Ngôi mộ


土まんじゅう


Một hôm, người nông dân giàu có kia đứng giữa sân nhìn cảnh ruộng vườn của mình: ngoài đồng lúa trĩu bông, trong vườn cây trĩu quả. Vào trong nhà, bác ta thấy lúa đầy vựa, nhiều đến nỗi dầm gỗ lún cong xuống. Trong chuồng dưới nhà nhốt toàn bò, ngựa, con nào con nấy béo mỡ màng, khỏe mạnh. Trở về buồng mình, bác say sưa ngắm những của cải đồ đạc cùng tủ sắt đựng tiền vàng. Bỗng bác nghe có tiếng gõ cửa mà là tiếng gõ ở chính tim mình, rồi lại nghe thấy có tiếng ai nói với mình:
- Ngươi đã bao giờ làm điều thiện chưa? Ngươi có trông thấy còn biết bao nhiêu người nghèo đói không? Ngươi có cho những kẻ đói nghèo bánh mì không đấy? Nhiều ngần này đã đủ chưa hay ngươi lúc nào cũng còn muốn có nhiều hơn nữa?
Không ngần ngừ, tim hắn đáp:
- Ta vốn nhẫn tâm và tàn bạo, ta chưa bao giờ lấy của cải ra để làm điều thiện. Thấy người ăn xin tới ta ngoảnh mặt làm ngơ. Có trời chứng giám, ta lúc nào cũng muốn của cải của ta sinh sôi nảy nở, dù tất cả những gì dưới bầu trời này thuộc về ta, ta vẫn thấy mình chưa có đủ.
Nghe câu trả lời ấy xong, chính hắn lại thấy sợ, đầu gối run rẩy đến nỗi hắn phải ngồi thụp xuống. Lại có tiếng gõ cửa, nhưng là tiếng gõ cửa của người hàng xóm nghèo đông con. Bác ta nghĩ bụng:
- Hàng xóm mình giàu nhưng keo kiệt, chắc chẳng ưng giúp mình lúc này, nhưng bọn trẻ đang la đói, mình cứ liều thử sang hỏi xem sao.
Bác ta nói:
- Tôi cũng biết ông không thích cho vay, nhưng trong lúc này tôi là kẻ chết đuối vớ được cọc, mong ông cho tôi vay bốn đấu lúa mì, lũ trẻ nhà tôi đói lả cả rồi.
Người giàu nhìn bác ta trừng trừng một lúc lâu, một tia sáng mặt trời đã làm trái tim băng giá của hắn nhỏ một giọt của lòng thương hại, hắn nói:
- Vay thì tôi không cho vay, nhưng tôi cho bác tám đấu với một điều kiện…
Người nghèo hỏi ngay:
- Thưa điều kiện gì ạ?
- Sau khi tôi chết, bác phải ngồi canh mộ tôi ba đêm.
Nghe đòi hỏi ấy người nghèo thấy rùng cả mình, nhưng trong lúc khốn đốn này điều kiện gì bác cũng phải nhận. Bác đồng ý và mang lúa mì về nhà.
Người nhà giàu hình như có linh cảm trước việc sắp xảy ra. Đúng ba ngày sau, bỗng hắn lăn đùng ra chết, chẳng ai biết là hắn chết vì sao, nhưng có điều là chẳng thấy ai mủi lòng thương hắn. Khi chôn cất hắn, người nghèo kia mới chợt nhớ tới lời hứa, bác cũng muốn lờ đi, nhưng rồi lại nghĩ:
- Người ấy đã tỏ lòng rộng rãi với mình, đưa lúa để mình nuôi con qua cơn đói kém. Nhưng nếu không có việc ấy đi nữa, đã hứa thì phải giữ lời hứa.
Đêm đến, bác ra nghĩa địa của nhà thờ, ngồi bên mộ người mới mất. Ánh trăng chiếu chênh chếch qua các nấm mộ, thỉnh thoảng cú lại bay qua để vọng lại tiếng kêu nghe hãi sợ. Đến lúc trời tảng sáng bác nghèo kia đi về nhà. Đêm thứ ba cũng trôi qua vô sự như vậy.
Đến đêm thứ ba thì người nghèo kia linh cảm thấy hình như sẽ có chuyện. Vừa mới tới gần nhà thờ thì bác gặp ngay một người đứng sừng sững ở chân tường nhà thờ, mặt đầy vết sẹo, mắt sáng quắc đang ngó nghiêng tìm gì đó, mình khoác chiếc áo măng tô cũ kỹ và để lộ thấy đôi ủng kỵ binh đeo bên người.
Bác nông dân cất tiếng hỏi:
- Ông tìm gì ở nơi đây? Ở nghĩa địa thanh vắng mà ông không thấy sợ sao?
Người kia đáp:
- Ta chẳng tìm gì mà cũng chẳng sợ gì. Ta như một chàng trai, thích đi chu du khắp thiênhạ để xem thế nào gọi là sợ hãi. Nhưng ta chẳng thấy gì cả, ta như kẻ giàu nhất trong thiên hạ mà vẫn chẳng có gì, nghèo vẫn hoàn nghèo. Ta chỉ là một tên lính bị thải hồi, vì không còn chốn nương thân nào khác nên đêm nay ngủ ở đây.
Bác nông dân nói:
- Ờ, nếu bác không biết sợ là gì thì ở đây canh mộ này cùng với tôi.
Người kia đáp:
- Canh gác vốn là việc của lính. Có chuyện lành hay dữ thì cả hai chúng ta cùng chung nhau hưởng, chịu chứ lo gì.
Hai người nắm tay nhau thề và cùng ngồi xuống bên nhau.
Cho đến nửa đêm, cảnh vật vẫn yên lặng như tờ, bỗng có tiếng gió rít, hai người ngửng lên nhìn thì đã thấy con quỷ đang đứng sừng sững trước mặt, nó hét:
- Bước ngay, quân lừa đảo. Kẻ nằm trong mồ này là của ta, ta đến để đem nó đi. Cút mau, không ta vặn cổ cả hai bây giờ.
Người lính cất tiếng:
- Này ông lông đỏ, ông không có phải là đại úy chỉ huy tôi mà tôi phải tuân lệnh. Tôi không biết sợ là gì. Ông hãy đi đường ông, để mặc chúng tôi ở đây.
Quỷ nghĩ bụng:
- Chỉ có vàng mới tống khứ nổi hai tên khốn kiếp này.
Rồi nó đổi giọng, thân mật hỏi hai người nếu được túi vàng thì có chịu về nhà không.
Người lính đáp:
- Có thế chứ. Nhưng một túi vàng thì không bõ. Nếu ông chịu cho chúng tôi số vàng vừa đầy một chiếc giày ủng của tôi thì cả hai chúng tôi sẵn lòng rời khỏi nơi đây.
Quỷ nói:
- Nhiều như vậy ta không có ở đây, nhưng để ta đi lấy. Ở trong thành phố gần đây ta có một người bạn thân giàu có, người đó sẵn sàng ứng trước cho ta.
Quỷ vừa đi khuất bóng, người lính tháo ủng trái và nói:
- Ta phải cho tên quỷ đen này một vố, phải không anh bạn, cho tôi mượn con dao nào.
Người lính cắt đế giày, dựng giày vào trong một cái hố cỏ lau mọc cao, rồi nói:
- Thế là mọi việc đâu đã đâu vào đấy. Giờ lão quỷ đen như người thông ống khói có thể trở lại được.
Cả hai ngồi xuống đợi. Chẳng mấy chốc quỷ đã tới, tay xách một bao tải nhỏ đầy vàng. Người lính nói:
- Thì cứ để vào coi.
Người lính khẽ nhấc ủng lên và nói:
- Trông chừng không đủ rồi.
Quỷ đen đổ vàng vào ủng, vàng lọt đáy ủng ra hố, ủng vẫn rỗng không. Người lính la lớn:
- Đồ quỷ ngu xuẩn. Ta đã nói rồi mà, thế sao đủ, quay đi lấy nữa đi.
Quỷ lắc đầu rồi đi. Một giờ sau nó quay trở lại, tay cắp một bao vàng to hơn trước.
Người lính nói:
- Cứ đổ vào, chắc gì đã đầy ủng.
Vàng rơi loảng xoảng mà vẫn không đầy ủng. Quỷ trố mắt nhòm vào và nói:
- Gân bắp cũng như ủng của chúng mày to kỳ lạ thật.
Người lính đáp:
- Tưởng tao cũng có chân ngựa như mày sao? Mày học đâu ra thói keo bẩn ấy. Đi lấy vàng nữa về đây, nếu không thì thôi nhé.
