Đôi ủng da trâu


La bota de piel de búfalo


Có một người lính không hề biết sợ và cũng chẳng bao giờ lo âu, buồn rầu. Khi được giải ngũ, vì chẳng biết nghề gì, nên anh ta đành phải lang thang khắp chốn, xin ăn những người hảo tâm.
Trên vai anh ta là một chiếc áo đi mưa đã cũ, chân đi một đôi ủng bằng da trâu. Những thứ đó là gia sản của anh. Một hôm anh ta chẳng kể đường lớn, đường nhỏ, cứ thẳng đồng hoang đi mãi, cuối cùng thì đến một khu rừng, thấy một người đang ngồi trên thân cây bị đốn đổ. Người đó trang phục chỉnh tề, mặc bộ đồ đi săn màu xanh lá cây.
Anh lính chìa tay ra bắt, sau đó ngồi xuống bãi cỏ bên cạnh người ấy và duỗi thẳng chân ra. Anh nói với người đi săn:
- Tôi thấy bác đi đôi ủng da mịn, lại đánh bóng nhoáng. Nếu như bác phải đi đây đi đó như tôi thì đôi ủng của bác chẳng mấy mà hỏng! Bác cứ xem đôi ủng của tôi, nó làm bằng da trâu đấy, đã dùng lâu lắm rồi, chẳng kể đường dễ đi hay khó đi, mà cũng chẳng làm sao cả!
Một lúc sau, anh lính đứng dậy, nói:
- Tôi đói hết chịu nổi rồi, không sao ngồi yên được nữa. Nhưng người anh em có đôi ủng bóng ơi, đường này đi về đâu thế?
- Chính tôi cũng không biết nó đi về đâu. Tôi đang lạc ở trong rừng này! - Người đi săn đáp.
Người lính nói:
- Nếu vậy thì hoàn cảnh của bác cũng giống như tôi. Những người cùng cảnh ngộ thì thường hay kết bạn với nhau. Chúng ta cùng tìm đường nào!
Người đi săn mỉm cười, sau đó họ cùng nhau đi, đi hoài mãi cho tới khi màn đêm buông xuống.
- Chúng ta không ra khỏi rừng được rồi. Nhưng tôi nhìn thấy có ánh đèn nhấp nháy ở nơi xa. Ở đó nhất định sẽ được chút gì để ăn - Anh lính nói.
Họ tìm thấy một cái nhà xây bằng đá, bèn đi tới gõ cửa. Một bà già ra mở. Anh lính nói:
- Chúng tôi muốn tìm một chỗ ngủ, và mong có chút gì cho vào bụng, vì bụng tôi lép kẹp như cái ba lô trống rỗng.
- Các bác không thể ở lại đây. Đây là nhà của bọn cướp. Trước khi chúng về, tốt nhất là các bác nên nhanh chóng rời khỏi nơi đây. Bởi nếu chúng phát hiện ra thì các bác mất mạng đấy.
Anh lính trả lời:
- Đã hai ngày nay tôi chưa có gì cho vào bụng. Mất mạng ở đây, hay chết đói trong rừng cũng vậy. Tôi vào đây!
Người đi săn không muốn vào nhà, nhưng anh lính nắm ống tay áo của bác ta lôi vào:
- Vào đi anh bạn! Chẳng thể bị cắt cổ ngay đâu!
Bà già lại có vẻ thông cảm, nói:
- Nấp ở đằng sau cái lò lửa ấy! Nếu chúng ăn còn thừa thứ gì, đợi chúng đi ngủ say, tôi sẽ lén luồn vào cho các bác.
Họ vừa nấp vào trong góc nhà thì mười hai tên cướp ào về, ngồi ngay vào bàn, giục mang đồ ăn uống cho chúng. Bà già mang một tảng thịt nướng, chúng ăn hết một cách ngon lành. Ngửi thấy mùi thịt nướng, anh lính thèm và nói với người thợ săn:
- Tôi không thể đợi được nữa. Tôi phải ra bàn ngồi ăn cùng với chúng nó!
Người thợ săn túm áo anh lính nói:
- Làm như anh chẳng khác gì ta nộp mạng cho chúng!
Anh lính hắt hơi to tới mức làm cho bọn cướp giật mình, bỏ dao dĩa xuống bàn, quay ra lùng sục và phát hiện ra hai người đang nấp ở sau lò sưởi, chúng nói:
- Ái chà, các anh bạn sao lại ngồi trong xó nhà, được cử đi do thám phải không? Cứ đợi đấy, các anh bạn sẽ được học cách đu cành cây khô.
Anh lính nói:
- Khỏi phải khách khí! Tôi đói lắm. Trước tiên cho tôi ăn chút đã, rồi các anh muốn xử trí thế nào cũng được.
Bọn cướp ngơ ngác nhìn nhau. Tên đầu sỏ bảo:
- Tao thấy mày không biết sợ. Ăn thì mày sẽ được ăn, nhưng ăn xong là phải chết đấy!
- Việc đó tính sau! - Anh lính đáp. Anh ngồi ngay vào bàn và ăn ngốn nghiến. Anh còn gọi người thợ săn:
- Này, anh bạn đi ủng bóng ơi, lại đây ngồi ăn. Anh nhất định đói hơn tôi. Ở nhà anh chẳng thể có món thịt nướng ngon như thế này.
Người thợ săn không muốn ăn. Bọn cướp ngạc nhiên nhìn anh lính, chúng nói:
- Anh chàng này chẳng hề khách khí gì cả!
Anh lính đáp:
- Món ăn thì ngon, nhưng mang rượu ra chứ!
Tên đầu sỏ cao hứng nên cũng chịu chơi, hắn bảo bà già:
- Bà xuống hầm lấy một chai rượu ngon lên đây!
Anh lính mở chai rượu nổ đánh bốp một cái, anh cầm chai rượu tới chỗ người thợ săn và nói:
- Anh bạn xem này. Anh sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tôi chúc sức khỏe cả bọn cướp.
Anh lính vung chai rượu qua đầu bọn cướp và hô:
- Các ngươi sống, nhưng há hốc mồm ra, giơ tay phải lên!
Nói rồi, anh lính tu một hơi ngon lành. Anh lính vừa nói dứt lời thì cả bọn cướp ngồi đơ ra, mồm há hốc, tay phải giơ lên. Người thợ săn bảo anh lính:
- Tôi biết anh còn nhiều thuật lạ khác. Nhưng giờ chúng ta hãy về nhà.
- Anh bạn thân mến, làm gì mà đi sớm thế. Chúng ta đã đánh bại quân thù và giờ phải thu chiến lợi phẩm chứ. Chúng đang ngồi dính vào ghế há hốc mồm. Chúng chỉ cử động được khi nào tôi cho phép. Nào lại đây ăn uống đi!
Bà già lại đi lấy một chai rượu ngon. Anh lính ăn uống no nê đến mức ba ngày sau mới cần ăn. Khi trời hửng sáng, anh lính nói:
- Đã đến lúc chúng ta có thể nhổ trại, nhưng để cho bà già chỉ cho chúng ta con đường về thành phố ngắn nhất.
Về tới thành phố, anh lính đi tới chỗ đồng đội và bảo:
- Tôi tìm thấy một ổ cướp ở trong rừng. Nào đi cùng với tôi tới đó quét sạch chúng đi.
Anh lính dẫn đồng đội đi, anh nói với người thợ săn:
- Anh đi cùng chúng tôi tới đó. Anh sẽ thấy chúng bị tóm cổ như thế nào.
Anh lính bảo đồng đội bao vây tụi cướp. Rồi anh rút chai rượu ra tu một hơi và vung chai rượu qua đầu chúng, miệng hô:
- Bắt sống bọn cướp đi!
Chỉ trong chớp, từng đứa một trong bọn cướp bị quật ngã, bị trói lại. Chúng bị ném lên xe như những bao tải đựng đồ. Anh lính ra lệnh:
- Đưa ngay chúng vào nhà tù!
Người thợ săn kéo một người sang bên và giao cho anh ta một việc gì đó. Anh lính bảo người thợ săn:
- Anh bạn đi ủng đánh bóng. Chúng ta may mắn túm cổ được bọn cướp, lại ăn uống no nê thỏa thích. Giờ ta có thể đủng đỉnh theo sau xe.
Khi họ về tới gần thành, anh lính thấy rất đông người chen lấn nhau ở cổng thành, tay vẫy cành lá, mồm hô vang. Rồi anh còn thấy đội cận vệ của nhà vua bước tới. Anh rất ngạc nhiên, hỏi người thợ săn:
- Thế này là thế nào nhỉ?
- Thế anh bạn không biết à. Nhà vua xa vương quốc đã lâu, nay nhà vua trở về nên dân chúng ra nghênh đón đấy.
Người lính nói:
- Nhưng vua đâu? Tôi không nhìn thấy nhà vua.
- Ông ta đang đứng trước mặt anh. Chính ta là nhà vua. Ta đã sai người thông báo ngày ta về lại hoàng cung.
Rồi vua cởi trang phục thợ săn, mọi ngườiu nhìn thấy hoàng bào. Anh lính hoảng sợ, vội quỳ xuống xin được tha thứ, vì anh không biết nên đã đối xử với vua như kẻ bằng vai phải lứa. Nhà vua chìa tay đỡ anh ta dậy và bảo:
- Ngươi là người lính dũng cảm đã cứu sống ta. Từ nay ngươi không phải khổ nữa. Ta sẽ chu cấp cho đầy đủ. Khi nào muốn ăn thịt nướng như khi ở nhà bọn cướp thì cứ xuống bếp của hoàng gia. Nhưng nếu muốn nâng cốc chúc sức khỏe ai đó thì phải được ta cho phép mới được làm!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Un soldado que nada teme, tampoco se apura por nada. El de nuestro cuento había recibido su licencia y, como no sabía ningún oficio y era incapaz de ganarse el sustento, iba por el mundo a la ventura, viviendo de las limosnas de las gentes compasivas. Colgaba de sus hombros una vieja capa, y calzaba botas de montar, de piel de búfalo; era cuanto le había quedado. Un día que caminaba a la buena de Dios, llegó a un bosque. Ignoraba cuál era aquel sitio, y he aquí que vio sentado, sobre un árbol caído, a un hombre bien vestido que llevaba una cazadora verde. Tendióle la mano el soldado y, sentándose en la hierba a su lado, alargó las piernas para mayor comodidad.
- Veo que llevas botas muy brillantes -dijo al cazador-; pero si tuvieses que vagar por el mundo como yo, no te durarían mucho tiempo. Fíjate en las mías; son de piel de búfalo, y ya he andado mucho con ellas por toda clase de terrenos-. Al cabo de un rato, levantóse: - No puedo continuar aquí -dijo-; el hambre me empuja. ¿Adónde lleva este camino, amigo Botaslimpias?
- No lo sé -respondió el cazador-, me he extraviado en el bosque.
- Entonces estamos igual. Cada oveja, con su pareja; buscaremos juntos el camino.
El cazador esbozó una leve sonrisa, y, juntos, se marcharon, andando sin parar hasta que cerró la noche.
- No saldremos del bosque -observó el soldado-; mas veo una luz que brilla en la lejanía; allí habrá algo de comer.
Llegaron a una casa de piedra y, a su llamada, acudió a abrir una vieja.
- Buscamos albergue para esta noche -dijo el soldado- y algo que echar al estómago, pues, al menos yo, lo tengo vacío como una mochila vieja.
- Aquí no podéis quedaros -respondió la mujer-. Esto es una guarida de ladrones, y lo mejor que podéis hacer es largaros antes de que vuelvan, pues si os encuentran, estáis perdidos.
- No llegarán las cosas tan lejos -replicó el soldado-. Llevo dos días sin probar bocado y lo mismo me da que me maten aquí, que morir de hambre en el bosque. Yo me quedo.
El cazador se resistía a quedarse; pero el soldado lo cogió del brazo:
- Vamos, amigo, no te preocupes.
Compadecióse la vieja y les dijo:
- Ocultaos detrás del horno. Si dejan algo, os lo daré cuando estén durmiendo. Instaláronse en un rincón y al poco rato entraron doce bandidos, armando gran alboroto. Sentáronse a la mesa, que estaba ya puesta, y pidieron la cena a gritos. Sirvió la vieja un enorme trozo de carne asada, y los ladrones se dieron el gran banquete. Al llegar el tufo de las viandas a la nariz del soldado, dijo éste al cazador:
- Yo no aguanto más; voy a sentarme a la mesa a comer con ellos.
- Nos costará la vida -replicó el cazador, sujetándolo del brazo.
Pero el soldado se puso a toser con gran estrépito. Al oírlo los bandidos, soltando cuchillos y tenedores, levantáronse bruscamente de la mesa y descubrieron a los dos forasteros ocultos detrás del horno.
- ¡Ajá, señores! -exclamaron-. ¿Conque estáis aquí?, ¿eh? ¿Qué habéis venido a buscar? ¿Sois acaso espías? Pues aguardad un momento y aprenderéis a volar del extremo de una rama seca.
- ¡Mejores modales! -respondió el soldado-. Yo tengo hambre; dadme de comer, y luego haced conmigo lo que queráis.
Admiráronse los bandidos, y el cabecilla dijo: -Veo que no tienes miedo. Está bien. Te daremos de comer, pero luego morirás.
- Luego hablaremos de eso -replicó el soldado-; y, sentándose a la mesa, atacó vigorosamente el asado.
- Hermano Botaslimpias, ven a comer -dijo al cazador-. Tendrás hambre como yo, y en casa no encontrarás un asado tan sabroso que éste.
Pero el cazador no quiso tomar nada. Los bandidos miraban con asombro al soldado, pensando: "Éste no se anda con cumplidos". Cuando hubo terminado, dijo:
- La comida está muy buena; pero ahora hace falta un buen trago.
El jefe de la pandilla, siguiéndole el humor, llamó a la vieja:
- Trae una botella de la bodega, y del mejor.
Descorchóla el soldado, haciendo saltar el tapón, y, dirigiéndose al cazador, le dijo:
- Ahora, atención, hermano, que vas a ver maravillas. Voy a brindar por toda la compañía; y, levantando la botella por encima de las cabezas de los bandoleros, exclamó:
-¡A vuestra salud, pero con la boca abierta y el brazo en alto! -y bebió un buen trago. Apenas había pronunciado aquellas palabras, todos se quedaron inmóviles, como petrificados, abierta la boca y levantando el brazo derecho.
Dijo entonces el cazador:
- Veo que sabes muchas tretas, pero ahora vámonos a casa.
- No corras tanto, amiguito. Hemos derrotado al enemigo, y es cosa de recoger el botín. Míralos ahí, sentados y boquiabiertos de estupefacción; no podrán moverse hasta que yo se lo permita. Vamos, come y bebe.
La vieja hubo de traer otra botella de vino añejo, y el soldado no se levantó de la mesa hasta que se hubo hartado para tres días. Al fin, cuando ya clareó el alba, dijo:
- Levantemos ahora el campo; y, para ahorrarnos camino, la vieja nos indicará el más corto que conduce a la ciudad.
Llegados a ella, el soldado visitó a sus antiguos camaradas y les dijo:
- Allí, en el bosque he encontrado un nido de pájaros de horca; venid, que los cazaremos.
Púsose a su cabeza y dijo al cazador:
- Ven conmigo y verás cómo aletean cuando los cojamos por los pies.
Dispuso que sus hombres rodearan a los bandidos, y luego, levantando la botella, bebió un sorbo y, agitándola encima de ellos, exclamó:
- ¡A despertarse todos!
Inmediatamente recobraron la movilidad; pero fueron arrojados al suelo y sólidamente amarrados de pies y manos con cuerdas. A continuación, el soldado mandó que los cargasen en un carro, como si fuesen sacos, y dijo:
- Llevadlos a la cárcel.
El cazador, llamando aparte a uno de la tropa, le dijo unas palabras en secreto.
- Hermano Botaslimpias -exclamó el soldado-, hemos derrotado felizmente al enemigo y vamos con la tripa llena; ahora seguiremos tranquilamente, cerrando la retaguardia.
Cuando se acercaban ya a la ciudad, el soldado vio que una multitud salía a su encuentro lanzando ruidosos gritos de júbilo y agitando ramas verdes; luego avanzó toda la guardia real, formada.
- ¿Qué significa esto? -preguntó, admirado, al cazador.
- ¿Ignoras -respondióle éste- que el Rey llevaba mucho tiempo ausente de su país? Pues hoy regresa, y todo el mundo sale a recibirlo.
- Pero, ¿dónde está el Rey? -preguntó el soldado-. No lo veo.
- Aquí está -dijo el cazador-. Yo soy el Rey y he anunciado mi llegada-. Y, abriendo su cazadora, el otro pudo ver debajo las reales vestiduras.
Espantóse el soldado y, cayendo de rodillas, pidióle perdón por haberlo tratado como a un igual, sin conocerlo, llamándole con un apodo. Pero el Rey le estrechó la mano, diciéndole:
- Eres un bravo soldado y me has salvado la vida. No pasarás más necesidad, yo cuidaré de ti. Y el día en que te apetezca un buen asado, tan sabroso como el de la cueva de los bandidos, sólo tienes que ir a la cocina de palacio. Pero si te entran ganas de pronunciar un brindis, antes habrás de pedirme autorización.