Món quà của những người tí hon


Darurile piticilor


Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi trẩy hội. Một hôm, khi mặt trời vừa lặn sau núi, họ nghe thấy có tiếng nhạc từ xa vọng lại, càng đến gần càng rõ. Tiếng nhạc âm vang kỳ lạ, và xao xuyến lòng người khiến hai khách bộ hành quên cả mệt nhọc cứ thẳng hướng đò rảo bước.
Khi trăng lên thì họ cũng vừa đặt chân tới một quả đồi và nhìn thấy một đám đông người nhỏ bé, nam nữ cầm tay nhau nhảy múa vui vẻ và ca hát tưng bừng. Chính đó là âm thanh mà hai khách bộ hành nghe thấy khi đi đường.
Một ông lão to lớn hơn những người khác một tí ngồi ở giữa, áo quần sặc sỡ, chòm râu bạc phơ rũ xuống quá ngực. Hai người ngạc nhiên đứng ngẩn ra xem. Ông lão vẫy tay mời hai người vào nhảy, những người tí hon mở rộng vòng để họ vào. Bác thợ vàng có bướu ở lưng với tính liều lĩnh vốn có ở những người gù, bước vào trước. Bác thợ may cảm thấy ngượng ngùng, do dự nhưng thấy vui quá cũng bước theo vào. Khi vòng múa khép lại, những người tí hon lại ca múa tưng bừng. Ông lão rút ở thắt lưng một con dao to để mài, khi thấy dao đã sắc ông lão ngoảnh lại tìm hai người lạ mặt. Cả hai hoảng hồn chưa kịp định thần suy nghĩ thì ông lão đã nắm lấy bác thợ vàng, chỉ trong nháy mắt ông đã cạo nhẵn tóc và râu của bác. Bác thợ may cũng bị cạo sạch tóc râu. Nhưng họ hoàn hồn ngay vì sau khi làm xong việc ấy, ông lão lại thân mật vỗ vai họ như muốn khen họ biết ngoan ngoãn vâng lời. Với ngón tay trỏ, ông chỉ tay vào đống than gần đó và ra hiệu họ nhét đầy than vào túi áo. Cả hai lặng lẽ làm theo mặc dầu chẳng biết lấy than thì có ích lợi gì cho mình. Sau đó họ tiếp tục lên đường để tìm chỗ ngủ trọ. Khi họ xuống thung lũng thì chuông ở tu viện làmg bên báo mười hai giờ đêm. Ngay lúc ấy tiếng ca hát nhỏ dần, rồi tất cả đều biến mất chỉ còn lại ánh trăng lẻ loi với quả đồi im lặng.
Hai người bạn đường tìm thấy một quán trọ. Nằm trên đệm rơm, lấy quần áo ra đắp, mệt quá họ ngủ mà quên cả bỏ than ở trong túi ra. Than đè nặng làm họ thức giấc sớm hơn thường lệ. Họ thò tay vào túi nhưng không dám tin ở mắt mình khi thấy túi chứa đầy vàng nguyên chất chứ không phải là than. May quá, râu tóc cũng còn nguyên cả. Họ trở thành những người giàu có. Vốn tính tham lam, bác thợ vàng nhét nhiều than hơn vào túi nên số vàng của bác giờ đây nhiều gấp đôi số vàng của bác thợ may. Kẻ tham, hễ có lại muốn có nhiều hơn, bác thợ vàng rủ bạn ở lại thêm một ngày nữa, để tối tới ông già râu bạc trên đồi kiếm thêm nhiều vàng hơn hôm trước. Bác thợ may không muốn và nói:
- Với tôi thế là đủ. Tôi mãn nguyện lắm rồi. Giờ tôi có thể trở thành thợ cả, cưới người dễ thương của tôi (anh ta thường gọi người yêu như vậy), tôi sẽ là con người hạnh phúc.
Nhưng chiều ý bạn nên bác cũng vui lòng ở thêm ngày nữa. Để lấy cho nhiều, tối đến bác thợ vàng vắt thêm lên vai mấy cái túi rồi đi về phía đồi. Cũng như tối trước, bác thấy những người tí hon đang ca hát và nhảy múa. Ông lão lại cạo nhẵn râu tóc bác và ra hiệu bác lấy than về. Không chút ngần ngại, bác ta nhét đầy than vào các túi mang theo, rồi hớn hở về nhà, lấy quần áo đắp lên người rồi ngủ. Bác lẩm bẩm:
- Nếu vàng có đè nặng, ta cũng chịu được.
Rồi bác thiu thiu ngủ, yên trí sáng mai mình sẽ là người giàu nứt đố đổ vách. Vừa mới mở mắt bác đã vội đứng dậy lục túi, bác ta rất đỗi ngạc nhiên khi móc ra chỉ thấy toàn than đen sì, móc mãi cũng vậy. Bác ta nghĩ:
- Nhưng mình hãy còn số vàng lấy được ngày hôm qua.
Bác ta vội chạy đi lấy, bác kinh sợ khi thấy số vàng ấy cũng đã trở thành than. Buồn bực, bác đưa hai tay nhọ nhem lên trán suy nghĩ thì thấy đầu mình nhẵn thín và chòm râu cũng bị cạo nhẵn. Nhưng rủi ro vẫn chưa hết: lưng vốn có một cái bướu giờ đây bác lại thấy thêm một cái bướu nữa cũng to như vậy, mọc trước ngực.
Giờ bác đã thấy rõ hình phạt cho lòng tham của mình và ngồi khóc nức nở.
Bác thợ may tốt bụng nghe tiếng khóc tỉnh dậy cố an ủi ông bạn bất hạnh:
- Tôi với bác đã là bạn đồng hành, bác cứ ở với tôi, ta cùng hưởng số vàng của tôi.
Bác thợ may giữ đúng lời hứa. Nhưng bác thợ vàng kia suốt đời phải mang hai cái bướu và phải đội mũ để che cái đầu nhẵn bóng của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Fost odata un croitor si un giuvaergiu si au pornit ei impreuna la drum, ca aveau amandoi cam aceiasi tinta, Si mergand ei asa, intr-o seara, dupa ce soarele apuses in dosul muntilor, numai ce le venira in auz sunetele unui cantec indepartat, care se deslusea din ce in ce mai mult. Si cum cantecul suna ciudat dar si deosebit de placut, isi uitara de orisice oboseala si-o luara repede inspre partea de unde venea cantecul.
Luna rasarise de-acum pe cer si lumina drumul ca ziua, asa ca cei doi calatori putura sa mearga fara de nici o opreliste. Si-n curand, ajunsera la o colina. Si pe colina aceasta, zarira o multime de omuleti care se tineau de mana si dantuiau plini de voiosie, invartindu-se in cerc. Si-n timp ce jucau de mama focului, cantau cu totii o melodie tare duioasa. Pasamite, asta era cantecul pe care-l deslusisera cei doi calatori. In mijlocul piticilor se afla un batran, care era mai mare de stat decat ceilalti si omuletul asta, purta un vesmant, impestritat cu toete culorile si-avea o barba cenusie, care-i atarna pana la glezne.
Croitorul si giuvaergiul se oprira sa priveasca la dantuiala piticilor si se minunara de frumusestea jocului si de dulceata cantecului. La un moment dat, batranul le facu semn sa intre si ei in joc si omuletii desfacura cercul cu draga inima, imbiindu-i la randu-le, sa se prinda in hora. Cum era indraznet din fire, giuvaergiul se si apropie dar vezi ca croitorul se sfii la inceput si ramase pe loc. Dar cand vazu cum se veselesc cu totii, isi lua inima in dinti si se prinse si el in joc. Cat ai clipi, cercul se inchise din nou si prichindeii se prinsera sa cante si sa topaie ca niste apucati, facand sarituri de doi coti. In acest timp, batranul scoase un palos care-i atarna la cingatoare si incepu sa-l ascua.
Si cand fu de ajuns de ascutit, arunca o privire inspre cei doi straini, ca li se facu la amandoi inima, cat un purice. Dar pana sa se gandeasca bine la ce aveau de facut, batranul il apuca pe giuvaergiu de chica si, cu cea mai mare iuteala, ii taie parul de pe cap si mandretea de barba stufoasa. Si la fel pati si croitorul. Dupa ce-i sluti astfel, batranelul ii batu pe umar, de parca ar fi vrut sa le spuna ca e bucuros ca nu s-au impotrivit si, daca vazura asta, celor doi, le mai veni inima la loc. Mosneagul le arata cu degetul o gramada de carbuni si le dadu de inteles sa-si umple cu ei buzunarele. Si cu toate ca nu pricepeau la ce le-ar putea folosi niste carbuni, amandoi il ascultara. Apoi plecara mai departe, sa-si gaseasca un culcus peste noapte, ca picau de somn.
Mersera ei ce mersera, dar nu prea mult, si cand ajunsera in vale, clopotele de la biserica bateau de miezul noptii. Si pe data cantecul amuti. Tot alaiul piticilor se facu nevazut si colina ramase pustie in lumina lunii. Cei doi calatori, gasira adapost la un gospodar, care se indura de ai sa-i lase in grajd. Si facandu-si culcusul pe-un maldar de paie, amandoi se culcara, invelindu-se cu toale, ca se lasase frigul. Vezi insa ca din pricina oboselii, uitasera sa-si scoata carbunii din buzunar, si o greutate care-i inghioldea si-i apasa ii facu sa se trezeasca mai devreme ca de obicei. Bagara ei mana in buzunar, sa vada ce-i supara, si cand o scoasera, nu le veni sa-si creada ochilor, ca in loc de carbuni era plina de aur!… Si ce crezi, parul de pe cap si barba le crescusera la loc, din belsug.
Acu' erau oameni avuti, dar vezi ca giuvaergiul, care din fire era mai hraparet, isi umpluse mai vartos buzunarele decat croitorul, si avea de doua ori mai mult aur decat acesta. Dar parca era multumit!… Un hraparet, cand are mult jinduieste si dupa mai mult… Cum era lacom de avere, giuvaergiul ii propuse croitorului sa mai zaboveasca pe acele locuri si, cand s-o intuneca, sa mearga iarasi la colinaunde-i gasise pe pitici si sa ia cu ei o comoara si mai mare. Vezi insa ca croitorul nici nu vru sa auda de asa ceva.
- Eu sunt multumit cu ce am. Peste putin o sa ajung mester, si-o sa ma insor cu aleasa inimii. Si pot spune ca o sa fiu un om fericit… La ce m-as lacomi? …
Dar ca sa-i faca pe plac, mai ramase inca o zi in satul unde manasera peste noapte. Catre seara, giuvaergiul isi atarna pe umer cateva traiste ca sa poata indesa in elecat mai multi carbuni, si-o porni la drum catre colina piticilor. Si ca si in noaptea trecuta, ii afla pe toti acolo, jucand de mama focului si cantand. Mosneagul il mai tunse o data chilug si dupa asta il indemna sa ia din gramada de carbuni. Giuvaergiul doar atata astepta, si incepu sa-si umple traistele cat incapea in ele. Apoi se intoarse fericit in satul unde astepta croitorul si, culcandu-se, se acoperi cu haina. Si mai inainte de a adormi, isi spuse: "Chiar daca m-o inghioldi aurul de mi-o scoate sufletul, o sa strang din dinti si-o sa rabd!" Si dormi el leganat de dulcea presimtire ca a doua zi va fi un om putred de bogat.
In zori, de cum deschise ochii, se scula sa-si cerceteze buzunarele, dar nu mica-i fu mirarea cand scoase de acolo doar carbuni. Si oricat de mult cauta, nu gasi decat tot carbuni. "Nu-i mare paguba - se mangaie el - ca tot mi-a mai ramas aurul de l-am dobandit in noaptea trecuta!…" Si se duse sa-l ia de unde il ascunsese, ca sa-si mai bucure ochii cu stralucirea lui. Si ce crezi, odata ramase incremenit de spaima, ca-n locul aurului erau doar carbuni!… De amar, se batu peste frunte cu palma plina de negreala si pe loc simti ca tot capul ii este neted ca in palma, si la fel si barbia.
Vezi insa ca nenorocirea lui nu luase inca sfarsit… Abia acum baga de seama ca pe langa cocoasa din spate, ii mai crescuse o cocoasa la fel de mare si-n fata. Abia atunci pricepu ca fusese pedepsit pentru lacomia lui si, de mahnit ce era, incepu sa se jeleasca amarnic. La tipetele lui, croitorul cel cumsecade se trezi din somn si gasi o multime de vorbe bune ca sa-i ogoiasca durerea:
- Ai fost tovarasul meu de drum si-o sa ramai la mine cat oi trai. Si-o sa impartim averea frateste.
Croitorasul se tinu de cuvant, dar bietul giuvaergiu trebui sa poarte toata viata cele doua cocoase. Si cum ramasese chelbos, trebui sa-si acopere capul cu o caciula, ca sa nu i se vada betesugul asta.