Ba bà kéo sợi


Las tres hilanderas


Ngày xưa có một cô gái biếng nhác không muốn kéo sợi. Bà mẹ đã khuyên răn cô nhiều về việc này nhưng cô vẫn không chịu ngồi kéo sợi. Có một lần, do tức giận và không nén được bực mình, bà đã đánh cô mấy roi. Cô gái oà lên khóc.
Đúng lúc ấy thì hoàng hậu đi qua, nghe tiếng khóc bà cho dừng xe lại và vào trong nhà hỏi bà mẹ tại sao lại đánh con gái đến nỗi ở ngoài đường người ta cũng nghe thấy tiếng khóc. Bà mẹ xấu hổ nhưng không biết có nên nói thật về chuyện lười biếng của con gái mình không, bà nói:
- Tôi không bảo được con tôi ngừng kéo sợi, nó thì lúc nào cũng muốn ngồi kéo sợi, tôi thì nghèo nên không đủ tiền để mua sợi cho nó kéo.
Hoàng hậu nói:
- Ta rất thích nghe tiếng kéo sợi và không gì vui bằng khi thấy những bánh xe quay, bà cho cô con gái theo ta về cung điện, ta có đủ sợi, cô con gái bà muốn kéo bao nhiêu cũng có.
Bà mẹ rất mừng về chuyện này. Hoàng hậu đem cô gái về hoàng cung. Khi về tới hoàng cung, hoàng hậu dẫn cô gái tới ba kho chất đầy sợi gai tuyệt đẹp và nói:
- Hãy kéo đống sợi này, và nếu con kéo xong ta sẽ cưới con cho con trai cả của ta, dù con có nghèo đi chăng nữa, điều đó ta không quan tâm đến, sự cần cù nhẫn nại của con sẽ đưa lại cho con đủ tiền làm của hồi môn.
Cô gái nghĩ mà sợ, vì cô có biết kéo sợi đâu, có lẽ mình phải sống ba trăm năm và hàng ngày phải ngồi từ sáng sớm cho đến tối mịt thì mới xong đống này. Khi chỉ còn mình cô, cô bắt đầu ngồi khóc và cứ ngồi như vậy ba ngày liền mà chẳng hề cử động chân tay. Sang ngày thứ ba thì hoàng hậu tới, bà rất đỗi ngạc nhiên khi thấy sợi chưa kéo, cô gái xin lỗi bà về chuyện ấy, cô nói vì quá nhớ mẹ và nhớ nhà nên chưa quay sợi. Hoàng hậu hiểu chuyện đó, trước khi rời phòng bà nói:
- Ngày mai con bắt đầu làm việc cho ta nhé!
Khi chỉ có một mình, cô không biết tự nhủ và tự cứu mình như thế nào, cô buồn rầu đi đi lại lại trước cửa sổ thì nhìn thấy ba người đàn bà đi lại. Người thứ nhất có bàn chân to tướng, người thứ hai có cái môi dưới dài trễ xuống che cả cằm, và người thứ ba có một ngọn tay cái to sụ. Ba người dừng chân dưới cửa sổ, ngước nhìn lên và hỏi cô gái có điều gì uẩn khúc mà phải buồn phiền. Cô kể ba người nghe tình cảnh của mình. Cả ba đều sẵn sàng giúp đỡ và nói:
- Nếu cô đồng ý mời chúng tôi dự tiệc cưới và không ngại xấu hổ vì có chúng tôi, giới thiệu chúng tôi là những người bà con bên nội, bên ngoại, cho chúng tôi ngồi chung bàn với cô thì chúng tôi sẽ kéo hết số sợi này chỉ trong một thời gian ngắn.
Cô trả lời:
- Tôi rất mong như vậy, xin mời vào và bắt tay ngay vào việc.
Cô để ba người đàn bà kỳ dị vào nhà và dọn một chỗ ở phòng thứ nhất để cho ba người có thể ngồi kéo sợi. Người thứ nhất kéo, người thứ hai se sợi, người thứ ba quay sợi và dùng ngón tay cuộn sợi để lên bàn, sợi xe rất mịn. Mỗi khi hoàng hậu tới thăm, cô gái lại giấu ba người kia và chỉ cho hoàng hậu xem đống sợi đã kéo xong, hoàng hậu khen cô hết lời. Khi kho thứ nhất đã hết thì tiếp tục sang kho thứ hai, cuối cùng tới kho thứ ba, và chẳng bao lâu sau thì kho này cũng xong, lúc đó ba bà chia tay tạm biệt cô gái và nói:
- Cô đừng quên lời hứa nhé, đó cũng là hạnh phúc của cô.
Khi cô gái chỉ cho hoàng hậu xem những kho đầy ắp đống sợi to sụ, hoàng hậu cho sửa soạn lễ cưới. Chú rể rất vui mừng rằng sẽ có một người vợ khéo tay, chăm làm và khen ngợi cô hết lời.
Cô gái nói:
- Con có ba người bà con bên nội bên ngoại, cả ba đã giúp con rất nhiều, con không muốn quên ơn ba người ấy trong lúc con hạnh phúc. Xin mẹ cho con được phép mời họ dự tiệc cưới và mời ngồi chung một bàn.
Hoàng hậu và hoàng tử nói:
- Tại sao lại không bằng lòng nhỉ!
Khi tiệc cưới dọn xong thì thấy ba cô gái ăn mặc tuyệt đẹp bước vào phòng. Cô dâu nói:
- Xin nhiệt liệt đón chào, những người bà con thân thuộc!
Chú rể nói:
- Sao em có những người bà con kỳ dị vậy?
Nói xong chàng tới chỗ người có bàn chân to sụ và hỏi:
- Do đâu mà chị lại có bàn chân to như vậy?
Chị ta trả lời:
- Do lấy chân giữ sợi.
Chú rể lẩm bẩm:
- Do lấy chân giữ sợi.
Rồi chú rể tới chỗ người thứ hai và hỏi:
- Do đâu mà chị lại có cái môi trề dài lê thê?
Chị ta trả lời:
- Do nhấm ướt sợi.
Chàng hỏi tiếp người thứ ba:
- Do đâu mà chị có ngón tay to vậy?
Chị trả lời:
- Do quấn sợi.
Những câu trả lời đó làm hoàng tử đâm ra giật mình sợ và nói:
- Thế thì từ nay không bao giờ cô vợ xinh đẹp của tôi được phép mó tay quay sợi.
Thế là từ đó cô gái tiếp tục không phải kéo sợi nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Érase una niña muy holgazana que no quería hilar. Ya podía desgañitarse su madre, no había modo de obligarla. Hasta que la buena mujer perdió la paciencia de tal forma, que la emprendió a bofetadas, y la chica se puso a llorar a voz en grito. Acertaba a pasar en aquel momento la Reina, y, al oír los lamentos, hizo parar la carroza, entró en la casa y preguntó a la madre por qué pegaba a su hija de aquella manera, pues sus gritos se oían desde la calle. Avergonzada la mujer de tener que pregonar la holgazanería de su hija, respondió a la Reina:
- No puedo sacarla de la rueca; todo el tiempo se estaría hilando; pero soy pobre y no puedo comprar tanto lino.
Dijo entonces la Reina:
- No hay nada que me guste tanto como oír hilar; me encanta el zumbar de los tornos. Dejad venir a vuestra hija a palacio conmigo. Tengo lino en abundancia y podrá hilar cuanto guste.
La madre asintió a ello muy contenta, y la Reina se llevó a la muchacha. Llegadas a palacio, condújola a tres aposentos del piso alto, que estaban llenos hasta el techo de magnífico lino.
- Vas a hilarme este lino -le dijo-, y cuando hayas terminado te daré por esposo a mi hijo mayor. Nada me importa que seas pobre; una joven hacendosa lleva consigo su propia dote.
La muchacha sintió en su interior una gran congoja, pues aquel lino no había quien lo hilara, aunque viviera trescientos años y no hiciera otra cosa desde la mañana a la noche.
Al quedarse sola, se echó a llorar y así se estuvo tres días sin mover una mano. Al tercer día presentóse la Reina, y extrañóse al ver que nada tenía hecho aún; pero la moza se excusó diciendo que no había podido empezar todavía por la mucha pena que le daba el estar separada de su madre. Contentóse la Reina con esta excusa, pero le dijo:
- Mañana tienes que empezar el trabajo.
Nuevamente sola, la muchacha, sin saber qué hacer ni cómo salir de apuros, asomóse en su desazón, a la ventana y vio que se acercaban tres mujeres: la primera tenía uno de los pies muy ancho y plano; la segunda un labio inferior enorme, que le caía sobre la barbilla; y la tercera, un dedo pulgar abultadísimo. Las tres se detuvieron ante la ventana y, levantando la mirada, preguntaron a la niña qué le ocurría. Contóles ella su cuita, y las mujeres le brindaron su ayuda:
- Si te avienes a invitarnos a la boda, sin avergonzarte de nosotras, nos llamas primas y nos sientas a tu mesa, hilaremos para ti todo este lino en un santiamén.
- Con toda el alma os lo prometo -respondió la muchacha-. Entrad y podéis empezar ahora mismo.
Hizo entrar, pues, a las tres extrañas mujeres, y en la primera habitación desalojó un espacio donde pudieran instalarse.
Inmediatamente pusieron manos a la obra. La primera tiraba de la hebra y hacía girar la rueda con el pie; la segunda, humedecía el hilo, la tercera lo retorcía, aplicándolo contra la mesa con el dedo, y a cada golpe de pulgar caía al suelo un montón de hilo de lo más fino. Cada vez que venía la Reina, la muchacha escondía a las hilanderas y le mostraba el lino hilado; la Reina se admiraba, deshaciéndose en alabanzas de la moza. Cuando estuvo terminado el lino de la primera habitación, pasaron a la segunda, y después a la tercera, y no tardó en quedar lista toda la labor. Despidiéronse entonces las tres mujeres, diciendo a la muchacha:
- No olvides tu promesa; es por tu bien.
Cuando la doncella mostró a la Reina los cuartos vacíos y la grandísima cantidad de lino hilado, se fijó enseguida el día para la boda. El novio estaba encantado de tener una esposa tan hábil y laboriosa, y no cesaba de ponderarla.
- Tengo tres primas -dijo la muchacha-, a quienes debo grandes favores, y no quiero olvidarme de ellas en la hora de mi dicha. Permitidme, pues, que las invite a la boda y las siente a nuestra mesa.
A lo cual respondieron la Reina y su hijo:
- ¿Y por qué no habríamos de invitarlas?
Así, el día de la fiesta se presentaron las tres mujeres, magníficamente ataviadas, y la novia salió a recibirlas diciéndoles:
- ¡Bienvenidas, queridas primas!
- ¡Uf! -exclamó el novio-. ¡Cuidado que son feas tus parientas!
Y, dirigiéndose a la del enorme pie plano, le preguntó:
- ¿Cómo tenéis este pie tan grande?
- De hacer girar el torno -dijo ella-, de hacer girar el torno.
Pasó entonces el príncipe a la segunda:
- ¿Y por qué os cuelga tanto este labio?
- De tanto lamer la hebra -contestó la mujer-, de tanto lamer la hebra.
Y a la tercera
- ¿Y cómo tenéis este pulgar tan achatado?
- De tanto torcer el hilo -replicó ella-, de tanto torcer el hilo.
Asustado, exclamó el hijo de la Reina:
- Jamás mi linda esposa tocará una rueca.
Y con esto se terminó la pesadilla del hilado.