Nàng Maleen


A donzela Malvina


Ngày xửa ngày xưa, hoàng tử nước kia muốn xin cưới nàng Maleen đẹp tuyệt trần, con gái vua một nước hùng cường. Vì nhà vua định gả nàng cho một người khác nên lời hỏi của hoàng tử bị khước từ. Nhưng hoàng tử và Maleen rất mực thương yêu nhau, không muốn phải sống xa nhau. Một hôm, nàng Maleen thưa với vua cha:
- Con không thể nào và cũng không muốn lấy ai khác.
Nhà vua nổi giận, truyền cho xây một cái tháp kín mít, không có ánh sáng mặt trời, cũng như mặt trăng nào lọt vào được trong tháp. Tháp xây xong, vua phán:
- Con phải sống ở trong tháp này bảy năm, cha muốn biết, liệu đến lúc đó con có còn bướng bỉnh nữa hay không.
Trong tháp để đầy đủ thức ăn dùng trong bảy năm. Khi công chúa và người thị nữ đã vào trong tháp thì cửa được xây kín lại, hai người giờ đây sống cách biệt với trời đất bên ngoài. Ở trong tháp tối không thể nào phân biệt được ngày và đêm. Hoàng tử thường lui tới quanh tháp, gọi tên nàng, nhưng tiếng gọi làm sao đi qua nổi những bức tường dày mà vào trong tháp. Họ còn biết làm gì nữa ngoài khóc than! Thời gian trôi qua, thức ăn đồ uống trong tháp đã cạn, công chúa biết là thời hạn bảy năm cũng sắp hết. Công chúa tưởng giờ phút giải thoát cũng sắp tới, nhưng nàng vẫn không nghe thấy tiếng búa phá tường, không thấy có một viên gạch, đá nào rơi ở tường xuống. Hình như nhà vua quên công chúa rồi!
Thấy lương thực chỉ đủ dùng cho một thời gian ngắn và thấy trước cái chết bi thảm có thể tới với mình, công chúa nói:
- Trong bước đường cùng này, chúng ta phải tìm cách phá tường thôi.
Nàng lấy dao ăn khoét vữa, khi nào mệt thì thị nữ làm tiếp. Làm mãi thì họ cũng lấy được viên đá thứ nhất ra, rồi viên thứ hai, thứ ba… Sau ba ngày thì ánh sáng mặt trời có thể rọi vào trong tháp, lỗ hổng đào cũng khá to, đủ để nhìn ngắm ra ngoài được. Trời trong xanh, một luồng gió mát thổi vào họ, nhưng quang cảnh sao mà điêu tàn vậy! Hoàng cung đổ nát, hoang tàn. Kinh thành, làng mạc bị đốt trụi, đồng ruộng bỏ hoang, không có một bóng người nào qua lại! Hai người tiếp tục đào, khi lỗ hổng to đủ để chui ra ngoài thì người thị nữ chui ra trước, nàng Malêen theo sau. Nhưng đi đâu bây giờ?
Quân thù đã dày xéo đất nước, đuổi nhà vua, tàn sát trăm họ. Hai người định đi lang thang tìm một xứ sở khác, không chốn nương thân, không ai cho chút bánh nào ăn. Trong cảnh khốn cùng ấy, họ đành phải ăn vỏ, lá cây cho đỡ đói.
Cuối cùng họ cũng tới một xứ sở khác, nhưng mỗi khi gõ cửa xin việc họ đều bị từ chối, hắt hủi, không ai động lòng thương tới tình cảnh của họ. Sau họ tới kinh thành, vào hoàng cung xin việc, nhưng ở đây người ta lại chỉ bảo họ nên đi nơi khác. Mãi sau có người đầu bếp nhận, bảo họ quét tro bếp.
Hoàng tử con vua nước này chính là chồng chưa cưới của nàng Maleen. Vua cha hỏi cho chàng một người xấu cả người lẫn nết, ngày cưới đã được định, cô dâu cũng đã tới. Nhưng vì xấu quá, không muốn để ai thấy nàng nên cô dâu cấm cung, nàng Maleen phải bưng thức ăn vào trong buồng cho cô dâu.
Sắp đến ngày đi nhà thờ làm lễ cưới, cô dâu thẹn vì mình xấu xí, sợ ló mặt ra đường sẽ bị thiên hạ nhạo báng, chê cười. Cô dâu gọi Maleen tới bảo:
- Thật là đại phúc cho mày! Tao bị sai khớp xương nên không đi ra phố được. Mày hãy thay tao, mặc quần áo cô dâu vào. Thật không còn vinh dự nào lớn hơn cho mày nữa.
Nàng Maleen mới khước từ:
- Tôi đâu dám nhận phần vinh dự đó.
Cô dâu lấy vàng mua chuộc nàng cũng chối từ.
Cô dâu tức giận nói:
- Nếu không nghe lời tao thì toi mạng. Ta chỉ nói một lời là đầu lìa khỏi cổ.
Nàng Maleen đành tuân lời, mặc quần áo cô dâu, đeo đồ trang sức, nom nàng đẹp thật lộng lẫy.
Khi nàng Maleen bước vào phòng khách hoàng cung, mọi người phải sửng sốt vì sắc đẹp tuyệt vời của nàng. Nhà vua bảo hoàng tử:
- Đó là cô dâu mà cha đã chọn cho con. Con hãy dẫn nàng đi nhà thờ.
Hoàng tử hết sức ngạc nhiên, và nghĩ bụng:
- Biết đâu đây chính là nàng Maleen mà ta hằng yêu mến. Nhưng nàng bị giam trong tháp kín và đã chết rồi cơ mà.
Hoàng tử cùng cô dâu tới nhà thờ. Trên đường đi, thấy bụi gai trên đường, cô dâu nói:
Bụi gai, bụi gai,
Bụi gai nho nhỏ,
Đứng đó một mình,
Hình như ta đã,
Xả vỏ lá cành,
Đem nấu thành canh.
Hoàng tử hỏi cô dâu:
- Em vừa nói gì đấy?
Nàng đáp:
- Thưa không. Em chợt nhớ tới nàng Malêen.
Hoàng tử ngạc nhiên khi thấy cô dâu cũng biết nàng Malêen, nhưng chàng cứ lặng thinh không nói gì. Khi xe ngựa sắp qua chiếc cầu nhỏ để vào sân nhà thờ, cô dâu nói:
Đừng gãy cầu nhá,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Hoàng tử lại hỏi cô dâu:
- Em vừa nói gì đấy?
Nàng đáp:
- Không ạ, em chợt nhớ tới nàng Maleen.
- Thế em có quen với nàng Maleen không?
- Em làm sao mà quen được nàng, em chỉ nghe nói đến tên nàng.
Khi hai người đến trước cửa nhà thờ, nàng nói:
Đừng gãy cửa nhé,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Hoàng tử hỏi:
- Em vừa nói gì đấy?
Nàng đáp:
- Trời, em vừa lại nhớ tới nàng Maleen.
Hoàng tử lấy chiếc dây chuyền đeo vào cổ nàng và cài móc lại. Hai người bước vào nhà thờ, cha đạo đặt tay họ vào nhau và làm lễ thành hôn. Chàng đưa nàng về, nhưng dọc đường nàng không nói nửa lời. Về đến hoàng cung, nàng về ngay phòng cô dâu, cởi quần áo đẹp, tháo hết đồ nữ trang, mặc chiếc tạp dề màu xám của người quét tro bếp, chỉ đeo chiếc dây chuyền vàng mà chú rể tặng.
Đến đêm người ta dẫn cô dâu tới phòng chú rể. Để cho hoàng tử không nhận ra sự đánh tráo, cô dâu mặt che mạng. Khi mọi người đã lui ra hết, chú rể nói với cô dâu:
- Hôm nay em nói những gì với bụi gai ở bên đường thế?
Cô dâu hỏi:
- Với bụi gai nào nhỉ? Em có nói với bụi gai nào đâu.
Chú rể nói:
- Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Để tránh ngờ vực, cô nói:
Để em ra tìm con hầu,
Nó làm em rối cả đầu, anh ơi.
Cô chạy ra la hỏi nàng Malêen:
- Này con hầu, mày đã nói gì với bụi gai thế?
- Thưa tôi chỉ nói:
Bụi gai, bụi gai,
Bụi gai nho nhỏ,
Đứng đó một mình,
Hình như ta đã,
Xả vỏ lá cành,
Đem nấu thành canh.
Cô dâu chạy về buồng và nói:
- Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với bụi gai.
Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được.
Hoàng tử lại hỏi:
- Khi đi qua cầu, em nói gì với chiếc cầu trước nhà thờ?
