Den underlige spillemand


Người nhạc sĩ lang thang


Der var en gang en spillemand, som gik ganske alene gennem en stor skov. Han gik i sine egne tanker, men til sidst begyndte han at kede sig og tænkte: "Tiden falder mig alligevel lidt lang nu. Jeg vil se, om jeg ikke kan få fat på en kammerat." Han tog så sin violin og begyndte at spille, så det klang gennem skoven. Lidt efter kom en ulv travende gennem krattet. "Den har jeg rigtignok ikke længtes efter," tænkte spillemanden, da han så den, men ulven sagde: "Hvor du dog spiller dejligt, spillemand, den kunst ville jeg rigtignok gerne lære." - "Det er nemt nok," svarede spillemanden, "men så må du gøre alt, hvad jeg siger." - "Jeg vil adlyde dig som en lærling sin mester," svarede ulven. Spillemanden sagde så, at den skulle følge med ham, og da de havde gået en lille tid, kom de til en gammel eg, der var hul og helt revnet. "Hvis du vil lære at spille, skal du lægge dine poter i denne revne," sagde spillemanden. Ulven gjorde det, men spillemanden tog hurtig en stor sten og klemte træet så fast sammen, at ulven ikke kunne slippe løs. "Vent der, til jeg kommer tilbage," sagde han, og gik sin vej.
Nogen tid efter tænkte han igen: "Det keder mig at gå her alene. Jeg vil se at få fat på en kammerat," og han begyndte igen at spille på sin violin. Et øjeblik efter så han en ræv komme luskende mellem træerne. "Åh, det er en ræv," tænkte han, "den har jeg rigtignok ikke længtes efter." Den kom nu hen til ham og sagde: "Hvor du spiller kønt. Bare jeg kunne lære det." - "Det er nemt nok," svarede spillemanden, "du skal bare gøre alt, hvad jeg siger." - "Jeg vil adlyde dig som lærlingen sin mester," svarede ræven. "Kom så med," sagde spillemanden, og da de havde gået lidt, kom de til en sti med højt krat på begge sider. "Giv mig så din venstre pote, hvis du vil lære noget," sagde spillemanden. Ræven gjorde det, og han bandt den nu fast til en gren på den ene side af vejen. "Giv mig så den højre," sagde han, og bandt den fast på den anden side. Og da han havde bundet det rigtig stramt, gav han slip, grenene for op, og der hang ræven og dinglede. "Vent der, til jeg kommer igen," sagde han og gik videre.
Nogen tid efter tænkte han igen: "Det bliver alligevel lidt kedeligt at gå her alene. Jeg vil se at få fat på en kammerat." Han tog atter sin violin og gav sig til at spille, og et øjeblik efter kom en hare springende. "Det var rigtignok ikke den, jeg mente," tænkte han. "Hvor du dog spiller dejligt," sagde haren, "bare jeg kunne lære det." - "Det er såmænd let nok," svarede spillemanden, "du skal bare gøre alt, hvad jeg siger til dig." - "Jeg vil adlyde dig som en lærling sin mester," sagde haren. De gik nu videre til de kom til en åben plads, bevokset med popler. Spillemanden bandt et stykke sejlgarn om halsen på haren og bandt den anden ende fast til et træ. "Løb nu tyve gange rundt om træet," sagde spillemanden. Haren gjorde det, men blev sådan viklet ind i snoren, at den ikke kunne komme løs igen, og når den trak i den, skar den den i halsen. "Vent der, til jeg kommer tilbage," sagde spillemanden og gik videre.
Imidlertid havde ulven arbejdet så længe, at den havde kunnet trække poterne ud af revnen, og den styrtede nu rasende af sted efter spillemanden, for at kaste sig over ham og flå ham. Da ræven så den, begyndte den at skrige af alle kræfter: "Kom og hjælp mig, broder ulv, spillemanden har narret mig." Ulven trak træerne ned, bed snorene over og løste ræven, og de løb nu begge to af sted for at hævne sig på spillemanden. De kom også forbi haren og befriede den, og gik nu alle tre på jagt efter deres fjende.
Spillemanden havde imidlertid endnu en gang ladet violinens toner klinge, og nu havde han mere held med sig. Musikken var trængt hen til en fattig brændehugger, og enten han ville eller ej, måtte han holde op med arbejdet og kom nu gående med øksen under armen. "Der kommer den rigtige," tænkte spillemanden, "det er et menneske og ikke vilde dyr, jeg har kaldt på." Han spillede nu så dejligt, at den stakkels mand blev helt betaget, og hans bryst svulmede af glæde. Mens han stod der og lyttede kom ulven, ræven og haren farende, og han kunne nok se, at de havde ondt i sinde. Da løftede han sin blinkende økse og stillede sig foran spillemanden, som om han ville sige: "Den, der vil gøre ham fortræd, får med mig at bestille." Dyrene blev bange og løb ind i skoven igen. Men spillemanden spillede endnu længe for manden til tak, inden han drog videre.
Ngày xưa có một nhạc sĩ lang thang, ông đi thơ thẩn ở trong rừng, một mình đi giữa cánh rừng rộng ông thấy lòng mình trống trải, ông nghĩ:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian và không gian bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.
Rồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây, chẳng mấy chốc sau, có một con chó sói từ trong rừng sâu đi ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra là chó sói, mình có mong nó đâu.
Chó sói cứ hướng người nhạc sĩ bước tới và nói:
- Ông nhạc sĩ thân mến ơi, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe ông chơi đàn đâm ra tôi cũng muốn học chơi đàn.
Người nhạc sĩ nói:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm đúng những gì ta dạy bảo.
Sói đáp:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ nghe theo những điều dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.
Người nhạc sĩ bảo sói hãy đi theo. Đi được một lúc thì thấy ở bên đường có một cây bồ đề cổ thụ, thân cây mục rỗng thành hang. Người nhạc sĩ bảo chó sói:
- Này có thấy không, muốn học kéo đàn vĩ cầm thì hãy chui vào hang này, hai chân trước ôm chặt lấy lõi thân cây ở giữa hang.
Sói nghe lời làm theo. Người nhạc sĩ nhanh trí khuân một tảng đá lớn lấp chặn ngay cửa hang để giữ chặt sói ở thế ôm lõi thân cây. Xong rồi nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính.
Nói rồi ông đi đường ông.
Đi được một quãng dài, ông lại thầm nghĩ:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.
Rồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây. Chỉ một lát sau thì có một con cáo đi từ trong bụi cây ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra cáo, mình có mong nó đâu.
Cáo tiến lại gần người nhạc sĩ và nói:
- Ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.
Nhạc sĩ đáp:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.
Cáo nói:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.
Người nhạc sĩ nói:
- Thế thì hãy đi theo ta.
Đi được một đoạn đường thì tới một chỗ mà hai bên lối đi là những hàng cây dẻ. Nhạc sĩ dừng chân ngắm nhìn, rồi ông víu bên này đường một ngọn cây, bên kia một ngọn cây, lấy chân chận lên hai ngọn cây và bảo cáo:
- Này cáo, nếu ngươi muốn học đôi chút thì hãy đưa chân trái trước đây.
Cáo nghe lời đưa chân trước phía trái, người nhạc sĩ cột chặt nó vào ngọn cây bên trái đường. Rồi ông nói tiếp:
- Nào, giờ đưa chân phải đây.
Ông buộc chặt chân phải cáo vào ngọn cây bên phải. Sau đó ông ngắm lại xem đã buộc chặt chưa, thấy đã buộc rất cẩn thận, ông thả cho hai ngọn cây đưa lên cao, cáo chỉ còn biết giãy giụa trong không trung giữa hai ngọn cây. Người nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính tiếp.
Nói rồi ông lại tiếp tục lên đường.
Đi được một lúc, ông lại nói thầm một mình:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi người bạn khác đến cho vui.
Rồi ông lấy đàn ra kéo, tiếng đàn vang khắp rừng cây. Một con thỏ chạy tung tăng từ trong rừng ra. Thấy nó, người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra thỏ, thỏ ta có thích đâu.
Thỏ chạy tới và nói:
- Trời, ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.
Người nhạc sĩ đáp:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.
Thỏ nói:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông bảo như thợ họcx nghề nghe lời thợ cả.
Đi được một quãng đường dài thì họ tới chỗ rừng quang đãng, ở đó có một cây hoàng diệp liễu cổ thụ. Nhạc sĩ lấy một sợi dây dài, một đầu buộc vào cổ thỏ, đầu kia buộc vào thân cây, rồi bác bảo thỏ:
- Này thỏ, gắng lên nhé, giờ chạy quanh gốc cây hai mươi lần đi.
Nghe lời, thỏ chạy quanh gốc cây hai mươi lần, dây cuộn quanh gốc cây hai mươi vòng nên chỉ còn một đoạn ngắn, thỏ bị buộc bởi đoạn dây ngắn nên chẳng chạy tung tăng được, chỉ cần kéo căng dây một chút là đã bị dây buộc cổ thít cho đau nhói cả người.
Nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, tới lúc ta quay trở lại đây.
Nói rồi ông lại tiếp tục lên đường.
Trong lúc người nhạc sĩ tiếp tục cuộc hành trình của mình thì chó sói gắng sức đẩy lùi tảng đá, lâu dần nó cũng hích đẩy được tảng đá lăn ra ngoài. Thoát nạn, nó chạy như điên cuồng đuổi theo người nhạc sĩ lang thang và tính sẽ xé xác ông ta. Thấy sói chạy ngang qua, cáo lấy hết sức hét thật to gọi sói:
- Anh bạn sói ơi, cứu tôi với, tên nhạc sĩ lang thang đánh lừa tôi.
Sói víu ngọn cây xuống, lấy răng cắn đứt dây, thế là cáo lại tự do. Cả hai cùng lên đường và tính sẽ trả thù người nhạc sĩ. Đi đường chúng thấy một chú thỏ bị buộc bên gốc cây, chúng lại cắn đứt dây cho thỏ. Thế rồi cả ba lên đường đi tìm kẻ thù của mình.
Trong lúc chúng đang đi tìm thì cũng là lúc người nhạc sĩ kéo đàn, tiếng đàn du dương tới tai người tiều phu, bác ta ngừng tay rìu, lắng nghe xem tiếng đàn từ đâu tới. Rồi bác vác rìu trên vai cứ hướng tiếng đàn mà đi. Thấy người tiều phu, người nhạc sĩ nói:
- Giờ mới thấy người mình mong. Mình mong người tới chứ đâu có mong thú vật tới nghe.
Nói rồi ông lại tiếp tục chơi đàn, tiếng đàn du dương thánh thót làm cho bác tiều phu say sưa thả hồn theo tiếng đàn, mặt lộ rõ niềm vui say sưa ấy.
Trong lúc hai người đang đứng thì lũ sói, cáo và thỏ kéo tới. Trông thấy chúng với vẻ mặt đầy hung dữ, bác tiều phu biết ngay là chúng muốn gì rồi, bác nhấc bổng chiếc rìu sáng loáng lên vai và đứng gần người nhạc sĩ, bụng thầm nghĩ:
- Đứa nào có giỏi cứ tới gần đây, sẽ biết tay ta.
Lũ sói, cáo và thỏ thấy vậy đâm ra hoảng, chúng chạy thẳng một mạch vào trong rừng. Người nhạc sĩ lang thang dạo thêm một bản nhạc nữa để cảm ơn bác tiều phu, rồi ông lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng