas; gravetos e espinhos laceravam-lhe os pés, a chuva batia-lhe no rosto e o vento agitava-lhe os longos cabelos.
Quando atingiu o cume da montanha, ofereceu-se a seus olhos um aspecto inteiramente diferente: o céu era azul, o ar tépido, o terreno descia em suave declive e, no meio de um prado verdejante e matizado de flores de todas as cores, havia uma cabana.
Dirigiu-se a ela e abriu a porta. Lá dentro, viu sentada uma velha de cabelos brancos, que lhe acenou mui amavelmente. Justamente nesse instante, a pobre mulher acordou.
Já raiara o dia e ela decidiu logo fazer o que sugeria o sonho.
Subiu, penosamente, a montanha e tudo se realizou conforme vira cm sonho. A velha acolheu-a gentilmente, indicando-lhe uma cadeira e convidando-a a sentar-se.
- Aconteceu-te alguma desgraça, visto que vens até aqui, à minha pobre cabana solitária! - disse a velha.
A mulher contou-lhe, a chorar, a sua desgraça.
- Acalma-te, - disse a velha, - eu te ajudarei. Eis aqui um pente de ouro. Espera que surja a lua cheia, volta então ao lago, senta-te na margem e com este pente penteia teus longos cabelos negros. Apenas acabes de pentear-te, deixa o pente aí na margem e verás o que sucederá.
A dedicada esposa regressou à casa, mas o tempo até o plenilúnio lhe parecia interminavelmente longo. Finalmente, apareceu no céu o disco luminoso; então ela se dirigiu ao lago, sentou-se na margem e penteou os longos cabelos negros com o pente de ouro. Quando terminou, colocou-o no chão. Daí a instantes subiu um ruído das profundezas, levantou-se uma vaga que rolou até à margem arrastando o pente consigo.
Não decorreu mais tempo do que o empregado pelo pente a afundar e abriu-se o espelho das águas, e dela emergindo a cabeça do caçador; não pronunciou palavra, mas fitou a mulher com um olhar muito triste. No mesmo instante, chegou outra grande vaga e cobriu a cabeça do caçador, que tornou a desaparecer.
As águas volveram à quietação anterior e a face da lua refletia-se nelas como em espelho de cristal.
A mulher retirou-se desesperada, mas novo sonho lhe indicou outra vez a cabana da velha. Na manhã seguinte, pôs-se a caminho e foi desabafar com a velha o seu desespero. Esta deu-lhe uma flauta de ouro, dizendo-lhe:
- Espera novamente que surja a lua cheia; depois, pega nesta flauta, senta-te á margem do lago, toca uma linda e terna melodia e, quando acabares, depõe a flauta no chão e espera o que sucederá.
A mulher fez tudo, exatamente, como lhe ordenara a velha. Apenas colocou a flauta no chão, veio uma onda enorme e carregou consigo o instrumento.
Logo depois a água entreabria-se e aparecia, não só a cabeça, mas todo o dorso do marido. Cheio de ansiedade, estendeu os braços à esposa para estreitá-la ao peito, mas uma segunda onda ergueu-se, rumorosamente, e arrastou-o para o fundo.
- Ah! - exclamou a infeliz mulher, - de que serve ver o meu bem-amado se logo o torno a perder?
Regressou à casa com o coração sangrando de dor e, pela terceira vez, o sonho lhe indicou a casinha da velha. Ela pôs-se a caminho e, ao chegar lá, a boa velha consolou-a como pôde. Dando-lhe uma roca de ouro, disse- lhe:
- Tua causa ainda não está perdida. Espera que apareça a lua cheia, então toma esta roca, senta-te à beira do lago e fia até encheres o fuso. Quando acabares, pôe a roca perto da água e espera o que se deve passar.
A mulher executou, ponto por ponto, as instruções da boa velha.
Quando surgiu a lua cheia, levou a roca à margem do lago e pôs-se a fiar, diligentemente, até encher o fuso. Mas, assim que a roca foi deposta no chão, levantou-se um tremendo vagalhão, que a arrastou para o fundo da água.
Imediatamente, como que impelido por um forte repuxo, emergiu primeiro a cabeça e depois o corpo todo do caçador. De um salto, lançou-se para a margem, pegou a mulher pela mão e fugiram os dois.
Mal se haviam afastado alguns passos, todo o lago, refervendo, se levantou num ruído ensurdecedor, esparramando-se pelo campo com uma violência irresistível.
Os fugitivos já viam u morte diante dos olhos, quando a mulher, no seu terror, invocou o auxílio da boa velha. No mesmo instante, os dois foram transformados, ela em sapo e ele em rã. A onda que os atingira não os pôde matar, mas separou-os e arrastou cada um para lado oposto.
Quando a água se retirou e ambos ficaram em terreno seco, retomaram a forma humana. Mas nenhum dos dois sabia o que era feito do outro, e viram-se entre estrangeiros que desconheciam a sua pátria. Altas montanhas e profundos vales os separavam.
Para ganharem a vida, ambos foram obrigados a guardar ovelhas. Durante muitos anos conduziram rebanhos através dos bosques e dos campos, com o coração cheio de tristeza e de saudade.
Certo dia, em que de novo sorria a primavera, saíram os dois rebanhos e quis o destino que caminhassem encontro do outro. O rapaz viu, no declive de distante, um rebanho e dirigiu suas. Juntos chegaram ao vale sem se reconhecer, pontificaram bem satisfeitos por não estarem mais tão SÓS.
Desde esse dia eles guardavam os rebanhos um ao lado do outro; não falavam multo de si, mas experimentavam uma doce consolação.
Certa noite, em que a lua cheia ostentava todo o esplendor no vasto céu, e no silêncio do campo os rebanhos dormiam tranquilamente, o pastor tirou do saco uma flauta e tocou uma belíssima e triste melodia. Quando acabou, notou que a pastora chorava amargamente. Então, perguntou-lhe:
- Por quê choras?
- Ah, - soluçou ela, - foi numa noite em que a lua brilhava assim como hoje, que pela última vez toquei essa mesma melodia na minha flauta, e a cabeça do meu bem-amado apareceu à superfície da água.
O pastor fitou-a, atentamente, e foi como se lhe caísse uma venda dos olhos; reconheceu a sua querida esposa.
Ela, também, o fitou, enquanto o luar batia em cheio no seu rosto e o reconheceu.
Então, abraçaram-se e beijaram-se ternamente e nem se pergunta se os dois apaixonados ficaram felizes ao ver-se novamente reunidos. Ainda mais sabendo-se completamente livres do poder da pérfida ondina!