Hãnsel và Gretel


Jaś i Małgosia


Sống ở ven một khu rừng là hai vợ chồng bác tiều phu nghèo, gia đình có hai con, con trai tên là Hãnsel , con gái tên là Gretel. Nhà thường sống bữa đói bữa no cho qua ngày. Một năm kia, trời làm đói kém, miếng bánh mì ăn hàng ngày cũng không kiếm nổi, nằm trằn trọc mãi trên giường với những lo cùng nghĩ, bác trai thở dài nói với vợ:
- Chả biết rồi sẽ sống sao cho qua cơn đói? Không biết lấy gì mà nuôi những đứa con đáng thương của chúng ta, ngay đến bố mẹ chúng nó cũng chẳng có gì để cho vào mồm.
Hết đường xoay xở, đói khổ thúc bách khiến người mẹ đâm ra nhẫn tâm, bà nói với chồng:
- Ba nó ạ, biết sao bây giờ, sáng sớm tinh mơ ngày mai ta dẫn hai đứa vào tận giữa rừng sâu rậm rạp, rồi đốt lửa lên, cho mỗi đứa một mẩu bánh, rồi bỏ mặc chúng ở đó, còn ta cứ việc đi làm việc của ta. Chúng chẳng tìm nổi đường về nhà, thế là ta thoát nợ.
Người chồng nói:
- Má nó à, làm thế không được đâu, ai lại nỡ lòng nào đem con bỏ giữa rừng sâu cho thú dữ đến xé xác ăn thịt.
Vợ mắng:
- Trời, ba nó thật chẳng khác gì thằng điên, ba nó muốn chết cả nút phải không. Nếu vậy thì đi bào gỗ đóng săng là vừa.
Bà vợ chanh chua nói sa sả, không để cho chồng yên thân, chồng đành chịu nhưng còn nói với:
- Nhưng tôi vẫn thấy thương những đứa con tội nghiệp.
Đói bụng quá nên hai đứa trẻ cũng không tài nào chợp mắt được, chúng nghe hết đầu đuôi câu chuyện và những điều bà mẹ nói với bố chúng. Gretel khóc sướt mướt, bảo Hãnsel.
- Anh em mình chắc chết đến nơi.
Hãnsel bảo em:
- Gretel, nín đi em, đừng có lo buồn, anh sẽ có cách.
Chờ lúc bố mẹ đã ngủ say, Hãnsel dậy, mặc áo, mở cửa sau lén ra ngoài. Ngoài trời trăng chiếu sáng rõ mồn một, sỏi trắng trước nhà lóng lánh dưới ánh trăng như những đồng tiền bằng bạc. Hãnsel cúi xuống nhặt sỏi bỏ đầy túi áo, rồi lại rón rén đi vào nhà và dỗ em.
- Em cưng, khỏi phải lo nữa, cứ ngủ cho ngon giấc.
Nói rồi Hãnsel cũng lên giường nằm ngủ.
Tang tảng sáng, khi mặt trời chưa mọc thì bà mẹ đã tới đánh thức hai đứa trẻ:
- Đồ lười thối thây, dậy mau, còn phải vào rừng kiếm củi chứ.
Rồi bà đưa cho mỗi đứa con một mẩu bánh nhỏ xíu và căn dặn:
- Bữa trưa chỉ có thế, ăn nghiến ngấu giờ thì trưa nhịn.
Gretel bỏ bánh vào túi áo ngoài, vì túi áo Hãnsel đầy sỏi trắng. Rồi cả nhà kéo nhau vào rừng.
Cứ đi được một quãng Hãnsel lại đứng sững lại ngoảnh nhìn về phía ngôi nhà. Bố thấy vậy nói:
- Hãnsel, mày nhìn gì vậy, sao lại tụt phía sau, liệu chừng đấy, đừng có dềnh dàng.
Hãnsel đáp:
- Trời, ba ơi, con mèo trắng của con ngồi trên nóc nhà, con nhìn nó, nó chào con ba ạ.
Mẹ nói:
- Đồ ngốc, đâu có phải mèo trắng của mày, ánh sáng mặt trời chiếu vào ống khói nom như vậy đó.
Hãnsel đi tụt phía sau thực ra không phải để nhìn mèo, mà để móc sỏi ở túi rắc xuống đường.
Khi cả nhà đã tới giữa cánh rừng, ông bố nói:
- Giờ các con phải đi kiếm củi đem về đây, ba sẽ nhóm lửa đốt để các con khỏi rét.
Hãnsel và Gretel đi nhặt cành khô, xếp cao thành một đống nhỏ. Người bố nhóm lửa, khi lửa đang cháy bùng bùng, người mẹ nói:
- Giờ chúng mày nằm bên lửa mà sưởi. Tao và ba còn phải vào rừng đốn củi, khi nào xong sẽ về đón chúng mày.
Hãnsêl và Gretel ngồi bên lửa sưởi. Đến trưa, đứa nào lấy phần của đứa đó ra ăn. Nghe thấy tiếng động vang lại chúng tưởng là tiếng rìu đốn cây của bố chúng ở gần quanh đấy. Nhưng thực ra không phải tiếng rìu đốn gỗ, đó chỉ là tiếng cành cây mà người bố buộc vào một thân cây khô, gió thổi mạnh cành cây đập qua lại nghe như tiếng đốn gỗ.
Ngồi đợi lâu quá, mắt hai đứa trẻ đều díp lại vì mệt, chúng lăn ra ngủ say lúc nào không biết. Khi chúng thức dậy thì trời đã tối. Gretel khóc và nói:
- Bây giờ thì làm sao mà ra khỏi rừng được!
Hãnsel dỗ em:
- Em cứ đợi một lát, tới khi vầng trăng lên chúng mình sẽ tìm được lối về nhà.
Trăng rằm đã mọc, Hãnsel cầm tay em đi lần theo vết sỏi cuội lóng lánh dưới ánh trăng như những đồng tiền Batzen mới, cứ như vậy hai anh em đi suốt đêm đến tảng sáng mới về đến nhà. Chúng gõ cửa. Mẹ ra mở cửa, tưởng là ai ngờ đâu lại chính là Henxêl và Grétêl nên liền mắng:
- Chúng mày lũ con mất dạy, sao chúng mày không ngủ nữa ở trong rừng. Tao tưởng chúng mày không thèm về nhà nữa.
Bố thì mừng ra mặt vì trong thâm tâm không muốn bỏ con lại trong rừng.
Sau đó ít lâu trời lại làm đói kém khắp hang cùng ngõ hẻm.
Một đêm, nằm trên giường hai anh em nghe thấy mẹ nói với bố:
- Đồ dự trữ cũng đã ăn hết. Cả nhà chỉ còn nửa cái bánh, ăn nốt chỗ ấy là treo mồm. Phải tống khứ lũ trẻ con đi. Lần này ta đem bỏ chúng vào rừng sâu hơn trước để chúng không tìm được lối mà về nhà. Chẳng còn cách nào cứu vãn được ngoài cách ấy.
Người chồng khổ tâm, nghĩ bụng, thà sống chung cùng với các con chia nhau mẩu bánh cuối cùng vẫn còn vui hơn. Chồng phàn nàn, nhưng vợ không nghe gì hết, còn la chửi chồng rằng đã trót thì phải trét, lần trước đã theo ý mụ thì lần này cũng phải theo.
Hai đứa trẻ nằm nhưng chưa ngủ, chúng nghe hết đầu đuôi câu chuyện bố mẹ bàn với nhau. Khi bố mẹ đã ngủ say, Henxêl dậy định ra ngoài nhặt sỏi như lần trước, nhưng cửa mẹ đã đóng mất rồi, Henxêl không thể ra được nữa. Nó đành dỗ em gái:
- Đừng khóc nữa Gretel, em cứ ngủ cho ngon, trời sẽ phù hộ chúng ta.
Sáng sớm tinh mơ mẹ đã kéo cổ cả hai đứa ra khỏi giường, cho chúng mỗi đứa một mẩu bánh còn nhỏ hơn mẩu lần trước. Dọc đường đi vào rừng, Hãnsel cho tay vào túi, bẻ vụn bánh mì ra, chốc chốc lại đứng lại rắc vụn bánh xuống đất.
Bố nói:
- Hãnsel, sao mày cứ hay dừng chân ngoảnh lại thế?
Hãnsel đáp:
- Con ngoảnh lại nhìn con chim bồ câu của con, nó đang đậu trên mái nhà và nói chào tạm biệt con.
Mẹ mắng:
- Đồ ngốc, đó không phải là chim bồ câu của mày, đó chỉ là cái bóng ống khói khi có mặt trời chiếu.
Dọc đường đi Hãnsel nín lặng, nhưng cũng rắc hết được vụn bánh.
Bà mẹ dẫn hai con vào tít mãi trong rừng sâu, nơi mà chúng từ thuở cha sinh mẹ đẻ chưa bước chân tới bao giờ. Sau khi nhóm lửa xong, đợi cho lửa bùng cháy thì bà mẹ nói:
- Chúng mày ngồi đó, lúc nào mệt thì ngủ đi một tí. Tao với ba mày còn phải đi đốn gỗ trong rừng sâu, tối xong việc sẽ quay lại đón chúng mày.
Đến trưa Gretel bẻ bánh của mình chia cho Hãnsel, vì bánh của Henxêl bẻ vụn rắc dọc đường rồi. Ăn xong chúng ngủ liền. Trời tối nhưng chẳng thấy một ai đến đón hai đứa trẻ đáng thương cả. Khi hai anh em tỉnh dậy thì bóng đêm đã bao trùm khắp mọi nơi. Hãnsel dỗ em gái:
- Gretel, em cứ đợi một lát, tới khi trăng lên anh em mình sẽ nhìn thấy những vụn bánh anh rắc dọc đường, cứ lần theo vết bánh ta sẽ thấy đường về nhà.
Trăng vừa mọc thì hai đứa đứng dậy đi, nhưng chúng không thấy một vụn bánh nào cả, vì trong rừng chỗ nào mà chẳng có chim muông, hàng nghìn con đã sà xuống mổ ăn hết. Hãnsel bảo Gretel:
- Thế nào chúng ta cũng tìm ra đường về.
Nhưng chúng tìm không ra đường. Chúng đi thông đêm đến sáng, rồi lại cả ngày hôm sau từ sáng tới tối mà không ra được khỏi rừng. Giờ đây bụng đói như cào, hai anh em kiếm quanh nhưng chẳng có gì ngoài dâu đất mọc hoang. Hai anh em mệt nhoài người, bước không nổi nữa, nằm lăn ra đất dưới gốc cây và ngủ thiếp đi.
Thế là hai anh em xa nhà đã ba ngày. Chúng lại tiếp tục lên đường, nhưng càng đi càng lạc sâu hơn trong rừng, chỉ chậm ít lâu nữa mà không có ai cứu giúp chắc chúng đói lả mà chết.
Giữa trưa hai anh em nhìn thấy một con chim đẹp, lông trắng như tuyết đậu trên cành cây hót véo von. Nghe tiếng chim hót chúng dừng chân đứng lại. Hót xong chim xoè cánh bay tới trước mặt hai anh em, cả hai liền đi theo hướng chim bay thì đến một túp lều nhỏ, còn chim thì bay đậu trên mái nhà. Lại gần thì thấy nhà xây bằng bánh mì, ngói lợp là bánh ngọt, cửa sổ bằng đường kính trắng tinh. Hãnsel nói:
- Giờ thì anh em mình cứ việc tự nhiên mà đánh chén một bữa ngon lành trời cho. Anh lấy một miếng mái nhà ăn, còn em thì lấy cửa sổ mà ăn, cái đó ăn ngọt đấy.
Hãnsel giơ tay bẻ một mảnh mái nhà để ăn thử xem có ngon không. Và Gretel đứng bên kính cửa mà gặm cho đỡ đói.
Giữa lúc đó thì trong nhà có tiếng người nói nhẹ nhàng vọng ra:
Gặm gặm, nhấm nhấm, ngó nghiêng,
Đứa nào dám gặm nhà riêng của bà?
Hai đứa trẻ đồng thanh đáp:
Gió đấy, gió đấy,
Có con trời đấy.
Nói rồi hai đứa đứng ăn tiếp tục mà chẳng hề sợ hãi.
Thấy mái nhà ăn cũng ngon, Hãnsel bẻ luôn một miếng to tướng lôi xuống. Còn Grétêl gỡ luôn cả một tấm kính tròn, ra ngồi một góc gặm lấy gặm để.
Bỗng cửa mở, một bà lão già cốc đế đại vương tay chống nạng rón rén bước ra. Hãnsel và Gretel sợ rụng rời chân tay, những thứ đang cầm trong tay đều rơi xuống đất. Bà lão lắc lư đầu và nói:
- Trời, các cháu yêu quý, ai đưa các cháu đến đây? Nào vào nhà đi, ở đây với bà, bà không làm gì đâu.
Bà lão cầm tay dắt hai đứa vào trong nhà, toàn những thức ăn ngon: sữa, bánh tráng đường, táo và hạnh đào. Hai chiếc giường nhỏ xinh trải khăn trắng tinh để cho Hãnsel và Gretel trèo lên nằm ngủ. Hai anh em ngỡ là mình đang ở trên thiên đường.
Mụ già chỉ giả bộ tử tế thôi, thực ra mụ là một phù thủy gian ác chuyên rình bắt trẻ con, mụ làm nhà bằng bánh chẳng qua là để nhử chúng lại. Đứa trẻ con nào đã vào lãnh địa của mụ sẽ bị mụ bắt, giết thịt nấu ăn. Đối với mụ ngày đó là một ngày lễ lớn.
Mụ phù thủy này có đôi mắt đỏ và không nhìn được xa, nhưng mụ lại rất thính hơi, có khả năng nhận biết đó là súc vật hay là người đang đi tới.
Khi hai đứa trẻ đứng gần mụ, mụ cười vang đầy nham hiểm và nói giọng ngạo nghễ:
- Đã vào tay bà rồi thì đừng hòng trốn thoát.
Sáng, khi hai đứa trẻ còn ngủ say thì mụ đã dậy. Nhìn hai đứa trẻ ngủ nom dễ thương, hai má đỏ hồng phinh phính, mụ lẩm bẩm một mình:
- Chắc ta sẽ được ăn một miếng mồi ngon đây.
Mụ đưa bàn tay khô héo nắm lấy Hãnsel kéo lôi ra nhốt vào một cái cũi nhỏ, đóng cửa chấn lại. Thằng bé kêu gào thảm thiết nhưng mụ cũng làm ngơ.
Rồi mụ đi đánh thức Gretel dậy và quát:
- Dậy mau, đồ con gái lười chảy thây, dậy đi lấy nước về nấu cho anh mày một bữa ngon. Nó ngồi trong cũi ở ngoài kia kìa, nó phải ăn ngon cho chóng béo, khi nào nó thực béo, tao sẽ ăn thịt.
Gretel òa lên khóc nức nở, nhưng khóc cũng vô ích, vẫn phải làm những điều mụ phù thủy độc ác sai khiến.
Những thức ăn nấu nướng ngon lành đều chỉ để cho Hãnsel, đồ thừa còn lại mới đến lượt Gretel.
Sáng nào mụ già phù thủy cũng nhẹ bước tới bên cũi và nói:
- Hãnsel, giơ ngón tay tao xem mày đã béo lên chút nào chưa.
Hãnsel chìa ra một cái xương nhỏ, mắt cập kèm mụ cứ tưởng đó là ngón tay Hãnsel. Mụ lấy làm lạ tại sao không béo lên tí nào cả.
Bốn tuần đã trôi qua mà thấy Hãnsel vẫn gầy. Mụ đâm ra sốt ruột, không muốn phải chờ lâu hơn nữa. Mụ gọi cô gái:
- Gretel, con Gretel đâu, nhanh tay nhanh chân lên nào, nhớ đi lấy nước nhé. Cho dù thằng Hãnsel béo hay gầy thì mai tao cũng làm thịt đem nấu.
Tội nghiệp cô bé, vừa xách nước, vừa than vãn, hai hàng nước mắt chảy trên gò má trông thật đáng thương. Cô la khóc:
- Lạy trời phù hộ chúng con, thà để thú dữ trong rừng ăn thịt còn hơn, như vậy hai anh em còn được chết chung.
Mụ già bảo:
- Thôi đừng có la khóc nữa, những cái đó chẳng giúp được gì đâu.
Trời sớm tinh sương Gretel đã phải chui ra khỏi nhà đi lấy nước đổ nồi, rồi nhóm lửa chất bếp. Mụ già bảo:
- Nướng bánh trước đã, lò tao nhóm đã nóng, bột tao cũng đã nhào.
Mồm nói tay mụ đẩy cô bé tới trước cửa lò, lửa cháy bốc cả ra phía ngoài cửa lò. Mụ phù thủy nói:
- Chui vào, nhìn xem bên phải lò đã đủ nóng chưa để cho bánh vào.
Mụ định khi Gretel chui vào thì mụ đóng ngay cửa lò lại, để cho Grétêl bị nướng nóng ở trong đó, sau đó mụ chỉ việc lấy ra mà ăn. Nhưng Gretel biết mụ đang nghĩ gì, cô nói:
- Cháu không biết làm thế nào mà vào được trong đó.
Mụ già mắng:
- Ngu như bò ấy, cửa lò rộng thế này, mày thấy không, tao chui vào cũng lọt nữa là mày.
Mụ từ từ đi lại cửa lò và chui đầu vào trong lò. Ngay lúc ấy Grétêl liền đẩy mụ một cái thật mạnh làm mụ chúi tọt hẳn vào trong lò. Gretel đóng cửa lò bằng sắt lại và cài then thật kỹ.
Bạn có nghe thấy không, con mụ già rú lên khủng khiếp. Grétêl chạy thẳng một mạch tới chỗ Hãnsel, mở cửa cũi và reo.
- Hãnsel, anh em ta được giải thoát, mụ phù thủy già đã chết.
Cửa vừa mở Hãnsel nhảy từ trong ra như chim sổ lồng. Thật là vui mừng biết bao. Hai anh em ôm choàng lấy nhau, nhảy tưng tưng, ôm hôm nhau. Bây giờ không còn gì để sợ nữa, hai anh em đi vào nhà mụ phù thủy thấy xó nào cũng có những hòm đầy ngọc ngà châu báu.
Thôi thì tha hồ mà lấy. Hãnsel vừa ních đầy túi vừa nói:
- Thứ này chắc chắn quý hơn sỏi.
- Em cũng phải lấy một ít mang về nhà mới được.
Gretel nói thế rồi nhét đầy tạp dề. Hãnsel nói tiếp:
- Giờ chúng ta phải đi ngay ra khỏi khu rừng của mụ phù thủy.
Đi được vài giờ hai anh em tới bên một con suối lớn. Hãnsel nói:
- Anh không thấy có cầu, làm sao anh em ta sang được bên kia.
Gretel đáp:
- Đò ngang cũng không có nốt, nhưng kia, có con vịt trắng đang bơi, để em nói khó với vịt chắc vịt sẽ chở anh em mình sang bờ bên kia.
Rồi Gretel gọi:
Vịt ơi vịt nhỏ, vịt xinh
Làm ơn vịt cõng chúng mình sang ngang.
Hãnsel cùng với Gretel
Cám ơn vịt trắng không quên công này.
Vịt bơi vào sát bờ. Hãnsel cưỡi lên lưng vịt và bảo em mình lên ngồi sau. Gretel nói:
- Thôi anh ạ, hai người thì quá nặng, để vịt cõng từng người một sang.
Vịt tốt bụng cõng lần lượt hai anh em. Yên ổn sang tới bờ bên kia, hai anh em lại tiếp tục lên đường, đi được một quãng khá dài, hai anh em thấy rừng ngày càng hiện ra quen thuộc hơn. Cuối cùng, từ xa hai anh em đã nhìn thấy căn nhà của bố mẹ mình. Thế là chúng co cẳng chạy, ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào nhà, ôm ghì cổ bố mà hôn. Bà mẹ thì qua đời từ lâu.
Từ ngày bỏ con trong rừng ông bố không có lúc nào vui.
Gretel cởi nút tạp dề, ngọc ngà châu báu lăn tứ tung ra nền nhà. Còn Hãnsel thì hết nắm này đến nắm khác móc từ trong túi ra.
Từ đó những lo lắng không còn nữa, cả nhà sống trong cảnh yên vui hạnh phúc.
Chuyện tôi kể đến đây là hết. Kìa ở góc kia có con chuột đang chạy, ai bắt được nó có thể lấy da làm được một cái mũ lông to thật là to.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Przed wielkim lasem mieszkał pewien biedny drwal ze swoją żoną i dwojgiem dzieci; chłopczyk nazywał się Jaś, a dziewczynka Małgosia. Nie miał co na ząb położyć ani bochenka by się nim przełamać, a pewnego dnia, gdy kraj nawiedziła drożyzna, nie mógł zarobić na chleb powszedni. Kiedy tak leżał wieczorem w łóżku zastanawiał się nad losem, a z trosk przewracał się z boku na bok, westchnął i powiedział do swojej żony: "Co z nami będzie? Jak wykarmimy nasze biedne dzieci, kiedy sami nic nie mamy?" – "Wiesz co, mężu," odparła żona, "Jutro wczesnym rankiem wyprowadzimy dzieci do lasu, gdzie jest najgęstszy, rozpalimy im ogień i damy każdemu po kawałku chleba. Potem zabierzemy się do roboty, a dzieci zostawimy same. Nie znajdą drogi do domu, a my będziemy od nich wolni." – "Nie żono," powiedział mąż, "nie zrobię tego, bo serce mi pęknie z żalu, że dzieci w lesie zostawiłem, aby wnet rozszarpały je dzikie zwierzęta." – "Ty głupcze," powiedziała, - "W takim razie we czworo zdechniemy z głodu. Możesz zacząć heblować dechy na trumny.," i nie dawała mu spokoju aż się zgodził. "Ciągle żal mi biednych dziatek," rzekł mąż.
Dzieci z głodu nie mogły zasnąć i słyszały, co macocha powiedziała do ojca. Małgosia wylewała gorzkie łzy i rzekła do Jasia: "Już po nas." – "Cicho, Małgosiu!," powiedział Jaś, "Coś na to poradzę." A kiedy starzy zasnęli, wstał, założył swój surdut, otworzył dolne drzwi i cichaczem wykradł się z domu. Księżyc świecił jasno, a białe krzemowe kamyczki , które leżały przed domem, świeciły, jak pieniążki. Jaś schylił się i napchał ich tyle do kieszeni surduta, ile wlazło, potem wrócił i powiedział do Małgosi "Nie martw się droga siostrzyczko i spokojnie śpij. Dobry Bóg nas nie opuści." I położył się z powrotem do swojego łóżka.
Gdy dzień przemógł noc, a słońce jeszcze nie wstało, przyszła żona i zbudziła oboje: "Wstawajcie lenie! Idziemy do lasu drwa rąbać" Potem dała każdemu po kawałku chleba i rzekła: "Macie tu coś na obiad, ale nie jedzcie zbyt szybko, bo potem nic nie dostaniecie." Małgosia schowała chleb pod swój fartuch, bo Jaś w kieszeniach miał kamienie. A potem wszyscy razem wyruszyli do lasu. Kiedy chwilę już szli, Jaś stanął cicho i obejrzał się za siebie na domek, a robił tak co chwila. Ojciec powiedział: "Jasiu, co tak patrzysz za siebie, uważaj żebyś nóg nie zgubił." – "Ach, ojcze," powiedział Jaś, " Patrzę za moim białym kotkiem, co siedzi na górze, na dachu i chce mi powiedzieć papa.." A żona rzekła: "Głupcze, to nie kotek, tylko poranne słońce, co na komin świeci." Ale Jaś nie rozglądał się za kotkiem, lecz rzucał na drogę błyszczące krzemienie z kieszeni.
Kiedy byli w środku lasu, rzekł ojciec: "Nazbierajcie, dzieci, drewna! Rozpalimy ogień, żebyście nie marzły." Jaś i Małgosia razem naznosili chrustu, wysoko, że wyglądał jak mała góra. Rozpalono ogień, a gdy płomienie wystrzeliły naprawdę wysoko, powiedziała żona "Połóżcie się przy ogniu, dziateczki, i odpocznijcie sobie, a my pójdziemy w las rąbać drwa. A kiedy skończymy, przyjdziemy po was."
Jaś i Małgosia siedzieli przy ogniu, a gdy nastało południe zjadło każde swój kawałeczek chleba. A ponieważ słyszeli uderzenia siekiery, myśleli, że ojciec jest blisko. Ale to nie była siekiera, lecz gałąź przywiązana do suchego drzewa, którą wiatr tłukł bez ustanku tam i z powrotem. A siedzieli tak długo, aż oczy same zamknęły się ze zmęczenia i zasnęli twardym snem. Kiedy się obudzili, była ciemna noc. Małgosia zaczęła płakać i powiedziała: "I jak teraz wyjdziemy z tego lasu!," lecz Jaś pocieszył ją: "Poczekaj chwileczkę aż księżyc wzejdzie, a drogę jakoś znajdziemy." A gdy księżyc w pełni był już na niebie, wziął Jaś swą siostrzyczkę za rękę i szedł za krzemieniami, które jarzyły się w nocy jak nowo wybite monety i wskazywały im drogę. Szli tak przez całą noc, a gdy dzień już szarzał, znaleźli dom swego ojca. Zapukali do drzwi, a gdy je macocha otworzyła, rzekła: "wy niedobre dzieciaki! Co tak spałyście w tym lesie. Już myśleliśmy, że nigdy nie wrócicie do domu!" Lecz ojciec ucieszył się, bo serce zaczęło mu pękać, gdy dziatki swe same zostawił w lesie.
Niedługo potem bieda znów zawitała w ich progi, a dzieci słyszały, jak matka nocą w łóżku mówiła do ojca: "Znowu wszystko zjedzone. Mamy tylko pół bochenka chleba, a potem to już koniec przedstawienia. Musimy pozbyć się dzieci. Zaprowadzimy je jeszcze głębiej w las, żeby nie mogły znaleźć drogi z powrotem. Nie ma dla nas innego ratunku. "Mężowi ciężko zrobiło się na sercu i pomyślał: "Byłoby lepiej, gdybyś się podzielił ostatnim kęsem z dziećmi." Ale żona nie chciała niczego słyszeć, łajała go i robiła mu wyrzuty. Kto mówi A, musi powiedzieć B, a ponieważ ustąpił pierwszym razem, musiał ustąpić i za drugim.
Dzieci jeszcze nie spały i słyszały całą rozmowę. Kiedy starzy spali, wstał Jaś i chciał wyjść, by pozbierać krzemyki jak poprzednim razem, lecz macocha zamknęła drzwi i nie mógł. Pocieszał jednak siostrzyczkę i mówił: "Nie płacz, Małgosiu, i śpij spokojnie. Dobry Bóg nam pomoże."
Wczesnym rankiem macocha przyszła po dzieci do łóżka. Dostały po kawałeczku chleba, jeszcze mniejszym niż poprzednim razem. W drodze do lasu Jaś go pokruszył w kieszeni, często cichutko przystawał i rzucał kawałeczek na ziemię. "Jasiu, co tak stajesz i się rozglądasz," powiedział ojciec, "idź no przed siebie." – "Patrzę za gołąbkiem, co na dachu siedzi i chce mi powiedzieć papa," odpowiedział Jaś. "Głupcze," rzekła macocha, "To nie gołąb tylko poranne słońce, co na komin świeci." A Jaś rzucał i rzucał wciąż swe kawałki na drogę.
Kobieta prowadziła dzieci jeszcze głębiej w las, gdzie jeszcze nigdy w życiu nie były. Potem znowu zrobili wielkie ognisko, a matka rzekła: "Siedźcie tutaj, dziateczki, a kiedy będziecie zmęczone, możecie sobie troszkę pospać. My idziemy do lasu drwa rąbać, a wieczorem, gdy już skończymy, przyjdziemy po was." Gdy nastało południe, Małgosia podzieliła się z Jasiem kawałkiem chleba, bo Jaś swój kawałek rozrzucił po drodze. Potem zasnęli, a gdy minął wieczór, lecz nikt nie przyszedł do biednych dzieci. Obudziły się dopiero późną nocą, a Jaś pocieszał swą siostrzyczkę mówiąc: "Poczekaj tylko, Małgosiu, aż księżyc wzejdzie, a zobaczymy okruszki, które rozsypałem. One pokażą nam drogą do domu." Kiedy księżyc rozjaśniał, wyruszyli w drogę, lecz nie znaleźli żadnego okruszka, bo wydziobyły je ptaki, których mrowie w lesie i na polu mieszka. Jaś powiedział do Małgosi: "Jakoś znajdziemy drogę.," lecz jej nie znaleźli. Szli całą noc i dzień od rana do wieczora, lecz nie wyszli z lasu. Byli strasznie głodni, bo nie mieli nic, prócz paru jagód. A ponieważ byli tak głodni, nogi nie chciały ich nosić. Położyli się więc pod drzewem i zasnęli.
Nastał trzeci ranek po tym, jak opuścili dom ojca. Znowu zaczęli iść, ale zabłąkali się jeszcze głębiej w las. Gdyby szybko nie znaleźli pomocy, musieliby umrzeć. Gdy przyszło południe, zobaczyli pięknego, śnieżnobiałego ptaszka, który siedział na gałęzi i tak pięknie śpiewał, że dzieci stanęły i zaczęły go słuchać. Kiedy zaś skończył, rozłożył skrzydła i odfrunął, a dzieci poszły za nim, aż trafili do domku, na którego dachu usiadł. Gdy dzieci podeszły bliżej, zobaczyły, że dom zbudowany był z chleba a przykryty był plackami, okna były zaś z jasnego cukru. "Możemy się za to zabrać," rzekł Jaś, "To będzie posiłek co się zowie. Ja zjem kawałek dachu, Małgosiu, a ty możesz zjeść kawałek okna, bo słodko smakuje." Jaś sięgnął do góry i ułamał sobie ociupinkę z dachu, żeby zobaczyć jak smakuje, a Małgosia stanęła przy szybie i sobie ją chrupała. Wtedy cienki głosik zawołał z chałupki:
"Chrup, chrup, kto chrupie
Przy mojej chałupie?"
A dzieci odpowiedziały:
"To wiatr, to wiatr,
Niebiański dzieciak hula tak"
I jadły dalej nie dając się zbałamucić. Jaś, któremu dach bardzo smakował, urwał sobie spory kawałek, a Małgosia wybiła sobie całą okrągłą szybkę, usiadła sobie i było jej bardzo miło. Nagle otworzyły się drzwi i ukazała się w nich kobieta stara jak świat opierając się na lasce.
Jaś i Małgosia tak się przestraszyli, że upuścili wszystko, co mięli w rękach. Stara pokiwała głową i rzekła: "Ach, kochane dziateczki, kto was tu przyprowadził? Wejdźcie i zostańcie ze mną. Krzywda żadna wam się nie stanie." Złapała oboje za ręce i poprowadziła do domku. Tam dostały dobre jedzenie, mleko, naleśniki z cukrem, jabłka i orzechy. Potem zasłała im biało dwa cudne łóżeczka, a Jaś i Małgosia położyli się i myśleli, że są w niebie.
Starucha udawała tylko taką miłą, bo była to stara zła wiedźma, która na dziateczki tylko czyhała Domek z chleba zbudowała zaś tylko dlatego, aby je skusić. Kiedy jakieś dostało się w jej moc, zabijała je, gotowała i jadła, a było to dla niej święto. Wiedźmy mają czerwone oczy i nie widzą zbyt dobrze, ale mają świetny węch jak zwierzęta i potrafią wyczuć, kiedy idzie człowiek. Gdy Jaś i Małgosia przechodzili w pobliżu, zaśmiała się złośliwie i rzekła szyderczo: "Mam ich i już mi nie uciekną." Wstała wczesnym rankiem, zanim dzieci się obudziły i patrzyła na nie, jak sobie smacznie śpią i na ich pełne czerwone policzki, mrucząc pod nosem: "To dopiero będzie kąsek" Złapała Jasia swą suchą ręką i zaniosła do małej stajenki, gdzie go zamknęła za kratami. Mógł tam krzyczeć ile wlazło, lecz nic by mu to nie pomogło. Potem podeszła do Małgosi i zaczęła nią potrząsać aż ją zbudziła i rzekła: "Wstawaj, leniu i noś wodę. Ugotuj coś dobrego swojemu bratu, który siedzi w stajni, żeby się utuczył. A jak już będzie tłusty, to go zjem." Małgosia zaczęła gorzko płakać, ale wszystko na darmo, musiała robić, co zła wiedźma jej kazała.
Od tej chwili dla Jasia było najlepsze jedzenie, a dla Małgosi nic tylko skorupki po rakach. Starucha chodziła każdego ranka do stajenki i wołała: "Jasiu, wysuń paluszka, żebym wiedziała już robisz się tłusty." Lecz Jaś nie wystawiał jej palca, lecz kosteczkę, a starucha, która miała mętne oczy i nic nie widziała, myślała, że to palec Jasia, dziwiła się, że wcale nie robi się tłusty. Gdy minęły cztery tygodnie, a Jaś wciąż był chudy, straciła cierpliwość i nie chciała dłużej czekać. "Jazda, Małgosiu," zawołała do dziewczynki, "Uwiń się i nanoś wody: Czy Jaś jest tłusty czy nie, jutro go zarżnę i ugotuję." Ach, jak płakała biedna siostrzyczka, gdy nosiła wodę, a łzy ciekły jej po policzkach! "Drogi Boże, pomóż nam," wołała, "Gdyby nas dzikie zwierzęta pożarły, umarlibyśmy przynajmniej razem." – "Oszczędź sobie tej paplaniny," powiedziała starucha, "Nic ci nie pomoże."
Wczesnym rankiem Małgosia musiała wyjść, by powiesić kocioł z wodą i rozpalić ogień. "Najpierw będziemy piec," powiedziała starucha. "Rozpaliłam już w piecu i zagniotłam już ciasta." Pchnęła biedną Małgosią w kierunku pieca, z którego płomienie już buchały. "Właź," powiedziała wiedźma, "i zobacz, czy już dobrze nagrzany, żebym mogła wsunąć chleb." I chciała zamknąć piec, gdy Małgosia będzie już w środku. Małgosia miała się tam smażyć, bo wiedźma też chciała ją zjeść. Małgosia jednak połapała się, co starucha miała w planie i powiedziała: "Nie wiem, jak mam to zrobić; jak mam tam wejść? – "Głupia gęś," powiedziała starucha. "Przecież widzisz, że otwór jest wystarczająco duży. Sama bym wlazła." Potem ruszyła na czworaka pod piec i wsadziła w jego otwór głowę. Wtedy Małgosia ją pchnęła, że stara wjechała głęboko do środka. Zamknęła żelazne drzwi i zasunęła rygiel. Hu! Zaczęła ryczeć, całkiem potwornie, ale Małgosia uciekła, a bezbożna wiedźma spaliła się marnie.
Małgosia pobiegła prosto do Jasia, otworzyła stajenkę i zawołała: "Jasiu, jesteśmy zbawieni. Stara wiedźma nie żyje." Jaś wyskoczył jak ptak z klatki, gdy Małgosia otworzyła mu drzwi. Dzieci bardzo się cieszyły, objęły się za szyję i skakały w kółko całując się. A ponieważ niczego nie musiały już się obawiać, weszły z powrotem do domu wiedźmy. We wszystkich rogach stały tam skrzynie z perłami i drogimi kamieniami. "To jeszcze lepsze niż krzemyki.," powiedział Jaś, i napychał swoje kieszenie, ile wlazło. Małgosia zaś powiedziała: "Ja też chcę coś przynieść do domu." i napełniła do pełna swój fartuszek. –"Musimy już ruszać w drogę," powiedział Jaś, "żeby wyjść z lasu czarownic." Gdy już szli parę godzin, trafili nad wielką wodę. "Nie możemy przejść na drugą stronę," rzekł Jaś, "Nie ma tu kładki ni mostu"- "ani żaden statek nie płynie," dodała Małgosia, "ale tam płynie biała kaczuszka. Jeśli ją poproszę, to pomoże nam przejść."
I wtedy zawołała:
"Kaczuszko, kaczuszko
To Jaś i Małgosia, maleńkie dziateczki
Nie widzą mostu ani kładeczki
Weź nas na grzbiet biały. By dzieci tak nie stały"
Kaczuszka podpłynęła, a Jaś usiadł na nią i poprosił siostrzyczkę, by usiadła obok. "Nie," powiedziała Małgosia, kaczuszka miałaby za ciężko. Przewiezie nas jedno po drugim." I tak też zrobiło dobre zwierzątko. A gdy już szczęśliwie byli na drugiej stronie i chwileczkę już szli, las stawał się coraz bardziej znajomy i w końcu zobaczyli z daleka dom ojca. Wtedy zaczęli biec, rzucili się do izby i zawiśli ojcu na szyi. Ojciec nie zaznał ni jednej szczęśliwej godziny, od kiedy dzieci w lesie zostawił. Macocha zaś umarła. Małgosia opróżniła swój fartuch, tak że perły i drogie kamienie po izbie skakały, a Jaś dorzucał garść za garścią ze swoich kieszeni. Tak skończyły się wszelkie troski i odtąd żyli razem w radości. To już koniec mojego bajania, bierz się do łapania., bo tam leci mysz, a kysz, a kysz,. A kto ją złapie za ogon lub szyję, niech se z jej futra kapotę uszyje.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek