De tre slangeblade


Ba chiếc lá rắn


Der var engang en fattig mand, som ikke mere kunne skaffe føden til sin eneste søn. Sønnen sagde derfor til ham: "Jeg er kun til byrde for dig, kære far. Jeg vil hellere drage ud og se at fortjene mit brød." Faderen gav ham sin velsignelse, og de tog dybt bedrøvede afsked med hinanden. På denne tid var der netop en mægtig konge, der førte krig, og ynglingen tog tjeneste hos ham. Han kom straks med i et stort slag. Det regnede med kugler, og rundt om ham faldt hans kammerater døde til jorden. Da også anføreren var faldet, ville resten af hæren flygte, men ynglingen opmuntrede dem og sagde: "Vi vil ikke lade vort fædreland gå til grunde." De fulgte ham da allesammen imod fjenden og vandt sejr. Da kongen fik at vide, at det alene var ham, han kunne takke derfor, blev han ophøjet til den første mand i landet og fik store rigdomme.
Kongen havde en datter, som var meget smuk, men en sær en. Hun havde aflagt det løfte kun at gifte sig med den, der ville lade sig levende begrave med hende, når hun døde. "Hvis han virkelig holder af mig af hele sin sjæl," sagde hun, "kan livet ikke have noget værd for ham, når jeg er død." Hvis han døde først, ville hun også lade sig levende begrave med ham. Dette løfte havde hidtil afskrækket alle friere, men ynglingen blev så betaget af hendes skønhed, at han anholdt om hendes hånd hos hendes far. "Ved du nu også, hvad du må love," spurgte kongen. "Ja," svarede han, "men min kærlighed er så stor, at det ikke afskrækker mig." Så gav kongen sit samtykke, og brylluppet blev fejret med stor pragt.
De levede nu i lang tid lykkeligt med hinanden, men pludselig blev den unge dronning meget syg, og ingen af lægerne kunne frelse hende. Da hun var død, huskede den unge konge, hvad han havde lovet, og gøs når han tænkte på, at han skulle ned i den mørke grav, men han kunne ikke slippe fri, for kongen havde sat vagt ved alle døre, for at han ikke skulle forsøge at unddrage sig sin skæbne. Da den dag kom, hvor liget skulle bisættes i den hvælving, hvor kongerne blev begravet, blev han også ført derned, og døren blev låset efter ham.
Ved siden af kisten stod et bord med fire lys, fire skiver brød og fire flasker vin. Når han havde spist det, måtte han dø af sult. Han spiste kun en bid brød hver dag og drak en lille smule vin, mens døden rykkede nærmere og nærmere. Han sad ganske stille og stirrede hen for sig, men pludselig så han, at der kom en slange krybende henimod liget. Han tænkte, den ville gnave i det og drog sit sværd og sagde: "Så længe jeg lever, skal du ikke røre hende." Derpå huggede han den i tre stykker. Lidt efter kom nok en slange krybende, og da den så, at den anden var død, kravlede den tilbage, men kom lidt efter igen med tre grønne blade i munden. Den lagde så de tre stykker sammen og lagde et blad på hvert af sårene. Slangen blev straks levende igen og de krøb nu begge hurtig bort. Bladene blev liggende på jorden, og den ulykkelige unge mand, der havde set det hele, kom til at tænke på, om bladene ikke også havde kraft til at gøre et menneske levende igen. Han lagde så et på den døde dronnings mund og et på hvert af hendes øjne. Næppe havde han gjort det, før blodet strømmede rask gennem årerne, hendes kinder fik farve, og hun slog øjnene op og sagde: "Hvor er jeg?" - "Du er hos mig, kære kone," svarede han og fortalte, hvordan det hele var gået til. Han gav hende nu noget vin at drikke, og da hun var blevet styrket, gik de hen og bankede så stærkt på døren, at vagten hørte det og meldte det til kongen. Han kom selv ned og lukkede op og blev lige så glad som de, da han så, at de var levende begge to. Den unge mand gav de tre slangeblade til en tjener og sagde: "Pas godt på dem og bær dem altid hos dig. Vi kan måske komme til at trænge til dem."
Der var imidlertid foregået en stor forandring med dronningen, siden hun var blevet levende igen; hver gnist af kærlighed til hendes mand var slukt. Da de nogen tid efter begav sig på en sejltur over havet for at besøge hans gamle far, glemte hun helt hans store godhed og trofasthed og fattede kærlighed til skipperen. Og engang, da den unge konge sov, tog de ham og kastede ham overbord. Da de havde gjort denne skammelige gerning, sagde hun: "Nu er det bedst, vi vender hjem og siger, at han er død på vejen. Jeg skal nok fortælle min far så meget godt om dig, at han giver sit samtykke til, at vi gifter os, og så kan du arve kronen." Men den tro tjener, der havde været vidne til det altsammen, satte i stilhed en lille båd i vandet og roede af sted for at finde sin herre. Han fandt også hans lig og fik det fisket op, lagde slangebladene på hans mund og øjne og kaldte ham således til live igen.
De roede nu af alle kræfter, og båden fløj så hurtigt af sted, at de nåede hjem til kongen før skibet. Han blev meget forundret, da han så den unge konge komme alene hjem og spurgte hvad der var hændt. Da han hørte om sin datters onde handling, sagde han: "Det er mig umuligt at tro det, men sandheden kommer jo nok for en dag." Han lukkede så de to inde i et værelse og sørgede for, at ingen fik dem at se. Kort tid efter kom det store skib hjem, og den onde kvinde gik op til sin far med et bedrøvet ansigt. "Hvorfor kommer du alene hjem?" spurgte han, "hvor er din mand?" - "Jeg er meget ulykkelig, kære far," svarede hun, "min mand blev pludselig syg og døde, og hvis denne brave skipper ikke havde hjulpet mig, havde jeg været ilde faren. Han var til stede ved dødslejet og kan fortælle det hele." - "Nu vil jeg gøre den døde levende igen," sagde kongen, åbnede døren og kaldte på den unge konge og hans tjener. Da hun så sin mand, blev hun som ramt af lynet og kastede sig på knæ og bad om nåde. Men kongen sagde: "Du fortjener ingen skånsel. Han var beredt til at dø med dig og har givet dig livet tilbage. Men du har dræbt ham, mens han sov, og du skal få den straf, du fortjener." Derpå blev hun og hendes medskyldige ført ombord på et skib, der var læk, og det drev ud på havet og forsvandt snart i bølgerne.
Xưa có một người đàn ông nghèo đến nỗi không nuôi nổi đứa con trai duy nhất của mình. Một hôm đứa bé nói:
- Cha kính yêu, cha lúc nào cũng lo phiền. Giờ con muốn đi đây đi đó để tính kế sinh nhai, như vậy còn hơn là làm gánh nặng lo âu cho cha ở nhà.
Người cha rất buồn khi tiễn con ra đi, ông cầu phúc cho con lên đường may mắn.
Đúng lúc ấy ở một nước lớn kia có giặc ngoại xâm, anh tới tình nguyện tòng quân theo vua ra trận. Lòng dũng cảm của anh được thử thách ngay trong trận đầu, đạn giặc xối tới như mưa, đồng đội chết rất nhiều, viên chỉ huy không dám xông lên, binh lính còn lại toan tháo chạy, giữa lúc ấy anh xông lên, hô lớn:
- Xông lên anh em, chúng ta không thể để Tổ quốc bị bại vong!
Được tiếp thêm khí thế, binh lính ào theo xông lên cùng anh tả xung hữu đột phá tan được giặc. Khi biết được tin thắng trận do anh là người có công lớn, nhà vua ban thưởng cho anh rất nhiều tiền của và phong làm tể tướng.
Vua sinh được một công chúa, nhan sắc tuyệt trần, nhưng phải cái tính tình kỳ dị. Công chúa thề nguyền chỉ lấy người nào sẵn lòng chịu để chôn sống cùng mồ với nàng, nếu không may nàng chết trước. Nàng lập luận:
- Nếu trái tim chàng đã thuộc về ta, vậy lúc ta chết hỏi chàng còn sống làm gì?
Ngược lại, nếu không may chồng chết trước, nàng cũng sẵn lòng đi theo cùng xuống mồ.
Lời nguyền kỳ dị ấy khiến cho những ai muốn hỏi nàng đều khiếp sợ. Quá say mê với sắc đẹp của nàng, chàng trai kia không còn biết sợ là gì, anh tâu vua xin lấy công chúa. Vua phán hỏi:
- Thế ngươi đã biết điều ngươi phải hứa chưa?
Anh đáp:
- Tâu bệ hạ, thần phải cùng nàng xuống mồ, nếu chẳng may nàng qua đời trước. Nhưng vì thần yêu nàng tha thiết nên không quản điều gì.
Nhà vua ưng thuận. Lễ cưới được tổ chức rất linh đình.
Hai vợ chồng sống với nhau trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng một ngày kia bỗng dưng công chúa đổ bệnh, không thầy lang nào cứu chữa được.
Đến lúc nàng nằm xuống, phò mã mới sực nhớ lời hứa khi xưa, cảnh phải chôn sống cùng nàng làm cho phò mã rợn cả người, nhưng cũng chẳng có cách nào khác. Vua đã lệnh cho lính canh gác cẩn mật mọi đường ra lối vào, chàng chỉ còn cách là chịu theo số mệnh.
Đến ngày thi hài công chúa được đưa vào hầm mộ, phò mã cũng bị giải xuống cùng. Rồi cửa hầm đóng lại và được khóa lại.
Cạnh quan tài công chúa là một cái bàn, trên thắp bốn cây nến, để bốn chai rượu vang và bốn ổ bánh mì. Ăn uống hết những thứ ấy chỉ còn cách ngồi dày vò đợi chết, phò mã rầu rĩ, hàng ngày chỉ ăn chút bánh và uống mỗi ngụm rượu, và thấy mổi ngày lại nhích gần cái chết hơn. Trong lúc chàng đang đăm chiêu suy nghĩ, bỗng thấy một con rắn từ góc hầm bò ra phía thi hài công chúa. Chàng tưởng nó ra để rỉa thi hài công chúa nên tuốt kiếm quát:
- Chừng nào tao còn sống thì mày không được chạm tới thi thể nàng!
Và vung kiếm chém rắn đứt thành ba khúc.
Lát sau, cũng từ góc hầm một con rắn nữa bò ra. Thấy con trước bị chặt đứt khúc nằm đó, nó trườn quay lại, lát sau nó lại ra, miệng ngậm ba chiếc lá xanh. Nó kéo và xếp mấy khúc xác theo thứ tự hình rắn, đặng đắp lên mỗi chỗ chắp một cái lá. Chỉ trong nháy mắt con rắn kia cựa mình và sống lại và cả hai con vội trườn đi. Chúng đi để lại ba cái lá trên mặt đất. Chính mình chứng kiến mọi chuyện vừa xảy ra, con người đang đau khổ kia chợt nảy ra ý nghĩ, ba chiếc lá có sức mạnh dị thường đã hồi sinh con rắn kia, biết đâu những chiếc lá ấy cũng cải tử hoàn sinh cho người được? Rồi chàng lại nhặt ba cái lá, đắp lên hai mắt và miệng người chết. Chỉ trong nháy mắt đã thấy sắc mặt trắng bệch của người chết dần hồng lên máu đã chảy ra trong huyết quản. Sau một hơi thở mạnh, công chúa mở mắt và hỏi:
- Trời, trời ơi, ta đang ở đâu nhỉ?
Phò mã đáp:
- Nàng đương ở cạnh ta, ôi vợ yêu quý!
Chàng kể cho nàng nghe hết đầu đuôi câu chuyện, chuyện chàng đã cứu nàng bằng cách gì. Chàng đưa cho nàng ăn ít bánh và uống chút rượu vang. Khi nàng đã lại sức, hai người ra đập rầm rầm cửa hầm mộ và lớn tiếng gọi, lính canh nghe thấy vội chạy đi tâu vua.
Vua thân mở cửa hầm, thấy công chúa và phò mã đều khỏe mạnh, tươi tỉnh, tai qua nạn khỏi, nên hết sức vui mừng. Phò mã cầm ba chiếc lá rắn đưa cho một tên hầu và dặn:
- Mày giữ bảo vật này cho ta, lúc nào cũng mang theo bên mình, để lúc nguy khốn có ngay dùng.
Từ ngày sống lại, tính tình công chúa thay đổi hẳn: mối tình đằm thắm với chồng khi xưa giờ đây dường như không còn nữa. Ít lâu sau, phò mã muốn vượt biển về thăm quê cha. Sau khi thuyền rời bến ra khơi, công chúa phải lòng tên lái, chẳng còn nghĩ gì tới người chồng chung thủy đã hết lòng cứu mình sống lại. Đợi cho lúc phò mã ngủ say, nàng vẫy gọi tên lái vào, nàng khiêng đầu, hắn tóm chân và quẳng phò mã xuống biển. Làm xong việc bỉ ổi, nàng bảo hắn:
- Giờ ta quay về, và nói phò mã đã chết dọc đường. Ta sẽ năn nỉ vua cha và ca tụng ngươi để Người thuận cho ta và ngươi lấy nhau, và ngươi sẽ là người nối ngôi báu.
Kẻ hầu trung thành của phò mã chính mắt chứng kiến mọi sự việc, liền lẻn xuống chiếc thuyền con, chèo thuyền đi tìm chủ, vớt chủ lên. Anh lấy ba chiếc lá rắn đắp lên hai mắt và mồm chủ. May quá, anh đã cứu được chủ sống lại.
Hai chủ tớ ra sức chèo, bất kể ngày đêm, con thuyền nhỏ lao vun vút, vượt xa chiếc thuyền lớn, về tới hoàng cung trước. Thấy chỉ có hai người về, nhà vua hết sức ngạc nhiên, dò hỏi họ chuyện gì đã xảy ra. Nghe kể, vua biết được sự độc ác của con gái mình và phán:
- Ta không thể tin là con gái ta đã làm điều xấu xa ấy, nhưng sự thật rồi sẽ ra ánh sáng.
Vua truyền cho hai người tạm lánh vào một căn phòng kín, không được cho ai biết chuyện này. Ít lâu sau thuyền lớn cũng về tới nơi. Mụ đàn bà bất nghĩa ra mắt nhà vua với vẻ mặt buồn rười rượi. Nhà vua hỏi:
- Sao con trở về có một mình? Chồng con đâu?
Mụ tâu:
- Trời ơi, cha kính yêu, con quay trở về với nỗi bất hạnh lớn. Giữa đường chồng con lâm bệnh và đã qua đời. Nếu không có người lái tốt bụng này giúp đỡ thì có lẽ con khó lòng mà về được tới đây. Lúc chồng con qua đời anh ta cũng có mặt, anh ta sẽ kể tất cả mọi chuyện để vua cha hay biết.
Vua phán:
- Ta muốn cải tử hoàn sinh cho người quá cố.
Vừa dứt lời thì cửa phòng mở, hai người kia bước ra. Thấy bóng dáng chồng, mụ đàn bà kia chẳng khác gì bị sét đánh ngang tai, mụ sụp quỳ xuống xin tha tội. Vua phán:
- Tha mày sao được. Người ta tình nguyện chết theo mày, rồi lại cứu sống mày, thế mà mày còn nỡ tâm rình lúc nó ngủ say mà hãm hại. Mày phải đền tội.
Vua sai giải mụ cùng tên tòng phạm xuống chiếc thuyền đã khoan thủng đáy, cho đẩy thuyền ra biển khơi, chẳng mấy chốc thuyền đã bị nhận chìm trong sóng biển.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng