Johannes trung thành


De trouwe Johannes


Xưa có một ông vua đã cao tuổi, nằm trên giường bệnh ông nghĩ: "Lần ốm này chắc ta sẽ nằm đây mà đi luôn," nên ra lệnh:
- Gọi Johannes trung thành tới đây cho ta.
Johannes suốt đời trung thành, tận tụy với nhà vua, được nhà vua yêu quý, cũng vì vậy mà có cái tên Iôhanét trung thành.
Khi Johannes tới bên giường bệnh, nhà vua truyền đạt di mệnh:
-Johannes trung thành nhất đời của ta. Ta sắp gần đất xa trời. Ta chẳng còn băn khoăn lo lắng gì khác ngoài hoàng tử đương tuổi thơ non nớt, chưa biết suy nghĩ chín chắn. Nếu ngươi không hứa trước mặt ta là sẽ dạy dỗ hoàng tử khôn lớn thành người, khuyên bảo chăm sóc hoàng tử như cha thứ hai thì ta không thể yên tâm mà nhắm mắt.
Johannes trung thành thưa:
- Thần xin một lòng một dạ gắng sức phụng sự hoàng tử, dù phải hy sinh đến tính mạng chăng nữa, thần cũng không rời bỏ hoàng tử.
Nhà vua nói:
- Nếu vậy ta có thể yên tâm mà về nơi chín suối.
Rồi nhà vua căn dặn tiếp:
- Sau khi ta qua đời, ngươi hãy dẫn hoàng tử đi xem toàn thể cung điện, tất cả các buồng, các phòng, các hầm cùng tất cả châu báu ở trong đó. Duy chỉ có cái buồng cuối cùng ở hành lang dài là ngươi không được chỉ cho hoàng tử. Trong buồng cất bức chân dung công chúa Mai Vàng, chỉ cần thoáng nhìn thấy dung nhan công chúa là hoàng tử đâm ra si tình mà ngã ngất lịm đi, từ đó sẽ sinh ra những tai ương nguy hiểm. Ngươi hãy đề phòng chuyện ấy nhé.
Sau khi nghe Johannes trung thành giơ tay thề lần nữa, nhà vua nín lặng, từ từ đặt đầu xuống gối và băng hà.
Lo xong tang lễ, ít lâu sau, Johannes mới kể cho nhà vua trẻ biết những điều bác ta hứa với vua cha trước lúc lâm chung, bác nói:
- Thần sẽ giữ lời hứa theo đúng lương tâm, sẽ trung thành, tận tụy với nhà vua trẻ như với vua cha khi xưa, dù phải hy sinh tính mạng cũng làm.
Sau khi đã hết hạn để tang vua cha, Johannes tâu với vua:
- Bây giờ là lúc nhà vua cần biết những gì mình được thừa kế. Thần xin dẫn nhà vua đi coi toàn bộ cung điện vua cha để lại.
Bác dẫn vua đi xem khắp nơi trong hoàng cung, hết đi lên lại đi xuống để xem tất cả các kho tàng châu báu, riêng chỉ có căn buồng cất bức chân dung đầy quyến rũ kia là bác không mở. Bức chân dung để đối diện cửa ra vào, nên chỉ cần hé cửa cũng thấy ngay, bức ảnh sinh động lộng lẫy tới mức người ta tưởng không còn ai trên trần gian này có thể đẹp hơn. Vua thấy Iôhanét đi qua mà không mở cửa buồng đó, liền hỏi:
- Sao ngươi không mở cửa buồng này?
Johannes thưa:
- Dạ, thưa trong đó có cái đáng ngại lắm.
Nhưng nhà vua nói:
- Ta muốn xem tất cả trong hoàng cung, ta cũng muốn biết cái gì ở trong buồng này.
Nhà vua bước tới và định đẩy cửa ra, Johannes trung thành vội níu lại và nói:
- Thần đã có hứa trước vua cha là sẽ không mở cửa buồng này. Nếu nhà vua thấy biết điều đó thì đó là điều bất hạnh lớn nhất đối với bệ hạ cũng như đối với thần.
Nhà vua trẻ đáp:
- Sao lại không nhỉ? Ta sẽ héo hon mòn mỏi vì không được tận mặt trông thấy những gì trong đó. Ta không rời khỏi nơi đây, nếu ngươi không mở cửa.
Biết không thể ngăn cản được, Johannes trung thành thở dài, buồn bã, tìm chiếc chìa khóa buồng trong chùm chìa khóa. Mở cửa buồng, bác vào trước, đứng che lấp bức chân dung, nhưng vua kiễng chân nhìn qua vai bác. Nhìn thấy bức chân dung người thiếu nữ đẹp lộng lẫy đeo toàn vàng ngọc, nhà vua bất tỉnh nhân sự. Johannes trung thành nâng nhấc đưa nhà vua lên giường, lòng bác xốn xang lo lắng.
- Trời ơi! Điều bất hạnh đã đến, biết làm sao bây giờ?
Bác lấy rượu xoa bóp, vừa mới tỉnh lại nhà vua đã hỏi:
- Trời, người đẹp trong tranh tên là gì?
Johannes trung thành đáp:
- Dạ, thưa đó là công chúa Mai Vàng.
Nhà vua liền nói tiếp:
- Ta yêu nàng say đắm đến nỗi, nếu tất cả lá cây trong rừng đều biến thành lưỡi cũng không thể nói hết mối tình của ta. Được sống bên nàng đó là lý tưởng đời ta, Johannes trung thành hãy giúp ta trong việc này.
Johannes trung thành suy nghĩ, mãi sau bác mới nảy ra một ý và nói:
- Chung quanh nàng cái gì cũng bằng vàng, từ bàn ghế tới chén ly cùng những đồ gia dụng khác. Trong kho hoàng cung có tất cả năm tấn vàng. Bệ hạ lấy một tấn vàng giao cho thợ kim hoàn làm đủ mọi thứ ly, đồ trang trí trong nhà, một số chim, thú lạ trong rừng. Làm xong, ta đem những thứ ấy cho nàng xem, chắc chắn nàng sẽ vui. Bệ hạ cứ thử thế xem sao.
Vua truyền cho sứ giả đi mời thợ kim hoàn khắp nơi trong nước về hoàng cung làm. Khi những đồ vật đẹp bằng vàng làm xong, nhà vua cho xếp xuống thuyền, Johannes mặc giả lái buôn, nhà vua cũng vậy. Vua tôi vượt bể tới thành phố công chúa Mai Vàng đang sống.
Johannes trung thành lên bờ và nói nhà vua lên thuyền chờ:
- Biết đâu công chúa lại cùng thần về thuyền. Bệ hạ cho trang trí, bày mọi thứ sao cho thật lộng lẫy.
Bác đem theo mình rất nhiều trang sức đẹp và cứ thẳng hướng hoàng cung mà đi.
Khi ở trong sân hoàng cung, Johannes thấy có một cô gái đẹp đứng bên giếng lấy nước đổ vào hai chiếc thùng bằng vàng. Đang gánh, thấy khách lạ, cô ta hỏi bác là ai.
Bác ta trả lời:
- Thưa, tôi là lái buôn.
Rồi bác giở đồ trang sức cho cô xem. Cô reo lên:
- Trời, toàn đồ trang sức bằng vàng.
Cô đặt thùng nước xuống và ngắm nghía hết thứ này đến thứ khác. Đoạn cô ta nói:
- Công chúa rất thích đồ trang sức bằng vàng. Trông thấy những thứ này chắc chắn công chúa sẽ mua ngay tất cả.
Cô gái gánh nước chính là nữ tỳ của công chúa. Cô dẫn bác tới gặp công chúa. Công chúa rất lấy làm hài lòng về những đồ nữ trang của Johannes và nói:
- Hàng đẹp quá, ta mua tất cả chỗ này.
Johannes thưa:
- Tôi chỉ là kẻ hầu của một phú thương. Những đồ tôi mang theo đây không thể so sánh được với những đồ trang sức chủ tôi để ở trên thuyền, toàn đồ vàng ròng, châu ngọc thôi.
Công chúa bảo cứ đem hết đến cho mình xem chọn. Johannes đáp:
- Hàng đầy một thuyền, có mang thì cũng phải mất nhiều ngày lắm, có lẽ trong hoàng cung không đủ buồng để trưng những thứ đó.
Lời nói đó càng làm cho công chúa thêm tò mò, ao ước, nàng nói:
- Thế thì dẫn ta tới đó coi hàng vậy.
Johannes vui mừng dẫn công chúa về thuyền xem hàng. Thấy công chúa còn đẹp lộng lẫy hơn cả người trong tranh nên lòng vua vui sướng ngây ngất như muốn vỡ tim. Công chúa bước xuống thuyền, vua ra đón nàng vào khoang thuyền. Trong lúc đó Johannes trung thành xuống phía lái và ra lệnh cho nhổ neo:
- Căng buồm lên để thuyền lướt nhanh như chim bay.
Ở trong khoang thuyền nhà vua đưa cho công chúa xem những bộ bát, đĩa, rồi cốc, chén cùng những chim, thú rồi cả những con vật mà công chúa chưa nhìn thấy bao giờ. Tất cả đều bằng vàng ròng.
Mải mê xem nên công chúa không biết rằng thuyền đã nhổ neo được mấy tiếng rồi.
Xem đến đồ trang sức cuối cùng thì công chúa tỏ lời cảm ơn và muốn ra về. Ra tới mạn thuyền, công chúa mới biết là thuyền đương dong buồm nơi biển khơi, sợ hãi nàng kêu:
- Trời, ta bị đánh lừa, rơi vào tay một tên thương gia thì thà chết còn hơn.
Vua cầm tay nàng và nói:
- Ta chẳng phải là lái buôn, ta chính là dòng dõi quyền quý, là vua đang trị vì một nước, vì quá say đắm yêu người trong tranh nên quyết đi tìm và bày mưu bắt cóc.
Nghe vua nói, công chúa thấy cũng môn đăng hộ đối, giờ đây nàng thấy cảm kích và tỏ ra ý ưng thuận.
Một hôm, trong lúc thuyền đang lênh đênh nơi biển khơi, Johannes đang huýt sáo thì nghe có tiếng chim, ngẩng lên thấy có ba con quạ đang bay, chúng nói với nhau. Một con nói:
- Chà, vua đã bắt cóc được công chúa Mai Vàng.
Con thứ hai nói tiếp:
- Chắc gì đã chiếm được lòng nàng.
Con thứ ba chêm vào:
- Sao lại không nhỉ, hai người đang ngồi kề bên nhau kia kìa.
Con thứ nhất lại nói:
- Đã chắc à, lên tới bờ, nhà vua sẽ nhảy lên cưỡi một con ngựa màu hung, nó liền bay đem theo nhà vua lên chín tầng mây. Vậy thì vua sẽ không bao giờ gặp lại được nàng.
Con thứ hai hỏi:
- Thế không có cách nào cứu được à?
- Chà, có chứ. Nếu ngay lúc đó có một người khác cũng nhảy lên ngựa, liền rút súng ra bắn chết nó thì cứu được vua. Nhưng ai mà biết được điều đó. Ai biết mà nói ra thì người ấy sẽ bị hóa đá ngay lập tức.
Con thứ hai chêm vào:
- Mà dù ngựa có bị giết thì chắc gì lấy được công chúa. Vì khi hai người về tới hoàng cung thì thấy một chiếc áo cưới để trong một chiếc bình vàng, chiếc áo óng ánh tưởng như dệt bằng sợi vàng nhưng kỳ thực bằng diêm sinh và nhựa thông. Mặc áo vào người vua sẽ bị thiêu thành tro.
Con thứ ba hỏi:
- Thế không có cách nào cứu được à?
Con quạ thứ hai đáp:
- Chà, có chứ. Nếu có ai đeo bao tay, cầm ném chiếc áo ấy vào lửa cho nó cháy trụi thì vua thoát nạn. Nhưng ai mà biết được điều đó. Ai biết mà nói ra thì người ấy sẽ bị hóa đá từ đầu gối tới tim.
Con quạ thứ ba lại nói:
- Mà dù chiếc áo kia có cháy thành tro đi chăng nữa thì vua vẫn chưa được sống chung cùng nàng. Vì sau lễ cưới, trong lúc khiêu vũ công chúa bỗng nhiên tái mặt đi, té bất tỉnh ngay tại chỗ. Nàng sẽ chết luôn, nếu không có người tới nâng nàng dậy, mút ở ngực bên phải nàng ba giọt máu rồi nhổ ngay đi. Nhưng ai mà biết được điều đó. Ai biết mà nói ra thì toàn thân người ấy - từ đầu tới các ngón chân - đều bị hóa đá.
Nghe quạ nói với nhau, Johannes hiểu hết, bác đâm ra hay suy tư, không buồn nói năng gì cả: không nói cho vua biết thì vua đau khổ, nói cho vua biết thì mình thiệt mạng. Nhưng rồi bác tự nhủ:
- Ta phải cứu vua cho dù có bị thua thiệt đi chăng nữa cũng được.
Thuyền cập bến, sự việc xảy ra đúng như lời quạ nói chuyện với nhau. Thấy con ngựa hung đẹp bước tới, vua nói:
- Tuyệt, để ta cưỡi nó về hoàng cung.
Vua chưa kịp lên ngựa thì Johannes đã nhảy lên lưng ngựa, rút súng bắn chết con ngựa. Vốn ganh ghét với Iôhanét, những tên hầu khác nhao nhao lên:
- Hỗn xược chưa, ngựa đem đến để đón vua về hoàng cung mà dám bắn chết.
Nhưng vua quát:
- Các ngươi im ngay. Việc Johannes trung thành làm chắc chắn là có lý do của nó.
Cả đoàn về tới hoàng cung, nhìn thấy chiếc áo cưới nom như dệt bằng sợi vàng, sợi bạc, nhà vua định lấy ướm thử, Johannes liền níu lại, lấy áo ném vào lửa cho cháy thành tro. Những tên hầu khác lại nhao nhao lên:
- Thấy không, áo cưới của vua mà nó còn dám ném vào lửa.
Nhưng vua lại quát:
- Các ngươi im ngay. Việc Johaanes trung thành làm chắc chắn là có lý do của nó.
Hôn lễ được cử hành. Tiếng nhạc khiêu vũ vang lên, công chúa bước vào phòng. Iôhanét nhìn trừng trừng vào sát mặt nàng, bỗng nhiên mặt nàng tái đi và nàng té nằm bất tỉnh nhân sự. Iôhanét trung thành vội nâng nàng dậy, đưa về buồng và đặt lên giường. Rồi bác quỳ xuống, mút ở ngực bên phải nàng ba giọt máu và nhổ đi. Công chúa từ từ tỉnh lại. Nhà vua cũng có mặt ở đó, không hiểu tại sao Johannes lại làm như vậy. Nổi giận thiên đình, nhà vua phán:
- Giam ngay nó vào ngục tối.
Ngay sáng hôm sau Johannes bị kết án tử hình, đứng bên giá treo cổ Iôhanét nói:
- Trước khi bị hành hình, tử tù nào cũng được phép nói lần cuối, vậy thần có được phép không?
Nhà vua nói:
- Được, ngươi được phép nói lần cuối.
Johannes trung thành nói:
- Thần bị xử oan, thần luôn luôn trung thành tận tụy với nhà vua.
Rồi bác kể cho vua biết những gì ba con quạ nói với nhau ở ngoài biển, và bác nói rõ lý do tại sao bác làm những chuyện như vậy, tất cả chỉ vì để cứu nhà vua.
Lúc đó nhà vua kêu lên:
- Trời, tội nghiệp cho Johannes trung thành của ta, dẫn ngay ra khỏi giá treo cổ, dẫn ngay.
Vừa nói dứt lời thì Iôhanét cũng ngã phịch xuống như đá rơi.
Trước cảnh tượng ấy, vua và hoàng hậu rất buồn. Vua phán:
- Trời, một người tận tụy như thế mà ta đã trót xử oan.
Vua sai khiêng Johannes hóa đá thành tượng để ngay bên giường mình. Mỗi lần trông thấy tượng, vua lại khóc và nói:
- Trời, Johannes trung thành, ước gì ta làm cho ngươi sống lại được.
Sau đó một thời gian, hoàng hậu sinh đôi, hai con trai. Đó chính là niềm vui của hoàng hậu. Một hôm, hoàng hậu đi lễ nhà thờ, hai đứa con ở nhà, lòng buồn rầu nhà vua đứng ngắm pho tượng và thở dài:
- Trời, Johannes trung thành ơi, ước gì ta có thể làm ngươi sống lại được.
Bức tượng đá đáp:
- Bệ hạ có thể làm thần sống lại, nếu như bệ hạ sẵn lòng hy sinh cái gì bệ hạ quý nhất.
Lúc đó nhà vua nói:
- Những gì trẫm có trên trần gian này, trẫm sẵn lòng vì ngươi mà hy sinh.
Tượng đá nói tiếp:
- Nếu tự tay bệ hạ chặt đầu hai hoàng tử, lấy máu vấy lên tượng đá thì thần sẽ sống lại.
Nghe việc tự mình giết con thì vua rùng mình, nhưng nhớ tới Johannes vì lòng trung thành mà chết, nhà vua liền rút gươm, chặt đầu hai đứa con, lấy máu vấy lên tượng. Johannes sống lại, dáng khỏe mạnh, tỉnh táo. Bác tâu với vua:
- Bệ hạ ăn ở có thủy, có chung, tình ấy sẽ được đền đáp.
Rồi bác lắp đầu vào thân, bôi máu quanh vết chém, chỉ trong nháy mắt hai đứa trẻ sống lại, chơi đùa chạy nhảy như trước, cứ như không hề có chuyện gì xảy ra trước đó.
Vua hết sức vui mừng. Khi thấy hoàng hậu đang về, vua giấu bác Johannes và hai con vào trong một chiếc tủ lớn. Khi hoàng hậu bước vào phòng, nhà vua hỏi:
- Phải chăng hoàng hậu vừa đi lễ nhà thờ?
Hoàng hậu đáp:
- Thiếp lúc nào cũng nghĩ tới Johannes trung thành, một người vì chúng ta mà bị nạn.
Lúc đó nhà vua nói:
- Thiếp yêu mến của ta, chúng ta có thể làm cho bác ta sống lại, nhưng chúng ta phải hy sinh hai hoàng tử.
Nghe nói mà hoàng hậu tái xanh mặt, lòng xốn xang, nhưng bà nói:
- Chính chúng ta là người có lỗi trong chuyện này.
Vua hết sức vui mừng khi thấy hoàng hậu cũng nghĩ như mình, vua bước tới mở cửa tủ để cho Johannes trung thành và hai con bước ra. Vua nói:
- Nhờ trời Johannes đã được giải thoát và con chúng ta vẫn ở bên chúng ta.
Vua kể cho hoàng hậu nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Từ đó trở đi, vua, hoàng hậu, hai hoàng tử và Johannes trung thành cùng vui sống trong diễm phúc lớn tới trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er was eens een oude koning, die ziek was geworden en dacht: dat kon wel eens een sterfbed worden, waar ik op lig. Toen vroeg hij: "Laat de trouwe Johannes bij mij komen." De trouwe Johannes was zijn liefste dienaar en heette zo, omdat hij hem zijn leven lang trouw geweest was. En toen deze aan het bed kwam, zei de koning tegen hem: "Trouwe Johannes; ik voel dat mijn einde nadert, en dan heb ik geen andere zorg dan voor mijn zoon: hij is nog zo jong dat hij nog niet voor zichzelf kan zorgen; en als u mij niet belooft, hem te onderrichten in alles wat hij weten moet, als u zijn pleegvader niet wilt zijn – dan kan ik de ogen niet rustig sluiten." Toen antwoordde de trouwe Johannes: "Ik zal hem niet verlaten en hem trouw dienen; al ging het om mijn leven." Toen zei de oude koning: "Nu sterf ik getroost en in vrede." En hij sprak verder: "Na mijn dood moet u hem het hele slot laten zien; alle kamers, zalen en gewelven, en alle schatten die er zijn; maar de laatste kamer in de lange gang, die moet u hem niet tonen; waar de beeltenis staat van de prinses van het Gouden Dak. Als hij dat beeld zou zien, zou hij in hevige liefde voor haar ontbranden; hij zou bewusteloos neervallen en om harentwille in groot gevaar komen; daarvoor moet u hem behoeden." En toen de trouwe Johannes de koning nog eens de hand daarop gegeven had, werd deze stil, legde zijn hoofd op het kussen en stierf.
Toen de oude koning ten grave gedragen was, vertelde de trouwe Johannes aan de jonge koning, wat hij zijn vader op zijn sterfbed had beloofd; en hij zei: "Die belofte zal ik zeker houden, en u trouw zijn, zoals ik ook hem trouw ben geweest – al ging het om mijn leven." De rouwtijd ging voorbij; toen sprak de trouwe Johannes tot hem: "Nu is het tijd dat u uw erfgoed ziet; ik wil u het vaderlijk slot tonen." Hij leidde hem nu overal rond, in zolders en kelders; en liet hem al de rijkdommen en de prachtige zalen zien, alleen dat ene vertrek deed hij niet open, daar stond het gevaarlijke beeld in. Maar het was zo opgesteld, dat zodra de deur openging, het oog erop vallen moest, en het was zo, dat het scheen te leven; en het was of er op de hele wereld niets mooiers en lieflijkers was. Maar de jonge koning merkte wel, dat de trouwe Johannes steeds die ene deur oversloeg; en hij zei: "Waarom wordt deze deur nooit geopend?" - "Daar is iets," antwoordde hij, "waar u voor terugschrikt." Maar de koning zei weer: "Ik heb nu het hele slot gezien, nu wil ik ook weten wat daar in is," en hij liep er heen en wilde de deur met geweld openstoten. Daarvan weerhield de trouwe Johannes hem en hij zei: "Ik heb je vader voor zijn dood beloofd je ervan te weerhouden om te kijken wat er in die kamer is; voor u en voor mij zou het einde een groot ongeluk zijn." - "Neen," zei de jonge koning, "als ik daar niet in mag, dan is het nog veel erger, dag en nacht zou ik onrustig zijn, tot ik het met eigen ogen gezien had. Nu blijf ik hier tot u mij toegang geeft."
Toen zag de trouwe Johannes in, dat er niets aan te veranderen was, en hij zocht, bezwaard van hart en onder diepe zuchten, de sleutel in de grote bos. Terwijl hij de deur opende, trad hijzelf meteen het eerst naar binnen, en hoopte nog het beeld te bedekken zodat de koning het niet zag; maar wat gaf dat? De koning ging op de tenen staan en keek over zijn schouder naar binnen. En toen hij het beeld ontdekte, dat zo heerlijk was en blonk van goud en edelstenen, toen viel hij bewusteloos neer. De trouwe Johannes hief hem op, droeg hem naar zijn bed en dacht vol zorg: "Nu is het ongeluk gebeurd; wat zal er nu van ons worden?" Toen sterkte hij hem met een teug wijn, zodat hij weer bijkwam. Het eerste wat hij zei, was: "Wie is dat prachtige beeld?" - "Dat is de prinses van het Gouden Dak," antwoordde de trouwe Johannes. Toen zei de koning weer: "Ik heb zo'n grote liefde voor haar opgevat, dat alle bladeren van alle bomen het niet konden zeggen als ze spreken konden; mijn leven zet ik in, om haar te krijgen. Mijn trouwste Johannes, u moet me helpen."
De trouwe dienaar peinsde er geruime tijd over, hoe hij deze moeilijkheden moest aanvatten, want het was al moeilijk om haar persoonlijk te naderen. Eindelijk had hij er wat op gevonden; en hij zei tegen de koning: "Alles wat ze aan en om zich heeft is van goud: tafels, stoelen, schotels, bekers, kommen en alle huisraad; in uw schatkamers liggen vijf tonnen goud, laat één van de beste goudsmeden dit bewerken tot allerlei vaatwerk en gereedschappen, vogels en wilde en wonderbaarlijke dieren, we willen daarmee op reis gaan en ons geluk beproeven." De koning beval, dat alle goudsmeden ontboden zouden worden; zij moesten dag en nacht werken, tot eindelijk de heerlijkste voorwerpen klaar waren. Alles werd in een schip geladen; toen trok de trouwe Johannes een koopmanspak aan, en de koning moest dat ook doen, om niet herkend te worden. Dan voeren ze over zee en voeren zo lang, tot ze in de stad kwamen waar de koningsdochter van het Gouden Dak woonde.
De trouwe Johannes liet de koning op 't schip blijven en op hem wachten. "Misschien," sprak hij, "breng ik de prinses mee, zorg dus dat alles klaar is, laat al het gouden vaatwerk neerzetten en zorg, dat het hele schip versierd is." Nu stopte hij in zijn voorschoot allerlei gouden dingetjes, ging aan land en recht toe recht aan naar 't paleis. Toen hij op het voorplein kwam, stond daar bij de fontein een lief meisje, ze had twee gouden emmers in de hand en putte water. Terwijl zij het blinkende water weg wilde dragen, draaide zij zich om, zag de vreemde man en vroeg, wie hij was. Toen antwoordde hij: "Ik ben een koopman" en opende zijn voorschoot en liet haar even kijken. Daar riep zij uit: "O wat een beeldige dingen, allemaal van goud!" zette de emmer neer en bekeek het stuk voor stuk. "Dat moet de prinses zien," ging ze voort, "die houdt zo van alles wat van goud is, dat ze zeker alles van je zal kopen." Ze nam hem bij de hand en bracht hem naar boven, want zij was de kamenier. De prinses bekeek de gouden dingetjes, was er verrukt over en zei: "Het is zo mooi gemaakt, ik wil alles kopen." Maar de trouwe Johannes sprak: "Ik ben maar de knecht van een rijke koopman; wat ik hier bij me heb is nog niets, bij alles wat mijn heer in zijn schip heeft; en dat is het kunstigste en het kostelijkste, wat ooit in goud is gemaakt." Ze wilde dat alles bij haar gebracht zou worden, maar hij zei: "Daar zouden vele dagen voor nodig zijn, zo groot is de schat; en zoveel zalen om het op te stellen, dat dit huis niet eens groot genoeg is." Toen werd haar nieuwsgierigheid en lust nog meer geprikkeld, zodat ze eindelijk zei: "Breng mij dan naar het schip, ik wil er zelf ingaan en de schatten van je meester bekijken."
Nu bracht de trouwe Johannes haar naar het schip en hij verheugde zich over 't slagen van zijn list; en de koning - die zag dat zij nog veel mooier was dan het beeld; en hij dacht dat zijn hart van vreugde zou barsten. Zij kwam aan boord, de koning bracht haar naar binnen, de trouwe Johannes echter bleef aan dek bij de stuurman en liet de trossen losgooien. "Alle zeilen hijsen," zei hij, "zodat 't schip vliegt als een vogel door de lucht." De koning binnen toonde haar het gouden vaatwerk, stuk voor stuk, de schotels, de bekers, de kommen, de vogels en al de wonderbaarlijkste dieren. Uren gingen voorbij terwijl ze alles bekeek, en in haar blijdschap merkte ze niet dat het schip was gaan varen. Toen ze 't laatste bekeken had, bedankte ze de koopman en wilde weer naar huis, maar aan dek gekomen zag ze dat ze ver van land op hoge zee voeren en met volle zeilen voortijlden. "O!" riep ze verschrikt, "ik ben bedrogen, ik ben ontvoerd en in de macht van een koopman geraakt; ik kan beter sterven!" De koning echter vatte haar bij de hand, en zei: "Een koopman ben ik niet, ik ben een koning en niet minder van geboorte dan u; maar dat ik u met list geschaakt heb, dat is uit overmaat van liefde gebeurd. De eerste maal dat ik uw beeld gezien heb, ben ik bewusteloos neergestort." Toen de prinses van het Gouden Dak dat hoorde, troostte ze zich, haar hart sprak voor hem, zodat ze graag erin toestemde zijn vrouw te worden.
Eens op een keer toen zij midden op zee voeren, zat de trouwe Johannes op de voorsteven en speelde een deuntje; daar zag hij in de lucht drie raven, die naar hem toe kwamen vliegen. Hij hield op met spelen en luisterde wat zij tegen elkaar zeiden, want hij kende de vogeltaal. De ene riep: "Kijk, die trouwt de prinses van 't Gouden Dak." - "Ja," kraste de tweede, "maar ze zijn er nog niet." En de derde: "Jawel, ze is al bij hem in 't schip." Toen begon de eerste weer en riep: "Geeft dat wat? Zodra ze aan land komen, zal hem een vuurrood paard tegemoet springen; daar zal hij zich op willen zetten; doet hij dat, dan gaat het paard er met hem vandoor en door de lucht, zodat hij de prinses nooit weer ziet." Dan de tweede: "Is er geen redding mogelijk?" - "Jawel, als een ander snel opstijgt, de pistool uit de halster haalt en 't paard doodschiet. Dat is de redding van de jonge koning. Maar wie weet dat? en wie het weet en 't hem zegt, die wordt van steen, van de voetzool tot de knie!" Toen zei de tweede: "Ik weet nog wat! Als 't paard dood is, dan krijgt de koning zijn bruid nog niet; als ze samen bij 't kasteel komen, ligt er een prachtig bruidshemd klaar in de hal, 't ziet er uit als van goud en zilver, maar dat is in werkelijkheid zwavel en pek; wie het aandoet verbrandt tot 't merg in zijn knokkels." De derde zei: "Is dan geen redding mogelijk?" - "Jawel," zei de tweede, "als iemand 't hemd met handschoenen opneemt en 't in 't vuur werpt en 't verbrandt – dat is de redding van de jonge koning. Maar wat geeft dat? wie het weet en 't hem vertelt, die wordt van steen, van de knie tot het hart." Toen sprak de derde: "Ik weet nog wat! Al verbrandt het hemd, dan krijgt de koning zijn bruid nog niet: als na de bruiloft het bal begint, en de jonge koningin zal dansen, zal ze opeens verbleken en voor dood neervallen; als iemand haar niet opneemt en uit haar rechter borst drie druppels bloed zuigt en die weer uitspuwt, dan sterft ze. Wie het verraadt en 't hem vertelt, die wordt van steen van hart tot hoofd." Toen de raven dat samen gekrast hadden, vlogen ze weg, en de trouwe Johannes had alles goed begrepen, maar daarna werd hij stil en treurig; want als hij verzweeg wat hij gehoord had, kwam er ongeluk over zijn meester; vertelde hij het hem, dan kostte 't hem zijn leven. Eindelijk echter zei hij bij zichzelf: "Mijn koning zal ik redden, al moest ik sterven."
Zij kwamen eindelijk aan land. Het gebeurde als de raaf had voorspeld; er kwam een prachtig paard aangesprongen, rood als een vos. "Welaan," zei de koning, "hij moet mij naar 't kasteel rijden," en hij wilde opstijgen. Maar de trouwe Johannes drong hem opzij, zwaaide zich in 't zadel, trok 't pistool uit de halster en schoot het paard neer. De andere dienaren die de trouwe Johannes niet goed zetten konden, riepen luid: "Wat een schande, zo'n prachtig dier te doden, dat de koning naar 't kasteel zou rijden!" Maar de koning zei: "Zwijg, laat hem begaan, hij is mijn trouwe Johannes, wie weet waar het goed voor was!" Nu gingen zij naar 't kasteel, en daar lag in de hal een prachtig bruidshemd, en het leek geheel van goud en zilver. De jonge koning liep erheen en wilde 't aanpakken, maar de trouwe Johannes schoof hem terzijde, pakte 't zelf met handschoenen aan en gooide 't op 't vuur en liet 't verbranden. De andere dienaren spraken er weer schande van en zeiden: "Kijk, nu verbrandt hij het eigen bruidskleed van de koning." Maar de jonge koning zei: "Wie weet waar het goed voor was, laat hem begaan, hij is mijn trouwe Johannes!" Nu werd de bruiloft gevierd; het bal begon, de bruid trad binnen. De trouwe Johannes hield haar in 't oog en keek naar haar gezicht. Opeens verbleekte zij en viel voor dood neer. Toen sprong hij snel naar haar toe, tilde haar op en droeg haar naar een zijvertrek; daar legde hij haar neer, knielde en zoog drie bloeddruppels uit haar rechter borst en spuwde ze uit. Weldra begon ze weer te ademen en kwam weer bij, maar de koning had het ook gezien en wist niet wat de reden van deze daad van de trouwe Johannes was; hij werd boos en riep: "In de gevangenis met hem!" De volgende morgen werd de trouwe Johannes veroordeeld en naar de galg geleid; en toen hij op de ladder stond en de strop om de hals zou krijgen, sprak hij: "Ieder die sterven moet, mag vóór zijn dood nog éénmaal spreken; kan ik dat recht ook verkrijgen?" - "Ja," antwoordde de koning, "het is u vergund." Toen zei de trouwe Johannes: "Onrechtvaardig ben ik veroordeeld, en ik ben u altijd trouw geweest." En hij vertelde hoe hij op zee het gekras van de raven had gehoord en verstaan en hoe hij, om zijn meester te redden, alles had moeten doen zoals hij het gedaan had. Toen riep de koning: "O mijn trouwe Johannes. Vergeving! Vergeving! Breng hem weer hier!" Maar de trouwe Johannes was bij het laatste woord dat hij gesproken had, dood gevallen en was versteend.
De koning en de koningin hadden daar groot verdriet van, en de koning zei: "O, wat heb ik deze grote trouw slecht beloond!" en hij liet 't stenen beeld naar 't kasteel brengen en naast zijn bed neerzetten. Elke keer als hij het zag, begon hij te huilen en zei: "Kon ik je maar weer levend maken, mijn trouwe Johannes!" Toen begon de steen te spreken en zei: "Ja, u kunt mij weer levend maken; als u ervoor over hebt het liefste wat u bezit." De koning riep: "Alles wat ik op de wereld heb, wil ik afstaan voor u!" Het stenen beeld zei weer: "Houw eigenhandig uw beide kinderen 't hoofd af; besprenkel mij met hun bloed, dan ben ik behouden." De koning schrok toen hij hoorde dat hij zijn liefste kinderen zelf moest doden; maar hij dacht aan de onwankelbare trouw, waarmee Johannes voor hem de dood was ingegaan. Hij trok zijn zwaard en sloeg eigenhandig zijn beide kinderen 't hoofd af. Maar toen hij met hun bloed het stenen beeld besprenkeld had, keerde bij hem het leven terug, en de trouwe Johannes stond weer gezond in levenden lijven voor hem. Hij zei tegen de koning: "Uw trouw zal niet onbeloond blijven." En hij nam de kinderhoofdjes, zette die weer op hun lichamen en bestreek de wonde met hun eigen bloed. Daarvan werden ze op 't zelfde ogenblik gezond, ze sprongen op en speelden weer verder, alsof er niets gebeurd was. Nu was de koning overmatig blij; en toen hij de koningin zag aankomen, verborg hij de trouwe Johannes en de beide jongens in een grote kast. Toen ze binnentrad, sprak hij: "Ben je gaan bidden in de kerk?" - "Ja," zei ze, "en ik heb voortdurend aan de trouwe Johannes gedacht; dat hij door ons toedoen zo ongelukkig is geworden." Toen zei hij: "Lieve vrouw, wij kunnen hem tot 't leven terugbrengen, maar dat gaat alleen ten koste van onze zoontjes, die moeten wij offeren." De koningin verbleekte en schrok tot diep in haar hart, maar toch zei ze: "Dat zijn wij hem verschuldigd ter wille van zijn grote trouw." Hij was blij dat zij net zo gedacht had als hijzelf; hij trad op de kast toe en ontsloot die, hij haalde er de kinderen en de trouwe Johannes uit en sprak: "God zij geprezen, Johannes is verlost en onze zoontjes zijn ook weer in 't leven teruggekeerd." En hij vertelde haar hoe alles was gebeurd. Toen leefden zij tezamen in groot geluk tot aan hun einde.