De laars van buffelleer


Đôi ủng da trâu


Een soldaat die nergens bang voor is, bekommert zich ook nergens om. Zo'n soldaat was afgedankt, en omdat hij verder niets geleerd had en niets verdienen kon, trok hij rond en bedelde bij goede mensen om een aalmoes. Om zijn schouders hing een oude regenjas, en een paar laarzen van buffelleer waren ook nog van hem. Op een dag ging hij, zonder op de weg te letten, steeds maar de velden door en kwam eindelijk in een bos terecht. Hij wist niet waar hij was, maar op een afgehakte boomstronk zag hij een man zitten, die goed gekleed was en ook een groene jagersjas aan had. De soldaat gaf hem de hand, ging naast hem op het gras zitten en strekte z'n benen uit. "Ik zie dat je mooie laarzen aan hebt en ze zijn prachtig gepoetst," zei hij tegen de jager, "maar als je zo rond moest trekken als ik, zou je ze ook niet lang mooi houden. Kijk maar eens naar de mijne, die zijn van buffelleer en ze hebben al lang dienst gedaan, maar ze gaan mee, door dik en door dun." Na een poosje stond de soldaat op en zei: "Ik kan niet langer blijven zitten, de honger jaagt me verder. Zeg me eens, Broeder Waslaars, waar gaat die weg naar toe?" - "Dat weet ik ook niet," antwoordde de jager "ik ben verdwaald in het bos." - "Dan gaat het je net als mij," zei de soldaat; "gelijk met gelijk zijn goede kameraden, we zullen bij elkaar blijven en de weg zoeken." De jager glimlachte even, en ze liepen samen verder, steeds verder, tot de nacht viel. "We komen dat bos niet meer uit," zei de soldaat, "maar daar in de verte zie ik een lichtje flikkeren, daar zal wel wat te eten zijn." Ze vonden een stenen huis, klopten aan de deur, en een oud vrouwtje deed hun open. "We zoeken onderdak," zei de soldaat "en een beetje voedsel voor de maag, want de mijne is zo leeg als een oude ransel." - "Hier kunnen jullie niet blijven," zei de oude vrouw, "dit is hier een rovershuis, en jullie doen het verstandigst, als je maar maakt datje wegkomt, voor ze thuiskomen, want als ze je vinden, dan ben je verloren." - "Zo'n vaart zal het wel niet lopen," zei de soldaat, "ik heb in twee dagen geen hap eten gehad, en het is me hetzelfde, of ik hier omkom of in 't bos van honger sterf. Ik ga naar binnen." De jager wilde niet mee, maar de soldaat trok hem aan zijn mouw en zei: "Kom, broederhart, het zal wel niet dadelijk om onze hals gaan." De oude vrouw had medelijden en zei: "Kruipen jullie achter de kachel, als de anderen wat hebben overgelaten en zijn ingeslapen, dan zal ik het jullie wel toestoppen." Nauwelijks zaten ze in hun hoekje, of daar kwamen twaalf rovers aangestormd, ze gingen aan tafel zitten ¯ die was al gedekt ¯ en vol ongeduld eisten ze hun maal. De oude vrouw droeg een groot stuk vlees binnen, en de rovers lieten het zich goed smaken. Toen de reuk van het eten de soldaat in de neus kwam, zei hij tegen de jager: "Dat houd ik niet langer uit, ik ga aan tafel zitten en ik eet mee." - "Je brengt ons om het leven," zei de jager en hij hield hem bij de arm vast. Maar nu begon de soldaat hard te hoesten. Toen de rovers dat hoorden, gooiden ze mes en vork neer, sprongen overeind en ontdekten het tweetal achter de kachel. "Aha, heren!" riepen zij, "zitten jullie daar in de hoek? Wat willen jullie hier? Zijn jullie als bespieders uitgezonden? Wacht maar, straks zullen we jullie leren vliegen, aan een dorre tak!" - "Kalmpjes aan," zei de soldaat "ik heb honger; geef me te eten, straks kunnen jullie doen wat je wilt." De rovers stonden versteld, maar de hoofdman sprak: "Ik merk al dat je niet bang bent, goed, eten mag je hebben, maar daarna zul je ook sterven." - "Dat kan altijd nog," zei de soldaat, en hij ging aan tafel zitten en begon dapper van het vlees te eten. "Broeder Waslaars, kom ook wat eten!" riep hij de jager toe. "Je zult net zo'n honger hebben als ik, en een beter stuk vlees kun je thuis niet krijgen." Maar de jager wou niets eten. De rovers keken de soldaat vol verbazing aan en zeiden: "Die bekommert zich nergens om." Daarop zei hij: "Het eten was best, maar geef me er nu ook een goede drank bij." De roverhoofdman was in een goede bui en liet ook dit toe, en hij riep naar de oude vrouw: "Haal maar een fles uit de kelder, en één van de beste." De soldaat trok er de kurk af dat het knalde, en hij ging met de fles naar de jager en zei: "Pas maar op, Broeder, nu zul je een wonder beleven, en ik ga een dronk uitbrengen op de hele bende." Hij zwaaide de fles boven de hoofden van de rovers en sprak: "Op jullie leven, maar je mond open en de rechterhand omhoog!" en hij nam een flinke slok. Nauwelijks waren die woorden gesproken of ze zaten allemaal stijf en stil, hun monden open en hun rechterhanden omhoog. De jager zei tegen de soldaat: "Ik zie dat je nog andere kunsten kent; kom nu maar gauw mee, dan gaan we naar huis." - "O! Broederhart, dan wou je al te gauw afmarcheren; we hebben de vijand wel verslagen, nu moeten we ook nog wat buit maken. Ze zitten nu stil en hebben hun monden open van verbazing: maar ze mogen ook geen vin verroeren voor ik het hun toesta. Kom, eet wat en drink eens." De oude vrouw moest nog een fles van de beste wijn halen, en de soldaat stond niet eerder op, voor hij wel voor drie dagen had gegeten. Eindelijk, toen het weer dag werd, zei hij: "Nu moeten we de tent gaan afbreken, en om een korte mars te hebben, moet de oude vrouw ons de kortste weg naar de stad wijzen." Toen ze daar waren aangekomen, ging hij naar zijn oude kameraden en sprak: "Ik heb buiten in het bos een nest vol galgevogels gevonden, kom mee, dan gaan we het uithalen." De soldaat voerde hen aan en zei tegen de jager: "Je moet weer mee terug en kijken hoe ze fladderen, als we ze bij hun voeten pakken." Hij stelde de manschappen in een kring om de rovers heen; dan nam hij de fles, dronk een slok, zwaaide haar over de rovers heen en riep: "Jullie mogen allemaal leven!" Meteen hadden ze hun beweging herkregen, maar ze werden omvergeworpen en aan handen en voeten geboeid. Toen beval de soldaat, dat ze als zakken op een kar zouden worden gegooid en hij zei: "Rijd ze maar meteen door naar de gevangenis." Maar de jager nam één van de soldaten terzijde en gaf hem nog een opdracht mee.
"Broeder Waslaars" zei de soldaat, "we hebben de vijand op gelukkige wijze overrompeld en hebben heerlijk gegeten, en nu zullen we als uitvallers rustig achteraan marcheren." Toen ze bij de stad kwamen, zag de soldaat, dat een grote mensenmenigte de stadspoort uitstroomde, luide vreugdekreten aanheffend en zwaaiend met allemaal groene takken. Daarop werd hij de hele lijfwacht gewaar die aan kwam zetten. "Wat heeft dat te betekenen?" zei hij heel verwonderd tegen de jager. "Wist je dan niet," gaf deze ten antwoord, "dat de koning gedurende lange tijd van zijn rijk was verwijderd? Vandaag keert hij terug, en ze gaan hem allemaal tegemoet." - "Maar waar is die koning dan?" zei de soldaat, "ik zie hem nergens." - "Hier is hij," antwoordde de jager: "ik ben die koning en ik heb hen mijn aankomst verteld!" En hij knoopte zijn jagershemd los, zodat de soldaat daaronder het koningsgewaad kon zien. Nu schrok de soldaat, hij boog zich op een knie en smeekte om vergiffenis, omdat hij hem uit onwetendheid als zijn gelijke behandeld had en hem zulke rare namen had gegeven. Maar de koning reikte hem de hand en zei: "Je bent een dapper soldaat, en je hebt me het leven gered. Je zult geen armoe meer lijden en ik zal voor je zorgen. En als je eens een goed stuk vlees wilt eten, net zo goed als in het roversnest, kom dan maar bij mij in de keuken. Maar als je op mijn gezondheid wilt drinken, vergeet dan niet om eerst mij om toestemming te vragen!"
Có một người lính không hề biết sợ và cũng chẳng bao giờ lo âu, buồn rầu. Khi được giải ngũ, vì chẳng biết nghề gì, nên anh ta đành phải lang thang khắp chốn, xin ăn những người hảo tâm.
Trên vai anh ta là một chiếc áo đi mưa đã cũ, chân đi một đôi ủng bằng da trâu. Những thứ đó là gia sản của anh. Một hôm anh ta chẳng kể đường lớn, đường nhỏ, cứ thẳng đồng hoang đi mãi, cuối cùng thì đến một khu rừng, thấy một người đang ngồi trên thân cây bị đốn đổ. Người đó trang phục chỉnh tề, mặc bộ đồ đi săn màu xanh lá cây.
Anh lính chìa tay ra bắt, sau đó ngồi xuống bãi cỏ bên cạnh người ấy và duỗi thẳng chân ra. Anh nói với người đi săn:
- Tôi thấy bác đi đôi ủng da mịn, lại đánh bóng nhoáng. Nếu như bác phải đi đây đi đó như tôi thì đôi ủng của bác chẳng mấy mà hỏng! Bác cứ xem đôi ủng của tôi, nó làm bằng da trâu đấy, đã dùng lâu lắm rồi, chẳng kể đường dễ đi hay khó đi, mà cũng chẳng làm sao cả!
Một lúc sau, anh lính đứng dậy, nói:
- Tôi đói hết chịu nổi rồi, không sao ngồi yên được nữa. Nhưng người anh em có đôi ủng bóng ơi, đường này đi về đâu thế?
- Chính tôi cũng không biết nó đi về đâu. Tôi đang lạc ở trong rừng này! - Người đi săn đáp.
Người lính nói:
- Nếu vậy thì hoàn cảnh của bác cũng giống như tôi. Những người cùng cảnh ngộ thì thường hay kết bạn với nhau. Chúng ta cùng tìm đường nào!
Người đi săn mỉm cười, sau đó họ cùng nhau đi, đi hoài mãi cho tới khi màn đêm buông xuống.
- Chúng ta không ra khỏi rừng được rồi. Nhưng tôi nhìn thấy có ánh đèn nhấp nháy ở nơi xa. Ở đó nhất định sẽ được chút gì để ăn - Anh lính nói.
Họ tìm thấy một cái nhà xây bằng đá, bèn đi tới gõ cửa. Một bà già ra mở. Anh lính nói:
- Chúng tôi muốn tìm một chỗ ngủ, và mong có chút gì cho vào bụng, vì bụng tôi lép kẹp như cái ba lô trống rỗng.
- Các bác không thể ở lại đây. Đây là nhà của bọn cướp. Trước khi chúng về, tốt nhất là các bác nên nhanh chóng rời khỏi nơi đây. Bởi nếu chúng phát hiện ra thì các bác mất mạng đấy.
Anh lính trả lời:
- Đã hai ngày nay tôi chưa có gì cho vào bụng. Mất mạng ở đây, hay chết đói trong rừng cũng vậy. Tôi vào đây!
Người đi săn không muốn vào nhà, nhưng anh lính nắm ống tay áo của bác ta lôi vào:
- Vào đi anh bạn! Chẳng thể bị cắt cổ ngay đâu!
Bà già lại có vẻ thông cảm, nói:
- Nấp ở đằng sau cái lò lửa ấy! Nếu chúng ăn còn thừa thứ gì, đợi chúng đi ngủ say, tôi sẽ lén luồn vào cho các bác.
Họ vừa nấp vào trong góc nhà thì mười hai tên cướp ào về, ngồi ngay vào bàn, giục mang đồ ăn uống cho chúng. Bà già mang một tảng thịt nướng, chúng ăn hết một cách ngon lành. Ngửi thấy mùi thịt nướng, anh lính thèm và nói với người thợ săn:
- Tôi không thể đợi được nữa. Tôi phải ra bàn ngồi ăn cùng với chúng nó!
Người thợ săn túm áo anh lính nói:
- Làm như anh chẳng khác gì ta nộp mạng cho chúng!
Anh lính hắt hơi to tới mức làm cho bọn cướp giật mình, bỏ dao dĩa xuống bàn, quay ra lùng sục và phát hiện ra hai người đang nấp ở sau lò sưởi, chúng nói:
- Ái chà, các anh bạn sao lại ngồi trong xó nhà, được cử đi do thám phải không? Cứ đợi đấy, các anh bạn sẽ được học cách đu cành cây khô.
Anh lính nói:
- Khỏi phải khách khí! Tôi đói lắm. Trước tiên cho tôi ăn chút đã, rồi các anh muốn xử trí thế nào cũng được.
Bọn cướp ngơ ngác nhìn nhau. Tên đầu sỏ bảo:
- Tao thấy mày không biết sợ. Ăn thì mày sẽ được ăn, nhưng ăn xong là phải chết đấy!
- Việc đó tính sau! - Anh lính đáp. Anh ngồi ngay vào bàn và ăn ngốn nghiến. Anh còn gọi người thợ săn:
- Này, anh bạn đi ủng bóng ơi, lại đây ngồi ăn. Anh nhất định đói hơn tôi. Ở nhà anh chẳng thể có món thịt nướng ngon như thế này.
Người thợ săn không muốn ăn. Bọn cướp ngạc nhiên nhìn anh lính, chúng nói:
- Anh chàng này chẳng hề khách khí gì cả!
Anh lính đáp:
- Món ăn thì ngon, nhưng mang rượu ra chứ!
Tên đầu sỏ cao hứng nên cũng chịu chơi, hắn bảo bà già:
- Bà xuống hầm lấy một chai rượu ngon lên đây!
Anh lính mở chai rượu nổ đánh bốp một cái, anh cầm chai rượu tới chỗ người thợ săn và nói:
- Anh bạn xem này. Anh sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tôi chúc sức khỏe cả bọn cướp.
Anh lính vung chai rượu qua đầu bọn cướp và hô:
- Các ngươi sống, nhưng há hốc mồm ra, giơ tay phải lên!
Nói rồi, anh lính tu một hơi ngon lành. Anh lính vừa nói dứt lời thì cả bọn cướp ngồi đơ ra, mồm há hốc, tay phải giơ lên. Người thợ săn bảo anh lính:
- Tôi biết anh còn nhiều thuật lạ khác. Nhưng giờ chúng ta hãy về nhà.
- Anh bạn thân mến, làm gì mà đi sớm thế. Chúng ta đã đánh bại quân thù và giờ phải thu chiến lợi phẩm chứ. Chúng đang ngồi dính vào ghế há hốc mồm. Chúng chỉ cử động được khi nào tôi cho phép. Nào lại đây ăn uống đi!
Bà già lại đi lấy một chai rượu ngon. Anh lính ăn uống no nê đến mức ba ngày sau mới cần ăn. Khi trời hửng sáng, anh lính nói:
- Đã đến lúc chúng ta có thể nhổ trại, nhưng để cho bà già chỉ cho chúng ta con đường về thành phố ngắn nhất.
Về tới thành phố, anh lính đi tới chỗ đồng đội và bảo:
- Tôi tìm thấy một ổ cướp ở trong rừng. Nào đi cùng với tôi tới đó quét sạch chúng đi.
Anh lính dẫn đồng đội đi, anh nói với người thợ săn:
- Anh đi cùng chúng tôi tới đó. Anh sẽ thấy chúng bị tóm cổ như thế nào.
Anh lính bảo đồng đội bao vây tụi cướp. Rồi anh rút chai rượu ra tu một hơi và vung chai rượu qua đầu chúng, miệng hô:
- Bắt sống bọn cướp đi!
Chỉ trong chớp, từng đứa một trong bọn cướp bị quật ngã, bị trói lại. Chúng bị ném lên xe như những bao tải đựng đồ. Anh lính ra lệnh:
- Đưa ngay chúng vào nhà tù!
Người thợ săn kéo một người sang bên và giao cho anh ta một việc gì đó. Anh lính bảo người thợ săn:
- Anh bạn đi ủng đánh bóng. Chúng ta may mắn túm cổ được bọn cướp, lại ăn uống no nê thỏa thích. Giờ ta có thể đủng đỉnh theo sau xe.
Khi họ về tới gần thành, anh lính thấy rất đông người chen lấn nhau ở cổng thành, tay vẫy cành lá, mồm hô vang. Rồi anh còn thấy đội cận vệ của nhà vua bước tới. Anh rất ngạc nhiên, hỏi người thợ săn:
- Thế này là thế nào nhỉ?
- Thế anh bạn không biết à. Nhà vua xa vương quốc đã lâu, nay nhà vua trở về nên dân chúng ra nghênh đón đấy.
Người lính nói:
- Nhưng vua đâu? Tôi không nhìn thấy nhà vua.
- Ông ta đang đứng trước mặt anh. Chính ta là nhà vua. Ta đã sai người thông báo ngày ta về lại hoàng cung.
Rồi vua cởi trang phục thợ săn, mọi ngườiu nhìn thấy hoàng bào. Anh lính hoảng sợ, vội quỳ xuống xin được tha thứ, vì anh không biết nên đã đối xử với vua như kẻ bằng vai phải lứa. Nhà vua chìa tay đỡ anh ta dậy và bảo:
- Ngươi là người lính dũng cảm đã cứu sống ta. Từ nay ngươi không phải khổ nữa. Ta sẽ chu cấp cho đầy đủ. Khi nào muốn ăn thịt nướng như khi ở nhà bọn cướp thì cứ xuống bếp của hoàng gia. Nhưng nếu muốn nâng cốc chúc sức khỏe ai đó thì phải được ta cho phép mới được làm!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng