Đôi ủng da trâu


Сапог из буйволовой кожи


Có một người lính không hề biết sợ và cũng chẳng bao giờ lo âu, buồn rầu. Khi được giải ngũ, vì chẳng biết nghề gì, nên anh ta đành phải lang thang khắp chốn, xin ăn những người hảo tâm.
Trên vai anh ta là một chiếc áo đi mưa đã cũ, chân đi một đôi ủng bằng da trâu. Những thứ đó là gia sản của anh. Một hôm anh ta chẳng kể đường lớn, đường nhỏ, cứ thẳng đồng hoang đi mãi, cuối cùng thì đến một khu rừng, thấy một người đang ngồi trên thân cây bị đốn đổ. Người đó trang phục chỉnh tề, mặc bộ đồ đi săn màu xanh lá cây.
Anh lính chìa tay ra bắt, sau đó ngồi xuống bãi cỏ bên cạnh người ấy và duỗi thẳng chân ra. Anh nói với người đi săn:
- Tôi thấy bác đi đôi ủng da mịn, lại đánh bóng nhoáng. Nếu như bác phải đi đây đi đó như tôi thì đôi ủng của bác chẳng mấy mà hỏng! Bác cứ xem đôi ủng của tôi, nó làm bằng da trâu đấy, đã dùng lâu lắm rồi, chẳng kể đường dễ đi hay khó đi, mà cũng chẳng làm sao cả!
Một lúc sau, anh lính đứng dậy, nói:
- Tôi đói hết chịu nổi rồi, không sao ngồi yên được nữa. Nhưng người anh em có đôi ủng bóng ơi, đường này đi về đâu thế?
- Chính tôi cũng không biết nó đi về đâu. Tôi đang lạc ở trong rừng này! - Người đi săn đáp.
Người lính nói:
- Nếu vậy thì hoàn cảnh của bác cũng giống như tôi. Những người cùng cảnh ngộ thì thường hay kết bạn với nhau. Chúng ta cùng tìm đường nào!
Người đi săn mỉm cười, sau đó họ cùng nhau đi, đi hoài mãi cho tới khi màn đêm buông xuống.
- Chúng ta không ra khỏi rừng được rồi. Nhưng tôi nhìn thấy có ánh đèn nhấp nháy ở nơi xa. Ở đó nhất định sẽ được chút gì để ăn - Anh lính nói.
Họ tìm thấy một cái nhà xây bằng đá, bèn đi tới gõ cửa. Một bà già ra mở. Anh lính nói:
- Chúng tôi muốn tìm một chỗ ngủ, và mong có chút gì cho vào bụng, vì bụng tôi lép kẹp như cái ba lô trống rỗng.
- Các bác không thể ở lại đây. Đây là nhà của bọn cướp. Trước khi chúng về, tốt nhất là các bác nên nhanh chóng rời khỏi nơi đây. Bởi nếu chúng phát hiện ra thì các bác mất mạng đấy.
Anh lính trả lời:
- Đã hai ngày nay tôi chưa có gì cho vào bụng. Mất mạng ở đây, hay chết đói trong rừng cũng vậy. Tôi vào đây!
Người đi săn không muốn vào nhà, nhưng anh lính nắm ống tay áo của bác ta lôi vào:
- Vào đi anh bạn! Chẳng thể bị cắt cổ ngay đâu!
Bà già lại có vẻ thông cảm, nói:
- Nấp ở đằng sau cái lò lửa ấy! Nếu chúng ăn còn thừa thứ gì, đợi chúng đi ngủ say, tôi sẽ lén luồn vào cho các bác.
Họ vừa nấp vào trong góc nhà thì mười hai tên cướp ào về, ngồi ngay vào bàn, giục mang đồ ăn uống cho chúng. Bà già mang một tảng thịt nướng, chúng ăn hết một cách ngon lành. Ngửi thấy mùi thịt nướng, anh lính thèm và nói với người thợ săn:
- Tôi không thể đợi được nữa. Tôi phải ra bàn ngồi ăn cùng với chúng nó!
Người thợ săn túm áo anh lính nói:
- Làm như anh chẳng khác gì ta nộp mạng cho chúng!
Anh lính hắt hơi to tới mức làm cho bọn cướp giật mình, bỏ dao dĩa xuống bàn, quay ra lùng sục và phát hiện ra hai người đang nấp ở sau lò sưởi, chúng nói:
- Ái chà, các anh bạn sao lại ngồi trong xó nhà, được cử đi do thám phải không? Cứ đợi đấy, các anh bạn sẽ được học cách đu cành cây khô.
Anh lính nói:
- Khỏi phải khách khí! Tôi đói lắm. Trước tiên cho tôi ăn chút đã, rồi các anh muốn xử trí thế nào cũng được.
Bọn cướp ngơ ngác nhìn nhau. Tên đầu sỏ bảo:
- Tao thấy mày không biết sợ. Ăn thì mày sẽ được ăn, nhưng ăn xong là phải chết đấy!
- Việc đó tính sau! - Anh lính đáp. Anh ngồi ngay vào bàn và ăn ngốn nghiến. Anh còn gọi người thợ săn:
- Này, anh bạn đi ủng bóng ơi, lại đây ngồi ăn. Anh nhất định đói hơn tôi. Ở nhà anh chẳng thể có món thịt nướng ngon như thế này.
Người thợ săn không muốn ăn. Bọn cướp ngạc nhiên nhìn anh lính, chúng nói:
- Anh chàng này chẳng hề khách khí gì cả!
Anh lính đáp:
- Món ăn thì ngon, nhưng mang rượu ra chứ!
Tên đầu sỏ cao hứng nên cũng chịu chơi, hắn bảo bà già:
- Bà xuống hầm lấy một chai rượu ngon lên đây!
Anh lính mở chai rượu nổ đánh bốp một cái, anh cầm chai rượu tới chỗ người thợ săn và nói:
- Anh bạn xem này. Anh sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tôi chúc sức khỏe cả bọn cướp.
Anh lính vung chai rượu qua đầu bọn cướp và hô:
- Các ngươi sống, nhưng há hốc mồm ra, giơ tay phải lên!
Nói rồi, anh lính tu một hơi ngon lành. Anh lính vừa nói dứt lời thì cả bọn cướp ngồi đơ ra, mồm há hốc, tay phải giơ lên. Người thợ săn bảo anh lính:
- Tôi biết anh còn nhiều thuật lạ khác. Nhưng giờ chúng ta hãy về nhà.
- Anh bạn thân mến, làm gì mà đi sớm thế. Chúng ta đã đánh bại quân thù và giờ phải thu chiến lợi phẩm chứ. Chúng đang ngồi dính vào ghế há hốc mồm. Chúng chỉ cử động được khi nào tôi cho phép. Nào lại đây ăn uống đi!
Bà già lại đi lấy một chai rượu ngon. Anh lính ăn uống no nê đến mức ba ngày sau mới cần ăn. Khi trời hửng sáng, anh lính nói:
- Đã đến lúc chúng ta có thể nhổ trại, nhưng để cho bà già chỉ cho chúng ta con đường về thành phố ngắn nhất.
Về tới thành phố, anh lính đi tới chỗ đồng đội và bảo:
- Tôi tìm thấy một ổ cướp ở trong rừng. Nào đi cùng với tôi tới đó quét sạch chúng đi.
Anh lính dẫn đồng đội đi, anh nói với người thợ săn:
- Anh đi cùng chúng tôi tới đó. Anh sẽ thấy chúng bị tóm cổ như thế nào.
Anh lính bảo đồng đội bao vây tụi cướp. Rồi anh rút chai rượu ra tu một hơi và vung chai rượu qua đầu chúng, miệng hô:
- Bắt sống bọn cướp đi!
Chỉ trong chớp, từng đứa một trong bọn cướp bị quật ngã, bị trói lại. Chúng bị ném lên xe như những bao tải đựng đồ. Anh lính ra lệnh:
- Đưa ngay chúng vào nhà tù!
Người thợ săn kéo một người sang bên và giao cho anh ta một việc gì đó. Anh lính bảo người thợ săn:
- Anh bạn đi ủng đánh bóng. Chúng ta may mắn túm cổ được bọn cướp, lại ăn uống no nê thỏa thích. Giờ ta có thể đủng đỉnh theo sau xe.
Khi họ về tới gần thành, anh lính thấy rất đông người chen lấn nhau ở cổng thành, tay vẫy cành lá, mồm hô vang. Rồi anh còn thấy đội cận vệ của nhà vua bước tới. Anh rất ngạc nhiên, hỏi người thợ săn:
- Thế này là thế nào nhỉ?
- Thế anh bạn không biết à. Nhà vua xa vương quốc đã lâu, nay nhà vua trở về nên dân chúng ra nghênh đón đấy.
Người lính nói:
- Nhưng vua đâu? Tôi không nhìn thấy nhà vua.
- Ông ta đang đứng trước mặt anh. Chính ta là nhà vua. Ta đã sai người thông báo ngày ta về lại hoàng cung.
Rồi vua cởi trang phục thợ săn, mọi ngườiu nhìn thấy hoàng bào. Anh lính hoảng sợ, vội quỳ xuống xin được tha thứ, vì anh không biết nên đã đối xử với vua như kẻ bằng vai phải lứa. Nhà vua chìa tay đỡ anh ta dậy và bảo:
- Ngươi là người lính dũng cảm đã cứu sống ta. Từ nay ngươi không phải khổ nữa. Ta sẽ chu cấp cho đầy đủ. Khi nào muốn ăn thịt nướng như khi ở nhà bọn cướp thì cứ xuống bếp của hoàng gia. Nhưng nếu muốn nâng cốc chúc sức khỏe ai đó thì phải được ta cho phép mới được làm!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Если солдат ничего не боится, то и тужить ему не о чем. Вот один из таких-то и получил отставку, а так как ремеслу он не учился и заработать себе ничего не мог, то стал он бродяжничать по свету и просить у добрых людей подаяния. На плечах у него висел старенький плащ, да осталась еще пара сапог из буйволовой кожи.
Шел он однажды куда глаза глядят, не разбираясь ни в тропах, ни в дорогах, пробираясь полями все вперед и вперед, - и добрался наконец до леса.
Не знал он, куда и попал. Вдруг смотрит - сидит на пне какой-то человек, одет хорошо, и зеленый охотничий камзол на нем. Подал солдат ему руку, поздоровался, уселся с ним рядом на траве и ноги вытянул.
- Я вижу, сапоги на тебе отличные и до блеска начищены, - сказал он охотнику. - А пришлось бы тебе, как мне, походить по свету, давно бы они не выдержали. Погляди-ка на мои, они из буйволовой кожи, послужили мне уж немало, а ходить в них можно везде.
Спустя некоторое время поднялся солдат и говорит:
- Рассиживаться мне больше нельзя, голод гонит вперед. Ну, брат Начищенный Сапог, а куда эта дорога ведет?
- Я и сам-то не знаю, - ответил охотник, - я в этом лесу заблудился.
- Стало быть, и с тобой вышло то же, что и со мной, - сказал солдат, - значит, мы друг другу под пару; ну, так давай не разлучаться и поищем дорогу вместе.
Усмехнулся охотник, пошли они дальше вдвоем, а тут и ночь наступила.
- Из лесу нам не выбраться, - сказал солдат, - но я вижу, вдали огонек мерцает, там мы, пожалуй, и найдем что поесть.
Они подошли к каменному дому, постучались в дверь, и открыла им старуха.
- Мы ищем квартиру для ночлега, - сказал солдат, - да кое-чего заправить в желудок, а то он у меня пустой, как старый ранец.
- Здесь вам ночевать нельзя, - ответила старуха, - это разбойничий притон, и будет самое благоразумное, если вы отсюда уберетесь, пока они домой не вернулись. А уж если они вас найдут, то пропадать вам придется.
- Да уж хуже не будет, - ответил солдат. - У меня два дня во рту и крошки не было, и мне все одно, тут ли погибать или в лесу с голоду пропадать. Как кто, а я вхожу.
Охотник не захотел идти вслед за ним, но солдат втащил его за рукав.
- Входи, милый братец, не сразу же погибать-то придется.
Но старуха их пожалела и сказала:
- А вы на печь залезайте, и если мне что-нибудь дадите, а сами уснете, то я вас спрячу.
Только спрятались они в углу, как ввалились с шумом двенадцать разбойников, сели за стол, который был уже накрыт, и грубо потребовали подать им еду. Старуха принесла большое блюдо с жарким, и разбойники с наслаждением принялись за него. Ударил в нос солдату запах жареного, и говорит он охотнику:
- Я больше выдержать не в силах, подсяду-ка я к столу и поем с ними вместе.
- Ты нас погубишь, - сказал охотник и схватил его за руку.
Но солдат начал громко покашливать. Это услыхали разбойники, побросали ножи и вилки, вскочили из-за стола и нашли обоих за печкой.
- Ага, голубчики, - закричали разбойники, - чего это вы в угол забрались? Что вам здесь надо? Вас, видно, сюда сыщиками послали? Подите, вот вы научитесь, как на суку качаться!
- Однако повежливей, - сказал солдат, - я голоден, дайте мне сначала поесть, а потом уж делайте со мной что хотите.
Разбойники так и остолбенели, а их атаман говорит:
- Я вижу, ты не из робкого десятка. Ладно, ужин ты получишь, но потом придется тебе помирать.
- Это мы еще посмотрим, - сказал солдат, подсел к столу и смело набросился на жаркое.
- Ну, брат Начищенный Сапог, подходи и ешь, - крикнул он охотнику, - ты ведь голоден не меньше моего, а лучшего жаркого ты и дома у себя не найдешь.
Но охотнику есть не хотелось.
Поглядели разбойники на солдата с удивлением и говорят:
- А он парень не из трусливых.
А солдат и говорит им:
- Еда, что и говорить, была хороша, ну, а теперь доставайте-ка доброго вина.
Атаман был в хорошем настроении; он согласился и на это и крикнул старухе:
- Достань из погреба бутылку, да самого лучшего.
Вытащил солдат пробку, та аж хлопнула, подошел с бутылкой к охотнику и говорит:
- Теперь внимание, братец! Сейчас ты увидишь чудо из чудес: сейчас я выпью за здоровье всей ватаги. - И он поднял бутылку над головами разбойников и крикнул:
- Желаю вам всем здоровья, но рты раскрыть. Правые руки вверх! - и он отхлебнул порядочный глоток.
Только он вымолвил эти слова, как все разбойники будто окаменели, сидели недвижно, рты раскрыли и подняли правую руку вверх.
И говорит охотник солдату:
- Я вижу, ты на разные фокусы мастер, но, однако, пора домой возвращаться.
- Ого, любезный братец, это бы мы слишком рано отступили. Врага мы разбили, надо теперь захватить добычу. Вишь, как прочно они уселись и от удивления рты пораскрыли; им с места теперь не сдвинуться, пока я им это не разрешу. Ступай ешь и пей.
Пришлось старухе принести еще бутылку самого лучшего вина, и солдат не встал до тех пор, пока еще раз не наелся дня на три вперед. Наконец, когда стало уже светать, он сказал:
- Ну, пришло время палатку свертывать, а чтоб переход был у нас покороче, старуха должна указать нам ближайший путь в город.
Когда они туда прибыли, солдат направился к своим старым товарищам и говорит:
- Нашел я в одном лесу полное гнездо воронят, давайте пойдем туда вместе и выдерем птенчиков из гнезда.
Привел их солдат к охотнику и говорит ему:
- Надо будет тебе вместе с нами назад вернуться; посмотришь, как будут они крыльями размахивать, когда мы их за ноги схватим.
Он расставил свой отряд вокруг разбойников, потом взял бутылку, отхлебнул глоток, поднял ее у них над головами и крикнул:
- Здравия вам желаем!
И вдруг к разбойникам вернулась способность двигаться. Но их тотчас повалили наземь и связали по рукам и ногам. Потом солдат велел бросить их на телегу, точно какие-нибудь мешки, и сказал:
- Правьте прямо к тюрьме.
Но охотник отвел в сторону одного из солдатской команды и дал ему еще другое порученье.
- Братец Начищенный Сапог, - сказал солдат, - мы удачно захватили врасплох неприятеля да и подкормились неплохо, а теперь будем себе спокойно маршировать сзади, как отставшие.
Когда они приближались уже к городу, солдат заметил, что толпа народу спешит из городских ворот, радостно кричит и подымает вверх зеленые ветви. Он увидел, что навстречу им вышла вся лейб-стража.
- Что это значит? - спросил он с удивлением у охотника.
- Разве ты не знаешь, - ответил тот, - что король долгое время не был в своем королевстве, а сейчас возвращается назад, и вот все вышли его встречать.
- Но где же король? - спросил солдат. - Я его что-то не вижу.
- Он здесь, - ответил охотник, - я и есть король, - и велел объявить о своем прибытии. И он расстегнул свой охотничий костюм, чтоб была видна его королевская одежда.
Испугался солдат, упал на колени и стал просить у него прощения, что по неведению, мол, он обращался с ним как с равным да еще называл таким прозвищем. Но король подал ему руку и сказал:
- Ты храбрый солдат, ты спас мне жизнь. Отныне не будешь ты ни в чем нуждаться, я о тебе позабочусь. И когда захочешь съесть кусок жирного жаркого, такого же вкусного, как в разбойничьем притоне, то приходи на королевскую кухню. А если пожелаешь выпить за мое здоровье, то спроси сначала у меня на то позволенья.