Thỏ và nhím


A nyúl meg a sün


Chuyện này nghe như có vẻ chuyện bịa các bạn ạ, nhưng đó là chuyện có thật đấy. Chuyện này do ông nội tôi kể lại, mỗi lần kể ông tôi thường bảo:
- Các cháu thấy không, đó là chuyện có thật ai mà bịa ra chuyện để kể làm gì.
Đầu đuôi câu chuyện như thế này:
Hồi đó là mùa thu, lúa mạch đen đang trổ bông. Vào một buổi sớm, khi mặt trời đã lên cao, ngọn gió ban mai ấm áp thổi lướt qua thân lúa, chim sơn ca hót vang trong không trung, ong bay vo vo trên cánh đồng, mọi người đều mặc quần áo đẹp, ai nấy vui vẻ, kể cả chú Nhím cũng vậy. Nhím đứng trước cửa nhà mình, hai tay buông thõng, đứng hóng gió mát sớm mai, miệng lẩm bẩm hát một bài ca như chúng ta vẫn thường nghe họ hàng nhà Nhím nghêu ngao hát. Chợt Nhím nảy ra một ý là trong khi đợi vợ rửa ráy mặc quần áo cho con, chú thử dạo ra đồng xem hồi này củ cải đã mọc cao chưa. Chả là củ cải mọc ở cánh đồng cạnh nhà, chú và gia đình vẫn thường ra thu hoạch về dùng, lâu dần coi đó là của riêng của mình.
Đã nói là làm.
Nhím đóng cửa lại rồi đi ra đồng. Nhưng chưa đi khỏi nhà bao xa, Nhím định đi vòng qua hai bụi rậm gai để băng tắt sang ruộng củ cải thì gặp ngay Thỏ cũng đang ra thăm đồng, có nghĩa là Thỏ cũng ra xem bắp cải của mình ra sao. Khi đi giáp mặt Thỏ, Nhím thân mật chào hỏi. Nhưng Thỏ tự cho mình là hạng người cao sang, tỏ vẻ kiêu kỳ, không thèm đáp lễ ngay, mà còn vênh mặt lên dáng khinh khỉnh nói:
- Thế nào, mới sớm tinh mơ mà đã chạy quanh đồng làm gì thế chú mày?
Nhím đáp:
- Tôi đi dạo chơi một chút.
Thỏ mỉm cười hỏi:
- Chú mày mà cũng đi dạo chơi à? Có lẽ chú mày nên dùng chân vào việc khác thì tốt hơn.
Cái lối nói ấy làm nhím tức điên người lên, mọi việc chú đều nhẫn nhục chịu đựng được, nhưng nói đến đôi chân khoèo, cái tật vốn bẩm sinh của chú, thì chú không thể nhịn được. Chú bảo Thỏ:
- Có lẽ anh lầm, chắc gì đôi chân anh đã làm nên chuyện hơn người khác?
Thỏ kiêu hãnh nói:
- Tôi nghĩ, nhất định là hơn hẳn.
Nhím nghĩ bụng: "Có giỏi thì hãy thử sức xem sao," rồi nói:
- Ta thử cái coi, nếu chạy thi thế nào tôi cũng chạy vượt anh.
Thỏ cười nhạo:
- Thật là nực cười chưa! Chú với đôi chân khoèo ấy à?... Thôi được! Chú muốn thế cũng được, nếu chú cao hứng! Thế cuộc cái gì nào?
Nhím nói:
- Một bình sữa.
Thỏ hồ hởi:
- Được, đập tay cuộc nhé, có thể tiến hành ngay được chưa?
Nhím nói:
- Chưa, làm gì mà vội vã thế. Bụng tôi đang đói cồn cào. Trước tiên phải về nhà, ăn chút lót dạ cái đã. Nửa giờ nữa tôi sẽ lại đây.
