Ba người lùn trong rừng


De tre små mænd i skoven


Ngày xưa có một người đàn ông góa vợ và một người đàn bà góa chồng, người đàn bà có một con gái, và người đàn ông cũng có một con gái. Hai đứa bé chơi thân với nhau, thường rủ nhau chơi và sau đó về nhà người đàn bà góa. Có lần người đàn bà góa bảo đứa con gái của người đàn ông:
- Cháu nghe bác nói nhé, cháu về bảo bố là bác muốn sống cùng với bố cháu. Được vậy bác sẽ cưng cháu hơn là con của bác, cháu muốn gì cũng có.
Đứa bé về nhà kể lại cho bố nghe đầu đuôi câu chuyện. Người đàn ông lẩm nhẩm một mình:
- Không biết nên thế nào nhỉ? Lấy vợ cũng sướng đấy mà cũng khổ đấy.
Bác phân vân không biết nên quyết định như thế nào. Cuối cùng, bác tháo chiếc giày ủng đang đi ra, và bảo con:
- Con cầm chiếc giày ủng này, nó có một lỗ thủng ở đế. Con lên trên gác xép, treo giày lên chỗ cái đinh to ấy, rồi đổ nước vào giày, nếu giày giữ được nước thì bố lại cưới vợ, nếu nước chảy dò ra thì thôi.
Cô gái làm theo lời bố dặn. Nước thấm làn da nở ra, lấp kín lỗ thủng, đổ đầy nước vào giày mà không dò nước ra. Cô gái chạy xuống nói cho bố biết. Bố đích thân đi lên xem thấy đúng như lời con nói. Bác liền đến nhà người đàn bà góa và nói ý định của mình. Và lễ cưới được tổ chức. Sáng hôm sau, khi hai cô dậy thì trước mặt cô con riêng người đàn ông là sữa để rửa mặt và rượu vang để uống, trước mặt cô con riêng người đàn bà để rửa mặt cũng như để uống chỉ là nước lã. Sang ngày thứ hai, trước mặt cô con riêng người đàn ông cũng như cô con riêng người đàn bà chỉ là nước lã vừa để rửa mặt, vừa để uống.
Sang ngày thứ ba, trước mặt cô con riêng người đàn ông chỉ là nước lã, để rửa mặt cũng như là để uống, còn trước mặt cô con gái người đàn bà có sữa để rửa mặt, rượu vang để uống. Và sự việc cứ như thế tiếp diễn trong những ngày sau đó.
Giờ đây dì ghẻ ghét cô con riêng của chồng ra mặt, mụ ghét cay ghét đắng cô ta, luôn vò đầu vắt trán tìm cách hành hạ cô ta. Mụ lại càng tức lồng lên khi thấy con mình thì xấu xí đến ghê tởm, con riêng chồng đã đẹp lại có duyên.
Vào một ngày mùa đông, tiết trời băng giá, tuyết phủ đầy khắp núi và thung lũng, mụ dì ghẻ làm một chiếc áo bằng giấy, gọi con chồng lại và bảo:
- Đây, mặc chiếc áo này vào, rồi vào rừng hái cho tao đầy một lẵng dâu tây, tao đang thèm dâu tây.
Cô gái than:
- Trời ơi, thật có khổ tôi không, làm gì có dâu tây mọc trong mùa đông. Khắp nơi tuyết phủ trắng xóa, đất cứng giá lạnh. Ngoài trời lạnh buốt đến nỗi hơi thở muốn đóng băng luôn, đã thế gió thổi lạnh như cắt da, buốt thấu vào từng khớp xương. Trời lạnh thế mà mặc áo giấy thì chịu sao nổi.
Dì ghẻ quát:
- Mày muốn cãi tao hả? Muốn sống thì đi ngay, có lấy được đầy lẵng dâu thì hãy vác mặt về nhà.
Mụ đưa cho cô một mẩu bánh mì đã khô cứng và nói:
- Bánh để ăn cả ngày đấy.
Mụ nghĩ bụng: "Nó thế nào cũng chết vì đói, vì rét cho mà coi, thôi thế thì rảnh mắt."
Cô gái đành vâng lời, mặc áo giấy vào và cầm lẵng đi vào rừng. Ở ngoài tuyết phủ mênh mông, không đâu có lấy một ngọn cỏ xanh.
Tối giữa rừng cô thấy có một căn nhà nhỏ, có ba người lùn đứng nhìn ra. Cô chào họ và khẽ gõ cửa. Họ nói:
- Xin mời vào.
Cô bước vào trong nhà, ngồi trên chiếc ghế dài bên lò sưởi. Cô thoa tay sưởi cho ấm và định ăn sáng thì ba người lùn nói:
- Cô chia cho bọn tôi chút đi.
Cô nói:
- Vâng, xin mời.
Cô bẻ miếng bánh mì làm hai và đưa cho họ một nửa. Họ hỏi cô:
- Ăn mặc mong manh thế mà lại đi rừng giữa mùa đông gió lạnh để làm gì hở cô?
Cô đáp:
- Trời ơi, tôi phải đi hái cho được đầy một lẵng dâu tây, có lấy được thì mới dám về nhà.
Đợi cô ăn xong bánh, họ đưa cho cô một cái chổi và nói:
- Cô cầm chiếc chổi này ra quét cho sạch tuyết ở phía sau nhà.
Khi cô đang quét tuyết ở sau nhà, ba người lùn nói chuyện với nhau:
- Cô ấy hiền lành và tốt bụng quá, chia bánh cho chúng ta ăn, giờ ta nên cho cô ấy cái gì nhỉ?
Người thứ nhất nói:
- Ta ban cho cô ấy sắc đẹp mỗi ngày một hơn trước.
Người thứ hai nói:
- Ta ban cho cô ấy điều này: cứ nói xong một tiếng lại có một đồng tiền vàng ở miệng rơi ra.
Người thứ ba nói:
- Ta ban cho cô ấy điều này: Có một ông vua sẽ đến chọn cô làm hoàng hậu.
Các bạn có biết cô ấy tìm thấy gì không? Dưới lớp tuyết cô quét đi toàn là dâu chín, dâu chín màu đỏ nâu trông thật ngon lành. Cô lượm đầy lẵng, lòng hết sức vui mừng và chạy vào nhà bắt tay từng người lùn và cảm ơn họ. Cô chạy về nhà, đưa cho dì ghẻ thứ mà bà hạch sách.
Cô bước vào và nói: "Con chào mẹ" thì có một đồng tiền vàng rơi từ trong mồm ra. Rồi cô liền kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy ở trong rừng. Cô cứ nói mỗi tiếng lại có một đồng tiền vàng rơi từ trong mồm ra, chẳng mấy chốc mà phòng đầy tiền vàng. Cô con dì ghẻ kêu:
- Người đâu mà làm cao vậy, vứt tiền văng ra khắp nền nhà.
Trong thâm tâm cô rất ganh ghét, cũng muốn vào rừng tìm dâu. Mẹ bảo:
- Không được đâu, con gái cưng của mẹ. Trời rét lắm, tới mức có thể chết cóng đấy.
Cô không để cho mẹ được yên, mẹ cũng đành cho đi, bà may cho cô một chiếc áo lông thật đẹp, đưa cho cô bánh mì bơ và bánh ngọt đem theo.
Cô cứ thẳng hướng ngôi nhà trong rừng mà đi. Tới nơi, cô thấy ba người lùn cũng đang đứng trông ra. Cô không thèm chào hỏi họ mà cũng chẳng ngó quanh, vội vã lật đật đẩy cửa bước vào, cô ngồi luôn xuống bên lò sưởi, thản nhiên lấy bánh mì bơ và bánh ngọt ra ăn. Những người lùn nói:
- Cô chia cho chúng tôi tới.
Nhưng cô đáp:
- Mình tôi ăn mà vẫn còn thiếu, lấy đâu ra mà chia cho người khác.
Đợi cô ăn xong ba người lùn bảo:
- Chổi đây, nhờ cô quét tuyết ở sau nhà giùm chúng tôi.
Cô đáp:
- Úi cha, các người quét lấy chứ, tôi có là đầy tớ các người đâu.
Cô cảm thấy họ không muốn cho cô gì cả, cô liền đi ra cửa. Lúc đó ba người lùn thì thầm với nhau:
- Chúng ta nên tặng cô ta cái gì nhỉ? Cô này nghe chừng không nết na, độc ác và ganh ghét tính ấy ai mà chịu được.
Người thứ nhất nói:
- Tôi cho nó điều này: mỗi ngày một xấu thêm.
Người thứ hai nói:
- Tôi cho nó điều này: cứ nói một tiếng là một con cóc nhảy từ trong mồm nhảy ra.
Người thứ ba nói:
- Tôi cho nó điều này: nó chết trong bất hạnh.
Cô gái tìm dâu ở sau nhà nhưng chẳng tìm được một quả nào. Về nhà cô kể lại cho mẹ nghe chuyện kiếm dâu ở trong rừng của cô, cứ mỗi tiếng cô nói ra là lại có một con cóc nhảy từ trong mồm nhảy ra, khiến cho mọi người kinh tởm.
Trong lúc đó, đứa con riêng của chồng cứ mỗi ngày một xinh gái hơn, chuyện này làm dì ghẻ càng tức giận, lúc nào cũng tìm mọi cách để hành hạ cô.
Mụ lấy nồi bắc lên bếp lửa để luộc sợi. Luộc xong, mụ quàng sợi lên vai cô gái đáng thương, đưa cho cô một cái rìu, bắt cô phải ra sông đã đóng băng đào một cái lỗ để chuốt sợi. Cô lẳng lặng mang sợi ra sông, lấy rìu bổ đá. Cô đang mải làm thì có một chiếc xe đẹp lộng lẫy chạy tới, vua ngồi ở trong xe hỏi với ra:
- Cô gái ơi, cô con nhà ai và làm gì đấy?
- Tâu bệ hạ, tôi chỉ là một cô gái nghèo đang chuốt sợi.
Nhìn thấy cô gái có sắc đẹp, nhà vua chạnh lòng thương và hỏi:
- Thế cô có muốn đi cùng ta không?
Cô đáp:
- Tâu bệ hạ, tôi cũng thích.
Lòng cô mừng phen này có dịp đi cho rảnh mắt mẹ con mụ dì ghẻ.
Cô lên xe đi với nhà vua. Đến hoàng cung, lễ cưới được tổ chức linh đình, đúng như lời ban của những người lùn.
Năm sau hoàng hậu trẻ tuổi sanh con trai. Mẹ ghẻ được tin mừng lớn ấy, cùng con đến hoàng cung, giả vờ đến thăm hỏi. Đợi khi nhà vua đi, mụ dì ghẻ độc ác túm tóc hoàng hậu, con gái nhấc chân, chúng ném bà qua cửa sổ xuống dòng nước đang chảy.
Liền sau đó đứa con gái xấu xí của mụ trèo lên giường, mụ già chùm khăn kín đầu nó. Khi nhà vua quay trở lại, muốn nói gì đó thì mụ già kêu lên:
- Xin bệ hạ nhẹ chân, hoàng hậu đang mệt, người mồ hôi ra như tắm, bệ hạ cho hoàng hậu yên nghỉ ngày hôm nay.
Vua không hề nghĩ tới chuyện ác ý. Sáng hôm sau vua lại tới. Vua hỏi thăm sức khỏe hoàng hậu, cứ sau mỗi tiếng hoàng hậu nói ra khi trả lời có một con cóc nhảy ra từ mồm chứ không phải tiền vàng. Vua hỏi tại sao như vậy, mụ già bảo đó là tại mồ hôi ra nhiều quá, chắc cơn bệnh sẽ qua.
Giữa đêm người đầu bếp thấy một con thiên nga bơi theo rãnh nước và hỏi:
"Nhà vua đang làm gì?
Đang thức hay là ngủ?"
Người đầu bếp không trả lời, thiên nga lại hỏi:
- Khách của ta đang làm gì?"
Lúc ấy người đầu bếp mới trả lời:
"Họ ngủ say cả"
Thiên nga lại hỏi tiếp:
"Con nhỏ ta thức hay ngủ?"
Người kia đáp:
"Đang ngủ say trong nôi."
Thiên nga liền hiện nguyên hình thành hoàng hậu, lại cho con bú, trải lại nệm, đắp chăn lên người đứa bé, rồi lại biến thành thiên nga, bơi theo rãnh nước ra ngoài.
Hai đêm đầu xảy ra như vậy. Đêm thứ ba bà bảo người đầu bếp:
- Ngươi đi tâu ngay vua để vua tới đây vung gươm ba lần trên đầu ta ở ngưỡng cửa này.
Người đầu bếp đi báo nhà vua. Vua mang gươm tới, vung ba lần trên đầu thiên nga. Sau lần thứ ba, hiện ra trước mặt vua chính là hoàng hậu khi xưa với dáng tươi cười khỏe mạnh.
Vua hết sức vui mừng, nhưng lại giấu hoàng hậu trong một phòng riêng cho tới ngày Chủ nhật, ngày mà đứa bé sẽ được làm phép rửa tội. Lễ rửa tội, vua hỏi:
- Một kẻ khiêng người khác ra khỏi giường ném xuống nước thì đáng tội gì?
Mụ già đáp:
- Tốt nhất là bỏ kẻ ấy vào trong một cái thùng mà quanh thùng toàn chông nhọn, rồi đẩu cho thùng lăn từ ngọn núi xuống suối.
Lúc đó vua liền phán:
- Ngươi đã tự kết án mình đó.
Vua truyền cho lấy thùng lại, bỏ mẹ con mụ dì ghẻ độc ác vào trong đó, lấy đinh đóng nắp thùng lại, rồi cho thùng lăn từ trên ngọn núi xuống suối.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Der var engang en mand, hvis kone døde, og en kone, hvis mand døde. Manden havde en datter, og konen havde også en datter. Pigebørnene kendte hinanden, og en dag da de havde været ude at spadsere sammen, gik de hjem til konen. Hun sagde så til mandens datter: "Sig til din far, at hvis han gifter sig med mig, så skal du hver morgen vaske dig i mælk og drikke vin, men min datter skal vaske sig i vand og drikke vand." Pigen gik hjem og fortalte sin far, hvad konen havde sagt. "Ja, hvad skal jeg gøre," sagde han, "ægteskaber bringer både glæde og sorg." Da han ikke kunne blive enig med sig selv, tog han en støvle og sagde: "Tag denne støvle og hæng den ud på det store søm. Den har hul i bunden, og nu skal du hælde vand i og se, om det løber ud. Løber det ikke ud, så gifter jeg mig, ellers lader jeg være." Pigen gjorde som han sagde, men vandet fik hullet til at skrumpe sammen, og støvlen blev fuld til randen. Hun gik ind og fortalte sin far, hvordan det var gået, og da han havde set efter selv, og set, at det var rigtig nok friede han til enken, og så holdt de bryllup.
Da pigerne stod op dagen efter, stod der mælk til at vaske sig i og vin til at drikke til mandens datter og vand til at vaske sig i og vand til at drikke til konens datter. Den næste dag stod der vand såvel til den ene som til den anden. Den tredie dag stod der vand til mandens datter og mælk og vin til konens datter, og sådan blev det for fremtiden. Konen hadede sin steddatter som pesten og vidste ikke alt det onde, hun ville gøre hende. Hun var også misundelig, fordi hendes steddatter var smuk og hendes egen datter så grim som en ulykke.
En gang midt om vinteren, da det havde frosset stærkt, og sneen lå højt over bjerg og dal, lavede konen en kjole af avispapir, kaldte på steddatteren og sagde: "Tag denne kjole på og gå ud i skoven og pluk mig nogle jordbær. Jeg har sådan en lyst til jordbær." - "Gud forbarme sig," sagde pigen, "om vinteren vokser der jo ingen jordbær. Jorden er frosset og der er sne overalt. Og hvorfor skal jeg tage den papirskjole på? Det er så koldt, at ens ånde bliver til is. Vinden vil jo blæse lige igennem den og tornene rive den itu." - "Vil du lade være at sige mig imod," sagde stedmoderen. "Se til du kommer af sted i en fart, og vov ikke at komme hjem uden jordbærrene." Hun gav hende et stykke stenhårdt brød: "Det kan du spise i dag," sagde hun. Men ved sig selv tænkte hun: Hun dør nok derude af kulde og sult.
Pigen tog lydig papirskjolen på og begav sig på vej med en lille kurv på armen. Hun øj nede ikke andet end sne, ikke et eneste sted stak et grønt græsstrå hovedet op. Da hun kom ud i skoven, så hun tre små mænd, der kiggede ud af et lille hus. Hun sagde goddag og bankede beskedent på. "Kom ind," råbte de, og hun gik ind og satte sig ved ovnen for at varme sig og spise sin frokost. "Giv os lidt med," sagde de små mænd. "Med fornøjelse," sagde hun, og gav dem det halve af brødet. "Hvad vil du herude midt om vinteren med den tynde kjole på?" spurgte de. "Jeg skal hente jordbær," svarede hun, "og jeg tør ikke komme hjem, før jeg har fundet nogle." Da hun havde spist, gav de hende en kost og sagde: "Fej sneen væk fra døren." Mens hun var derude, sagde de til hinanden: "Hvad skal vi give hende, fordi hun er så sød og god har delt sin mad med os." - "Jeg giver hende, at hun bliver smukkere for hver dag, der går," sagde den første. "Og jeg giver hende, at der falder guldstykker ud af munden på hende for hvert ord, hun siger," sagde den anden. "Jeg giver hende en konge til mand," sagde den tredie.
Pigen fejede imidlertid sneen væk, som mændene havde sagt, og inde under den fandt hun de dejligste mørkerøde jordbær. Henrykt plukkede hun kurven fuld, gav de små mænd hånden og takkede dem mange gange og skyndte sig hjem for at bringe sin stedmor bærrene. Da hun trådte ind og sagde godaften, faldt der er guldstykke ud af munden på hende. Hun fortalte nu, hvordan det var gået hende i skoven, men for hvert ord, hun sagde, faldt guldstykkerne ud af hendes mund. "Sikken en ødselhed at drysse pengene sådan rundt på gulvet," råbte stedsøsteren, men i sit stille sind var hun misundelig og ville også ud i skoven og plukke jordbær. Hendes mor syntes, at det var alt for koldt, men hun havde hverken rist eller ro, og moderen måtte til sidste give efter. Hun syede hende første en dejlig varm pels og gav hende kager og smørrebrød med.
Pigen gik ud i skoven og kom også til det lille hus. De tre små mænd kiggede ud, men hun nikkede ikke til dem, og uden at se til højre eller venstre eller sige goddag gik hun lige ind i stuen, satte sig ved ovnen og begyndte at spise sine kager. "Giv os lidt med," bad de små mænd, men hun svarede: "Jeg kan virkelig ikke undvære noget, der er knap nok til mig selv." Da hun havde spist, gav de hende en kost og sagde: "Gå ud og fej sneen væk fra døren." - "Fej selv," svarede hun, "jeg er ikke jeres pige." Da hun mærkede, at hun ikke fik noget, gik hun sin vej. "Hvad skal vi give hende, fordi hun er så ond og gerrig," sagde de små mænd til hinanden, da hun var borte. "Jeg giver hende, at hun bliver grimmere for hver dag, der går," sagde den første. "Jeg giver hende, at der springer en skruptudse ud af munden på hende for hvert ord, hun siger," sagde den anden. "Hun skal få en hård død," sagde den tredie. Pigen søgte imidlertid efter jordbær udenfor, og da hun ingen fandt, gik hun ærgerlig hjem. Da hun nu ville fortælle sin mor, hvordan det var gået hende, sprang der en skruptudse ud af hendes mund for hvert ord, hun sagde, og alle mennesker fattede afsky for hende.
Mandens datter blev imidlertid smukkere for hver dag, der gik, og stedmoderen ærgrede sig mere og mere og tænkte kun på, hvordan hun skulle gøre hende fortræd. En dag tog hun en kedel, satte den på ilden og kogte garn deri. Da det var kogt, kaldte hun på den stakkels pige, gav hende en økse og befalede hende at gå ned og hugge hul i isen og skylle garnet. Hun gjorde, som stedmoderen sagde, og da hun stod nede på isen og var ved at hugge hul i den, kom en konge kørende forbi i en prægtig vogn. Han standsede og spurgte: "Hvem er du mit barn, og hvad bestiller du her?" - "Jeg er en fattig pige, der skyller garn," svarede hun. Kongen fik ondt af hende, og da han så, hvor smuk hun var, spurgte han: "Vil du følge med mig?" - "Inderlig gerne," svarede hun, glad over at kunne slippe bort fra moderen og søsteren.
Hun satte sig så op i kongens vogn, og de kørte hjem til hans slot, hvor brylluppet blev fejret med stor pragt. Et år efter fødte dronningen en søn. Da stedmoderen hørte, hvordan hun havde haft lykken med sig, gik hun med sin datter op på slottet og lod, som hun ville besøge hende. Men en dag, da kongen var gået ud, og der ikke var nogen i nærheden, tog den onde kvinde dronningen ved hovedet og datteren tog hende i benene, og så kastede de hende ud af vinduet i floden, der løb forbi. Derpå lagde den grimme datter sig i sengen, og moderen dækkede noget over hendes hovede. Da kongen kom hjem og ville tale med sin kone, sagde den gamle: "Det kan ikke gå an. I må lade hende have ro i dag, hun ligger i stærk sved." Kongen tænkte ikke noget ved det og kom først igen den næste morgen. Men for hvert ord, hans kone sagde, sprang der en skruptudse ud af hendes mund, mens der ellers plejede at falde guldstykker. Da han spurgte, hvor det kunne være, sagde den gamle, at det gik nok over. Det kom af den stærke sved.
Om natten så kokkedrengen en and komme svømmende ind ad vaskerenden. Den sagde:
"Hvad gør vel min konge i denne sene stund?
Er han vågen eller hviler han trygt i nattens blund?"
Og da han ikke svarede, sagde den:
"Hvad gør alle mine gæster i det store, smukke slot?"
Kokkedrengen svarede da:
"De ligger vel i sengen og sover fast og godt."
Den spurgte så igen:
"Og hvad gør min egen lille elskede dreng?"
Og han svarede:
"Han sover lunt og blødt i sin hvide silke seng."
Derpå forvandledes den til dronningen og tog barnet i vuggen, gav det at drikke og puslede det og blev så igen til en and og svømmede bort. Den kom to nætter endnu, og den sidste nat sagde den til kokkedrengen: "Gå ind og sig til kongen, at han skal tage sit sværd og svinge det tre gange over mit hoved." Kokkedrengen skyndte sig ind til kongen, der kom ud og gjorde som anden havde sagt, og da han svang sværdet tredie gang, stod hans dronning sund og frisk for ham.
Kongen var nu meget glad, men han skjulte dronningen i et værelse til om søndagen, da barnet skulle døbes. Da det var døbt spurgte han stedmoderen: "Hvad skal der gøres ved den, der tager en anden ud af sengen og kaster den i vandet." - "Han skal sættes i en tønde, der er fuld af søm indvendig, og trilles ned ad et bjerg og ud i vandet," sagde den gamle. Men kongen sagde: "Du har fældet din egen dom," og lod den gamle og datteren putte i en tønde, der blev rullet ned ad bjerget, og trillede i floden.