Vua Ếch


Frøkongen eller Jernhenrik


Từ thời xa xưa lắm rồi, khi chuyện ước nguyện còn có hiệu nghiệm, một ông vua có mấy cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp cả. Nhưng cô út xinh đẹp lộng lẫy đến nỗi mặt trời tuy đã trông thấy nhiều cảnh đẹp mà vẫn phải ngạc nhiên mỗi khi chiếu vào mặt nàng.
Sát bên cung điện nhà vua là khu rừng lớn rậm rạp âm u. Bên gốc cây thùy dương cổ thụ của khu rừng có một cái giếng. Vào những hôm trời oi bức, công chúa thường vào rừng, ngồi chơi bên bờ giếng nước trong mát. Để cho đỡ buồn tẻ, công chúa thường lấy một quả cầu vàng tung lên để bắt chơi. Đó là đồ chơi mà nàng quý nhất.
Một hôm, quả cầu vàng tung lên lại không rơi vào tay nàng mà rơi trượt xuống đất rồi lăn thẳng xuống giếng nước. Công chúa nhìn theo, nhưng quả cầu đã biến mất. Giếng sâu đến nỗi không ai nhìn thấy đáy. Lúc ấy công chúa liền òa lên khóc. Nàng khóc mỗi lúc một to, khóc mãi không nguôi. Trong khi nàng đang than khóc như vậy, bỗng có người nào đó nói:
- Công chúa ơi, có chuyện chi mà nàng kêu khóc đến nỗi đá nghe cũng phải động lòng thương?
Nàng nhìn quanh xem tiếng nói vang từ đâu tới, chợt thấy một con Ếch nhô chiếc đầu to tướng và xấu xí lên khỏi mặt nước. Nàng bảo:
- Chà, tưởng ai! Hóa ra là cái giống vẫn bì bõm dưới nước lâu nay! Tôi khóc nhớ quả cầu vàng của tôi, nó rơi xuống giếng mất rồi.
Ếch an ủi:
- Công chúa cứ yên tâm, đừng khóc nữa. Chắc chắn tôi sẽ có cách giúp công chúa. Nhưng nếu tôi lấy được quả cầu ấy lên cho công chúa thì công chúa mất gì cho tôi nào?
Nàng nói:
- Chú Ếch thân mến, tùy chú, chú muốn lấy gì của tôi thì lấy: quần áo, châu báu, cả đến mũ miện bằng vàng tôi đang đội đấy cũng được.
Ếch đáp:
- Quần áo, châu báu của công chúa, cả chiếc mũ miện bằng vàng công chúa đội tôi cũng chẳng thích. Nhưng nếu công chúa thương yêu tôi, cho tôi làm bạn tri âm, bạn lúc vui chơi, được ngồi cạnh công chúa bên chiếc bàn xinh xinh của nàng, cùng ăn chung với công chúa ở chiếc dĩa xinh xinh bằng vàng của nàng, cùng uống chung với công chúa ở trong chiếc cốc xinh xinh của nàng, được ngủ trong chiếc giường xinh xinh của công chúa. Nếu công chúa hứa với tôi như vậy thì tôi sẽ lặn xuống tìm bằng được quả cầu vàng lên cho công chúa.
Công chúa nói:
- Ừ, được, ta hứa với Ếch, ta sẽ làm tất cả những điều Ếch muốn, miễn Ếch lấy lại được cho ta quả cầu vàng.
Hứa như vậy nhưng trong thâm tâm nàng nghĩ là con Ếch ngớ ngẩn kia ăn nói thật vớ vẩn. Hạng ếch ngồi đáy giếng thi nhau với đồng loại kêu ồm ộp suốt ngày thì làm bạn tri âm với người thế nào được.
Ếch thấy nàng bằng lòng bèn ngụp đầu lặn xuống dưới đáy giếng. Chỉ một lát sau nó đã ngoi lên, mõm ngoạm quả cầu ném lên cỏ. Thấy lại đồ chơi đẹp đẽ của mình, công chúa rất mừng. Nàng cúi xuống nhặt lên, rồi chạy ngay đi. Ếch gọi với theo:
- Đợi tôi với, đợi tôi với! Nàng hãy đem tôi đi cùng, tôi làm sao mà chạy nhanh như nàng được?
Ếch cố lấy hết sức để gân cổ lên kêu ồm ộp gọi với theo cũng vô ích! Công chúa vội vã chạy về nhà nên chẳng nghe thấy gì cả. Chỉ một lát sau là nàng quên hẳn con Ếch tội nghiệp kia. Ếch ta đành nhảy xuống giếng của mình.
Hôm sau vua, công chúa cùng quần thần đang ngồi bên bàn ăn, công chúa đang ăn trên chiếc đĩa xinh xinh của mình thì nghe thấy có tiếng nhảy lạch bạch, lạch bạch ở những bậc thang bằng cẩm thạch. Lên tới nơi, Ếch gõ cửa gọi:
- Công chúa, công chúa trẻ đẹp nhất ơi, mở cửa cho tôi vào!
Nàng chạy nhanh ra, định xem ai gọi cửa. Mở cửa ra, nàng thấy Ếch đang ngồi. Nàng vội đóng sầm sửa, trở lại ngồi bên bàn ăn, lòng đầy hồi hộp lo sợ.
Thoáng nhìn, vua biết ngay trống ngực công chúa đang đánh liên hồi. Vua hỏi:
- Con cưng của ta, có điều gì làm con sợ hãi thế? Phải chăng có một người khổng lồ đứng ngay trước cửa định bắt con đi?
Nàng đáp:
- Thưa cha không ạ. Đó không phải là người khổng lồ mà là một con Ếch ghê tởm!
- Ếch muốn gì ở con?
- Trời, cha yêu dấu! Hôm qua, khi con ngồi chơi bên bờ giếng thì quả cầu vàng của con rơi xuống giếng nước. Vì con khóc lóc mãi nên Ếch lặn xuống mò quả cầu lên cho con. Nhưng cũng vì Ếch đòi con phải hứa hẹn với nó, con có hứa với nó rằng nó sẽ là bạn tri âm của con, nhưng lúc ấy con nghĩ chắc nó chẳng bao giờ nhảy nổi lên cạn được. Hiện giờ nó đã ở ngoài cửa và muốn vào với con.
Đúng lúc ấy có tiếng gõ cửa lần hai và có tiếng gọi:
Công chúa trẻ nhất ơi,
Mở cửa cho tôi vào!
Nàng chẳng nhớ hay sao,
Bao điều nàng hứa hẹn,
Bên bờ giếng mát trong?
Công chúa trẻ nhất ơi,
Mở cửa cho tôi vào!
Lúc đó, vua nói:
- Con đã hứa thì phải giữ lời hứa chứ. Con cứ ra mở cửa mời Ếch vào.
Công chúa ra mở cửa, Ếch liền nhảy theo nàng sát gót tới bên ghế nàng ngồi. Ếch nói với nàng:
- Nàng hãy nhấc tôi lên chỗ nàng ngồi!
Công chúa choáng váng, lưỡng lự mãi, sau vua phải ra lệnh cho nàng làm. Nhưng vừa mới lên ghế, Ếch lại đòi lên bàn. Ngồi trên bàn rồi, Ếch nói:
- Nào, nàng đẩy chiếc đĩa vàng xinh xinh của nàng lại gần tôi để chúng ta cùng ăn.
Công chúa đành phải làm theo, nhưng ai cũng thấy rõ ràng là miễn cưỡng. Ếch ăn ngon lành, nhưng công chúa ăn miếng nào vào cũng như muốn tắc lại ở cổ.
- Tôi ăn no nê rồi, giờ thấy người đâm ra mệt mỏi. Khênh tôi vào buồng nhỏ xinh của nàng, rũ giường trải lụa cho ngay ngắn để chúng ta cùng lên giường ngủ.
Công chúa òa lên khóc, sợ con Ếch da lạnh nhớp nháp mà nàng không dám sờ đến. Thế mà nó lại sẽ ngủ trên chiếc giường xinh đẹp, sạch sẽ của nàng. Công chúa làm vua nổi nóng. Người nói:
- Ai đã giúp con trong cơn hoạn nạn thì sau đó con không được phép khinh thường họ.
Lúc đó, công chúa lấy hai ngón tay nhấc Ếch lên, đặt vào một xó nhà. Khi nàng lên giường nằm, Ếch nhảy tới bảo:
- Tôi mỏi mệt. Tôi muốn được ngủ trên giường êm như nàng. Nàng hãy đưa tôi lên, nếu không tôi mách vua cha.
Công chúa tức lắm, nhấc Ếch lên rồi lấy hết sức ném Ếch vào giường, lòng nghĩ thầm:
- Giờ thì mày yên thân nhé, đồ Ếch ghê tởm!
Nhưng khi nó rơi xuống thì không phải Ếch nữa mà hóa thành một vị hoàng tử có đôi mắt xinh đẹp và dễ thương. Theo ý muốn của vua cha, chàng thành người bạn tri âm và người chồng yêu dấu của nàng. Lúc đó, chàng kể lại cho nàng nghe, chàng bị một mụ phù thủy độc ác phù phép, không có ai ngoài nàng có thể giải thoát được chàng khỏi giếng. Hai người định hôm sau sẽ về nước của hoàng tử. Họ ngủ một mạch cho đến sáng, khi mặt trời đánh thức họ dậy thì có một cỗ xe đến, xe thắng tám ngựa trắng, buộc xích vàng, đứng sau là người thị vệ của ông vua trẻ - bác Heinrich trung thành. Trước kia, khi thấy chủ mình bị biến thành Ếch, bác Heinrich trung thành rất buồn, buồn đến nỗi bác đã đánh ba vòng đai sắt quanh tim để tim khỏi bị đau buồn mà vỡ ra. Cỗ xe rước ông vua trẻ về nước. Bác Heinrich trung thành đỡ chàng và nàng công chúa lên xe, rồi đứng ở phía sau xe. Bác vui mừng khôn xiết vì thấy phép yêu đã được xóa bỏ.
Khi họ đã đi được một đoạn đường dài thì hoàng tử nghe thấy ở đằng sau có tiếng kêu răng rắc như có gì gãy. Chàng liền quay lại hỏi:
- Bác Heinrich hình như xe gãy?
- Thưa chàng, không phải xe đâu.
Đó là tiếng rạn của vòng đai tim.
Khi chàng hóa Ếch giếng chìm,
Tim tôi đau đớn, buồn phiền xót xa.
Dọc đường lại có tiếng kêu răng rắc hai lần nữa. Hoàng tử cứ ngỡ là xe gãy, nhưng thực ra đó chỉ là tiếng nứt tung của những vòng đai sắt quanh tim bác Heinrich trung thành, nó nứt tung ra vì hoàng tử đã được giải thoát và hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
I gamle dage, dengang man kunne få sine ønsker opfyldt, levede der en konge, som havde en datter, der var så dejlig, at selv solen, der dog har set så meget kønt, undredes, hver gang den skinnede på hende. I nærheden af slottet lå der en stor, mørk skov, og der inde var der en brønd under en gammel lind. Når det var meget varmt, gik kongedatteren ud i skoven og satte sig ved vandet, og når hun kedede sig, spillede hun bold med en guldkugle, som var hendes kæreste legetøj.
En dag skete der det uheld, at hun ikke greb kuglen igen. Den rullede væk fra hende lige ud i vandet. Hun fulgte den med øjnene, men den forsvandt, og brønden var så dyb, at man slet ikke kunne se bunden. Hun gav sig til at græde, højere og højere, og var meget fortvivlet. På en gang hørte hun en stemme: "Hvad er der dog i vejen, lille prinsesse, du græder jo, så det kunne røre en sten." Da hun vendte sig om, så hun en frø, som stak sit ækle, tykke hoved op af vandet. "Å er det dig, gamle vandhund," sagde hun, "jeg græder, fordi min guldkugle er faldet i brønden." - "Vær bare rolig," sagde frøen, "jeg skal nok hjælpe dig. Hvad får jeg, når jeg skaffer dig dit legetøj igen?" - "Alt, hvad du vil," svarede kongedatteren, "mine klæder, mine perler og mine ædelstene, og hvis du bryder dig om det, må du også gerne få min guldkrone." - "Mange tak," sagde frøen, "alt det bryder jeg mig ikke om. Men vil du love mig at holde af mig og lege med mig og lade mig sidde ved siden af dig ved bordet og spise af din tallerken og drikke af dit bæger og sove hos dig i din seng, så skal jeg dykke ned og hente din guldkugle." - "Jeg lover dig det alt sammen, når du blot vil hente min kugle," svarede hun. Men ved sig selv tænkte hun: Sikken en tosset frø! Den kan da ikke være min legekammerat. Den må nok pænt blive nede hos de andre frøer og kvække.
Frøen dykkede nu ned og kom lidt efter op igen med kuglen i munden. Den lagde den i græsset, og kongedatteren tog den henrykt og løb af sted med den. "Vent lidt," råbte frøen, "tag mig med. Jeg kan ikke løbe så hurtigt som du." Men det nyttede ikke, at den kvækkede så højt, den kunne. Hun hørte det ikke, men skyndte sig hjem og havde snart glemt den stakkels, grimme frø.
Næste dag, da den lille prinsesse og kongen og hele hoffet sad og spiste til middag, hørte hun noget, der kom op ad marmortrappen, plask, plask. Så blev der banket på døren, og en stemme råbte: "Luk op, lille prinsesse." Hun gik hen for at se, hvem det var, og da hun lukkede op, sad frøen udenfor. Hun smækkede døren i og satte sig hen til bordet igen, men hun var slet ikke rigtig glad. Kongen kunne nok se, at der var noget i vejen med hende og spørge: "Hvad er det, du sidder og er bange for? Står der en kæmpe derude og vil tage dig?" - "Nej, det er ingen kæmpe," svarede hun, "det er en væmmelig frø." - "Men hvad vil den dog?" - "Å far, da jeg i går sad ude ved brønden og spillede bold, faldt kuglen i vandet. Så græd jeg, og frøen hentede den til mig, og så måtte jeg love den, at den skulle være min legekammerat. Men jeg var rigtig nok sikker på, at den ikke kunne komme op af vandet. Nu står den derude og vil ind." Imidlertid bankede frøen nok en gang og råbte:
"Lille prinsesse
luk døren op,
jeg står herude og venter.
Den løn, du mig loved
ved brønden i går,
kommer jeg
nu og henter."
Da sagde kongen: "Hvad du har lovet, skal du holde. Gå straks hen og luk op." Hun gjorde, som han sagde, og frøen kom ind og hoppede lige i hælene på hende hen til hendes stol. "Løft mig op," sagde den. Prinsessen gjorde det, men ikke før kongen sagde, hun skulle. Da frøen først var kommet op på stolen, ville den op på bordet, og da den var kommet derop, sagde den: "Skyd så din guldtallerken hen til mig, så spiser vi sammen." Hun gjorde det, men man kunne nok se, at hun ikke holdt af det. Frøen lod sig maden smage, men hver mundfuld blev siddende hende i halsen. "Nu er jeg træt," sagde den, da den havde spist, "bær mig nu ind i din stue, så lægger vi os til at sove i din silkeseng." Hun begyndte at græde, for hun var bange for den kolde frø, og turde ikke røre ved den, og nu skulle den ligge i hendes hvide, bløde seng! Men kongen blev vred og sagde: "Du skal ikke bagefter foragte den, der hjalp dig i din nød." Hun tog den så med to fingre og satte den i en krog inde i sin stue. Da hun havde lagt sig i sin seng, kom den kravlende og sagde: "Jeg er træt, jeg vil sove lige så godt som du. Hvis du ikke tager mig op til dig, siger jeg det til din far." Så blev kongedatteren for alvor vred, tog frøen og kastede den af alle kræfter mod væggen: "Nu kan du vel få hvilet dig nok, din væmmelige frø," råbte hun.
Men i det samme blev hun helt forskrækket, for i stedet for frøen stod der en kongesøn med kønne, gode øjne og så på hende. Han fortalte, at en ond heks havde forvandlet ham til en frø, og kongedatteren var den eneste, der kunne frelse ham. Hun løb efter sin far, og da han havde hørt historien, bestemte han, at kongesønnen skulle giftes med prinsessen. Så gik de i seng, og da solen næste morgen vækkede dem, holdt der en vogn, forspændt med otte hvide heste. De havde hvide strudsfjer på hovedet og var spændt fast med guldkæder. Bagpå stod vognen den tro Henrik, den unge konges tjener. Han havde været så bedrøvet, fordi hans herre var forhekset til en frø, at han havde lagt tre jernbånd om sit hjerte, for ikke at det skulle briste af sorg. Den tro Henrik løftede nu kongesønnen og prinsessen ind i vognen, og stillede sig bagved dem, og hans hjerte svulmede af glæde over, at hans herre var frelst.
Da de havde kørt et stykke, hørte kongesønnen, at der var noget bagved ham, der knagede, som om det gik itu. Han vendte sig om og sagde:
"Hørte du Henrik, aksen brast?"
"Nej, herre, vognen går støt og fast,
det var kun det bånd, jeg bar om mit hjerte,
at ikke det skulle briste af smerte,
da I måtte friste et kummerligt liv
hos frøer og tudser blandt tang og siv."
To gange endnu hørte kongesønnen noget, der knagede, og begge gange troede han, at vognen gik itu. Men det var kun jernbåndene om den tro Henriks hjerte, der sprang, fordi hans bryst var fyldt af lykke over, at hans herre var frelst.