Ngôi mộ


Mezar Başında


Một hôm, người nông dân giàu có kia đứng giữa sân nhìn cảnh ruộng vườn của mình: ngoài đồng lúa trĩu bông, trong vườn cây trĩu quả. Vào trong nhà, bác ta thấy lúa đầy vựa, nhiều đến nỗi dầm gỗ lún cong xuống. Trong chuồng dưới nhà nhốt toàn bò, ngựa, con nào con nấy béo mỡ màng, khỏe mạnh. Trở về buồng mình, bác say sưa ngắm những của cải đồ đạc cùng tủ sắt đựng tiền vàng. Bỗng bác nghe có tiếng gõ cửa mà là tiếng gõ ở chính tim mình, rồi lại nghe thấy có tiếng ai nói với mình:
- Ngươi đã bao giờ làm điều thiện chưa? Ngươi có trông thấy còn biết bao nhiêu người nghèo đói không? Ngươi có cho những kẻ đói nghèo bánh mì không đấy? Nhiều ngần này đã đủ chưa hay ngươi lúc nào cũng còn muốn có nhiều hơn nữa?
Không ngần ngừ, tim hắn đáp:
- Ta vốn nhẫn tâm và tàn bạo, ta chưa bao giờ lấy của cải ra để làm điều thiện. Thấy người ăn xin tới ta ngoảnh mặt làm ngơ. Có trời chứng giám, ta lúc nào cũng muốn của cải của ta sinh sôi nảy nở, dù tất cả những gì dưới bầu trời này thuộc về ta, ta vẫn thấy mình chưa có đủ.
Nghe câu trả lời ấy xong, chính hắn lại thấy sợ, đầu gối run rẩy đến nỗi hắn phải ngồi thụp xuống. Lại có tiếng gõ cửa, nhưng là tiếng gõ cửa của người hàng xóm nghèo đông con. Bác ta nghĩ bụng:
- Hàng xóm mình giàu nhưng keo kiệt, chắc chẳng ưng giúp mình lúc này, nhưng bọn trẻ đang la đói, mình cứ liều thử sang hỏi xem sao.
Bác ta nói:
- Tôi cũng biết ông không thích cho vay, nhưng trong lúc này tôi là kẻ chết đuối vớ được cọc, mong ông cho tôi vay bốn đấu lúa mì, lũ trẻ nhà tôi đói lả cả rồi.
Người giàu nhìn bác ta trừng trừng một lúc lâu, một tia sáng mặt trời đã làm trái tim băng giá của hắn nhỏ một giọt của lòng thương hại, hắn nói:
- Vay thì tôi không cho vay, nhưng tôi cho bác tám đấu với một điều kiện…
Người nghèo hỏi ngay:
- Thưa điều kiện gì ạ?
- Sau khi tôi chết, bác phải ngồi canh mộ tôi ba đêm.
Nghe đòi hỏi ấy người nghèo thấy rùng cả mình, nhưng trong lúc khốn đốn này điều kiện gì bác cũng phải nhận. Bác đồng ý và mang lúa mì về nhà.
Người nhà giàu hình như có linh cảm trước việc sắp xảy ra. Đúng ba ngày sau, bỗng hắn lăn đùng ra chết, chẳng ai biết là hắn chết vì sao, nhưng có điều là chẳng thấy ai mủi lòng thương hắn. Khi chôn cất hắn, người nghèo kia mới chợt nhớ tới lời hứa, bác cũng muốn lờ đi, nhưng rồi lại nghĩ:
- Người ấy đã tỏ lòng rộng rãi với mình, đưa lúa để mình nuôi con qua cơn đói kém. Nhưng nếu không có việc ấy đi nữa, đã hứa thì phải giữ lời hứa.
Đêm đến, bác ra nghĩa địa của nhà thờ, ngồi bên mộ người mới mất. Ánh trăng chiếu chênh chếch qua các nấm mộ, thỉnh thoảng cú lại bay qua để vọng lại tiếng kêu nghe hãi sợ. Đến lúc trời tảng sáng bác nghèo kia đi về nhà. Đêm thứ ba cũng trôi qua vô sự như vậy.
Đến đêm thứ ba thì người nghèo kia linh cảm thấy hình như sẽ có chuyện. Vừa mới tới gần nhà thờ thì bác gặp ngay một người đứng sừng sững ở chân tường nhà thờ, mặt đầy vết sẹo, mắt sáng quắc đang ngó nghiêng tìm gì đó, mình khoác chiếc áo măng tô cũ kỹ và để lộ thấy đôi ủng kỵ binh đeo bên người.
Bác nông dân cất tiếng hỏi:
- Ông tìm gì ở nơi đây? Ở nghĩa địa thanh vắng mà ông không thấy sợ sao?
Người kia đáp:
- Ta chẳng tìm gì mà cũng chẳng sợ gì. Ta như một chàng trai, thích đi chu du khắp thiênhạ để xem thế nào gọi là sợ hãi. Nhưng ta chẳng thấy gì cả, ta như kẻ giàu nhất trong thiên hạ mà vẫn chẳng có gì, nghèo vẫn hoàn nghèo. Ta chỉ là một tên lính bị thải hồi, vì không còn chốn nương thân nào khác nên đêm nay ngủ ở đây.
Bác nông dân nói:
- Ờ, nếu bác không biết sợ là gì thì ở đây canh mộ này cùng với tôi.
Người kia đáp:
- Canh gác vốn là việc của lính. Có chuyện lành hay dữ thì cả hai chúng ta cùng chung nhau hưởng, chịu chứ lo gì.
Hai người nắm tay nhau thề và cùng ngồi xuống bên nhau.
Cho đến nửa đêm, cảnh vật vẫn yên lặng như tờ, bỗng có tiếng gió rít, hai người ngửng lên nhìn thì đã thấy con quỷ đang đứng sừng sững trước mặt, nó hét:
- Bước ngay, quân lừa đảo. Kẻ nằm trong mồ này là của ta, ta đến để đem nó đi. Cút mau, không ta vặn cổ cả hai bây giờ.
Người lính cất tiếng:
- Này ông lông đỏ, ông không có phải là đại úy chỉ huy tôi mà tôi phải tuân lệnh. Tôi không biết sợ là gì. Ông hãy đi đường ông, để mặc chúng tôi ở đây.
Quỷ nghĩ bụng:
- Chỉ có vàng mới tống khứ nổi hai tên khốn kiếp này.
Rồi nó đổi giọng, thân mật hỏi hai người nếu được túi vàng thì có chịu về nhà không.
Người lính đáp:
- Có thế chứ. Nhưng một túi vàng thì không bõ. Nếu ông chịu cho chúng tôi số vàng vừa đầy một chiếc giày ủng của tôi thì cả hai chúng tôi sẵn lòng rời khỏi nơi đây.
Quỷ nói:
- Nhiều như vậy ta không có ở đây, nhưng để ta đi lấy. Ở trong thành phố gần đây ta có một người bạn thân giàu có, người đó sẵn sàng ứng trước cho ta.
Quỷ vừa đi khuất bóng, người lính tháo ủng trái và nói:
- Ta phải cho tên quỷ đen này một vố, phải không anh bạn, cho tôi mượn con dao nào.
Người lính cắt đế giày, dựng giày vào trong một cái hố cỏ lau mọc cao, rồi nói:
- Thế là mọi việc đâu đã đâu vào đấy. Giờ lão quỷ đen như người thông ống khói có thể trở lại được.
Cả hai ngồi xuống đợi. Chẳng mấy chốc quỷ đã tới, tay xách một bao tải nhỏ đầy vàng. Người lính nói:
- Thì cứ để vào coi.
Người lính khẽ nhấc ủng lên và nói:
- Trông chừng không đủ rồi.
Quỷ đen đổ vàng vào ủng, vàng lọt đáy ủng ra hố, ủng vẫn rỗng không. Người lính la lớn:
- Đồ quỷ ngu xuẩn. Ta đã nói rồi mà, thế sao đủ, quay đi lấy nữa đi.
Quỷ lắc đầu rồi đi. Một giờ sau nó quay trở lại, tay cắp một bao vàng to hơn trước.
Người lính nói:
- Cứ đổ vào, chắc gì đã đầy ủng.
Vàng rơi loảng xoảng mà vẫn không đầy ủng. Quỷ trố mắt nhòm vào và nói:
- Gân bắp cũng như ủng của chúng mày to kỳ lạ thật.
Người lính đáp:
- Tưởng tao cũng có chân ngựa như mày sao? Mày học đâu ra thói keo bẩn ấy. Đi lấy vàng nữa về đây, nếu không thì thôi nhé.
Quỷ lại phải lộn đi lần nữa. Chuyến này đi lâu hơn. Nó về với một bao tải vác nặng è cổ. Nó đổ vàng vào ủng, nhưng ủng vẫn không đầy. Nó nổi cơn tức giận, định giật lấy ủng từ tay người lính. Nhưng đúng trong khoảnh khắc ấy, tia nắng đầu tiên chiếu rọi vào mặt quỷ, nó thét lên một tiếng rồi biến mất. Thế là linh hồn đáng thương kia được cứu thoát.
Bác nông dân định chia vàng, người lính nói:
- Phần của tôi bác hãy phân phát cho người nghèo khó. Tôi sẽ đến ở với bác trong túp lều tranh. Với số vàng còn lại chúng ta có thể sống với nhau trong yên bình tới trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Zengin bir çiftçi kapısının önünde durarak tarlalarına ve bahçesine baktı; buğday yeşermişti, meyve ağaçları meyve doluydu. Hububat geçen yıla göre çok daha fazlaydı; öyle ki, döşeme tahtaları çuvalları taşıyamaz hale gelmişti.
Adam daha sonra ahıra geçti; içerisi besili öküzler, şişman inekler ve pırıl pırıl beygirlerle doluydu.
Sonra evine girdi; içinde para bulunan demir kasaya baktı. Öylece durup da ne kadar zengin olduğunu düşününce, içinde bir şey tok! tok! etti; odanın değil, kalbinin kapısına vuruluyordu.
O kapıyı açınca kendisine seslenen bir ses duydu: "Tüm servetine karşın bir kimseye yardıma bulundun mu hiç? Ekmeğini aç kalanla paylaştın mı? Sahip olduklarınla yetinmeyip de hep daha fazlasını istemedin mi?"
Kalbi bu soruları yanıtlamakta gecikmedi:
"Ben çok sert ve acımasız biriydim. Servetimi hiçbir zaman iyi işler için harcamadım. Karşıma fakir biri çıktığında gözlerimi ondan kaçırdım. Tanrı'yı da unuttum, sadece servetime servet katmayı düşündüm. Dünya kadar malım olsa yine yeterli bulmadım."
Adam bu cevabı alınca çok irkildi; dizleri titremeye başladı, yere oturmak zorunda kaldı.
Yine tok! tok! diye sesler geldi, ama bu kez çalınan kapıydı! Komşusu gelmişti; fakir bir adamdı, besleyemeyeceği bir sürü çocuğu vardı.
"Biliyorum, komşum zengin bir adam; çok da acımasız. Bana yardım edeceğini sanmam; ama çocuklarım ekmek diye çırpınıyor. Bir deneyeyim bakayım" diye aklından geçirmişti. Adamcağız kapıyı çaldıktan sonra komşusuna, "Siz ona buna öyle kolay kolay bir şey vermezsiniz; ama gırtlağıma kadar borçtayım. Çocuklarım aç. Bana dört çuval buğday ödünç verebilir misin?" diye sordu. Zengin adam ona uzun uzun baktı; içinde bir acıma duygusu uyandı.
O anda açgözlülüğü erimeye başladı sanki.
"Sana dört çuval buğday ödünç vermeyeceğim, onu sana armağan edeceğim. Ama bir şartla" dedi.
"Neymiş o?" diye sordu fakir adam.
"Ben öldükten sonra üç gece mezarımın başında nöbet tutacaksın" diye bir cevap aldı. Bu iş ona tekin değil gibi geldi, ama içinde bulunduğu durumdan ötürü her koşulu kabul etmeye hazırdı.
Söz verdi ve buğdayı alıp evine taşıdı.
Zengin adam sanki olacakları önceden görmüştü.
Uç gün sonra birden yere düşüp öldü; bunun nasıl olduğunu kimse anlayamadı, ama kimse de ardından yas tutmadı.
Gömüldükten sonra fakir adam vermiş olduğu sözü hatırladı; bu işten kurtulmayı çok isterdi, ama şöyle düşündü: "O sana acıdı, onun verdiği buğday sayesinde çocuklarının karnı doydu; onu da bir yana bırak, sen söz verdin! O zaman sözünde durmalısın."
Gece olunca mezarlığa giderek zengin adamın mezarı başında oturdu.
Her taraf sessizdi; ay ışığı mezarı aydınlatmaktaydı. Arada bir hazin sesler çıkaran bir baykuş uçup duruyordu.
Güneş doğarken fakir adam evine gitti, ikinci gece de aynı şekilde geçti. Üçüncü günün akşamı içine bir korku düştü; sanki başına bir şey gelecekmiş gibi bir his vardı içinde. Evden ayrıldıktan sonra mezarlık duvarında o zaman kadar hiç görmediği bir adam oturmaktaydı. Pek genç sayılmazdı; Yüzünde derin bir yara izi vardı; keskin gözleri çakmak çakmaktı.