Nói xong, Nhím đi, còn lại Thỏ rất khoái chí về chuyện này. Dọc đường về nhà, Nhím nghĩ bụng:
- Thỏ cậy chân dài, nhưng mình sẽ có cách để thắng chứ. Thỏ tuy ra vẻ cao sang thế, nhưng vốn là anh chàng ngốc nghếch nên thế nào cũng thua cuộc.
Về đến nhà, Nhím bảo ngay vợ:
- Nhà nó ơi, mặc quần áo nhanh lên, mình phải ra đồng với tôi cái đã.
Vợ nhím hỏi:
- Có chuyện gì thế?
- Tôi đánh cuộc với thỏ lấy bình sữa. Tôi sẽ chạy thi với Thỏ, trong chuyện này mình phải giúp tôi một tay.
Vợ Nhím càu nhàu la lối:
- Ối trời ơi, ông ơi! Ông thông minh để đâu, mất trí rồi hay sao? Ông nghĩ thế nào mà chạy thi với thỏ.
Nhím nói:
- Này bà nó ơi, bà đừng có gào lên thế, đó là chuyện của tôi, bà đừng lo, bà mặc quần áo nhanh lên rồi đi cùng với tôi.
Cô Nhím không biết làm sao, đành đi theo chồng.
Dọc đường Nhím bảo vợ:
- Lưu ý nghe tôi nói nhé! Có nhìn thấy cánh đồng lớn kia không, chúng tôi sẽ chạy trên cánh đồng ấy. Thỏ sẽ chạy trong một luống, tôi trong một luống khác, mà chúng tôi sẽ bắt đầu chạy từ trên xuống. Nhà chỉ việc đứng đây, chỗ cuối luống này. Khi Thỏ chạy từ phía kia tới thì nhà chỉ việc kêu lên gọi: "Tôi ở đây rồi!."
Đến cánh đồng, Nhím chỉ chỗ cho vợ đứng rồi đi ngược lên. Tới đầu đằng kia đã thấy thỏ đợi ở đấy rồi. Thỏ bảo:
- Chạy được chưa nào?
Nhím đáp:
- Được, nào chạy!
Hai con mỗi con đứng vào một luống. Thỏ đếm: "Một, hai, ba!" rồi chạy như gió bão dọc theo cánh đồng. Nhím chỉ chạy ba bước rồi rúc vào luống cày ngồi im. Khi Thỏ chạy như bay xuống tới đầu cánh đồng thì vợ Nhím kêu lên:
- Tôi ở đây rồi!
Thỏ giật mình, ngạc nhiên lắm. Nó đinh ninh là chính Nhím gọi nó. Vì vợ Nhím giống chồng y hệt, điều đó ai cũng biết.
Thỏ nghĩ bụng: "Có cái gì không ổn đây!."
Thỏ nói:
- Chạy lần nữa. Lần này chạy ngược lên!
Rồi nó chạy như gió bão, tai đập phần phật vào đầu. Nghe lời chồng, vợ Nhóm vẫn đứng nguyên chỗ cũ. Thỏ chạy lên đến nơi, Nhím lại gọi:
- Tôi ở đây rồi!
Thỏ tức điên, kêu:
- Chạy lần nữa, nào chạy xuống!
Nhím đáp:
- Chẳng sao cả. Theo tôi, anh thích chạy bao nhiêu lần cũng được.
Thỏ chạy như vậy đến bảy mươi ba lần, mà Nhím vẫn đủ sức chạy. Mỗi lần Thỏ chạy tới đầu trên hay đầu dưới thì Nhím chồng hay Nhím vợ lại nói: "Tôi ở đây rồi!."
Đến lần thứ bảy mươi tư thì Thỏ đành bỏ cuộc, ngã lăn ra đất, nằm ngay đơ giữa đồng. Nhím thắng cuộc liền gọi vợ ra uống sữa rồi cùng nhau vui vẻ về nhà. Nếu hai vợ chồng Nhím chưa chết thì ắt hẳn là còn sống, các cháu ạ!
Như vậy là ở cánh đồng Buxtehud, Nhím đã thắng Thỏ trong cuộc chạy thi và từ đó không có con thỏ nào nghĩ đến chuyện chạy thi với loài nhím Buxtehud nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Ezt a mesét még a nagyapámtól hallottam. Az pedig, amiről szól, így történt hajdanában: Őszre járt az idő. Vasárnap reggel volt, virágzott a pohánka, a nap fenn ragyogott a tiszta égen, a tarlón fürgén surrant tova a langyos szellő, a magasban énekeltek a pacsirták, a méhek vígan döngicséltek a virágok körül, az emberek a templomba ballagtak; boldog volt minden teremtett lélek, elégedett volt a sündisznó is.
Kint állt a kapujában, karját összefonta, kikukkantott a reggeli fuvalomba, és egy nótácskát brummogott maga elé. Dünnyögte, zümmögte jól is, rosszul is, hol hegyesen, hol meg reszelősen, egyszóval olyasformán, ahogyan egy ilyen szép őszi vasárnap reggelen egy sündisznó nótázgat.
Hát ahogy félhangon dudorászik, egyszerre csak gondol egyet, s úgy megörül neki, hogy rá is füttyent. Mit támogassa ő itt tétlenül a kapufélfát, amíg odabent az asszony a családot mosdatja meg öltözteti? Inkább jár egyet a ház körül, megnézi, hogy áll a répa. Mert a lakása körül bőven termett a répa, és tudni való, hogy a sündisznó igen kedveli ezt az ételt; így hát nem csoda, hogy a mi barátunk is erősen a szívén viselte a termés sorsát.
Úgy is tett, ahogy elgondolta: becsukta szépen a kiskaput, és nekivágott a mezőnek. Nem jutott messzire, csak a mező szélén a kökénybokorig, s ott éppen le akart térni a répatábla felé, amikor szembetalálkozott a nyúllal. Az is hasonló járatban volt: a káposztaföldjét akarta megszemlélni.
Mikor a sün észrevette a nyulat, szerencsés jó reggelt kívánt neki. Hanem a nyúl a maga módján szerfölött előkelő úr volt, amellett dölyfös is, kényes is; eszébe sem jutott, hogy fogadja a sün köszönését, hanem csak úgy foghegyről, kevély gúnnyal odavetette neki:
- Hát te mit lótsz-futsz már ilyen korán reggel a réten?
- Sétálok - felelte tisztességgel a sün.
- Sétálsz? - kacagott a nyúl. - Ha nem csalódom, jobbra is használhatnád a lábadat, mint sétifikálásra!
Ez a pökhendiség mérhetetlenül bosszantotta a sünt. Mindent békén e! tudott viselni, csak azt az egyet nem, ha a lábát emlegették. Hát nem épp elég baj neki, hogy görbe lábúnak született, még csúfolják is érte!
- Te talán azt hiszed, hogy többre mégy a lábaddal, mint én? - vágott vissza kelletlenül.
- Azt hát! - felelte hetykén a nyúl.
- Tudod, mit? Tegyünk próbát! - ajánlotta a sün. - Fogadjunk, hogy elhagylak, ha versenyt futunk!
- Tiszta nevetség! Ezzel a karikalábaddal? - kevélykedett a nyúl. - De ha olyan nagy kedved van rá, nem bánom, legyen meg. Mi a tét?
- Egy arany meg egy üveg pálinka - mondta a sün gazda.
A nyúl fölényesen kidüllesztette a mellét, még a bajusza is remegett a nagy önteltségtől, mikor kezet nyújtott a sünnek:
- Itt a kezem, nem disznóláb! Állom a fogadást. Rajta, kezdjük!
- No, annyira azért nem sürgős felelte a sün. - Én még ma nem ettem egy falatot sem, éhes vagyok, előbb hazamegyek, és jól megreggelizem. Ki hallott olyat, korgó gyomorral versenyt futni? Hanem ha neked is úgy tetszik, fél óra múlva itt találkozunk.
Azzal elváltak, mert a nyúl nem emelt kifogást a dolog ellen.
A sün, ahogy szép kényelmesen hazafelé cammogott, így tűnődött magában:
"Ez a nyúl nagyon megbízik abban a pipaszárlábában, de én bizony kifogok rajta! Akármilyen előkelő úr a koma, mégiscsak ostoba fickó; megtanítjuk tisztességre!"
Beballagott a házába, odaszólt a feleségének:
- Cihelődj, asszony, jössz velem a mezőre.
- Minek? - kérdezte az asszony.
- Fogadtam a nyúllal egy aranyba meg egy üveg pálinkába. Versenyt futunk.
Sünné összecsapta a kezét megrökönyödésében.
- Uram teremtőm, megháborodtál? Hát hogy futhatnál te versenyt a nyúllal.
- Csiba te! - mordult rá az ura. - Ez az én dolgom. Ne ártsd magad a férfiak ügyébe. Egy-kettő, szedelőzködj, és menjünk!
Mit tehetett mást az asszony? Akár tetszett neki, akár nem, baktatott zsörtölődve az ura után. Ahogy így cammognak, sün gazda hátraszól, azt mondja:
Jól figyelj rá, mit beszélek. Látod ott azt a hosszú szántást?
- Látom hát!
- Azon lesz a verseny. A nyúl szalad majd az egyik barázdában, én meg a másikban. Onnét fentről kezdjük. Neked nincs egyéb dolgod, mint hogy beállsz ide a barázda végébe, és amikor a nyúl amonnét túlról ideér, szembekiabálod vele, hogy: "Én már itt vagyok!"
Az asszony bólintott, és máris a szántóhoz értek. A sün megmutatta az asszonynak a helyét, ő maga meg szép nyugodtan felsétált a tábla túlsó végére. A nyúl már türelmetlenül várta.
- Kezdhetjük?
Mindegyik elfoglalta a maga barázdáját.
- Kezdhetjük.
A nyúl hármat számolt.
- Egy! Kettő! Há-rom!
És nekiiramodott, akár a szél.
A sün éppen csak úgy tessék-lássék vele szaladt egy-két lépést, aztán lekuporodott a barázdájában, és meg sem moccant többet.
A nyúl vad vágtában közeledett a szántóföld túlsó végéhez. Hanem a szomszéd barázdában egyszeriben fölágaskodik sünné asszony, és harsányan odakiabálja neki:
- Én már itt vagyok!
Nyúl úr elképedt, szinte gyökeret vert a lába. Egy pillanatra sem hitte, hogy nem sün gazdát látja maga előtt; tudvalevő ugyanis, hogy sünéknél az asszony szakasztott olyan, mint a férfi.
"Ez nem tiszta dolog" - gondolta a hosszú lábú koma, és nagyot rikkantott:
- Még egyszer! Vissza!
Azzal megint nekiiramodott, hátracsapta a fülét, nyargalt, mint a szél; sünné meg ottmaradt nyugton a helyén.
Futott a nyúl, porzott a föld a nyomában; egykettőre fölért a szántás felső végére. Hát uramfia, nem ott várja már a sün, még csak nem is szuszog a loholástól! A nyúl magánkívül volt mérgében.
- Még egyszer! - kiáltotta. - Vissza!
- Felőlem ahányszor csak akarod - dünnyögte a sün kényelmesen.
A nyúl még hetvenháromszor nyargalt ide-oda, de a sün állta a versenyt. Mert valahányszor a nyúl a cél közelébe ért, akár fönt, akár lent, vagy a sün, vagy a felesége odaszólt neki, hogy:
- Én már itt vagyok!
Hetvennegyedszer nyúl koma már nem bírta végig, a szántóföld közepén összerogyott. A sün pedig fogta a nyereséget, az aranyat meg az üveg pálinkát, kiszólította a feleségét a barázdából, békességgel hazakocogtak, ittak egy-egy kupicával a jóféle kisüstiből - s attól fogva mind a mai napig egyetlen nyúlfi sem mert többé élcelődni a sünnemzetség kurta karikalábán.