Quỷ lại phải lộn đi lần nữa. Chuyến này đi lâu hơn. Nó về với một bao tải vác nặng è cổ. Nó đổ vàng vào ủng, nhưng ủng vẫn không đầy. Nó nổi cơn tức giận, định giật lấy ủng từ tay người lính. Nhưng đúng trong khoảnh khắc ấy, tia nắng đầu tiên chiếu rọi vào mặt quỷ, nó thét lên một tiếng rồi biến mất. Thế là linh hồn đáng thương kia được cứu thoát.
Bác nông dân định chia vàng, người lính nói:
- Phần của tôi bác hãy phân phát cho người nghèo khó. Tôi sẽ đến ở với bác trong túp lều tranh. Với số vàng còn lại chúng ta có thể sống với nhau trong yên bình tới trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
ある日、金持ちの農夫は中庭に立って、畑と庭を見ていました。麦は力強く大きくのび、果樹は果物で重くたれていました。一年前の穀物はまだ床にぎっしり山になって、たるきが重さに耐えられないくらいでした。それから、家畜小屋に入ると、栄養たっぷりの雄牛、太った雌牛、鏡のように光っている馬がたくさんいました。しまいに居間に戻り、金を入れてある鉄の箱をちらりとみました。
こうして財産を調べ立っているうちに、突然すぐ近くで戸をたたく大きな音がしました。それは部屋の戸をたたく音ではなく、自分の心の戸をたたく音でした。その戸が開き、自分に言ってる声を聞きました。「お前はその金で家族にいいことをしてやったか?お前は貧しい人たちが苦しんでいることを考えたことがあるか?腹がへっている人たちにパンを分け与えたことがあるか?お前は自分の持っているものに満足してきたか?それとももっと欲しいと思ったか?」心はすぐ返事を出しました。「私は心が冷たく、人に憐みをかけることがなかった。自分の家族にやさしさをみせたことは一度もなかった。物乞いが来れば、私はそっぽを向いた。神様のことで悩むことなく、自分の財産を増やすことばかり考えていた。空の下にあるもの全部が自分のものになっても、やはりこれで十分だと思わなかっただろう。」この返事に気づくと、農夫はひどく不安になって膝ががくがくし出し、座るしかありませんでした。
すると、また戸をたたく音がしました。しかしそれは部屋の戸をたたく音でした。それは隣に住んでいる貧しい男でした。たくさんこどもがいて、もう満足に食べ物をやれなくなったのです。男は、(隣は金持ちだが、金があると同時に冷たい心の人だとおれは知っている。だが子どもたちはパンが欲しくて泣いているのだ。だからやってみよう。)と考えました。
男は金持ちに言いました。「あなたは自分のものを簡単には人にあげません。だけど、私は頭の上まで水が上がってきているように感じてここに来ているのです。私の子供たちは食べるものがなくて死にそうなんです。私に麦を4袋貸していただけませんか。」金持ちはしばらく男をみつめていました。それから憐みの心がきざしてきて、欲深さの氷が少し解けました。「4袋は貸さないことにするよ。」と金持ちは答えました。「だが、8袋あげよう。但し、一つ条件がある。」「何をすればいいんですか?」と貧しい男は言いました。「私が死んだら、三晩、私の墓の見張りをしてもらいたいのだ。」貧しいお百姓はこの頼みに心がかきみだされましたが、今の困っている状況では何でも承知するしかなく、その条件をのんで、麦を家に持ち帰りました。
金持ちはこれから起こることを前もって知っていたように思われました。というのはそれから三日経って突然ばったり倒れて死んでしまったのです。どうしてそうなったのか誰もはっきりとわかりませんでしたが、誰も悲しみませんでした。金持ちが埋められたとき、貧しい男は約束のことを思い出しました。男はその約束をできれば喜んで反故にしたでしょうが、「何と言っても、おれにやさしくしてくれたんだよな。腹のへった子供たちにあの人の麦を食べさせたんだ。それにそうでなくても、約束したんだから守らなくちゃいけない。」と思いました。夜になると、男は墓地へ入り、墓塚に座りました。辺りはシーンとして、月だけが墓の上にでていました。ときどきふくろうが飛んで過ぎてゆき、もの悲しい鳴き声をあげました。陽が昇ると貧しい男は無事に家に帰り、同じように二晩目も静かに過ぎました。
三日目の夜に奇妙な不安にとらわれました。何か起こりそうな気がしたのです。貧しい男がでかけると墓地の塀のそばに前に見たことがない男が見えました。その男はもう若くなく、顔にいくつも傷跡があり、目で鋭く熱心にあたりを見回していました。身をすっぽり古いマントで包んでいて、大きな乗馬靴しか見えませんでした。
「ここで何を探しているんです?」と農夫は尋ねました。「寂しい墓地がこわくないのですか?」「何も探してないよ。」と男は答えました。「それに何もこわくないよ。おれはぞっとすることを習いに行ってわざわざ苦労した若者と似たようなものさ。だけどあいつは王様の娘を妻にし大きな財産も手に入れたが、おれの方は貧しいままだ。おれはお払い箱の兵士さ。他に泊る所がないからここで夜を過ごそうとしてるんだ。」「もし怖くないのなら、私と一緒にいて、そこの墓の見張りを手伝ってくれませんか?」と農夫は言いました。「見張りをするのが、兵士の仕事さ。」と男は答えました。「ここで何が起こっても、それがよかろうと悪かろうと、二人で一緒に分けよう。」農夫はこれに賛成し、二人は墓の上に一緒に座りました。
真夜中まで辺りは静かでした。すると突然かん高い笛の音が空中に聞こえ、二人の見張り人に悪魔が形になって目の前に立っているのがわかりました。「そこをのけ、この野郎!」と悪魔は二人に怒鳴りました。「その墓の男はおれのものだ。おれが連れて行くんだ。退かなければ首をへし折るぞ。」「赤い羽根のおっさんよ。」と兵士は言いました。「お前はおれの隊長じゃない。お前に従う必要はないんだぜ。それにおれはこわがることをまだ知らないんでね。あっちへ行けよ。おれたちはここにずっと座っているよ。」悪魔は(この二人のごろつきをつかむには金が一番)と心で考え、もっとやさしい態度をとり、とてもやさしく、一袋の金をもらって家に帰りたくないかね?と尋ねました。「それは聴いてみるべきだな」と兵士は答えました。「だが一袋の金じゃ役に立たん。おれの長靴の片方に入るだけくれるんなら、ここを立ち退いて出ていくよ。」「今手持ちはそんなにたくさんない。」と悪魔は言いました。「だがとってくる。隣町に両替商がいておれと仲がいいから、すぐに手配してくれるさ。」
悪魔が消えると兵士は左の長靴を脱いで、「じきにあの炭焼きの鼻をあかしてやろう。おい、ちょっとあんたのナイフを貸してくれ。」と言いました。それで、長靴の底を切りとり、墓の近くの穴のふちの半分生い茂っている高い草の中におきました。「これでよし。」と兵士は言いました。「そろそろ煙突掃除屋が来るだろう。」
二人とも座って待っていると、まもなく悪魔が手に小さな金の袋をもって戻って来ました。「中に入れてみろ。」と兵士は、長靴を少し持ち上げて言いました。「だが、いっぱいじゃなさそうだ。」黒い悪魔は袋の中にあるものを振って全部空けましたが、金は底から抜け落ち、長靴は空っぽのままでした。「間抜けな悪魔め」と兵士はどなりました。「それじゃだめだ!一度そう言わなかったか?戻ってもっと持ってこい。」悪魔は頭を振って、行き、一時間するともっと大きな袋を腕のわきに抱えてきました。「さあ、入れてみろ。」と兵士は叫びました。「だが長靴はいっぱいにならないと思うな。」金は落ちながらチャリンチャリンと音がしましたが長靴は空っぽのままでした。悪魔は燃えるような目で自分でも中を覗き込みましたが、空っぽなことに納得しました。「お前はすごく太いふくらはぎをしてるんだな。」としかめ面をしながら悪魔は言いました。「おれがお前のようなひづめの足をしてるとでも思ったか?お前はいつからそんなけちになったんだ?もっと金を集めるようにしろ。さもないと取引は無しだ。」と兵士は答えました。悪魔はまた出かけて行きました。今度はもっと長く時間がかかり、ついに現れたときは、肩に背負っている袋の重さではあはあ喘いでいました。悪魔は長靴に袋の中身を空けましたが、前と同じようにいっぱいからは程遠いものでした。悪魔は憤然として長靴を兵士からひったくろうとしましたが、ちょうどそのとき、朝の太陽の光が空から差し込み、悪魔は大きな悲鳴をあげて逃げていきました。可哀そうな魂は救われました。農夫は金を分けようとしましたが、兵士は、「おれの分を貧しい人たちにやってくれ。おれはあんたの家へ行って、神様が許してくれる限り、残りで一緒に安楽に暮らそう。」と言いました。