Çok eski bir pelerine sarınmıştı, sadece süvari çizmeleri gözüküyordu.
"Burada ne arıyorsun? Burada oturmak seni korkutmuyor mu?" diye sordu fakir adam.
"Bir şey aradığım yok" diye cevap verdi adam. "Bir şeyden korktuğum da yok. Ben tıpkı korkunun ne olduğunu öğrenmek için boş yere uğraşan, sonunda bir kral kızıyla evlenip zengin olan delikanlıya benziyorum; ama ben ömrüm boyunca hep fakir kaldım. Aslında ben emekli bir askerim. Başka yerim olmadığı için geceyi geçirmek üzere buraya geldim."
"Madem ki hiçbir şeyden korkmuyorsun, o zaman yanımda kal ve nöbet tutarken bana yardımcı ol" dedi fakir adam.
"Nöbet tutmak askerin işi! iyi ya da kötü, burada başımıza ne gelirse birlikte katlanalım" diye cevap verdi adam.
Birlikte mezar başına geçtiler.
Gece yarışma kadar her taraf sessizdi; derken keskin bir ıslık sesi duyuldu ve iki nöbetçinin karşısına Şeytan çıkıverdi:
"Heey, serseriler, çekin gidin burdan; bu mezarda yatan kişi bana ait; buradan gitmezseniz boynunuzu kırarım" diye tehdit etti.
Asker, "Bana bak, kızıl tüylü! Sen benim yüzbaşım falan değilsin; seni dinlemek zorunda değilim. Zaten korku nedir bilmem ben! Çekil yolumuzdan, biz burada kalıyoruz" dedi.
Şeytan bu palavracıları altınla tavlayabilirim diye düşündü ve onlara bir kese altın karşılığında evlerine dönmeyi teklif etti.
Asker, "Fena fikir değil, ama bir kese yetmez; şu çizmelerimden birini dolduracak kadar altının varsa ver, o zaman çekip gideriz" dedi.
Şeytan, "Yanımda o kadar yok" dedi. "Ama gidip getireyim; kasabada tefeci bir dostum var, ondan alırım" diyerek oradan ayrıldı.
Asker sol ayağındaki çizmeyi de çıkararak, "Şu herife bir oyun oynayalım, bana çakını versene" dedi ve çakıyla tabanını sıyırdığı çizmeyi mezar başındaki yüksek çimlerin arasına sokuşturdu. "Bu iş tamam" dedi. "Şimdi gelsin bakalım."
İkisi de oturup bekledi. Aradan çok geçmedi.
Şeytan çıkageldi; elinde bir kese altın vardı.
Asker "Dök bakalım" diyerek çizmeyi biraz yukarı kaldırdı. "Ama dolmayacak galiba."
Şeytan keseyi boşalttı, altınlar kesenin içine aktı, ama çizme hâlâ boştu.
"Aptal Şeytan! Dolmadı işte! Hadi git, daha fazla para getir" dedi asker.
Şeytan kafasını iki yana sallayarak gitti ve bir saat sonra geri döndü; bu kez elinde çok daha büyük bir kese vardı.
Asker: "Doldur bakayım" dedi. "Ama çizmenin dolacağını sanmam."
Altınlar şıkır şıkır çizmeye aktı, ama çizme yine boş kaldı. Şeytan inanamadı ve kendi gözleriyle baktı:
"Amma bacak varmış sende" diyerek ağzını çarpıttı.
Asker "Seninki gibi at ayağı mı var bende sandın? Hep pinti misin böyle? Hadi git daha fazla para getir, yoksa anlaşmamız bozulacak" dedi.
Şeytan yine oradan uzaklaştı.
Bu kez uzun süre gözükmedi. Sonunda oflaya puflaya, sırtında bir çuval altınla geri döndü. Hepsini çizmenin içine boşalttı; ama çizme öncekinden de az doldu.
Şeytan müthiş kızdı; çizmeyi askerin elinden çekip almak istedi, ama aynı anda doğmakta olan güneşin ilk ışıkları etrafı aydınlattı.
Kötü ruh çığlıklar atarak oradan kaçtı. Adamlar kurtulmuştu.
Çiftçi altını bölüşmek istedi, ama asker şöyle dedi: "Benim payımı fakirlere dağıt! Ben senin kulübene geliyorum; Tanrı izin verirse bundan sonra barış içinde ve rahat yaşarız.