De reus en de kleermaker


Gã khổng lồ và người thợ may


Er was eens een kleermaker – een grote praalhans, maar geen betaalhans – en die had zin om eens wat te gaan wandelen in het bos. Zodra hij maar even kon, verliet hij z'n winkel
zwierf langs de wegen
op bruggen en stegen
en liep dan maar,
dan hier, dan daar.
Toen hij buiten was, zag hij in blauwe verten een steile berg. Daarachter een hemelhoge toren, opstijgend uit een wild, donker bos. "Verdraaid!" riep de kleermaker, "wat's dat nu?" en daar hem de nieuwsgierigheid altijd de baas was, ging hij er dadelijk op af. Maar nu deed hij z'n mond en z'n ogen open, toen hij in de buurt kwam, want de toren had benen, sprong ineens over de steile berg, en stond als een machtige reus voor de kleermaker. "Wat wou jij hier, kleine vliegenpoot?" riep hij met een stem of het van alle kanten onweerde. De kleermaker fluisterde: "Ik wou alleen maar eens kijken of ik een stukje brood in 't bos kan verdienen."
"Als het voor 't ogenblik is," zei de reus, "dan kan je bij mij wel in dienst komen." - "Als 't moet, waarom niet? Maar wat voor loon krijg ik?" - "Wat voor loon je krijgt?" zei de reus, "dat zul je horen. Alle jaren driehonderd vijf en zestig dagen, en als het een schrikkeljaar is, nog éne dag extra. Vind je dat goed?" - "Mij best," antwoordde de snijder en hij dacht bij zichzelf: "Een mens moet nu eenmaal liggen, zoals hij zijn bedje gespreid heeft. Ik zal me wel gauw weer vrijmaken." Daarop zei de reus tegen hem: "Vooruit, kleine schurk, haal eens een kruik water." - "Waarom niet liever de beek met de bron erbij?" vroeg de praalhans en hij ging met de kruik naar de beek. "Wat? de beek met de bron erbij?" bromde de reus, die een beetje onhandig en dom was, in z'n baard en hij begon zich minder op zijn gemak te voelen, "die vent kan meer, dan appels piepen; hij heeft een alruin in zijn lijf. Wees op je hoede, ouwe Hans, dat is geen knecht voor jou." Toen de kleermaker het water had gehaald, beval de reus hem, in 't bos een paar stapels hout klein te hakken en naar huis te brengen. "Waarom niet liever het hele bos ineens,
het hele woud
met jong en oud
met tak en blad,
knoestig en glad?"
zei het kleermakertje en hij ging het hout hakken. "Wat?
het hele woud
met jong en oud,
met tak en blad,
knoestig en glad?
en dan de beek met de bron erbij?" bromde de lichtgelovige reus in zijn baard en hij werd nog banger, "die vent kan meer dan appels piepen, die heeft een alruin in zijn lijf! Wees op je hoede, ouwe Hans: dat is geen knecht voor jou." Toen de kleermaker het hout had gebracht, zei de reus hem, twee of drie wilde zwijnen te schieten voor de avondboterham. "Waarom niet liever duizend zwijnen in één schot, en die allemaal hier naar toe brengen?" vroeg de kleermaker opschepperig. "Wat?" riep dat hazenhart van een reus, en hij was nu heel bang, "laat het dan maar voor vandaag en ga maar slapen."
Nu was de reus zo geweldig bang geworden, dat hij de hele nacht geen oog meer dicht deed en aldoor maar dacht, hoe hij het aan moest leggen om zo'n heksenmeester van een knecht kwijt te raken: hoe eerder hoe liever. Maar: komt tijd, komt raad. De volgende morgen gingen de reus en de kleermaker naar een moeras, waar een heleboel wilgen omheen stonden. Toen zei de reus: "Hoor es, mannetje, ga jij eens op een van die wilgentenen zitten, ik zou zo graag zien of jouw gewicht in staat is, die te buigen." Wip! zat het mannetje er boven in, hield z'n adem in en maakte zich zwaar, zo zwaar, dat de teen tenslotte ging buigen. Maar toen hij weer adem moest scheppen, zwiepte de teen hem – hij had ongelukkigerwijs geen strijkijzer in zijn zak – tot groot genoegen van de reus zo ver omhoog, dat men hem niet eens meer zien kon. Als hij niet gevallen is, dan vliegt hij vast nog door de lucht.
Có một anh thợ may nổi tiếng khắp vùng về nói khoác và về tính khất lần mỗi khi mắc nợ. Một hôm anh ta nảy ra ý định đi dạo một chút để ngắm cảnh trời đất. Anh vội vã rời cửa hàng.
"Mình đi đường mình
Qua cầu lớn nhỏ
Thoắt đó, thoắt đây
Đi hoài, đi mãi."
Ra khỏi nhà được một đoạn, anh thấy ở tít xa trong đám sương lam có một ngọn núi cao, vách núi dựng đứng. Sau núi là một ngọn tháp vươn lên từ khu rừng già âm u, tháp vươn sát tận trời mây. Anh thợ may reo:
- Trời ơi, sao cảnh vật lại hùng vĩ kỳ lạ như vậy!
Tính tò mò nổi lên, anh thợ may cứ thể thẳng tiến về phía núi. Khi tới gần, anh ta há hốc mồm, trợn tròn mắt. Cái tháp ấy lại có chân, chỉ nhún mình một cái nó đã nhảy qua một ngọn núi cao vách dựng đứng kia. Và trước mặt anh thợ may giờ đây là một người khổng lồ lực lưỡng, giọng nói vang như sấm đánh từ tứ phía:
- Thằng oắt nhỏ xíu bằng cái chân ruồi kia, mày làm gì ở đây hở?
Anh thợ may lúng búng trong miệng.
- Tôi tính dòm quanh xem liệu có kiếm được mẩu bánh nào ở trong rừng không.
- Nếu mày cũng rảnh rỗi như vậy thì mày có thể theo hầu tao được rồi đó.
- Nếu không tránh được thì sao lại không làm? Nhưng công xá tôi nhận được có khá không?
Gã khổng lồ bảo:
- Công xá mày nhận được có khá không hở? Hãy lắng nghe ta nói: Một năm có ba trăm sáu lăm ngày, nếu đó là năm nhuận thì tính thêm một ngày nữa vào đó, tao sẽ trả công mày đầy đủ không sót một ngày. Như thế mày đã thỏa mãn chưa?
- Theo tôi, thế cũng được!
Trả lời như vậy nhưng trong bụng anh thầm nghĩ: phải tùy cảnh ngộ mà liệu chiều. Tất nhiên phải tìm cách tẩu thoát càng sớm càng tốt.
Rồi gã khổng lồ bảo anh thợ may:
- Thế thì đi mau, thằng oắt con nhãi nhép kia, hãy đi lấy cho ta bình nước!
Anh chàng khoác lác còn hỏi vặn:
- Tại sao không lấy luôn cả suối lẫn nguồn, thế có phải tốt hơn không nào?
Mồm nói, nhưng anh bước luôn, tay xách bình đi lấy nước.
Gã khổng lồ lẩm bẩm:
- Nó nói cái gì? Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không à?
Gã khổng lồ vốn vụng về, ngốc nghếch, tay chống cằm, gã bắt đầu thấy lo:
- Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ! Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu.
Anh thợ may vừa mới lấy nước về thì gã khổng lồ lại sai anh vào rừng đốn mấy khúc gỗ lớn mang về làm củi. Nhưng trước khi đi đốn gỗ, anh còn hỏi vặn:
Chặt cả cánh rừng?
Chặt từng khu một?
Chặt tuốt lớn nhỏ?
Không kể thẳng cong?
Gã khổng lồ vốn cả tin, nghe vậy, mồm hắn lẩm bẩm, dáng lo sợ:
Chặt cả cánh rừng?
Chặt từng khu một?
Chặt tuốt lớn nhỏ?
Không kể thẳng cong?
Và: - Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không?
Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ. Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu.
Anh thợ may vừa mới mang củi về tới nhà thì gã khổng lồ lại sai ngay anh vào rừng bắn lấy hai hay ba con heo rừng về làm bữa ăn chiều. Anh chàng khoác lác kênh kiệu kia lại hỏi:
Chỉ nã một phát
Chết cả ngàn con
Thêm cả mày nữa
Thế có hơn không?
Gã khổng lồ nhát như thỏ đế kia lo sợ vội la:
- Mày nói cái gì? Thôi! Thôi! Hôm nay làm như thế là đủ rồi, và giờ mày có thể đi ngủ được đấy.
Gã khổng lồ vô cùng lo sợ, suốt đêm không tài nào chợp mắt được. Gã suy đi tính lại xem có cách nào tống khứ được cái thằng phù thủu lắm tà thuật, cái thằng oắt con đang theo hầu mình kia càng sớm càng tốt.
Nghĩ mãi rồi cũng phải ra.
Sáng sớm hôm sau, gã khổng lồ và anh thợ may đi dạo tới một khu đầm lầy, liễu mọc đầy quanh bờ đầm. Khi đó gã khổng lồ bảo:
- Hãy nghe đây, chú thợ may. Chú thử leo lên một cành cây, rồi lấy sức đu uốn cành cây xuống sát mặt đất, tớ được xem như vậy chết cũng đã đời.
Thoắt một cái, anh thợ may đã ngồi chót vót trên một cành cây cao, rồi nín hơn dún đu mình ở đầu cành cây làm cành cong xuống. Đến khi lực dún hết tác dụng, rồi do anh không bỏ bàn ủi vào túi cho nặng thêm, cành cây liền bật vút trở lại, anh bị văng tít lên không, không ai nhìn thấy bóng dáng anh nữa. Còn gã khổng lồ thì vui mừng vô hạn.
Nếu anh chưa rơi xuống, chắc chắn anh vẫn còn đang bơi lơ lửng trong không trung.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng