떠돌이 악사


Người nhạc sĩ lang thang


옛날에 솜씨가 뛰어난 악사가 있었는데, 그의 바이올린 연주는 마음과 귀를 즐겁게 해주고 무척 감동적이었습니다. 한번은 그가 숲을 거닐고 있다가 너무 무료하여 중얼거렸습니다. "나 혼자 있으니 너무 울적하군. 친구를 찾아봐야겠어." 그는 곧 바이올린을 켜기 시작했고, 그 소리는 삽시간에 숲에 울려 퍼졌습니다. 잠시 후 이리가 나타났습니다. 악사는 이리를 보고는 말했습니다. "이런, 이리가 날 보고 있잖아." 이리는 그의 앞으로 와서 말했습니다. "당신의 연주는 참으로 감동적이군요! 저에게 좀 가르쳐주세요." 그러자 악사가 말했습니다. "그건 쉬워, 내가 시킨대로 한다면 잘 될거야." - "좋아요, 열심히 배우겠어요." 이렇게 해서 그들은 함께 기을 걷게 되었고, 큰 나무 아래에 이르게 되었습니다. 그 나무는 속이 텅 빈 오래된 상수리나무였는데 중간 쯤이 크게 갈라져 있었습니다. 악사가 이리에게 말했습니다. "이걸 봐, 네가 정말 바이올린을 배우고 싶다면 앞발로 이 갈라진 틈을 파헤쳐." 이리는 그의 말대로 했고 악사는 큰 돌로 틈 속에 있는 이리의 두 앞발을 눌러버렸습니다. 그 모습은 꼭 쇠고랑을 찬 죄인같았습니다. "이제 넌 여기서 내가 돌아올 때까지 얌전히 기다려라." 악사는 말을 마치고 유유히 사라졌습니다.
잠시후, 악사는 또 중얼거렸습니다. "혼자 있자니 울적하군. 다시 친구를 찾아봐야겠어." 악사는 다시 바이올린을 켜기 시작했고 그 소리는 숲에 울려퍼졌습니다. 이윽고 여우 한 마리가 그의 곁으로 왔습니다. "여우가 왔군." 여우가 악사에게 말했습니다. "당신은 최고의 연주가로군요. 바이올린 소리가 너무 멋져요! 당신에게 바이올린을 배우고 싶어요." 그러자 악사가 말했습니다. "곧 배우게 될 거야. 내가 시키는데로 한다면 말이지." 그 말을 듣고 여우가 대답했습니다. "좋아요, 당신이 시키는대로 하겠어요." 그들은 함께 길을 걸어갔습니다. 그들이 좁은 길로 들어서자 악사는 길 양 옆의 울창한 나무숲을 보고는 길 한쪽의 작은 개암나무를 구부려 발로 나무 꼭대기를 밟은 상태에서 또 다른쪽의 개암나무를 구부린 후 여우에게 말했습니다. "여우야, 네가 바이올린을 배우고 싶다면 왼발을 나에게 줘봐." 여우가 왼발을 내밀자 악사는 여우의 발을 개암나무에 묶었습니다. "이제 오른발을 내밀어봐." 여우가 악사 말대로 하자 그는 다른 개암나무에 오른발을 묶었습니다. 악사가 발을 떼자 양쪽의 개암나무가 위로 튕겨 올라갔고, 여우도 덩달아 튕겨 올라가서 네 발이 나무에 걸려 꼼짝도 할 수 없었습니다. 악사는 "내가 돌아올 때까지 여기 얌전히 있도록 해."라고 말하고 사라졌습니다.
오래지 않아 악사는 다시 중얼거렸습니다. "또 심심하군. 친구를 찾아봐야겠어." 악사가 다시 바이올린을 켜자 이번에는 토끼가 달려왔습니다. "뭐야, 토끼라니" 토끼가 악사에게 말했습니다. "정말 뛰어난 악사시군요. 저에게도 가르쳐주시겠어요?" 악사가 대답했습니다. "좋아, 내가 시킨대로 하면 가르쳐주지." 그러자 토끼가 대답했습니다. "좋아요, 착한 학생이 될게요." 그들은 함께 오랫동안 걸어갔습니다. 그들이 숲속의 넓은 초원에 이르자 악사는 노끈으로 토끼의 목을 묶고 노끈의 한쪽을 나무에 묶었습니다. "토끼야, 이 나무를 20바퀴 돌아봐." 어리석은 토끼는 악사가 시킨대로 돌기 시작했습니다. 토끼가 20바퀴를 돌자 자신을 묶고 있던 노끈도 나무에 20번 감겨서 꼭 나무에 매달린 범인처럼 되버렸습니다. 토끼가 잡아당길수록 노끈은 목을 더우 조였습니다. 이 때 악사가 "여기서 내가 올 때까지 기다리고 있어."라고 말하고는 가버렸습니다. 한편 이리는 자신을 발을 당기고 나무를 갉고 뒷발로 돌을 잡아당기고 있었습니다. 한참이 지나고 엄청난 힘을 쏟은 후에 이리는 겨우 발을 뺄 수 있었습니다. 이리는 화가 머리 끝까지 나서 말했습니다. "내가 그 비열한 놈을 쫓아가서 갈기 갈기 찢어놓겠어."
이리가 악사를 찾아 가던 중 어디선가 소리가 들렸습니다. "이리 형님! 절 살려주세요. 그 악사가 저를 이 꼴로 만들었어요." 이리는 나무를 갉아 여우를 구해주었고 둘은 함께 악사를 찾아 나섰습니다. 그들이 토끼가 있는 곳으로 갔을 때, 토끼도 도움을 요청했습니다. 그들은 토끼의 설명을 들은 후 셋이 함께 악사를 쫓아 갔습니다. 이 때 악사는 또다시 친구를 찾기 위해 바이올린을 켜고 있었습니다.
마침 한 가난한 나무꾼이 그 소리를 듣고는 도끼를 겨드랑이에 끼고 소리를 찾아 다가왔습니다. 악사는 사람이 오는 것을 보고 매우 기뻐하며 나무꾼에게 음악을 들려주었습니다. 나무꾼은 옆에서 음악을 듣고 있다가 이리와 여우, 토끼가 다가오는 것을 보았습니다. 그들의 얼굴에는 분노한 표정이 가득하여 나무꾼은 그들이 좋지 않은 짓을 할거라고 생각했습니다. 그래서 그는 악사의 앞으로 가서 도끼를 들고 말했습니다. "나에게는 도끼가 있으니 누구라도 악사를 해치려하면 가만 있지 않겠다!" 이리와 여우, 토끼가 그 광경을 보고는 놀라서 황급히 숲으로 도망갔습니다. 악사는 고마운 나무꾼을 위해 가장 자신있는 곡을 연주하여 감사의 표시를 했습니다. 연주를 마친 악사는 나무꾼과 작별의 인사를 한 후 계속해서 여행길을 떠났습니다.
Ngày xưa có một nhạc sĩ lang thang, ông đi thơ thẩn ở trong rừng, một mình đi giữa cánh rừng rộng ông thấy lòng mình trống trải, ông nghĩ:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian và không gian bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.
Rồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây, chẳng mấy chốc sau, có một con chó sói từ trong rừng sâu đi ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra là chó sói, mình có mong nó đâu.
Chó sói cứ hướng người nhạc sĩ bước tới và nói:
- Ông nhạc sĩ thân mến ơi, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe ông chơi đàn đâm ra tôi cũng muốn học chơi đàn.
Người nhạc sĩ nói:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm đúng những gì ta dạy bảo.
Sói đáp:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ nghe theo những điều dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.
Người nhạc sĩ bảo sói hãy đi theo. Đi được một lúc thì thấy ở bên đường có một cây bồ đề cổ thụ, thân cây mục rỗng thành hang. Người nhạc sĩ bảo chó sói:
- Này có thấy không, muốn học kéo đàn vĩ cầm thì hãy chui vào hang này, hai chân trước ôm chặt lấy lõi thân cây ở giữa hang.
Sói nghe lời làm theo. Người nhạc sĩ nhanh trí khuân một tảng đá lớn lấp chặn ngay cửa hang để giữ chặt sói ở thế ôm lõi thân cây. Xong rồi nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính.
Nói rồi ông đi đường ông.
Đi được một quãng dài, ông lại thầm nghĩ:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.
Rồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây. Chỉ một lát sau thì có một con cáo đi từ trong bụi cây ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra cáo, mình có mong nó đâu.
Cáo tiến lại gần người nhạc sĩ và nói:
- Ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.
Nhạc sĩ đáp:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.
Cáo nói:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.
Người nhạc sĩ nói:
- Thế thì hãy đi theo ta.
Đi được một đoạn đường thì tới một chỗ mà hai bên lối đi là những hàng cây dẻ. Nhạc sĩ dừng chân ngắm nhìn, rồi ông víu bên này đường một ngọn cây, bên kia một ngọn cây, lấy chân chận lên hai ngọn cây và bảo cáo:
- Này cáo, nếu ngươi muốn học đôi chút thì hãy đưa chân trái trước đây.
Cáo nghe lời đưa chân trước phía trái, người nhạc sĩ cột chặt nó vào ngọn cây bên trái đường. Rồi ông nói tiếp:
- Nào, giờ đưa chân phải đây.
Ông buộc chặt chân phải cáo vào ngọn cây bên phải. Sau đó ông ngắm lại xem đã buộc chặt chưa, thấy đã buộc rất cẩn thận, ông thả cho hai ngọn cây đưa lên cao, cáo chỉ còn biết giãy giụa trong không trung giữa hai ngọn cây. Người nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính tiếp.
Nói rồi ông lại tiếp tục lên đường.
Đi được một lúc, ông lại nói thầm một mình:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi người bạn khác đến cho vui.
Rồi ông lấy đàn ra kéo, tiếng đàn vang khắp rừng cây. Một con thỏ chạy tung tăng từ trong rừng ra. Thấy nó, người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra thỏ, thỏ ta có thích đâu.
Thỏ chạy tới và nói:
- Trời, ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.
Người nhạc sĩ đáp:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.
Thỏ nói:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông bảo như thợ họcx nghề nghe lời thợ cả.
Đi được một quãng đường dài thì họ tới chỗ rừng quang đãng, ở đó có một cây hoàng diệp liễu cổ thụ. Nhạc sĩ lấy một sợi dây dài, một đầu buộc vào cổ thỏ, đầu kia buộc vào thân cây, rồi bác bảo thỏ:
- Này thỏ, gắng lên nhé, giờ chạy quanh gốc cây hai mươi lần đi.
Nghe lời, thỏ chạy quanh gốc cây hai mươi lần, dây cuộn quanh gốc cây hai mươi vòng nên chỉ còn một đoạn ngắn, thỏ bị buộc bởi đoạn dây ngắn nên chẳng chạy tung tăng được, chỉ cần kéo căng dây một chút là đã bị dây buộc cổ thít cho đau nhói cả người.
Nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, tới lúc ta quay trở lại đây.
Nói rồi ông lại tiếp tục lên đường.
Trong lúc người nhạc sĩ tiếp tục cuộc hành trình của mình thì chó sói gắng sức đẩy lùi tảng đá, lâu dần nó cũng hích đẩy được tảng đá lăn ra ngoài. Thoát nạn, nó chạy như điên cuồng đuổi theo người nhạc sĩ lang thang và tính sẽ xé xác ông ta. Thấy sói chạy ngang qua, cáo lấy hết sức hét thật to gọi sói:
- Anh bạn sói ơi, cứu tôi với, tên nhạc sĩ lang thang đánh lừa tôi.
Sói víu ngọn cây xuống, lấy răng cắn đứt dây, thế là cáo lại tự do. Cả hai cùng lên đường và tính sẽ trả thù người nhạc sĩ. Đi đường chúng thấy một chú thỏ bị buộc bên gốc cây, chúng lại cắn đứt dây cho thỏ. Thế rồi cả ba lên đường đi tìm kẻ thù của mình.
Trong lúc chúng đang đi tìm thì cũng là lúc người nhạc sĩ kéo đàn, tiếng đàn du dương tới tai người tiều phu, bác ta ngừng tay rìu, lắng nghe xem tiếng đàn từ đâu tới. Rồi bác vác rìu trên vai cứ hướng tiếng đàn mà đi. Thấy người tiều phu, người nhạc sĩ nói:
- Giờ mới thấy người mình mong. Mình mong người tới chứ đâu có mong thú vật tới nghe.
Nói rồi ông lại tiếp tục chơi đàn, tiếng đàn du dương thánh thót làm cho bác tiều phu say sưa thả hồn theo tiếng đàn, mặt lộ rõ niềm vui say sưa ấy.
Trong lúc hai người đang đứng thì lũ sói, cáo và thỏ kéo tới. Trông thấy chúng với vẻ mặt đầy hung dữ, bác tiều phu biết ngay là chúng muốn gì rồi, bác nhấc bổng chiếc rìu sáng loáng lên vai và đứng gần người nhạc sĩ, bụng thầm nghĩ:
- Đứa nào có giỏi cứ tới gần đây, sẽ biết tay ta.
Lũ sói, cáo và thỏ thấy vậy đâm ra hoảng, chúng chạy thẳng một mạch vào trong rừng. Người nhạc sĩ lang thang dạo thêm một bản nhạc nữa để cảm ơn bác tiều phu, rồi ông lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng