Chu du thiên hạ để học rùng mình


Сказка о том, кто ходил страху учиться


Một người cha có hai người con trai. Người con trai cả thông minh, khôn ngoan luôn tìm cách giải quyết tốt nhất mọi việc. Ngược lại, người em thì ngu dốt, không hiểu biết gì cả, học thì không vào. Ai thấy cũng phải kêu:
- Thằng ấy chính là gánh nặng của cha nó.
Mỗi khi có việc làm - dù sớm hay tối - thì người anh cả đều phải nhúng tay vào. Nhưng anh lại có tính nhát. Vào buổi tối hay đêm khuya, hễ cha có sai đi làm việc gì mà phải qua bãi tha ma hay nơi nào hoang vắng là anh tìm cách chối từ:
- Trời, con chịu thôi, cha ạ. Con không dám đi đâu. Con sợ rùng cả mình.
Tối tối, mọi người thường ngồi quây quần bên lửa kể cho nhau nghe những chuyện sởn gai ốc, thỉnh thoảng lại có người nói:
- Trời, nghe mà rùng cả mình!
Người em ngồi trong xó nhà nghe chuyện nhưng chẳng hiểu gì cả, nghĩ bụng:
- Họ cứ nói mãi: Rùng cả mình! Rùng cả mình! Mà mình thì chẳng thấy rùng mình gì cả. Hẳn đó là một thuận ngữ mà mình không biết tí gì.
Rồi một lần người cha bảo con út:
- Này, cái thằng ngồi trong xó nhà kia! Giờ mày đã lớn, lại khỏe mạnh, mày phải đi học lấy một nghề mà kiếm ăn. Trông anh mày đấy, nó chịu khó như thế mà mày thì chỉ tốn cơm, chả được việc gì.
Anh ta đáp:
- Chà, cha ơi, con cũng định học lấy một một gì đó. Con không biết rùng mình, nếu được, xin cha cho con học nghề ấy.
Người anh cả nghe thấy em nói thế thì cười và nghĩ thầm:
- Trời, lạy chúa tôi! Ngu ngốc như thằng em trai tôi thì suốt đời chẳng làm nên trò trống gì! Thép làm lưỡi câu phải là loại thép tốt mới uốn cong được.
Người cha thở dài và bảo con út:
- Học rùng mình thì chắc mày có thể học được. Nhưng nghề ấy thì kiếm ăn làm sao?
Sau đó ít lâu người coi nhà thờ đến chơi. Nhân đó, người cha than phiền với khách về nỗi khổ tâm của mình và kể cho khách nghe về sự vụng về, ngu dốt của thằng con trai út. Ông nói:
- Đấy, ông xem, tôi hỏi nó muốn học nghề gì thì nó cứ khăng khăng đòi học rùng mình.
Ông khách đáp:
- Nếu chỉ học có thế thôi thì tôi có thể dạy cho nó được. Ông cho nó lại đằng tôi, tôi sẽ gột rửa cho nó bớt ngu đi.
Người cha rất mừng, nghĩ bụng: Thằng nhỏ chắc sẽ được dạy dỗ cẩn thận để bớt ngu đi.
Thế là anh con trai út đến nhà người coi nhà thờ. Công việc của anh ta là kéo chuông. Mới được vài ngày, một hôm vào đúng giữa đêm thầy đánh thức trò dậy, sai lên gác kéo chuông. Thầy nghĩ bụng:
- Rồi mày sẽ được học thế nào là rùng mình.
Ông thầy lén lên gác chuông trước. Khi anh trò ngốc lên đến nơi, quay người lại, sắp cầm lấy dây chuông thì thấy một cái bóng trắng đứng đối diện mình ở bên kia tháp chuông. Anh ta quát lên:
- Ai đó!
Nhưng cái bóng cứ đứng im, không đáp mà cũng không nhúc nhích.
Anh ta lại quát:
- Muốn sống nói mau, không thì bước ngay! Đêm khuya có việc gì mà đến đây?
Nhưng người coi nhà thờ vẫn không hề động đậy để anh ngốc tưởng là ma. Anh ngốc lại thét lên lần nữa:
- Mày muốn tính gì ở đây? Nếu mày là người ngay thì hãy lên tiếng, nhược bằng không thì tao quẳng mày xuống chân cầu thang bây giờ!
Người coi nhà thờ nghĩ bụng:
- Chắc nó chẳng dám đâu.
Nghĩ vậy bác không lên tiếng mà cứ đứng sừng sững như tượng đá. Hỏi tới lần thứ ba cũng không thấy trả lời, anh ngốc lấy đà, đẩy "con ma" xuống chân cầu thang. "Ma" lăn từ bậc thang thứ mười xuống đất, nằm sóng sượt ở một xó. Anh ngốc điềm tĩnh kéo chuông. Kéo xong, anh đi thẳng về nhà, lẳng lặng chẳng nói chẳng rằng lên giường nằm ngủ.
Vợ người coi nhà thờ chờ mãi vẫn không thấy chồng về, đâm ra lo, lại đánh thức anh ngốc dậy hỏi:
- Mày có biết ông nhà tao ở đâu không? Ông lên gác chuông trước mày đấy mà!
Anh ta đáp:
- Thưa bà không ạ. Nhưng ở bên kia cửa tháp chuông đối diện với cầu thang thấp thoáng bóng người, con hỏi mãi cũng không đáp, đuổi cũng không chịu đi, con cho là đồ ăn trộm liền đẩy xuống cầu thang. Bà ra đó xem có phải ông nhà không? Nếu thật đúng vậy thì con rất ân hận.
Người vợ chạy vội ra tháp chuông thì thấy đúng chồng mình nằm trong xó, bị gãy một chân đang rên rỉ. Bà cõng chồng về rồi đến thẳng nhà cha chàng ngốc, la lối om xòm lên:
- Con ông gây tai vạ, nó đã đẩy ông nhà tôi xuống chân cầu thang, làm ông nó bị gãy một chân. Xin ông rước ngay đồ ăn hại ấy khỏi nhà tôi.
Người cha choáng người, chạy ngay đến, mắng con một trận nên thân, rồi bảo:
- Sao mày lại nghịch quái ác thế? Quỷ ám mày hay sao?
Con đáp:
- Thưa cha, cha nghe con kể đã. Quả thật con oan: giữa đêm khuya thanh vắng, ông ấy lại đứng ở đó như một người đang tính chuyện gì đen tối vậy. Con không biết người đứng đó là ai. Mà con đã quát hỏi ba lần là hãy lên tiếng đáp, nếu không thì đi nơi khác.
Người cha hỏi:
- Trời, mày chỉ làm khổ tao. Bước ngay khỏi nhà cho khuất mắt, tao không muốn nhìn mặt mày nữa.
- Dạ, con xin vâng lời cha. Nhưng cha hãy để trời sáng đã. Lúc đó, con sẽ đi học thuật rùng mình để tự nuôi thân.
- Mày muốn học nghề gì tùy ý mày. Đối với tao, nghề gì cũng vậy thôi. Đây, cầm lấy năm mươi đồng tiền làm lộ phí để đi chu du thiên hạ. Mày nhớ là không được nói cho ai biết quê mày ở đâu, cha mày tên là gì, tao đến xấu hổ vì mày.
- Dạ, thưa cha, cha muốn sao con xin làm vậy. Nếu cha chỉ dặn có thế thì con có thể nhớ được.
Khi trời hửng sáng, anh đút năm mươi đồng tiền vào túi, rồi bước ra đường cái, vừa đi vừa lẩm bẩm:
- Ước gì ta biết rùng mình! Ước gì ta biết rùng mình!
Một người đánh xe đi từ từ phía sau tới, nghe thấy vậy liền hỏi:
- Tên mày là gì?
Anh ta trả lời:
- Tôi không biết.
Người đánh xe hỏi tiếp:
- Quê mày ở đâu?
- Tôi không biết!
- Thế cha mày tên là gì?
- Tôi không được phép nói điều đó.
- Thế mày luôn mồm lẩm bẩm cái gì thế?
Anh đáp:
- Ấy, tôi muốn học rùng mình, nhưng chẳng ai dạy cho tôi nghề ấy.
Người đánh xe nói:
- Thôi đừng nói lẩn thẩn nữa. Nào, hãy đi theo tao, tao tìm chỗ cho mà ngủ.
Hai người cùng đi. Đến tối thì họ tới được một quán trọ và định ngủ qua đêm ở đó. Vừa mới bước vào quán trọ, chàng ngốc đã nói bô bô lên:
- Ước gì ta biết rùng mình! Ước gì ta biết rùng mình!
Nghe thấy vậy, chủ quán phải bật cười bảo:
- Mày khoái cái đó lắm phỏng! Mày đến đây thật đúng lúc.
Vợ chủ quán ngắt lời chồng:
- Chà, mặc người ta! Lắm cu cậu ngổ ngáo dính mũi vào chuyện của người khác cũng đã toi mạng. Thật là buồn phiền và đáng tiếc nếu đôi mắt sáng kia không còn được nhìn thấy ánh sáng mặt trời nữa.
Nhưng chàng trai trẻ kia nói:
- Dù nghề đó có khó đến đâu chăng nữa tôi cũng muốn học cho biết. Tôi cất công ra đi cũng chỉ vì thế.
Anh ta quấy rầy mãi làm chủ quán phải kể cho nghe rằng gần đây có một lâu đài có ma, ai thức ba đêm liền ở đó khắc sẽ biết thế nào là rùng mình. Vua có một người con gái đẹp tuyệt trần. Người hứa ai cả gan làm việc ấy sẽ gả công chúa cho. Trong lâu đài có rất nhiều vàng bạc châu báu do ma quỷ canh giữ, của báu ấy mà về tay ai thì người ấy tha hồ mà giàu. Đã có nhiều người vào nhưng không thấy một ai trở ra.
Liền sáng hôm sau, chàng trai xin vào yết kiến vua, anh tâu:
- Nếu bệ hạ cho phép, tôi xin thức ba đêm liền ở lâu đài có ma ấy.
Vua ngắm anh ta hồi lâu, thấy anh ta cũng dễ thương, vua bảo:
- Ngươi được phép mang theo vào trong lâu đài ba đồ vật chứ không được mang một sinh vật nào.
Anh nói:
- Nếu vậy, tôi xin cái gì để đốt lò sưởi, một bàn thợ tiện và một ghế thợ chạm có dao.
Ban ngày, vua sai người mang những thứ đó vào trong lâu đài. Khi trời đã tối, chàng trai bước vào. Anh đốt một đống lửa to ở trong một gian phòng, đặt dao và ghế thợ chạm sang một bên, rồi ngồi lên bàn thợ tiện. Anh nói:
- Chà, ước gì ta biết rùng mình! Nhưng rồi ở đây cũng đến công toi thôi.
Chừng nửa đêm, anh định thổi cho lửa lại bùng lên, nhưng khi anh vừa mới thổi lửa thì bỗng có tiếng vọng ra từ một góc phòng.
- Meo! Meo! Bọn mình rét cóng cả người.
Anh nói:
- Chúng bay là đồ ngu, kêu ca cái gì nào? Có rét thì ngồi bên lửa mà sưởi cho ấm.
Anh vừa nói dứt lời, thì có hai con mèo đen to tướng nhảy phịch một cái đến chỗ anh. Chúng ngồi chồm chỗm hai bên anh, quắc mắt bừng như lửa, nhìn anh chằm chằm một cách dữ tợn. Lát sau, khi đã nóng người, chúng bảo anh:
- Này anh bạn, chúng ta thử đánh bài chơi chút nhé!
Anh đáp:
- Sao lại không chơi nhỉ? Nhưng hãy giơ bàn chân cho tớ xem cái đã!
Hai con mèo liền giơ bàn chân cùng móng vuốt ra. Anh nói:
- Chao ôi, móng các cậu sao dài vậy? Hẵng gượm, để tớ cắt bớt đi cho nhé.
Thế là anh tóm ngay cổ chúng, nhấc chúng đặt vào ghế thợ chạm, kẹp chặt chân chúng lại, rồi nói:
- Nhìn móng chân các cậu là tớ mất hứng chơi bài.
Anh đập chúng chết, rồi quẳng xác xuống hồ. Anh vừa mới thanh toán hai con ấy xong, sắp quay về ngồi bên lửa thì lại thấy rất nhiều mèo đen, chó mực đeo xích sắt nung đỏ từ bốn bề xông tới. Chúng kéo ra mỗi lúc một đông, anh không biết đứng chỗ nào. Chúng kêu gào nghe khủng khiếp, xông vào đống lửa, cào đống lửa ra, chực dập cho tắt. Anh để mặc chúng làm một lúc, khi thấy bực mình quá, anh liền túm lấy dao, xông vào đánh chúng và hét:
- Chúng mày, đồ súc sinh cút ngay!
Một số chạy trốn, số khác bị anh giết quẳng xác xuống hồ. Rồi anh quay về chỗ cũ, thổi cho lửa lại cháy to lên để sưởi. Ngồi sưởi được một lúc thì hai mắt anh díp lại, cơn buồn ngủ kéo đến. Liếc mắt nhìn quanh, thấy ở góc phòng có một cái giường to. Anh nói:
- Mình thật là may.
Rồi anh lên giường nằm. Anh vừa định nhắm mắt ngủ thì chiếc giường bắt đầu rung chuyển, chạy khắp lâu đài. Anh nói:
- Được lắm, có giỏi cứ lao nhanh hơn nữa đi!
Giường chạy nhanh như xe tứ mã, nhảy qua ngưỡng cửa, lăn xuống cầu thang, tiếng kêu lộc cộc, lộc cộc. Bỗng giường vấp và lật ngược, giường đệm và mọi thứ đè lên người anh. Anh quẳng chăn gối để chui ra và nói:
- Bây giờ đứa nào muốn nằm giường thì đi mà nằm!
Anh lại bên đống lửa và ngủ luôn một mạch tới sáng.
Sáng hôm sau, nhà vua đến lâu đài, thấy anh nằm dài dưới đất, vua ngỡ là ma đã giết chết anh. Vua than:
- Xinh trai như vậy mà chết thì thật là uổng quá!
Anh nghe tiếng, nhổm dậy và hỏi:
- Tâu bệ hạ, chưa đến nỗi như thế đâu ạ.
Vua vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, hỏi anh đêm qua ra sao.
Anh đáp:
- Tâu bệ hạ, rất bình yên ạ. Thế là đã một đêm trôi qua, còn hai đêm nữa rồi cũng sẽ trôi qua thôi ạ.
Khi anh về quán trọ, chủ quán trố mắt ra nhìn và nói:
- Tôi không ngờ anh lại còn sống. Thế anh đã học được thế nào là rùng mình chưa?
Anh đáp:
- Khổ lắm, chỉ mất công toi. Giá có ai dạy cái đó cho tôi thì hay quá.
Đêm thứ hai, anh lại đến tòa lâu đài cổ. Anh đến ngồi bên lửa, lại vẫn ca bài ca cũ:
- Ước gì ta biết rùng mình!
Gần nữa đêm, anh lại nghe thấy tiếng động, tiếng nói lào xào, trước còn khe khẽ, rồi cứ mỗi lúc một rõ hơn. Yên ắng được một lúc, bỗng có tiếng thét lớn. Đó là một người đàn ông nom gớm ghiếc đang ngồi chiếm chỗ của anh. Anh nói:
- Đừng thách thức nhau! Ghế này là ghế của tao chứ.
Người kia định cứ ngồi lì ở đấy, nhưng anh đâu có chịu thua! Anh đẩy hắn ra xa, chiếm lại chỗ ngồi cũ. Bỗng lại có nhiều người khác nối tiếp nhau từ trên ống khói rơi xuống. Chúng mang xuống theo chín cái xương ống chân và hai cái đầu lâu, chúng bày những thứ đó ra để chơi con ky 8. Anh cũng muốn chơi, liền bảo:
- Này các cậu, cho tớ chơi với nhé!
- Được thôi, nhưng phải có tiền mới được chơi.
Anh đáp:
- Tiền thì có đủ, nhưng hòn lăn của các cậu không được tròn lắm.
Rồi anh đặt hai cái đầu lâu lên bàn tiện mà tiện lại cho thật tròn. Anh nói:
- Ờ, như thế này nó sẽ lăn trơn hơn. Nào, giờ thì có thể chơi thỏa thích nhé.
Anh chơi và thua mất ít tiền. Khi đồng hồ điểm mười hai tiếng thì cả bọn người kia cũng biến mất. Anh lăn ra đất, đánh một giấc ngon lành.
Sáng hôm sau, vua lại đến để xem sự thể ra sao. Vua hỏi:
- Lần này thì thế nào, có sao không?
Anh đáp:
- Tâu bệ hạ, tôi có chơi con ky và thua mất vài đồng Hên-lơ.
- Nhà ngươi có thấy rùng mình không?
Anh đáp:
- Thưa không ạ. Tôi chơi vui lắm. Tôi chỉ ước gì được biết thế nào là rùng mình!
Đêm thứ ba, anh cũng lại ngồi trong lâu đài. Anh lại phàn nàn:
- Ước gì ta biết rùng mình!
Vừa lúc đó, một ông lão khổng lồ có chòm râu bạc dài chấm gót, dáng người nom dễ sợ bước vào. Ông lão nói:
- Ái chà, thằng nhãi con, mày sắp học được cho biết thế nào là rùng mình, vì mày sắp chết.
Anh đáp:
- Đâu lại dễ thế? Còn xem tao có muốn chết không mới được chứ.
Con quái đáp:
- Tao bắt mày luôn bây giờ!
- Khoan, khoan cái đã! Mày đừng có làm bộ. Tao cũng khỏe bằng mày, thậm chí còn khỏe hơn là đằng khác.
Con quái nói:
- Thì ta cứ thử sức xem sao. Nếu mày khỏe hơn tao, tao sẽ để mày yên. Nào! Ta đấu sức đi!
Ngay sau đó, nó dẫn anh đi qua những con đường tối om. Cả hai tới bên ngọn lửa thợ rèn. Con quỷ lấy một cái rìu, giơ tay quai một cái thật mạnh vào đe, đe thụt hẳn xuống đất.
Anh nói:
- Tao đập khỏe hơn mày!
Anh đi đến một cái đe khác. Con quái già kia đến đứng sát ngay bên cạnh đe để ngắm xem. Bộ râu dài của hắn thõng xuống lòng thòng. Anh vớ lấy chiếc rìu, giơ lên rồi nện mạnh một cái xuống đe, rìu cắm phập vào đe, lôi luôn ra cả chòm râu bạc nằm kẹt vào giữa. Anh nói:
- Tao tóm được mày rồi! Giờ thì cái chết đã kề bên cổ mày!
Rồi anh cầm một thanh sắt đập cho nó một trận. Nó rên rỉ, van lạy anh hãy ngưng tay tha cho nó, nó sẽ biếu anh nhiều của. Anh nhấc rìu lên để cho nó gỡ râu ra. Lão già dẫn anh trở về lâu đài, dẫn anh tới một căn hầm rồi chỉ cho anh ba tráp đầy vàng, và bảo:
- Số vàng đó sẽ chia như sau: một tráp dành cho kẻ nghèo, tráp thứ hai cho vua, tráp thứ ba là cho anh.
Đúng lúc đó, đồng hồ điểm mười hai tiếng. Bóng ma kia biến mất. Còn anh ở lại trong đêm tối. Anh nói:
- Ta phải lần cho thấy đường ra chứ!
Sờ soạng loanh quanh hồi lâu, anh lại tìm thấy đường dẫn tới căn buồn cũ. Tới nơi, anh liền lăn ra ngủ bên đống lửa.
Sáng hôm sau, vua lại đến hỏi anh:
- Chắc ngươi đã học được rùng mình rồi chứ?
Anh đáp:
- Thưa chưa ạ. Chả có gì là đáng sợ cả. Có một ông già râu dài tới đây, ông ta chỉ cho tôi chỗ có lắm vàng ở dưới hầm nhà, nhưng vẫn chưa có ai dạy cho tôi biết thế nào là rùng mình.
Lúc đó vua bảo:
- Ngươi đã trừ được ma ở lâu đài. Ta sẽ gả con gái ta cho ngươi.
Anh đáp:
- Đó thật là một diễm phúc. Nhưng tôi vẫn chưa biết thế nào là rùng mình.
Rồi vàng ở hầm nhà được lấy lên, lễ cưới được cử hành. Mặc dù rất yêu thương vợ, tuy đang vui duyên mới, nhưng lúc nào vị phò mã trẻ tuổi vẫn cứ nhắc:
- Ước gì ta biết rùng mình!
Chuyện ấy làm cho công chúa buồn rầu. Một thị tỳ của công chúa nói:
- Con sẽ giúp một tay để cho phò mã một bài học về rùng mình.
Người thị tỳ ra ngay con suối chảy qua vườn thượng uyển, múc một thùng nước đầy cá bống mang về cung trao cho công chúa. Đến khuya, khi phò mã đang ngủ say, công chúa khẽ kéo chăn ra, đổ thùng nước lạnh đầy cá lên người chàng. Những con cá kia quẫy khắp trên và quanh người làm cho phò mã thức giấc choàng dậy và kêu lên:
- Chà, có cái gì ấy làm tôi rùng cả mình! Mình ơi, giờ thì tôi biết thế nào là rùng cả mình rồi!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Один отец жил с двумя сыновьями. Старший был умен, сметлив, и всякое дело у него спорилось в руках, а младший был глуп, непонятлив и ничему научиться не мог.
Люди говорили, глядя на него: "С этим отец еще не оберется хлопот!" Когда нужно было сделать что-нибудь, все должен был один старший работать; но зато он был робок, и когда его отец за чем-нибудь посылал позднею порой, особливо ночью, и если к тому же дорога проходила мимо кладбища или иного страшного места, он отвечал: "Ах, нет, батюшка, не пойду я туда! Уж очень боязно мне."
Порой, когда вечером у камелька шли россказни, от которых мороз по коже продирал, слушатели восклицали: "Ах, страсти какие!" А младший слушал, сидя в своем углу, и никак понять не мог, что это значило: "Вот затвердили-то: страшно да страшно! А мне вот ни капельки не страшно! И вовсе я не умею бояться. Должно быть, это также одна из тех премудростей, в которых я ничего не смыслю."
Однажды сказал ему отец: "Послушай-ка, ты, там, в углу! Ты растешь и силы набираешься: надо ж и тебе научиться какому-нибудь ремеслу, чтобы добывать себе хлеб насущный. Видишь, как трудится твой брат; а тебя, право, даром хлебом кормить приходится." - "Эх, батюшка! отвечал тот. Очень бы хотел я научиться чему-нибудь. Да уж коли на то пошло, очень хотелось бы мне научиться страху: я ведь совсем не умею бояться."
Старший брат расхохотался, услышав такие речи, и подумал про себя: "Господи милостивый! Ну и дурень же брат у меня! Ничего путного из него не выйдет. Кто хочет крюком быть, тот заранее спину гни!"
Отец вздохнул и отвечал: "Страху-то ты еще непременно научишься, да хлеба-то себе этим не заработаешь."
Вскоре после того зашел к ним в гости дьячок, и стал ему старик жаловаться на свое горе: не приспособился-де сын его ни к какому делу, ничего не знает и ничему не учится. "Ну, подумайте только: когда я спросил его, чем он станет хлеб себе зарабатывать, он ответил, что очень хотел бы научиться страху!" - "Коли за этим только дело стало, отвечал дьячок, так я берусь обучить его. Пришлите-ка его ко мне. Я его живо обработаю." Отец был этим доволен в надежде, что малого хоть сколько-нибудь обломают.
Итак, дьячок взял к себе парня домой и поручил ему звонить в колокол.
Дня через два разбудил он его в полночь, велел ему встать, взойти на колокольню и звонить; а сам думает: "Ну, научишься же ты нынче страху!" Пробрался тихонько вперед, и когда парень, поднявшись наверх, обернулся, чтобы взяться за веревку от колокола, перед ним на лестнице против слухового окна очутился кто-то в белом.
Он крикнул: "Кто там? Но тот не отвечал и не шевелился. Эй, отвечай-ка! закричал снова паренек. Или убирайся подобру-поздорову! Нечего тебе здесь ночью делать."
Братья Гримм. Сказка о добром молодце, который страха не знал [Ф. Грот-Иоганн и Р. Лейнвебер]
Но дьячок стоял неподвижно, чтобы парень принял его за привидение. Опять обратился к нему парень: "Чего тебе нужно здесь? Отвечай, если ты честный малый; а не то я тебя сброшу с лестницы!" Дьячок подумал: "Ну, это ты, братец мой, только так говоришь," и не проронил ни звука, стоял, словно каменный.
И в четвертый раз крикнул ему парень, но опять не добился ответа. Тогда он бросился на привидение и столкнул его с лестницы так, что, пересчитав десяток ступеней, оно растянулось в углу.
А парень отзвонил себе, пришел домой, лег, не говоря ни слова, в постель и заснул.
Долго ждала дьячиха своего мужа, но тот все не приходил. Наконец ей страшно стало, она разбудила парня и спросила: "Не знаешь ли, где мой муж? Он ведь только что перед тобой взошел на колокольню." - "Нет, отвечал тот, а вот на лестнице против слухового окна стоял кто-то, и так как он не хотел ни отвечать мне, ни убираться, я принял его за мошенника и спустил его с лестницы. Подите-ка взгляните, не он ли это был. Мне было бы жалко, если бы что плохое с ним стряслось." Бросилась туда дьячиха и увидала мужа: сломал ногу, лежит в углу и стонет.
Она перенесла его домой и поспешила с громкими криками к отцу парня: "Ваш сын натворил беду великую: моего мужа сбросил с лестницы, так что сердечный ногу сломал. Возьмите вы негодяя из нашего дома!"
Испугался отец, прибежал к сыну и выбранил его: "Что за проказы богомерзкие! Али тебя лукавый попутал?" - "Ах, батюшка, только выслушайте меня! отвечал тот. Я совсем не виноват. Он стоял там в темноте, словно зло какое умышлял. Я не знал, кто это, и четырежды уговаривал его ответить мне или уйти." - "Ах, возразил отец, от тебя мне одни напасти! Убирайся ты с глаз моих, видеть я тебя не хочу!" - "Воля ваша, батюшка, ладно! Подождите только до рассвета: я уйду себе, стану обучаться страху; авось, узнаю хоть одну науку, которая меня прокормит." - "Учись чему хочешь, мне все равно, сказал отец. Вот тебе пятьдесят талеров, ступай с ними на все четыре стороны и никому не смей сказывать, откуда ты родом и кто твой отец, чтобы меня не срамить." - "Извольте, батюшка, если ничего больше от меня не требуется, все будет по-вашему. Это я легко могу соблюсти."
На рассвете положил парень пятьдесят талеров в карман и вышел на большую дорогу, бормоча про себя: "Хоть бы на меня страх напал! Хоть бы на меня страх напал!"
Подошел к нему какой-то человек, услыхавший эти речи, и стали они вместе продолжать путь.
Вскоре завидели они виселицу, и сказал ему спутник: "Видишь, вон там стоит дерево, на котором семеро с веревочной петлей спознались, а теперь летать учатся. Садись под тем деревом и жди ночи не оберешься страху!" - "Ну, коли только в этом дело, отвечал парень, так оно не трудно. Если я так скоро научусь страху, то тебе достанутся мои пятьдесят талеров: приходи только завтра рано утром сюда ко мне."
Затем подошел к виселице, сел под нею и дождался там вечера. Ему стало холодно, и он развел костер, но к полуночи так посвежел ветер, что парень и при огне никак не мог согреться.
Ветер раскачивал трупы повешенных, они стукались друг о друга. И подумал парень: "Мне холодно даже здесь, у огня, каково же им мерзнуть и мотаться там наверху?"
И, так как сердце у него было сострадающее, он приставил лестницу, влез наверх, отвязал висельников одного за другим и спустил всех семерых наземь. Затем он раздул хорошенько огонь и рассажал их всех кругом, чтоб они могли согреться.
Но они сидели неподвижно, так что пламя стало охватывать их одежды. Он сказал им: "Эй, вы, берегитесь! А не то я вас опять повешу!" Но мертвецы ничего не слыхали, молчали и не мешали гореть своим лохмотьям.
Тут он рассердился: "Ну, если вы остерегаться не хотите, то я вам не помощник, а мне вовсе не хочется сгореть вместе с вами." И он снова повесил их на прежнее место. Потом он подсел к своему костру и заснул.
Поутру пришел к нему встреченный человек за деньгами и спросил: "Ну что, небось, знаешь теперь, каков страх бывает?" А "Нет, отвечал тот, откуда же было мне узнать это? Эти ребята, что там наверху болтаются, даже рта не открывали и так глупы, что позволили гореть на теле своим лохмотьям."
Тут увидел прохожий, что пятьдесят талеров ему на этот раз не придется получить, и сказал, уходя; "Таких я еще не видел!"
Парень тоже пошел своей дорогой, бормоча по-прежнему: "Ах, если б меня страх пробрал!"
Услыхал это извозчик, ехавший позади него, и спросил: "Кто ты таков?" - "Не знаю," отвечал малый. А извозчик продолжал: "Откуда ты?" - "Не знаю." - "Да кто твой отец?" - "Не смею сказать." - "Что такое бормочешь ты себе под нос?" - "Я, видишь ли, хотел бы, чтобы меня страх пробрал, да никто меня не может страху научить," отвечал парень. "Не мели вздора! сказал извозчик. Ну-ка, отправимся со мною: я тебя как раз к месту пристрою."
Парень отправился с ним, и к вечеру прибыли они в гостиницу, где собирались заночевать.
Входя в комнату, парень снова произнес вслух: "Кабы меня только страх пробрал! Эх, кабы меня только страх пробрал!"
Услыхав это, хозяин засмеялся и сказал: "Если уж такова твоя охота, то здесь найдется к тому подходящий случай." - "Ах, замолчи! прервала его хозяйка. Сколько безумных смельчаков поплатились уже за это жизнью! Было бы очень жаль, если бы и этот добрый юноша перестал глядеть на белый свет."
Но парень сказал: "Как бы ни было оно тягостно, все же я хочу научиться страху: ведь я для этого и пустился в путь-дорогу."
Не давал он покоя хозяину, пока тот не рассказал ему, что невдалеке находится заколдованный замок, где немудрено страху научиться, если только там провести ночи три. И король-де обещал дочь свою в жены тому, кто на это отважится, а уж королевна-то краше всех на свете. В замке же охраняются злыми духами несметные сокровища. Если кто-нибудь в том замке проведет три ночи, то эти сокровища ему достанутся и любой бедняк ими обогатится. Много молодых людей ходили туда счастья попытать, да ни один не вернулся.
На другое утро явился парень к королю и говорит ему: "Кабы мне дозволено было, я провел бы три ночи в заколдованном замке." Король взглянул на парня, и тот ему так приглянулся, что он сказал: "Ты можешь при этом избрать себе три предмета, но непременно неодушевленных и захватить их с собою в замок."
Парень отвечал: "Ну, так я попрошу себе огня, столярный станок и токарный станок вместе с резцом." Король велел еще засветло снести ему все это в замок. К ночи пошел туда парень, развел яркий огонь в одной из комнат, поставил рядом с собою столярный станок с резцом, а сам сел за токарный.
"Эх, кабы меня только страх пробрал! сказал он. Да видно, я и здесь не научусь ему."
Около полуночи вздумал он еще пуще разжечь свой костер и стал раздувать пламя, как вдруг из одного угла послышалось: "Мяу, мяу! Как нам холодно!" - "Чего орете, дурачье?! закричал он. Если вам холодно, идите, садитесь к огню и грейтесь."
Едва успел он это произнести, как две большие черные кошки быстрым прыжком подскочили к нему, сели по обеим его сторонам и уставились дико на него своими огненными глазами.
Немного погодя, отогревшись, они сказали: "Приятель! Не сыграем ли мы в карты?" - "Отчего же? отвечал он, Я не прочь; но сперва покажите-ка мне ваши лапы. Они вытянули свои когти. Э! сказал парень. Коготки у вас больно длинные! Погодите, я должен вам их сперва обстричь."
С этими словами схватил он кошек за загривок, поднял их на столярный станок и крепко стиснул в нем их лапы. "Увидал я ваши пальцы, сказал он, и прошла у меня всякая охота в карты играть." Он убил их и выбросил из окна в пруд.
Но когда он, покончив с этой парой, хотел опять подсесть к своему огню, отовсюду, из каждого угла, повыскочили черные кошки и черные собаки на раскаленных цепях и все прибывало да прибывало их, так что ему уж некуда было от них деваться.
Они страшно ревели, наступали на огонь, разбрасывали дрова и собирались совсем разметать костер.
Поглядел он с минуту спокойно на их возню, а когда ему невтерпеж стало, он взял свой резец и закричал: "Брысь, нечисть окаянная!" и бросился на них.
Одни разбежались; других он перебил и побросал в пруд. Вернувшись, он снова раздул огонь и стал греться. Сидел он, сидел и глаза стали слипаться, стало его клонить ко сну. Оглядевшись кругом и увидав в углу большую кровать, он сказал: "А, вот это как раз кстати!" и лег. Но не успел он и глаз сомкнуть, как вдруг кровать сама собой стала двигаться и покатила по всему замку.
"Вот это ладно! сказал он. Да нельзя ли поживей? Трогай!" Тут понеслась кровать, точно в нее шестерик впрягли, во всю прыть, через пороги, по ступенькам вверх и вниз...
Но вдруг гоп, гоп! кровать опрокинулась вверх ножками и на парня словно гора налегла.
Но он пошвырял с себя одеяла и подушки, вылез из-под кровати и сказал: "Ну, будет с меня! Пусть катается, кто хочет!" Затем он улегся у огня и проспал до бела дня.
Поутру пришел король и, увидав его распростертым на земле, подумал, что привидения убили его и он лежит мертвый. "Жаль доброго юношу!" сказал король.
Услыхал это парень, вскочил и ответил: "Ну, до беды еще не дошло!"
Удивился король, обрадовался и спросил, каково ему было. "Превосходно, отвечал тот, вот уже минула одна ночь, а там и две другие пройдут."
Пошел парень к хозяину гостиницы, а тот и глаза таращит: "Не думал я увидеть тебя в живых. Ну что, научился ли ты страху?" - "Какое там! отвечал парень. Все напрасно! Хоть бы кто-нибудь надоумил меня."
На вторую ночь пошел он спать в древний замок, сел у огня и затянул свою старую песенку: "Хоть бы страх меня пробрал!" Около полуночи поднялся там шум и гам, сперва потише, а потом все громче и громче; затем опять все смолкло на минуту, и наконец из трубы к ногам парня вывалилось с громким криком полчеловека. "Эй! закричал юноша. Надо бы еще половинку! Этой маловато будет."
Тут снова гомон поднялся, послышался топот и вой и другая половина тоже выпала. "Погоди, сказал парень, вот я для тебя огонь маленько раздую!"
Братья Гримм. Сказка о добром молодце, который страха не знал [Ф. Грот-Иоганн и Р. Лейнвебер]
Сделав это и оглянувшись, он увидел, что обе половины успели срастись и на его месте сидел уже страшный-престрашный человек. "Это, брат, непорядок! сказал парень. Скамейка-то моя!"
Страшный человек хотел его оттолкнуть, но парень не поддался, сильно двинул его, столкнул со скамьи и сел опять на свое место.
Тогда сверху нападало один за другим еще множество людей. Они достали девять мертвых ног и две мертвые головы, расставили эти ноги и стали играть, как в кегли.
Парню тоже захотелось поиграть. "Эй, вы, послушайте! попросил он их. Можно ли мне присоединиться к вам?" - "Можно, коли деньги у тебя есть." - "Денег-то хватает, да шары ваши не больно круглы."
Взял он мертвые головы, положил их на токарный станок и обточил их кругом. "Вот так, сказал он, теперь они лучше кататься будут. Валяйте! Теперь пойдет потеха!"
Поиграл парень с незваными гостями и проиграл немного; но как только пробила полночь, все исчезло. Он улегся и спокойно заснул.
Наутро пришел король осведомиться: "Ну, что с тобой творилось на этот раз?" - "Проиграл в кегли, два талера проиграл!" - "Да разве тебе не было страшно?!" - "Ну, вот еще! отвечал парень. Позабавился, и только. Хоть бы мне узнать, что такое страх!"
На третью ночь сел он опять на свою скамью и сказал с досадой: "Ах, если бы только пробрал меня страх!"
Немного погодя явились шестеро рослых ребят с гробом в руках. "Эге-ге, сказал парень, да это, наверное, братец мой двоюродный, умерший два года назад! Он поманил пальцем и крикнул: Ну, поди, поди сюда, братец!"
Гроб был поставлен на пол, парень подошел и снял крышку: в гробу лежал мертвец. Дотронулся парень до его лица: оно было холодное, как лед. "Погоди, сказал он, я тебя маленько согрею!"
Подошел к огню, погрел руку и приложил ее к лицу мертвеца, но тот был холоден по-прежнему.
Тогда он вынул его из гроба, сел к огню, положил покойника себе на колени и стал тереть ему руки, чтобы восстановить кровообращение.
Когда и это не помогло, пришло ему в голову, что согреться можно хорошо, если вдвоем лечь в постель; перенес он мертвеца на свою кровать, накрыл его и лег рядом с ним.
Немного спустя покойник согрелся и зашевелился. "Вот видишь, братец, сказал парень, я и отогрел тебя."
Но мертвец вдруг поднялся и завопил: "А! Теперь я задушу тебя!" - "Что? Задушишь?! Так вот какова твоя благодарность?! Полезай же опять в свой гроб!"
И парень поднял мертвеца, бросил его в гроб и закрыл его крышкой; тогда вошли те же шестеро носильщиков и унесли гроб.
"Не пробирает меня страх, да и все тут! сказал парень. Здесь я страху вовеки не научусь!"
Тут вошел человек еще громадное всех прочих и на вид совершенное страшилище: это был старик с длинной белой бородой.
"Ах ты, тварь этакая! закричал он. Теперь-то ты скоро узнаешь, что такое страх: готовься к смерти!" - "Ну, не очень спеши! отвечал парень. Коли мне умирать приходится, так без меня дело не обойдется." - "Тебя-то уж я прихвачу с собою!" сказало" чудовище. "Потише, потише!
Очень уж ты расходился! Я ведь тоже не слабее тебя, а то еще и посильнее буду!" - "Это мы еще посмотрим! сказал старик. Если ты окажешься сильней меня, так я тебя отпущу; пойдем-ка, попытаем силу!"
И повел он парня темными переходами в кузницу, взял топор и вбил одним ударом наковальню в землю.
"Эка невидаль! Я могу и получше этого сделать!" сказал парень и подошел к другой наковальне.
Старик стал подле него, любопытствуя посмотреть, и белая борода его свесилась над наковальней. Тогда парень схватил топор, расколол одним ударом наковальню и защемил в нее бороду старика. "Ну, теперь ты, брат, попался! сказал он. Теперь тебе помирать приходится!"
Взял он железный прут и стал им потчевать старика, пока тот не заверещал и не взмолился о пощаде, обещая дать ему за это превеликие богатства.
Парень вытащил топор из щели и освободил старика. Повел его старик обратно в замок, показал ему в одном из погребов три сундука, наполненные золотом, и сказал: "Одна треть принадлежит бедным, другая королю, третья тебе."
В это время пробило полночь, и парень остался один в темноте. "Как-нибудь да выберусь отсюда," сказал он, наощупь отыскал дорогу в свою комнату и заснул там у огня.
Наутро пришел король и спросил: "Что же теперь-то, небось, научился ты страху?" - "Нет, отвечал тот, и ведать не ведаю, что такое страх. Побывал тут мой покойный двоюродный брат да бородач какой-то приходил и показал мне там внизу кучу денег, а страху меня никто не научил."
И сказал тогда король: "Спасибо тебе! Избавил ты замок от нечистой силы. Бери же себе мою дочь в жены!" - "Все это очень хорошо, отвечал тот, а все-таки до сих пор я не знаю, что значит дрожать от страха!"
Золото достали из подземелья, отпраздновали свадьбу, но супруг королевны, как ни любил свою супругу и как ни был он всем доволен, все повторял: "Ах, если, бы только пробрал меня страх! Кабы страх меня пробрал!"
Это наконец раздосадовало молодую. Горничная же ее сказала королевне: "Я пособлю горю! Небось, научится и он дрожать от страха."
Она пошла к ручью, протекавшему через сад, и набрала полное ведро пескарей.
Ночью, когда молодой король почивал, супруга сдернула с него одеяло и вылила на него целое ведро холодной воды с пескарями, которые так и запрыгали вокруг него.
Проснулся тут молодой и закричал: "Ой, страшно мне, страшно мне, женушка милая! Да! Теперь я знаю, что значит дрожать от страха!"