Món quà của những người tí hon


The little folks' presents


Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi trẩy hội. Một hôm, khi mặt trời vừa lặn sau núi, họ nghe thấy có tiếng nhạc từ xa vọng lại, càng đến gần càng rõ. Tiếng nhạc âm vang kỳ lạ, và xao xuyến lòng người khiến hai khách bộ hành quên cả mệt nhọc cứ thẳng hướng đò rảo bước.
Khi trăng lên thì họ cũng vừa đặt chân tới một quả đồi và nhìn thấy một đám đông người nhỏ bé, nam nữ cầm tay nhau nhảy múa vui vẻ và ca hát tưng bừng. Chính đó là âm thanh mà hai khách bộ hành nghe thấy khi đi đường.
Một ông lão to lớn hơn những người khác một tí ngồi ở giữa, áo quần sặc sỡ, chòm râu bạc phơ rũ xuống quá ngực. Hai người ngạc nhiên đứng ngẩn ra xem. Ông lão vẫy tay mời hai người vào nhảy, những người tí hon mở rộng vòng để họ vào. Bác thợ vàng có bướu ở lưng với tính liều lĩnh vốn có ở những người gù, bước vào trước. Bác thợ may cảm thấy ngượng ngùng, do dự nhưng thấy vui quá cũng bước theo vào. Khi vòng múa khép lại, những người tí hon lại ca múa tưng bừng. Ông lão rút ở thắt lưng một con dao to để mài, khi thấy dao đã sắc ông lão ngoảnh lại tìm hai người lạ mặt. Cả hai hoảng hồn chưa kịp định thần suy nghĩ thì ông lão đã nắm lấy bác thợ vàng, chỉ trong nháy mắt ông đã cạo nhẵn tóc và râu của bác. Bác thợ may cũng bị cạo sạch tóc râu. Nhưng họ hoàn hồn ngay vì sau khi làm xong việc ấy, ông lão lại thân mật vỗ vai họ như muốn khen họ biết ngoan ngoãn vâng lời. Với ngón tay trỏ, ông chỉ tay vào đống than gần đó và ra hiệu họ nhét đầy than vào túi áo. Cả hai lặng lẽ làm theo mặc dầu chẳng biết lấy than thì có ích lợi gì cho mình. Sau đó họ tiếp tục lên đường để tìm chỗ ngủ trọ. Khi họ xuống thung lũng thì chuông ở tu viện làmg bên báo mười hai giờ đêm. Ngay lúc ấy tiếng ca hát nhỏ dần, rồi tất cả đều biến mất chỉ còn lại ánh trăng lẻ loi với quả đồi im lặng.
Hai người bạn đường tìm thấy một quán trọ. Nằm trên đệm rơm, lấy quần áo ra đắp, mệt quá họ ngủ mà quên cả bỏ than ở trong túi ra. Than đè nặng làm họ thức giấc sớm hơn thường lệ. Họ thò tay vào túi nhưng không dám tin ở mắt mình khi thấy túi chứa đầy vàng nguyên chất chứ không phải là than. May quá, râu tóc cũng còn nguyên cả. Họ trở thành những người giàu có. Vốn tính tham lam, bác thợ vàng nhét nhiều than hơn vào túi nên số vàng của bác giờ đây nhiều gấp đôi số vàng của bác thợ may. Kẻ tham, hễ có lại muốn có nhiều hơn, bác thợ vàng rủ bạn ở lại thêm một ngày nữa, để tối tới ông già râu bạc trên đồi kiếm thêm nhiều vàng hơn hôm trước. Bác thợ may không muốn và nói:
- Với tôi thế là đủ. Tôi mãn nguyện lắm rồi. Giờ tôi có thể trở thành thợ cả, cưới người dễ thương của tôi (anh ta thường gọi người yêu như vậy), tôi sẽ là con người hạnh phúc.
Nhưng chiều ý bạn nên bác cũng vui lòng ở thêm ngày nữa. Để lấy cho nhiều, tối đến bác thợ vàng vắt thêm lên vai mấy cái túi rồi đi về phía đồi. Cũng như tối trước, bác thấy những người tí hon đang ca hát và nhảy múa. Ông lão lại cạo nhẵn râu tóc bác và ra hiệu bác lấy than về. Không chút ngần ngại, bác ta nhét đầy than vào các túi mang theo, rồi hớn hở về nhà, lấy quần áo đắp lên người rồi ngủ. Bác lẩm bẩm:
- Nếu vàng có đè nặng, ta cũng chịu được.
Rồi bác thiu thiu ngủ, yên trí sáng mai mình sẽ là người giàu nứt đố đổ vách. Vừa mới mở mắt bác đã vội đứng dậy lục túi, bác ta rất đỗi ngạc nhiên khi móc ra chỉ thấy toàn than đen sì, móc mãi cũng vậy. Bác ta nghĩ:
- Nhưng mình hãy còn số vàng lấy được ngày hôm qua.
Bác ta vội chạy đi lấy, bác kinh sợ khi thấy số vàng ấy cũng đã trở thành than. Buồn bực, bác đưa hai tay nhọ nhem lên trán suy nghĩ thì thấy đầu mình nhẵn thín và chòm râu cũng bị cạo nhẵn. Nhưng rủi ro vẫn chưa hết: lưng vốn có một cái bướu giờ đây bác lại thấy thêm một cái bướu nữa cũng to như vậy, mọc trước ngực.
Giờ bác đã thấy rõ hình phạt cho lòng tham của mình và ngồi khóc nức nở.
Bác thợ may tốt bụng nghe tiếng khóc tỉnh dậy cố an ủi ông bạn bất hạnh:
- Tôi với bác đã là bạn đồng hành, bác cứ ở với tôi, ta cùng hưởng số vàng của tôi.
Bác thợ may giữ đúng lời hứa. Nhưng bác thợ vàng kia suốt đời phải mang hai cái bướu và phải đội mũ để che cái đầu nhẵn bóng của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
A tailor and a goldsmith were travelling together, and one evening when the sun had sunk behind the mountains, they heard the sound of distant music, which became more and more distinct. It sounded strange, but so pleasant that they forgot all their weariness and stepped quickly onwards. The moon had already arisen when they reached a hill on which they saw a crowd of little men and women, who had taken each other's hands, and were whirling round in the dance with the greatest pleasure and delight.
They sang to it most charmingly, and that was the music which the travellers had heard. In the midst of them sat an old man who was rather taller than the rest. He wore a parti-coloured coat, and his iron-grey beard hung down over his breast. The two remained standing full of astonishment, and watched the dance. The old man made a sign that they should enter, and the little folks willingly opened their circle. The goldsmith, who had a hump, and like all hunchbacks was brave enough, stepped in; the tailor felt a little afraid at first, and held back, but when he saw how merrily all was going, he plucked up his courage, and followed. The circle closed again directly, and the little folks went on singing and dancing with the wildest leaps. The old man, however, took a large knife which hung to his girdle, whetted it, and when it was sufficiently sharpened, he looked round at the strangers. They were terrified, but they had not much time for reflection, for the old man seized the goldsmith and with the greatest speed, shaved the hair of his head clean off, and then the same thing happened to the tailor. But their fear left them when, after he had finished his work, the old man clapped them both on the shoulder in a friendly manner, as much as to say, they had behaved well to let all that be done to them willingly, and without any struggle. He pointed with his finger to a heap of coals which lay at one side, and signified to the travellers by his gestures that they were to fill their pockets with them. Both of them obeyed, although they did not know of what use the coals would be to them, and then they went on their way to seek a shelter for the night. When they had got into the valley, the clock of the neighbouring monastery struck twelve, and the song ceased. In a moment all had vanished, and the hill lay in solitude in the moonlight.
The two travellers found an inn, and covered themselves up on their straw-beds with their coats, but in their weariness forgot to take the coals out of them before doing so. A heavy weight on their limbs awakened them earlier than usual. They felt in the pockets, and could not believe their eyes when they saw that they were not filled with coals, but with pure gold; happily, too, the hair of their heads and beards was there again as thick as ever.
They had now become rich folks, but the goldsmith, who, in accordance with his greedy disposition, had filled his pockets better, was as rich again as the tailor. A greedy man, even if he has much, still wishes to have more, so the goldsmith proposed to the tailor that they should wait another day, and go out again in the evening in order to bring back still greater treasures from the old man on the hill. The tailor refused, and said, "I have enough and am content; now I shall be a master, and marry my dear object (for so he called his sweetheart), and I am a happy man." But he stayed another day to please him. In the evening the goldsmith hung a couple of bags over his shoulders that he might be able to stow away a great deal, and took the road to the hill. He found, as on the night before, the little folks at their singing and dancing, and the old man again shaved him clean, and signed to him to take some coal away with him. He was not slow about sticking as much into his bags as would go, went back quite delighted, and covered himself over with his coat. "Even if the gold does weigh heavily," said he, "I will gladly bear that," and at last he fell asleep with the sweet anticipation of waking in the morning an enormously rich man.
When he opened his eyes, he got up in haste to examine his pockets, but how amazed he was when he drew nothing out of them but black coals, and that howsoever often he put his hands in them. "The gold I got the night before is still there for me," thought he, and went and brought it out, but how shocked he was when he saw that it likewise had again turned into coal. He smote his forehead with his dusty black hand, and then he felt that his whole head was bald and smooth, as was also the place where his beard should have been. But his misfortunes were not yet over; he now remarked for the first time that in addition to the hump on his back, a second, just as large, had grown in front on his breast. Then he recognized the punishment of his greediness, and began to weep aloud. The good tailor, who was wakened by this, comforted the unhappy fellow as well as he could, and said, "Thou hast been my comrade in my travelling time; thou shalt stay with me and share in my wealth." He kept his word, but the poor goldsmith was obliged to carry the two humps as long as he lived, and to cover his bald head with a cap.