Cô đáp:
- Chiếc cầu trước nhà thờ! Em có nói với chiếc cầu trước nhà thờ nào đâu.
- Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Cô lại nói:
Để em ra tìm con hầu,
Nó làm em rối cả đầu, anh ơi.
Cô chạy ra la hỏi nàng Malêen:
- Này con hầu, mày đã nói gì với chiếc cầu trước nhà thờ thế?
- Thưa tôi chỉ nói:
Đừng gãy cầu nhá,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Cô dâu hét lớn:
- Tội mày đáng chết lắm đấy!
Rồi cô vội vã chạy về phòng và nói:
- Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với chiếc cầu.
Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được.
Hoàng tử lại hỏi:
- Thế em đã nói gì với cửa nhà thờ?
Cô đáp:
- Với cửa nhà thờ! Em có nói gì với cửa nhà thờ đâu.
- Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Cô chạy ra và la mắng, hỏi nàng Maleen:
- Này con hầu, mày đã nói gì với cửa nhà thờ?
- Thưa tôi chỉ nói:
Đừng gãy cửa nhé,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Cô dâu nổi giận, hét lớn:
- Tội mày đáng vặn cổ chết.
Rồi cô vội vã chạy về phòng và nói:
- Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với chiếc cửa nhà thờ.
Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được.
Hoàng tử lại hỏi:
- Nhưng thế thì đồ nữ trang anh trao tặng em giờ đâu rồi?
Cô đáp:
- Đồ nữ trang! Anh có đưa tặng em đồ nữ trang đâu nhỉ?
- Chính anh đeo cho em chiếc dây chuyền vàng và móc cài khóa dây chuyền. Nếu em lại không biết điều đó thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Hoàng tử gỡ tấm mạng che mặt cô dâu. Chàng nhảy lùi lại vì sợ hãi, khi nhìn thấy rõ khuôn mặt xấu xí kia. Chàng nói:
- Cô ở đâu tới đây? Cô là ai?
- Em là vợ chưa cưới của chàng. Em sợ ra ngoài thiên hạ nhìn thấy em họ sẽ dè bỉu chê cười, em đã ra lệnh cho con hầu quét tro bếp mặc quần áo cưới và thay em đi nhà thờ.
Hoàng tử nói:
- Cô bé ấy ở đâu? Đi gọi cô ấy lại đây, ta muốn thấy mặt cô ấy.
Cô ra bảo thị vệ là con bé quét tro bếp là đồ phản trắc, phải đưa nó ngay ra trước sân mà chém. Đám thị vệ nắm tay nàng Maleen kéo đi, nàng la hét cầu cứu, tiếng kêu cứu vang tới buồng hoàng tử. Nghe tiếng kêu cứu, hoàng tử vội chạy ra, truyền lệnh thả ngay nàng ra. Đuốc được mang tới, hoàng tử nhận ra ngay chiếc dây chuyền vàng chính chàng đã tặng ở nhà thờ. Hoàng tử nói:
- Em mới là cô dâu thật, người đã cùng đi với anh tới nhà thờ để làm lễ. Em hãy cùng anh về buồng.
Khi chỉ còn lại hai người trong buồng, hoàng tử nói:
- Trên đường tới nhà thờ, em có nhắc tới tên nàng Maleen - người vợ chưa cưới của anh. Anh không thể tưởng tượng được, chính nàng Maleen lại giống em như hệt.
Nàng đáp:
- Chính em là Maleen, người vì chàng mà bị giam bảy năm trời trong ngục tối, chịu đói chịu khát cùng những lầm than cơ cực trong suốt những năm trời ấy. Nhưng hôm nay em đã nhìn thấy ánh sáng mặt trời, được cùng anh tới nhà thờ làm lễ và giờ đây em là người vợ chính thức của anh.
Chàng và nàng hôn nhau. Họ sống hạnh phúc bên nhau cho đến khi tóc bạc răng long. Cô dâu giả bị trừng phạt thích đáng.
Tháp giam nàng Malêen còn đứng đó. Mỗi khi đi qua tháp, trẻ con thường hát:
Tính tình tang tang,
Nàng nào trong đó?
Có phải Maleen,
Khen người có chí,
Bền bỉ đợi chờ,
Thương nhớ Hans.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Era uma vez um rei que tinha um único filho a quem muito queria. Um dia, este príncipe pediu em casamento a filha de outro rei muito poderoso, chamada, comumente, a donzela Malvina, cuja beleza era extraordinária. Mas o pai da princesa, que desejava dada em casamento a um outro príncipe, recusou esse pedido.
Os dois jovens, porém, amavam-se muito e não queriam ser assim separados; então a donzela Malvina disse ao pai:
- Não quero e nem poderia casar-me com nenhum outro homem, pois amo este príncipe.
Diante desta atitude, o rei enfureceu-se e mandou construir uma torre escura, na qual nunca penetrava o mais leve raio de sol ou de luar. Assim que ficou pronta, disse à filha:
- Ficarás presa nessa torre durante sete anos, findos os quais, quero ver se está ou não destruída a tua obstinação.
Mandou levar para a torre alimentos e bebidas suficientes para sete anos. A princesa e sua aia foram para lá conduzidas e, em seguida, muraram a porta, deixando-as assim isoladas do céu e da terra.
As pobres criaturas passavam o tempo no meio da escuridão, sem nunca saber quando clareava o dia ou quando caía a noite.
O príncipe, desconsolado, continuava perambulando em volta da torre, sempre chamando a noiva pelo seu nome; mas nenhum som exterior conseguia penetrar através daqueles muros espessos. Portanto, que mais podia fazer senão chorar e lastimar-se?
Enquanto isso, ia passando o tempo. Por fim, vendo que as provisões já estavam bem reduzidas, as duas infelizes compreenderam que os sete anos de segregação estavam para findar. E julgaram que a hora de sua libertação já houvesse soado; mas, por mais que apurassem o ouvido, não distinguiam nenhum ruído de martelos ou de pedras a deslocarem-se do muro; parecia mesmo que o pai as havia completamente esquecido.
Notando que só lhes restava alimentação para una dias apenas e prevendo um fim horrível, a donzela Malvina disse à sua companheira:
- Façamos uma suprema tentativa, procuremos com toda a coragem fazer uma abertura na parede!
Resolvido isto, munidas de faca de cortar pão, puseram-se a escavar e a furar o cimento; quando uma estava cansada a outra substituía-a e assim trabalhavam o tempo todo. Após longo e penoso trabalho, conseguiram remover uma pedra, depois outra e mais outra, até que, dentro de três dias, viram penetrar naquelas trevas horrendas o primeiro e consolador raio de sol. Trabalharam com mais ardor, até que a abertura ficou bastante grande e elas puderam olhar para fora.
O céu estava de um azul límpido e maravilhoso, a brisa fresca acariciou-lhes suavemente as faces, mas, onde seus olhos pousavam, só viam desolação. O castelo do rei, seu pai, era um montão de ruinas, a cidade toda e as aldeias, até onde seus olhos podiam alcançar, estavam arrasadas, os campos todos queimados: não se via alma viva, tudo estava destruído e morto.
Alargaram mais a abertura, obtendo o tamanho suficiente para poderem sair; a camareira saiu em primeiro lugar, seguindo-a logo após a donzela Malvina. Mas para onde ir? O exército inimigo tinha devastado todo o reino, expulsado o rei e massacrado os habitantes, e elas não viam onde encontrar refúgio.
Então encaminharam-se as duas em busca de outro país. Todavia, por todas as terras em que passavam não conseguiam encontrar abrigo ou alguma alma generosa que lhes desse um pedaço de pão. Tão grande era a fome, que tiveram de alimentar-se com um punhado de urtigas encontradas à margem da estrada.
Andaram, andaram, andaram, por fim chegaram a um reino desconhecido o lá procuraram empregar-se como criadas, mas eram repelidas de todas as portas e não encontraram compaixão na alma daquela gente.
Finalmente, chegaram à capital do reino e dirigiram- se ao paço real. Aí, também, foram convidadas a seguir o caminho mas, o cozinheiro, vendo-as tão abatidas, compadeceu-se delas e disse que podiam empregar-se como faxineiras e lavadeiras, sob suas ordens.
Aconteceu que o filho do rei, em cujo palácio estavam empregadas, era justamente o antigo noivo da donzela Malvina. Querendo que se casasse, o pai tinha-lhe arranjado uma noiva, tão feia de coração como de rosto. O dia do casamento já estava marcado e a noiva já havia chegado; mas, por causa da sua feiura, não ousava apresentar-se em público e permanecia fechada no quarto. A donzela Malvina fora encarregada de servi-la e levar-lhe a comida.
Ao chegar o dia em que o príncipe devia conduzir à igreja a noiva, ela sentiu-se tão envergonhada de aparecer e tão receosa de ser escarnecida pelo povo, que disse à donzela Malvina:
- Ouve aqui, cai-te do céu uma sorte inesperada; eu torci o pé e estou impossibilitada de me pôr a caminho para a igreja; tens portanto que vestir o meu traje nupcial e substituir-me; honra maior do que esta não podias esperar!
Mas a donzela Malvina recusou a proposta, dizendo:
- Não quero honras que não me pertencem.
A outra ofereceu-lhe uma grande quantia em ouro; tudo foi completamente inútil, não conseguia convencê-la. Por fim enraiveceu-se e disse-lhe asperamente:
- Se não me obedeceres, arriscarás a vida; pois basta que eu diga uma só palavra para que tenhas a cabeça decepada.
Diante disto, a moça teve que obedecer; vestiu os trajes suntuosos e adornou-se com as joias da noiva.
E quando se apresentou na sala do trono, os convidados ficaram extasiados ante sua grande beleza; e o rei disse ao filho:
- Aqui está a noiva que escolhi para ti; conduze-a ao altar.
Estupefato, o noivo matutava: "É estranho, parece-se tanto com a minha donzela Malvina que até parece ser ela em pessoa; infelizmente, porém, há tantos anos foi encerrada na torre que talvez já tenha morrido." Ofereceu a mão à noiva e conduziu-a à igreja. Mas, pelo caminho encontraram à margem da estrada, um pé de urtiga e então a moça disse:
- Urtiga.
minha urtiga, coitadinha;
que fazes aqui tão sozinha?
Certa vez por aqui passei
morta de fome, e te devorei!
- Que estás dizendo? - perguntou-lhe o príncipe.
- Oh, nada! - respondeu ela - estava apenas lembrando a donzela Malvina.
O príncipe ficou admirado que ela a conhecesse, mas não disse nada. Quando chegaram ao pé da escadaria diante da igreja, ela disse:
- Ó degrauzinho, não vás te quebrar,
a verdadeira noiva não vês passar!
- Que disseste? - tornou u perguntar o noivo.
- Nada! - respondeu ela - estava só pensando na donzela Malvina.
- Tu conheces a donzela Malvina?
Não, não! como poderia conhecê-la? Apenas tenho ouvido falar nela,
Quando chegaram à porta da igreja, ela disse mais uma vez:
- Ó poria da igreja, não vás desabar!
a verdadeira noiva não vês passar.
- Mas que estás a dizer? - perguntou o noivo.
- Oh, estava apenas lembrando a donzela Malvina.
Antes de penetrar na igreja, o príncipe tirou do bolso um magnífico e precioso colar, colocou-o no pescoço da noiva e apertou bem o fecho; em seguida, dirigiram-se ao altar onde o padre uniu suas mãos e deu-lhes a bênção, tornando-os marido e mulher.
O príncipe e a noiva voltaram para casa, mas, durante todo o caminho, ela não abriu a boca para dizer uma palavra. Chegando ao castelo real, ela correu para o quarto da outra noiva e despiu as roupas nupciais. Depois tornou a vestir suas pobres roupas cinzentas, mas conservou no pescoço o colar que recebera do noivo.
A noite, a noiva devia ser conduzida ao quarto nupcial, mas tratou de cobrir o rosto com um véu a fim de que o noivo não lhe visse a feiura e não descobrisse o embuste. Assim que os criados se retiraram, o príncipe perguntou-lhe:
- Conta-me agora o que disseste ao pé da urtiga que encontramos à margem da estrada.
- Qual urtiga? - perguntou ela; - eu não tenho o hábito de falar com urtigas!
- Se não o fizeste, então não és tu a verdadeira noiva! - disse o príncipe; mas ela tentou sair da embrulhada, dizendo:
- Com a minha criada preciso ir ter,
para que faça minha memória reviver!
Dirigiu-se ao quarto da donzela Malvina e perguntou-lhe asperamente:
- Ó criatura, que foi que disseste ao pé da urtiga?
- Disse-lhe simplesmente isto:
- Urtiga,
minha urtiga, coitadinha;
que fazes aí tão sòrinha?
Certa vez por aqui passei,
morta de fome, e te devorei!
A noiva voltou correndo para o quarto nupcial e disse ao príncipe:
- Agora lembro-me do que disse ao pé da urtiga!
- E repetiu textualmente as palavras que acabara de ouvir.
- E ao pisar os degraus da igreja, que foi que disseste?
- Que degraus? - disse ela admirada; - eu não costumo falar com degraus!
- Se é assim, então não és tu a verdadeira noiva,
- repetiu ele desconfiado.
Mas ela fez o mesmo que fizera antes:
- Com a minha criada preciso ir ter,
para que faça minha memória reviver!
Saiu correndo, foi ao quarto da criada e perguntou com brutalidade:
- Que é que disseste ao pisar os degraus da igreja?
- Eu disse apenas isto:
- Ô degrauzinho, não vás te quebrar,
a verdadeira noiva não vês passar!
- Ainda terás que pagar com a vida! - gritou-lhe a noiva, mas foi correndo para o quarto e disse ao príncipe:
- Só agora me lembro o que disse ao pisar os degraus da igreja! - e repetiu as palavras ouvidas.
- Está bem, mas dize-me agora que foi que disseste ao transpor o umbral da igreja?
- Que umbral? Eu jamais falei com um umbral!
- Não? Então não és tu a verdadeira noiva!
Ela voltou a perguntar à donzela Malvina:
- Conta-me já, que foi que disseste no umbral da igreja?
- Disse só isto:
- Ô porta da igreja, não vás desabar!
a verdadeira noiva não vês passar.
-Ordenarei que te cortem a cabeça! - esbravejou a noiva possessa de raiva. Mas, saiu correndo, c foi ter com o noivo, ao qual disse:
- Lembro-me agora do que disse à porta da igreja! - e repetiu as palavras da outra.
- E, dize-me, onde está o colar que coloquei no teu pescoço e que prendi com minhas próprias mãos, ao entrarmos na igreja?
- Que colar? Nunca me deste colar nenhum.
- Não te lembras então do que eu te coloquei no pescoço? Se ignoras isto é porque não és a verdadeira noiva!
Assim dizendo, arrancou-lhe o véu do rosto e, ao dar com aquela monstruosa feiura, pulou para trás espantado, perguntando horrorizado:
- Como vieste aqui? Quem és tu?
- Eu sou a tua verdadeira noiva. Com medo que o povo me escarnecesse ao passar pelas ruas, mandei a criada vestir minhas roupas e seguir para a igreja em meu lugar.
- E onde está agora essa moça? - perguntou o príncipe; - quero vê-la! Vai buscá-la e traze-a à minha presença.
A noiva encaminhou-se depressa, mas disse aos criados que aquela faxineira era uma embusteira, que a levassem portanto ao fundo do quintal e lhe decepassem a cabeça.
Os criados apoderaram-se da pobre moça e tentavam arrastá-la para o local do martírio, mas ela pôs-se a gritar com todas as forças e a pedir socorro. O príncipe ouviu aqueles gritos, saiu correndo do quarto e mandou que a soltassem imediatamente. Quando trouxeram luzes e ele pôde ver o colar de pérolas que lhe colocara ao pescoço na porta da igreja, exclamou radiante:
- Ah, tu é que és minha verdadeira noiva! A mesma que foi comigo á igreja. Vem comigo, vamos para os nossos aposentos.
Assim que ficaram sós, ele lhe disse:
- Quando íamos para a igreja, ouvi-te mencionar a donzela Malvina, que foi minha noiva; se isto fosse possível, acreditaria té-la agora na minha presença, tal a semelhança que tens com ela.
- Pois sou eu mesma a donzela Malvina; a mesma que por teu amor passou sete anos presa na torre escura. Passei muita fome e sede e durante bastante tempo vivi na mais negra miséria; hoje, porém, o sol volta a brilhar para mim. Na igreja nós é que fomos unidos cm matrimônio, portanto sou eu a tua verdadeira esposa.
Então abraçaram-se e beijaram-se, com a maior alegria, e foram imensamente felizes pelo resto da vida.
Ao passo que a perversa noiva feia foi decapitada.
A torre onde permanecera a donzela Malvina conservou-se sólida durante muitos anos e quando as crianças iam brincar perto dela. costumavam cantar:
- Din, don dan,
Na torre quem está?
Está uma princesa
que ninguém podo ver
e o muro romper,
nem a pedra furar.
Joãozinho de paletó xadrezinho,
corre, vem me pegar!