Alfernes gave


Món quà của những người tí hon


En skrædder og en guldsmed var engang på vandring sammen, og en aften, da solen var sunket bag bjergene, klang der fra det fjerne musik, som stadig blev tydeligere. Den lød så besynderlig, men var dog så smuk, at de glemte al deres træthed og gik raskt af sted. Månen var allerede stået op, da de kom til en høj, hvor de fik øje på en mængde små mænd og kvinder, som holdt hinanden i hænderne og sprang rundt i en lystig dans. De sang selv dertil, og det var den musik, vandringsmændene havde hørt i det fjerne. I midten sad en gammel mand, noget større end de andre. Han havde en broget frakke på, og hans grå skæg hang ham langt ned over brystet. De blev forundret stående og så på dansen. Den gamle vinkede, at de skulle komme nærmere, og de små fyre åbnede venligt kredsen for dem. Guldsmeden, som havde en pukkel og var stor på det som alle pukkelryggede, trådte frem, men skrædderen holdt sig først lidt tilbage. Men da han så, hvor lystigt det gik til, tog han mod til sig og fulgte efter. Kredsen lukkede sig nu igen, og de små dansede videre med deres vilde spring. Den gamle tog imidlertid en stor kniv, som han havde i bæltet, sleb den, og da den var blevet skarp nok, så han sig om efter de to fremmede. De blev bange men de fik ikke tid til at tænke sig om, for den gamle greb i en fart fat i guldsmeden og ragede hans skæg og hår af, og det gik skrædderen ligesådan. Men deres angst forsvandt, da den gamle derpå venligt klappede dem på skulderen, som om han ville sige, at det var pænt af dem, at de slet ikke havde strittet imod, men ganske rolig fundet sig i det. Han pegede nu på en håndfuld kul, som lå ved siden af, og betydede dem, at de skulle fylde deres lommer med dem. De adlød begge to, skønt de ikke vidste, hvad de skulle bruge kullene til, og gik så videre for at finde nattely. Da de kom ned i dalen, hørte de et ur slå tolv. Øjeblikkelig forstummede sangen, alt forsvandt, og højen lå ensom og forladt i måneskinnet.
De to vandringsmænd kom ind i en kro, lagde sig på strålejet og dækkede sig til med deres frakker, men de var så trætte, at de glemte at tage kullet ud af lommen. Næste morgen vågnede de tidligere end sædvanligt, fordi det var ligesom der lå sådan noget tungt ovenpå dem. De stak hånden ned i lommen, men ville ikke tro deres egne øjne, da de så at den var fuld af det pure guld. Der var også både hovedhår og skæg, så meget som de kunne ønske sig. De var nu rige folk, men guldsmeden, der var en gerrig rad og havde fyldt sine lommer bedst, var dobbelt så rig som skrædderen. Men mere vil altid have mere, og guldsmeden foreslog skrædderen at blive der endnu en dag og så om aftenen gå ud på højen hos de gamle for at få fat i nogle flere skatte. Men skrædderen ville ikke. "Jeg er tilfreds med det, jeg har fået," sagde han, "nu nedsætter jeg mig, gifter mig med min elskede genstand (sådan kaldte han sin kæreste), og så er jeg en lykkelig mand." For at føje guldsmeden lovede han dog at blive der endnu en dag. Om aftenen hængte guldsmeden et par poser over skuldrene for rigtigt at kunne skrabe til sig, og gik ud til højen. Det gik ligesom aftenen før. Den gamle ragede ham igen og gjorde tegn til ham, at han skulle tage noget kul med sig. Han betænkte sig ikke, men stoppede sine lommer fulde, vendte så glad hjem og dækkede sig til med frakken. "Selv om det guld trykker, vil jeg dog nok finde mig i det," tænkte han og sov ind i den søde forvisning om, næste morgen at vågne som en knaldrigmand. Da han slog øjnene op, rejste han sig i en fart for at undersøge sine lommer, men hvor forbavset blev han ikke, da der ikke var andet end det sorte kul, hvor ofte han end stak hånden derned. "Jeg har endnu det guld, som jeg har fået forrige nat," tænkte han og tog det frem, men blev meget forskrækket, da han så, at det også var blevet til kul. Han slog sig med sin sortsmudsede hånd for panden, og da følte han, at hans hovede var skaldet og glat som hans ansigt. Men det var ikke nok med den ulykke. Han mærkede nu, at han foran på brystet havde fået en pukkel, der var dobbelt så stor som den, han havde på ryggen. Da indså han, at han var blevet straffet for sin begærlighed, og begyndte at græde højt. Den gode skrædder, som var blevet vækket derved, trøstede ham så godt, han kunne og sagde: "Du har været min kammerat på vandringen. Du skal blive hos mig og også bruge af mine penge." Han holdt ord, men den stakkels guldsmed måtte hele sit liv beholde de to pukler og skjule sit skaldede hoved med en kalot.
Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi trẩy hội. Một hôm, khi mặt trời vừa lặn sau núi, họ nghe thấy có tiếng nhạc từ xa vọng lại, càng đến gần càng rõ. Tiếng nhạc âm vang kỳ lạ, và xao xuyến lòng người khiến hai khách bộ hành quên cả mệt nhọc cứ thẳng hướng đò rảo bước.
Khi trăng lên thì họ cũng vừa đặt chân tới một quả đồi và nhìn thấy một đám đông người nhỏ bé, nam nữ cầm tay nhau nhảy múa vui vẻ và ca hát tưng bừng. Chính đó là âm thanh mà hai khách bộ hành nghe thấy khi đi đường.
Một ông lão to lớn hơn những người khác một tí ngồi ở giữa, áo quần sặc sỡ, chòm râu bạc phơ rũ xuống quá ngực. Hai người ngạc nhiên đứng ngẩn ra xem. Ông lão vẫy tay mời hai người vào nhảy, những người tí hon mở rộng vòng để họ vào. Bác thợ vàng có bướu ở lưng với tính liều lĩnh vốn có ở những người gù, bước vào trước. Bác thợ may cảm thấy ngượng ngùng, do dự nhưng thấy vui quá cũng bước theo vào. Khi vòng múa khép lại, những người tí hon lại ca múa tưng bừng. Ông lão rút ở thắt lưng một con dao to để mài, khi thấy dao đã sắc ông lão ngoảnh lại tìm hai người lạ mặt. Cả hai hoảng hồn chưa kịp định thần suy nghĩ thì ông lão đã nắm lấy bác thợ vàng, chỉ trong nháy mắt ông đã cạo nhẵn tóc và râu của bác. Bác thợ may cũng bị cạo sạch tóc râu. Nhưng họ hoàn hồn ngay vì sau khi làm xong việc ấy, ông lão lại thân mật vỗ vai họ như muốn khen họ biết ngoan ngoãn vâng lời. Với ngón tay trỏ, ông chỉ tay vào đống than gần đó và ra hiệu họ nhét đầy than vào túi áo. Cả hai lặng lẽ làm theo mặc dầu chẳng biết lấy than thì có ích lợi gì cho mình. Sau đó họ tiếp tục lên đường để tìm chỗ ngủ trọ. Khi họ xuống thung lũng thì chuông ở tu viện làmg bên báo mười hai giờ đêm. Ngay lúc ấy tiếng ca hát nhỏ dần, rồi tất cả đều biến mất chỉ còn lại ánh trăng lẻ loi với quả đồi im lặng.
Hai người bạn đường tìm thấy một quán trọ. Nằm trên đệm rơm, lấy quần áo ra đắp, mệt quá họ ngủ mà quên cả bỏ than ở trong túi ra. Than đè nặng làm họ thức giấc sớm hơn thường lệ. Họ thò tay vào túi nhưng không dám tin ở mắt mình khi thấy túi chứa đầy vàng nguyên chất chứ không phải là than. May quá, râu tóc cũng còn nguyên cả. Họ trở thành những người giàu có. Vốn tính tham lam, bác thợ vàng nhét nhiều than hơn vào túi nên số vàng của bác giờ đây nhiều gấp đôi số vàng của bác thợ may. Kẻ tham, hễ có lại muốn có nhiều hơn, bác thợ vàng rủ bạn ở lại thêm một ngày nữa, để tối tới ông già râu bạc trên đồi kiếm thêm nhiều vàng hơn hôm trước. Bác thợ may không muốn và nói:
- Với tôi thế là đủ. Tôi mãn nguyện lắm rồi. Giờ tôi có thể trở thành thợ cả, cưới người dễ thương của tôi (anh ta thường gọi người yêu như vậy), tôi sẽ là con người hạnh phúc.
Nhưng chiều ý bạn nên bác cũng vui lòng ở thêm ngày nữa. Để lấy cho nhiều, tối đến bác thợ vàng vắt thêm lên vai mấy cái túi rồi đi về phía đồi. Cũng như tối trước, bác thấy những người tí hon đang ca hát và nhảy múa. Ông lão lại cạo nhẵn râu tóc bác và ra hiệu bác lấy than về. Không chút ngần ngại, bác ta nhét đầy than vào các túi mang theo, rồi hớn hở về nhà, lấy quần áo đắp lên người rồi ngủ. Bác lẩm bẩm:
- Nếu vàng có đè nặng, ta cũng chịu được.
Rồi bác thiu thiu ngủ, yên trí sáng mai mình sẽ là người giàu nứt đố đổ vách. Vừa mới mở mắt bác đã vội đứng dậy lục túi, bác ta rất đỗi ngạc nhiên khi móc ra chỉ thấy toàn than đen sì, móc mãi cũng vậy. Bác ta nghĩ:
- Nhưng mình hãy còn số vàng lấy được ngày hôm qua.
Bác ta vội chạy đi lấy, bác kinh sợ khi thấy số vàng ấy cũng đã trở thành than. Buồn bực, bác đưa hai tay nhọ nhem lên trán suy nghĩ thì thấy đầu mình nhẵn thín và chòm râu cũng bị cạo nhẵn. Nhưng rủi ro vẫn chưa hết: lưng vốn có một cái bướu giờ đây bác lại thấy thêm một cái bướu nữa cũng to như vậy, mọc trước ngực.
Giờ bác đã thấy rõ hình phạt cho lòng tham của mình và ngồi khóc nức nở.
Bác thợ may tốt bụng nghe tiếng khóc tỉnh dậy cố an ủi ông bạn bất hạnh:
- Tôi với bác đã là bạn đồng hành, bác cứ ở với tôi, ta cùng hưởng số vàng của tôi.
Bác thợ may giữ đúng lời hứa. Nhưng bác thợ vàng kia suốt đời phải mang hai cái bướu và phải đội mũ để che cái đầu nhẵn bóng của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng