El tambor


Anh chàng đánh trống


Un anochecer caminaba un joven tambor por el campo, completamente solo, y, al llegar a la orilla de un lago, vio tendidas en ellas tres diminutas prendas de ropa blanca. "Vaya unas prendas bonitas!" se dijo, y se guardó una en el bolsillo. Al llegar a su casa, metióse en la cama, sin acordarse, ni por un momento, de su hallazgo. Pero cuando estaba a punto de dormirse, parecióle que alguien pronunciaba su nombre. Aguzó el oído y pudo percibir una voz dulce y suave que le decía: "¡Tambor, tambor, despierta!" Como era noche oscura, no pudo ver a nadie; pero tuvo la impresión de que una figura se movía delante de su cama. "¿Qué quieres?" preguntó. "Devuélveme mi camisita," respondió la voz, "la que me quitaste anoche junto al lago." - "Te la daré sí me dices quién eres," respondió el tambor. "¡Ah!" clamó la voz, "soy la hija de un poderoso rey; pero caí en poder de una bruja y vivo desterrada en la montaña de cristal. Todos los días, mis dos hermanas y yo hemos de ir a bañarnos al lago; pero sin mi camisita no puedo reemprender el vuelo. Mis hermanas se marcharon ya; pero yo tuve que quedarme. Devuélveme la camisita, te lo ruego." - "Tranquilízate, pobre niña," dijo el tambor, "te la daré con mucho gusto." Y, sacándosela del bolsillo, se la alargó en la oscuridad. Cogióla ella y se dispuso a retirarse. "Aguarda un momento," dijo el muchacho, "tal vez pueda yo ayudarte." - "Sólo podrías hacerlo subiendo a la cumbre de la montaña de cristal y arrancándome del poder de la bruja. Pero a la montaña no podrás llegar; aún suponiendo que llegaras al pie, jamás lograrías escalar la cumbre." - "Para mí, querer es poder," dijo el tambor," me inspiras lástima, y yo no le temo a nada. Pero no sé el camino que conduce a la montaña." - "El camino atraviesa el gran bosque poblado de ogros," respondió la muchacha, "es cuanto puedo decirte." Y la oyó alejarse.
Al clarear el día púsose el soldadito en camino. Con el tambor colgado del hombro, adentróse, sin miedo, en la selva y, viendo, al cabo de buen rato de caminar por ella, que no aparecía ningún gigante, pensó: Será cosa de despertar a esos dormilones. Puso el tambor ni posición y empezó a redoblarlo tan vigorosamente, que las aves remontaron el vuelo con gran algarabía. Poco después se levantaba un gigante, tan alto como un pino, que había estado durmiendo sobre la hierba. "¡Renacuajo!" le gritó, "¿cómo se te ocurre meter tanto ruido y despertarme del mejor de los sueños?" - "Toco," respondió el tambor, "para indicar el camino a los muchos millares que me siguen." - "¿Y qué vienen a buscar a la selva?" preguntó el gigante. "Quieren exterminamos y limpiar el bosque de las alimañas de tu especie." - "¡Vaya!" exclamó el monstruo, "os mataré a pisotones, como si fueseis hormigas." - "¿Crees que podrás con nosotros?" replicó el tambor, "cuando te agaches para coger a uno, se te escapará y se ocultará; y en cuanto te eches a dormir, saldrán todos de los matorrales y se te subirán encima. Llevan en el cinto un martillo de hierro y te partirán el cráneo." Preocupóse el gigante y pensó: Si no procuro entenderme con esta gentecilla astuta, a lo mejor salgo perdiendo. A los osos y los lobos les aprieto el gaznate; pero ante los gusanillos de la tierra estoy indefenso. "Oye, pequeño," prosiguió en alta voz, "retírate, y te prometo que en adelante os dejaré en paz a ti y a los tuyos; además, si tienes algún deseo que satisfacer, dímelo y te ayudaré." - "Tienes largas piernas," dijo el tambor, "y puedes correr más que yo. Si te comprometes a llevarme a la montaña de cristal, tocaré señal de retirada, y por esta vez los míos te dejarán en paz." - "Ven, gusano," respondió el gigante, "súbete en mi hombro y te llevaré adonde quieras." Levantólo y, desde la altura, nuestro soldado se puso a redoblar con todas sus fuerzas. Pensó el gigante: Debe de ser la señal de que se retiren los otros. Al cabo de un rato salióles al encuentro un segundo gigante que, cogiendo al tamborcillo, se lo puso en el ojal. El soldado se agarró al botón, que era tan grande como un plato, y se puso a mirar alegremente en derredor. Luego se toparon con un tercero, el cual sacó al hombrecillo del ojal y se lo colocó en el ala del sombrero; y ahí tenemos a nuestro soldado, paseando por encima de los pinos. Divisó a lo lejos una montaña azul y pensó: Ésa debe de ser la montaña de cristal, y, en efecto, lo era. El gigante dio unos cuantos pasos y llegaron al pie del monte, donde se apeó el tambor. Ya en tierra, pidió al grandullón que lo llevase a la cumbre; pero el grandullón sacudió la cabeza y, refunfuñando algo entre dientes, regresó al bosque.
Y ahí tenemos al pobre tambor ante la montaña, tan alta como si hubiesen puesto tres, una encima de otra, y, además, lisa como un espejo. ¿Cómo arreglárselas? Intentó la escalada, pero en vano, resbalaba cada vez. ¡Quién tuviese alas! suspiró; pero de nada sirvió desearlo; las alas no le crecieron. Mientras estaba perplejo sin saber qué hacer, vio a poca distancia dos hombres que disputaban acaloradamente. Acercándose a ellos, se enteró de que el motivo de la riña era una silla de montar colocada en el suelo y que cada uno quería para sí. "¡Qué necios sois!" díjoles, "os peleáis por una silla y ni siquiera tenéis caballo." - "Es que la silla merece la pena," respondió uno de los hombres, "quien se suba en ella y manifiesta el deseo de trasladarse adonde sea, aunque se trate del fin del mundo, en un instante se encuentra en el lugar pedido. La silla es de los dos, y ahora me toca a mí montarla, pero éste se opone." - "Yo arreglaré la cuestión," dijo el tambor, se alejó a cierta distancia y clavó un palo blanco en el suelo. Luego volvió a los hombres y dijo: "El palo es la meta; el que primero llegue a ella, ése montará antes que el otro." Emprendieron los dos la carrera, y en cuanto se hubieron alejado un trecho, nuestro mozo se subió en la silla y, expresando el deseo de ser transportado a la cumbre de la montaña de cristal, encontróse en ella en un abrir y cerrar de ojos. La cima era una meseta, en la cual se levantaba una vieja casa de piedra; delante de la casa se extendía un gran estanque y detrás quedaba un grande y tenebroso bosque. No vio seres humanos ni animales; reinaba allí un silencio absoluto, interrumpido solamente por el rumor del viento entre los árboles, y las nubes se deslizaban raudas, a muy poca altura, sobre su cabeza. Se acercó a la puerta y llamó. A la tercera llamada se presentó a abrir una vieja de cara muy morena y ojos encarnados; llevaba anteojos cabalgando sobre su larga nariz y mirándolo con expresión escrutadora, le preguntó qué deseaba. "Entrada, comida y cama," respondió el tambor. "Lo tendrás," replicó la vieja, "si te avienes antes a hacer tres trabajos." - "¿Por qué no?" dijo él, "no me asusta ningún trabajo por duro que sea." Franqueóle la mujer el paso, le dio de comer y, al llegar la noche, una cama. Por la mañana, cuando ya estaba descansado, la vieja se sacó un dedal del esmirriado dedo, se lo dio y le dijo: "Ahora, a trabajar. Con este dedal tendrás que vaciarme todo el estanque. Debes terminar antes del anochecer, clasificando y disponiendo por grupos todos los peces que contiene." - "¡Vaya un trabajo raro!" dijo el tambor, y se fue al estanque para vaciarlo. Estuvo trabajando toda la mañana; pero, ¿qué puede hacerse con un dedal ante tanta agua, aunque estuviera uno vaciando durante mil años? A mediodía pensó: Es inútil; lo mismo da que trabaje como que lo deje, y se sentó a la orilla. Vino entonces de la casa una muchacha y, dejando a su lado un cestito con la comida, le dijo: "¿Qué ocurre, pues te veo muy triste?" Alzando él la mirada, vio que la doncella era hermosísima. "¡Ay!" le respondió, "si no puedo hacer el primer trabajo, ¿cómo serán los otros? Vine para redimir a una princesa que debe habitar aquí; pero no la he encontrado. Continuaré mi ruta." - "Quédate," le dijo la muchacha, "yo te sacaré del apuro. Estás cansado; reclina la cabeza sobre mi regazo, y duerme. Cuando despiertes, la labor estará terminada." El tambor no se lo hizo repetir, y, en cuanto se le cerraron los ojos, la doncella dio la vuelta a una sortija mágica y pronunció las siguientes palabras: "Agua, sube. Peces, afuera." Inmediatamente subió el agua, semejante a una blanca niebla, y se mezcló con las nubes, mientras los peces coleteaban y saltaban a la orilla, colocándose unos al lado de otros, distribuidos por especies y tamaños. Al despertarse, el tambor comprobó, asombrado, que ya estaba hecho todo el trabajo. Pero la muchacha le dijo: "Uno de los peces no está con los suyos, sino solo. Cuando la vieja venga esta noche a comprobar si está listo el trabajo que te encargó, te preguntará: ¿Qué hace este pez aquí solo? Tíraselo entonces a la cara, diciéndole: ¡Es para ti, vieja bruja!" Presentóse la mujer a la hora del crepúsculo y, al hacerle la pregunta, el tambor le arrojó el pez a la cara. Simuló ella no haberlo notado y nada dijo; pero de sus ojos escapóse una mirada maligna. A la mañana siguiente lo llamó de nuevo: "Ayer te saliste fácilmente con la tuya; pero hoy será más difícil. Has de talarme todo el bosque, partir los troncos y disponerlos en montones; y debe quedar terminado al anochecer." Y le dio un hacha, una maza y una cuña; pero la primera era de plomo, y las otras, de hojalata. A los primeros golpes, las herramientas se embotaron y aplastaron, dejándolo desarmado. Hacia mediodía, volvió la muchacha con la comida y lo consoló: "Descansa la cabeza en mi regazo y duerme; cuando te despiertes, el trabajo estará hecho." Dio vuelta al anillo milagroso, y, en un instante, desplomóse el bosque entero con gran estruendo, partiéndose la madera por sí sola y estibándose en montones; parecía como si gigantes invisibles efectuasen la labor. Cuando se despertó, díjole la doncella: "¿Ves? La madera está partida y amontonada; sólo queda suelta una rama. Cuando, esta noche, te pregunte la vieja por qué, le das un estacazo con la rama y le respondes: ¡Esto es para ti, vieja bruja!" Vino la vieja: "¿Ves," le dijo, "qué fácil resultó el trabajo? Pero, ¿qué hace ahí esa rama?" - "¡Es para ti, vieja bruja!" respondióle el mozo, dándole un golpe con ella. La mujer hizo como si no lo sintiera, y, con una risa burlona, le dijo: "Mañana harás un montón de toda esta leña, le prenderás fuego y habrá de consumirse completamente." Levantóse el tambor a las primeras luces del alba para acarrear la leña; pero, ¿cómo podía un hombre solo transportar todo un bosque? El trabajo no adelantaba. Pero la muchacha no lo abandonó en su cuita; trájole a mediodía la comida y, después que la hubo tomado, sentóse, con la cabeza en su regazo, y se quedó dormido. Cuando se despertó, ardía toda la pira en llamas altísimas, cuyas lenguas llegaban al cielo. "Escúchame," le dijo la doncella, "cuando venga la bruja, te mandará mil cosas; haz, sin temor, cuanto te ordene; sólo así no podrá nada contigo; pero si tienes miedo, serás víctima del fuego. Finalmente, cuando ya lo hayas realizado todo, la agarras con ambas manos y la arrojas a la hoguera." Marchóse la muchacha y, a poco, presentóse la vieja: "¡Uy, qué frío tengo!" exclamó, "pero ahí arde un fuego que me calentará mis viejos huesos. ¡Qué bien! Allí veo un tarugo que no quema; sácalo. Si lo haces, quedarás libre y podrás marcharte adonde quieras. ¡Ala, adentro sin miedo!" El tambor no se lo pensó mucho y saltó en medio de las llamas; pero éstas no lo quemaron, ni siquiera le chamuscaron el cabello. Cogió el tarugo y lo sacó de la pira. Mas apenas la madera hubo tocado el suelo, transformóse, y nuestro mozo vio de pie ante él a la hermosa doncella que le había ayudado en los momentos difíciles. Y por los vestidos de seda y oro que llevaba, comprendió que se trataba de la princesa. La vieja prorrumpió en una carcajada diabólica y dijo: "Piensas que ya es tuya; pero no lo es todavía." Y se disponía a lanzarse sobre la doncella para llevársela; pero él agarró a la bruja con ambas manos, levantóla en el aire y la arrojó entre las llamas, que enseguida se cerraron sobre ella, como ávidas de devorar a la hechicera.
La princesa se quedó mirando al tambor, y, al ver que era un mozo gallardo y apuesto, y pensando que se había jugado la vida para redimirla, alargándole la mano le dijo: "Te has expuesto por mí; ahora, yo lo haré por ti. Si me prometes fidelidad, serás mi esposo. No nos faltarán riquezas; tendremos bastantes con las que la bruja ha reunido aquí." Condújolo a la casa, donde encontraron cajas y cajones repletos de sus tesoros. Dejaron el oro y la plata, y se llevaron únicamente las piedras preciosas. No queriendo permanecer por más tiempo en la montaña de cristal, dijo el tambor a la princesa: "Siéntate en mi silla y bajaremos volando como aves." - "No me gusta esta vieja silla," respondió ella, "sólo con dar vuelta a mi anillo mágico estamos en casa." - "Bien," asintió él, "entonces, pide que nos sitúe en la puerta de la ciudad." Estuvieron en ella en un santiamén, y el tambor dijo: "Antes quiero ir a ver a mis padres y darles la noticia. Aguárdame tú aquí en el campo; no tardaré en regresar." - "¡Ay!" exclamó la doncella, "ve con mucho cuidado; cuando llegues a casa, no beses a tus padres en la mejilla derecha, si lo hicieses, te olvidarías de todo, y yo me quedaría sola y abandonada en el campo." - "¿Cómo es posible que te olvide?" contestó él; y le prometió estar muy pronto de vuelta. Cuando llegó a la casa paterna, nadie lo conoció. ¡Tanto había cambiado! Pues resulta que los tres días que pasara en la montaña habían sido, en realidad, tres largos años. Diose a conocer, y sus padres se le arrojaron al cuello locos de alegría; y estaba el mozo tan emocionado que, sin acordarse de la recomendación de su prometida, los besó en las dos mejillas. Y en el momento en que estampó el beso en la mejilla derecha, borrósele por completo de la memoria todo lo referente a la princesa. Vaciándose los bolsillos, puso sobre la mesa puñados de piedras preciosas, tantas, que los padres no sabían qué hacer con tanta riqueza. El padre edificó un magnífico castillo rodeado de jardines, bosques y prados, como si se destinara a la residencia de un príncipe. Cuando estuvo terminado, dijo la madre: "He elegido una novia para ti; dentro de tres días celebraremos la boda." El hijo se mostró conforme con todo lo que quisieron sus padres.
La pobre princesa estuvo aguardando largo tiempo a la entrada de la ciudad la vuelta de su prometido. Al anochecer, dijo: "Seguramente ha besado a sus padres en la mejilla derecha, y me ha olvidado." Llenóse su corazón de tristeza y pidió volver a la solitaria casita del bosque, lejos de la Corte de su padre. Todas las noches volvía a la ciudad y pasaba por delante de la casa del joven, él la vio muchas veces, pero no la reconoció. Al fin, oyó que la gente decía: "Mañana se celebra su boda." Intentaré recobrar su corazón, pensó ella. Y el primer día de la fiesta, dando vuelta al anillo mágico, dijo: "Quiero un vestido reluciente como el sol." En seguida tuvo el vestido en sus manos; y su brillo era tal, que parecía tejido de puros rayos. Cuando todos los invitados se hallaban reunidos, entró ella en la sala. Todos los presentes se admiraron al contemplar un vestido tan magnífico; pero la más admirada fue la novia, cuyo mayor deseo era el conseguir aquellos atavíos. Se dirigió, pues, a la desconocida y le preguntó si quería venderlo. "No por dinero," respondió ella, "pero os lo daré si me permitís pasar la noche ante la puerta de la habitación del novio." La novia, con el afán de poseer la prenda, accedió; pero mezcló un somnífero en el vino que servíase al novio, por lo que éste quedó sumido en profundo sueño. Cuando ya reinó el silencio en todo el palacio, la princesa, pegándose a la puerta del aposento y entreabriéndola, dijo en voz alta:
"Tambor mío, escucha mis palabras.
¿Te olvidaste de tu amada,
la de la montaña encantada?
¿De la bruja no te salvé, mi vida?
¿No me juraste fidelidad rendida?
Tambor mío, escucha mis palabras."
Pero todo fue en vano; el tambor no se despertó, y, al llegar la mañana, la princesa hubo de retirarse sin haber conseguido su propósito. Al atardecer del segundo día, volvió a hacer girar el anillo y dijo: "Quiero un vestido plateado como la luna." Y cuando se presentó en la fiesta en su nuevo vestido, que competía con la luna en suavidad y delicadeza, despertó de nuevo la codicia de la novia, logrando también su conformidad de que pasase la segunda noche ante la puerta del dormitorio. Y, en medio del silencio nocturno, volvió a exclamar:
"Tambor mío, escucha mis palabras.
¿Te olvidaste de tu amada,
la de la montaña encantada?
¿De la bruja no te salvé, mi vida?
¿No me juraste fidelidad rendida?
Tambor mío, escucha mis palabras."
Pero el tambor, bajo los efectos del narcótico, no se despertó tampoco, y la muchacha, al llegar la mañana, hubo de regresar. tristemente, a su casa del bosque. Pero las gentes del palacio habían oído las lamentaciones de la princesa y dieron cuenta de ello al novio, diciéndole también que a él le era imposible oírla, porque en el vino que se tomaba al acostarse mezclaban un narcótico. Al tercer día, la princesa dio vuelta al prodigioso anillo y dijo: "Quiero un vestido centelleante como las estrellas." Al aparecer en la fiesta, la novia quedó anonadada ante la magnificencia del nuevo traje, mucho más hermoso que los anteriores, y dijo: "Ha de ser mío, y lo será." La princesa se lo cedió como las veces anteriores, a cambio del permiso de pasar la noche ante la puerta del aposento del novio. Éste. empero, no se tomó el vino que le sirvieron al ir a acostarse, sino que lo vertió detrás de la cama. Y cuando ya en toda la casa reinó el silencio, pudo oír la voz de la doncella, que le decía:
"Tambor mío, escucha mis palabras.
¿Te olvidaste de tu amada,
la de la montaña encantada?
¿De la bruja no te salvé, mi vida?
¿No me juraste fidelidad rendida
Tambor mío, escucha mis palabras."
Y, de repente, recuperó la memoria. "¡Ay," exclamó, "cómo es posible que haya obrado de un modo tan desleal! Tuvo la culpa el beso que di a mis padres en la mejilla derecha; él me aturdió." Y, precipitándose a la puerta y tomando de la mano a la princesa, la llevó a la cama de sus padres. "Ésta es mi verdadera prometida," les dijo, "y si no me caso con ella, cometeré una grandísima injusticia." Los padres, al enterarse de todo lo sucedido, dieron su consentimiento. Fueron encendidas de nuevo las luces de la sala, sonaron tambores y trompetas, envióse invitación a amigos y parientes, y celebróse la boda con la mayor alegría. La otra prometida se quedó con los hermosos vestidos, y con ellos se dio por satisfecha.
Một buổi tối kia, anh chàng đánh trống đi lang thang một mình ở giữa cánh đồng, tới bên bờ hồ, anh thấy có ba chiếc áo trắng, anh nói:
- Vải mịn đẹp đấy!
Rồi anh cho luôn một cái vào túi. Về nhà, anh quên khuấy mất chuyện được của rơi và lên giường ngủ. Vừa mới chợp mắt, anh chợt nghe hình như có tiếng gọi mình rất khẽ:
- Anh đánh trống ơi, anh đánh trống ơi, dậy đi!
Trời tối nên anh không nhận được ra ai, nhưng anh thấy rõ ràng là một cái bóng lơ lửng trên giường mình nằm. Anh lên tiếng hỏi:
- Người kia muốn gì?
Có tiếng người đáp:
- Cho tôi xin lại chiếc áo anh cầm ở bên hồ lúc tối.
Anh chàng đánh trống đáp:
- Nếu nói cho tôi biết là ai thì tôi sẽ trả áo.
Có tiếng người đáp:
- Trời, tôi vốn là công chúa con vua một nước hùng cường, chẳng may tôi sa vào tay một mụ phù thủy, và tôi bị đày lên núi thủy tinh. Ngày nào ba chị em tôi cũng tới hồ tắm. Hai chị tôi đã về, nhưng tôi vì không có áo nên không về được. Xin anh trả cho tôi chiếc áo.
Anh đánh trống nói:
- Tôi sẵn lòng trả lại áo, cô cứ yên tâm, cô bé đáng thương ơi!
Anh lấy áo trong túi ra và đưa chiếc áo cho người kia trong bóng tối lờ mờ. Người con gái giơ tay nhận chiếc áo và định đi ngay, nhưng anh nói:
- Hãy khoan nào, biết đâu tôi có thể giúp cho cô được gì thì sao.
- Muốn cứu tôi thoát khỏi vòng pháp thuật của phù thủy thì phải lên ngọn núi thủy tinh. Dù anh có tới chân núi thủy tinh thì anh cũng không làm sao lên được ngọn núi.
Anh đánh trống đáp:
- Điều gì tôi muốn là tôi làm được. Tôi không biết sợ là gì, tôi rất thương cô, nhưng tôi không biết đường tới đó.
Cô gái đáp:
- Đường xuyên qua một cánh rừng lớn, ở đó có một bọn chuyên ăn thịt người. Tôi chỉ được phép nói với anh điều đó thôi.
Ngay sau đó anh chỉ nghe thấy tiếng gió và cô gái biến mất.
Hôm sau, trời vừa hửng sáng, anh đánh trống đã thức giấc, đeo trống lên vai và cứ thẳng đường đi tới rừng, lòng hoàn toàn thanh thản. Vào trong rừng sâu mà anh đánh trống vẫn chưa gặp một ai, anh nghĩ:
- Mình phải đánh thức cái bọn ngủ trưa dậy mới được!
Anh đưa trống ra phía trước và khua vang một hồi làm cho chim chóc náo động cả lên, xao xác bay đi.
Lát sau có một tên khổng lồ nằm ngủ trên bãi cỏ nhỏm dậy, hắn đứng cao lênh khênh như một cây thông. Hắn nói:
- Này thằng nhóc kia, làm gì mà khua trống ầm lên làm tao đang ngủ ngon bị đánh thức dậy.
Anh đáp:
- Ta đánh trống để cho hàng ngàn người định hướng mà tới đây.
Tên khổng lồ nói:
- Họ định làm gì ở trong rừng của ta?
- Họ tới để kết liễu đời mày, để dọn sạch khu rừng khỏi những quái vật như loại mày.
Tên khổng lồ đáp:
- Hay đấy, nhưng ta sẽ giẫm chết cả bọn như giẫm kiến.
Anh đánh trống đáp:
- Đừng tưởng vậy nhé, mày chẳng làm gì nổi họ đâu. Mày chưa kịp giơ chân ra thì họ đã nhảy đi ẩn mất. Đợi lúc mày ngủ say họ mới kéo nhau ra, trèo lên người mày, rút từ thắt lưng ra một cái búa sắt và sẽ đập nát đầu mày ra.
Tên khổng lồ đâm ra ngán, nó nghĩ:
- Chơi với lũ tinh quái này chỉ có thiệt thân. Sói hay gấu ta có thể tóm quật chết tươi. Nhưng đám sâu đất này thì không đùa được với chúng.
Rồi hắn nói:
- Nghe đây, thằng nhóc, hãy đi cho khuất mắt, từ nay trở đi ta cũng không bao giờ dám giây với mày cùng đồng bọn. Nhưng ta cũng sẵn lòng giúp một tay nếu mày cần.
Anh đánh trống nói:
- Chân cao như mày thì chạy nhanh lắm, thế mày cõng tao tới núi thủy tinh nhé, để tao ra hiệu cho đồng bọn rút lui, để mày được yên thân.
Tên khổng lồ nói:
- Thì lại đây, quân nhãi nhép, trèo lên vai, ta sẽ đưa mày tới đó.
Tên khổng lồ nhấc anh lên vai, ngồi trên vai anh đánh liền một hồi trống. Tên khổng lồ nghĩ bụng:
- Chắc nó đánh trống hiệu cho đồng bọn rút.
Đi được một thôi đường thì gặp một tên khổng lồ khác. Hắn nhấc anh từ vai tên kia và cho ngồi vào một chiếc khuy áo to bằng chậu sành. Ngồi trong đó anh tỏ ra thích chí, hết ngó lại nghiêng. Rồi lại gặp tên thứ ba, tên này cho anh lên vành mũ hắn mà ngồi. Ngồi ở đó anh tha hồ ngắm, nhìn qua các ngọn cây, anh thấy xa xa có một ngọn núi. Anh nghĩ bụng:
- Chắc đó là núi thủy tinh.
Đó chính là núi thủy tinh. Tên khổng lồ mới rảo bước một lúc là đã tới chân núi, hắn đặt anh xuống đất. Anh đánh trống đòi hắn đưa mình lên tận ngọn núi, nhưng hắn lắc đầu, nói lẩm bẩm gì đó rồi quay vào trong rừng.
Giờ đây trước mặt anh chàng đánh trống đáng thương là một ngọn núi cao ngất trời, tưởng chừng như nó là do ba ngọn núi chồng lên nhau vậy. Sườn núi láng như gương, anh không biết có cách nào trèo lên được. Anh trèo lên được một tí rồi lại bị trượt xuống ngần ấy. Anh nghĩ bụng:
- Giá ta là chim nhỉ.
Nhưng mong ước có giúp ích gì, cánh vẫn không thể vì thế mà mọc lên. Giữa lúc anh đang đứng tần ngần chưa biết cách nào thì thấy có hai người đang cãi nhau rất to tiếng. Anh đi lại phía họ, và thấy họ cãi nhau chỉ vì chiếc yên ngựa vất trên mặt đất, ai cũng muốn lấy cái yên ngựa.
Anh nói:
- Các ngươi có khùng không đấy, ngựa không có mà lại tranh nhau cái yên ngựa.
Một trong hai người đáp:
- Vì cái yên ngựa rất quí nên mới tranh nhau. Muốn đi đâu, dù có tới tận cùng thế giới đi chăng nữa, chỉ cần ngồi lên yên, nói nơi mình muốn tới, chỉ trong nháy mắt là nó đã đưa mình tới đó. Cái yên vốn là của chung, hôm nay đến lượt tôi được sử dụng, song anh ta lại không chịu.
Anh đánh trống nói:
- Thế để tôi phân xử chuyện này cho!
Rồi anh đi một quãng xa và cắm một cái cọc trắng làm mốc, khi quay lại anh nói:
- Cọc trắng là đích, giờ hai người chạy, ai tới đích trước thì được ngồi yên trước.
Khi họ đua nhau chạy thì anh đánh trống ngồi luôn lên yên, nói ước được đưa tới núi thủy tinh, chưa trở xong bàn tay thì yên đã đưa anh tới đó.
Trên ngọn núi là dải bằng phẳng, có một ngôi nhà bằng đá, trước cửa nhà là ao cá, phía sau nhà là rừng âm u. Anh chẳng thấy bóng dáng người cũng như thú vật nào cả, chỉ thấy gió thổi đung đưa ngọn cây nghe vi vu, mây trôi lững lờ ngay trên đầu mình.
Anh bước tới gõ cửa. Khi anh gõ cửa tới lần thứ ba mới có một bà già mặt đen xạm, mắt đỏ như lửa ra mở cửa. Bà mang một cặp kính trên cái sống mũi dài khoằm, mắt trừng trừng nhìn anh và hỏi anh muốn gì. Anh đánh trống đáp:
- Cho tôi vào nhà, cho ăn và cho ngủ nhờ.
Bà già nói:
- Được, nếu chịu làm ba việc cho ta.
Anh đáp:
- Tại sao lại từ chối nhỉ? Tôi không lười và cũng không sợ khó khăn, nặng nhọc.
Bà cho anh vào nhà, cho ăn và thu xếp giường đệm cho anh ngủ.
Sáng hôm sau, khi anh ngủ đã đẫy giấc, bà già rút bao tay của mình, để lộ ra những ngón tay khẳng khiu, bà đưa cho anh bao tay và nói:
- Cầm lấy bao tay này, ra tát cạn ao trước cửa nhà, trước khi trời sập tối phải tát xong ao, bắt hết cá và xếp phân loại chúng, thứ nào vào thứ ấy.
Anh đánh trống nói:
- Thật là chuyện lạ đời.
Nói thế, nhưng anh vẫn ra ao tát nước. Ao thì lớn mà dụng cụ tát nước lại bằng bao tay, tát có đến ngàn năm chắc cũng không cạn? Tát từ sáng tới trưa mà chẳng thấy suy suyển gì, anh nghĩ:
- Tát hay không tát thì cũng vậy, thế là toi công!
Rồi anh ngồi xuống nghĩ, đúng lúc đó một cô gái đi từ trong nhà ra, tay xách một làn thức ăn đưa cho anh, cô nói:
- Sao anh nom buồn vậy? Có chuyện chi không anh?
Anh ngước mắt lên, thấy trước mặt mình là một người con gái tuyệt đẹp. Anh nói:
- Trời ơi, việc thứ nhất chắc không làm xong nổi, vậy làm sao được những việc khác. Tôi ra đi để tìm nàng công chúa trên núi thủy tinh, tôi chẳng thấy bóng dáng nàng đâu cả, có lẽ tôi phải tiếp tục lên đường.
Người con gái bảo:
- Anh cứ ở lại đây. Tôi sẽ giúp anh vượt khó khăn này. Anh mệt, hãy tạm ngả đầu vào lòng tôi mà ngủ. Khi nào anh thức giấc thì việc cũng xong.
Chẳng phải đợi đến mời lần thứ hai, lúc anh ngủ thiếp, người con gái kia xoay nhẫn thần và ước:
- Tát cạn nước, bắt cá lên bờ!
Tức thì nước dâng cuộn lên không trung như làn sương trắng, cùng mây trôi đi. Cá cứ thế nhảy lên bờ, loại nào nằm vào loại ấy.
Khi anh đánh trống tỉnh dậy, anh hết sức ngạc nhiên thấy mọi việc đã xong. Người con gái còn dặn:
- Có một con cá nằm riêng một chỗ mà không nằm cùng với đồng loại nó. Khi đến xem, thấy mọi việc đúng y như lời mụ dặn, thế nào mụ cũng hỏi: tại sao con cá này lại nằm riêng ra? Khi ấy anh hãy ném ngay con cá vào mặt mụ và nói: Để phần mụ đấy, mụ phù thủy ạ!
Chập tối mụ phù thủy tới, xem mọi việc xong rồi mụ hỏi tại sao có một con nằm riêng, đúng lúc đó anh đánh trống ném ngay con cá đó vào mặt mụ. Mụ đứng đó, chẳng nói chẳng rằng, làm như không có chuyện gì xảy ra cả, nhưng mụ nhìn anh với con mắt đầy căm tức. Sớm hôm sau, mụ bảo:
- Công việc hôm qua dễ quá. Hôm nay nhận việc khó hơn. Từ giờ tới tối phải chặt hết khu rừng này, chẻ thành củi, xếp thành từng đống một!
Mụ đưa cho anh rìu, dao rựa và hai con nêm, tất cả đều bằng sắt tây. Anh mới làm được một lúc thì rìu quằn lưỡi, dao rựa và nêm bẹp rúm. Anh không còn biết xoay sở ra sao. Đúng trưa thì lại có người con gái mang thức ăn tới cho anh và nói an ủi:
- Anh tạm ngả đầu vào lòng tôi mà ngủ. Khi nào anh thức giấc thì việc cũng xong.
Người con gái lại xoay nhẫn thần và ước. Chỉ trong nháy mắt, cả khu rừng chuyển động, kêu răng rắc, cây đổ xuống rầm rầm, tự nó tách ra thành củi, những thanh củi nhảy lại với nhau thành từng đống một. Người ta có cảm tưởng những việc là do những người khổng lồ vô hình làm.
Khi anh đánh trống tỉnh dậy, cô gái dặn:
- Như anh thấy đấy, gỗ đã được bổ và xếp thành từng đống một. Chỉ còn một cành duy nhất là lẻ. Tối nay, khi tới thế nào mụ già cũng hỏi vặn, sao còn sót một cành. Lúc ấy, anh cầm lấy cành quát cho mụ một cái và nói: "Để phần mụ ấy, mụ phù thủy ạ!."
Mới đến là mụ nói ngay:
- Thấy không, việc cũng dễ đấy chứ. Nhưng còn cái cành kia để cho ai?
Anh đáp:
- Để phần mụ đấy, mụ phù thủy ạ!
Rồi anh cầm cành quất cho mụ một cái. Mụ cố làm lơ, cười mỉa mai và bảo:
- Việc thứ ba là chất củi cả cánh rừng thành một đống lớn và đốt trụi hết cho ta!
Sớm tinh mơ anh đã dậy, chuyển các đống nhỏ lại với nhau, nhưng một người làm sao chuyển nổi củi cả cánh rừng lại thành mong to được! Cả buổi mà chuyển chẳng được bao nhiêu. Đúng trưa lại có con gái mang thức ăn tới cho anh. Nàng không bỏ anh trong lúc khó khăn. Ăn xong, anh ngả đầu vào lòng cô và ngủ thiếp.
Lúc tỉnh dậy, anh đánh trống thấy lửa cháy rực trời, ngọn lửa chập chờn tới tận mây xanh. Cô gái nói với anh:
- Anh nghe em nói nhé, khi đến đây mụ phù thủy sẽ bày đủ chuyện cho anh làm. Anh đừng sợ, cứ làm, nếu anh hoảng sợ lửa sẽ liếm luôn anh và thiêu anh ra tro ngay tức khắc. Làm xong mọi việc thì anh túm ngay mụ phù thủy mà ném vào giữa ngọn lửa hồng.
Khi cô gái đi khuất thì mụ phù thủy rón rén bước tới, mụ nói:
- Trời, tôi rét cóng cả người. Nhưng ngọn lửa hồng này chắc cũng đủ ấm để sưởi nắm xương già. Chà, dễ chịu thật! Này, trong ngọn lửa sao lại có một khúc gỗ không cháy, lấy nó ra cho ta. Làm xong việc này thì được tự do, muốn đi đâu thì đi. Cứ việc đi cho thỏa chí!
Chẳng nghĩ gì lâu, anh nhảy vào giữa ngọn lửa, lấy khúc gỗ ra đưa cho mụ. Lửa chẳng hề bén tới chân tơ kẽ tóc của anh.
Vừa chạm mặt đất, khúc gỗ biến ngay thành người con gái đẹp, áo quần bằng lụa óng ánh như dệt bằng sợi vàng. Anh đánh trống nhận ngay ra, đó chính là người con gái từng giúp anh trong lúc khó khăn, chính là công chúa. Ngay lúc đó, với nụ cười nham hiểm mụ phù thủy nói:
- Tưởng thế là có nàng à, chưa đâu!
Mụ định tới lôi người con gái đi, nhưng anh đánh trống ngăn lại, túm ngay mụ ném vào giữa ngọn lửa, lửa cháy bùng cháy to hơn như cũng reo mừng vì đã trừ khử được mụ phù thủy độc ác.
Công chúa ngước nhìn người con trai cường tráng, nàng nhớ tới người không quản khó khăn, nguy hiểm để giải thoát nàng. Nàng đưa tay cho anh hôn và nói:
- Vì em mà anh không tiếc cả tính mạng, em cũng sẵn lòng làm tất cả vì anh. Anh sẽ là người bạn đời của em, nếu anh có mối tình chung thủy. Chúng ta chẳng thiếu gì trên đời, số châu báu mụ phù thủy gom góp thừa đủ để chúng ta dùng suốt đời.
Nàng dẫn anh đánh trống vào nhà, trong nhà toàn rương với hòm đựng vàng bạc, châu báu, hai người chỉ lấy châu báu. Công chúa nói không muốn ở lâu trên núi thủy tinh. Anh đánh trống nói:
- Thế em ngồi lên yên ngựa đi, hai ta sẽ bay đi như chim.
Nàng nói:
- Em chẳng thích cái yên ngựa cũ kỹ kia. Em chỉ cần xoay nhẫn và ước là hai chúng ta về ngay tới nhà trong nháy mắt.
Anh đánh trống nói:
- Thế thì hay quá, em hãy ước về trước cổng thành!
Trong nháy mắt hai người đã ở đó. Anh đánh trống nói:
- Giờ anh muốn về nhà báo tin cho cha mẹ anh biết. Em đứng đây đợi nhé, anh trở lại ngay.
Công chúa dặn anh:
- À, anh nhớ lời em nhé, anh đừng hôn lên má bên phải cha mẹ anh, bằng không anh sẽ lú, quên hết hứa hẹn, để em đứng bơ vơ một mình giữa cánh đồng.
Anh đáp:
- Làm sao anh có thể quên em được!
Anh hôn tay nàng và hứa sẽ trở lại ngay.
Ở nhà không ai nhận ra anh nữa, vì nom anh thay đổi quá nhiều. Ba ngày trên núi thủy tinh dài bằng ba năm dưới trần gian. Sau khi nghe anh kể hết sự tình, cha mẹ anh hết sức vui mừng, ôm chầm lấy con trai. Quá xúc động… anh quên bẵng lời dặn của công chúa, hôn luôn cả hai bên má, khi anh hôn lên má bên phải bố và mẹ anh thì anh không còn nhớ nghĩ tới nàng nữa. Anh dốc túi và đặt lên những hạt ngọc thật lớn. Bố mẹ anh không biết nên làm gì với đống của cải ấy. Bố anh cho xây một tòa nhà thật nguy nga, bao quanh là vườn, rừng, đồng cỏ, cứ như dinh cơ của lãnh chúa một vùng. Khi nhà xây xong, mẹ anh nói:
- Mẹ đã kén nàng dâu rồi, ba ngày nữa sẽ làm lễ cưới cho hai con.
Giờ bố mẹ anh muốn sao, anh cũng ưng thuận.
Còn công chúa đáng thương kia cứ đứng đợi chàng ở cổng trước cổng thành. Lúc trời xẩm tối, nàng nghĩ:
- Chắc chàng đã hôn lên má bên phải bố mẹ chàng nên chàng quên lời ước.
Lòng tràn ngập những buồn bực, nàng ước gì mình sống trong một túp lều cô quạnh trong rừng, nàng chẳng còn lòng nào trở về hoàng cung nữa.
Cứ tối tối nàng lại vào thành, đi qua trước cửa nhà chàng, thỉnh thoảng chàng cũng nhìn thấy một người con gái đi qua nhà, nhưng chàng không nhận ra được là ai. Một hôm, nàng nghe thiên hạ nói với nhau:
- Ngày mai nhà ấy có đám cưới đấy!
Lúc ấy nàng nghĩ:
- Mình cứ thử xem sao, biết đâu trái tim chàng lại vẫn thuộc về ta.
Trong ngày lễ cưới đầu tiên, nàng xoay chiếc nhẫn thần và ước:
- Ước gì ta có chiếc áo lóng lánh như ánh mặt trời.
Tức thì chiếc áo hiện ra ngay trước mặt nàng, nó lóng lánh cứ như áo dệt bằng tia nắng mặt trời vậy.
Khi khách đến đông đủ, nàng liền bước vào phòng. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc áo đẹp, người ngạc nhiên nhất là cô dâu. Vốn xưa nay rất thích quần áo đẹp nên cô dâu liền bước tới chỗ người khách lạ, hỏi xem khách có thể nhượng bán cho mình chăng. Người kia đáp:
- Tôi không lấy tiền, nếu được ở qua đêm tân hôn trước phòng chú rể ngủ, tôi sẵn lòng biếu không tất cả.
Do lòng ham muốn có quần áo đẹp nên cô dâu đồng ý ngay. Để cho chú rể không thể tỉnh dậy được, cô dâu đã trộn thuốc ngủ vào cốc rượu đêm của chú rể. Đợi lúc đêm khuya thanh vắng, công chúa mới rón rén khẽ hé cánh cửa buồng và nói vọng vào:
Chàng đánh trống ơi,
Nghe lời thiếp nói,
Khỏi tay phù thủy,
Tuy đã khó khăn,
Nhưng chuyện trăm năm,
Còn băn khoăn lắm!
Tất cả những việc ấy cũng chẳng có tích sự gì, anh đánh trống vẫn không thể nào tỉnh dậy được. Rạng sáng hôm sau công chúa đành phải rồi bỏ đi mà chẳng được gì cả.
Tối thứ hai, công chúa lại xoay chiếc nhẫn thần và ước:
- Ước gì cho ta chiếc áo bằng bạc lóng lánh như ánh trăng.
Thấy chiếc áo đẹp lóng lánh bạc như ánh trăng cô dâu lại ao ước và đồng ý cho người đưa áo được ở qua đêm trước phòng ngủ của chú rể. Đúng lúc đêm khuya thanh vắng nàng cất tiếng hát:
Chàng đánh trống ơi,
Nghe lời thiếp nói,
Khỏi tay phù thủy,
Tuy đã khó khăn,
Nhưng chuyện trăm năm,
Còn băn khoăn lắm!
Nhưng làm sao mà đánh thức nổi người đã uống một liều thuốc ngủ! Sáng hôm sau, công chúa buồn rầu trở về căn nhà nhỏ trong rừng. Những người khác ở đó nghe được tiếng nàng than thở và đem chuyện ấy kể cho chú rể nghe. Họ còn nói, vì chàng uống rượu có thuốc ngủ nên ngủ say đến nỗi không hề nghe thấy gì cả.
Tối thứ ba, công chúa lại xoay nhẫn thần và ước:
- Ước gì ta mặc áo óng ánh như sao lấp lánh!
Khi nàng bước vào phòng dự lễ, cô dâu nhìn ngay thấy chiếc áo người kia mặc còn đẹp hơn chiếc áo mình có rất nhiều nên đâm ra choáng váng, cô dâu nghĩ:
- Áo ấy ta phải có và nhất định phải chiếm được nó chứ!
Cũng như những lần trước, để được áo, cô dâu đồng ý cho người đưa áo được qua đêm trước phòng ngủ của chú rể. Tối nay, chú rể không uống rượu trước khi đi ngủ, mà đổ rượu ra mé sau giường. Đúng lúc đêm khuya thanh vắng, chàng nghe có tiếng nói dịu dàng gọi mình:
Chàng đánh trống ơi,
Nghe lời thiếp nói,
Khỏi tay phù thủy,
Tuy đã khó khăn,
Nhưng chuyện trăm năm,
Còn băn khoăn lắm!
Bỗng nhiên, trí nhớ nhắc chàng nghĩ tới chuyện xưa, chàng thốt lên:
- Trời ơi, sao ta lại ăn ở bội bạc thế được nhỉ? Trong lúc quá xúc động ta đã hôn lên má bên phải bố mẹ, đó chính là lầm lỗi gây nên chuyện lú lẫn của ta.
Rồi chàng bật dậy, cầm tay công chúa, dẫn nàng tới bên giường bố mẹ và thưa:
- Đây mới là cô dâu thật. Con sẽ có tội lớn, nếu con lấy người khác.
Khi nghe rõ đầu đuôi câu chuyện, bố mẹ chàng cũng ưng thuận. Đèn trong phòng lớn được thắp sáng trưng, tiếng kèn trống lại vang lên, họ hàng thân thích lại được mời tới dự lễ cưới thật sự của công chúa với anh chàng đánh trống, lễ cưới được tổ chức thật lộng lẫy và tưng bừng.
Cô dâu giữ những chiếc áo đẹp mà cô ham thích nên cũng rất hài lòng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng