Le serpent blanc


Con rắn trắng


Il y a maintenant fort longtemps que vivait un roi dont la sagesse était connue dans tout son royaume. On ne pouvait rien lui cacher, il semblait capter dans les airs des nouvelles sur les choses les plus secrètes. Ce roi avait une étrange habitude: tous les midis, alors que la grande table était desservie et qu'il n'y avait plus personne dans la salle, son serviteur fidèle lui apportait un certain plat. Or, ce plat était recouvert, et le valet lui-même ignorait ce qu'il contenait; personne d'ailleurs ne le savait, car le roi ne soulevait le couvercle et ne commençait à manger que lorsqu'il était seul. Pendant longtemps cela se passa ainsi. Mais un jour, le valet, ne sachant plus résister à sa curiosité, emporta le plat dans sa chambrette et referma soigneusement la porte derrière lui. Il souleva le couvercle et vit un serpent blanc au fond du plat. Cela sentait bon et il eut envie d'y goûter. N'y tenant plus, il en coupa un morceau et le porta à sa bouche. Mais à peine sentit-il le morceau sur sa langue qu'il entendit gazouiller sous la fenêtre. Il s'approcha, écouta et se rendit compte qu'il s'agissait de moineaux qui se racontaient ce qu'ils avaient vu dans les champs et dans les forêts. Le fait d'avoir goûté au serpent lui avait donné la faculté de comprendre le langage des animaux.
Ce jour-là, justement, la reine perdit sa plus belle bague, et les soupçons se portèrent sur le valet qui avait la confiance du roi et avait donc accès partout. Le roi le fit appeler, le rudoya et menaça de le condamner s'il ne démasquait pas le coupable avant le lendemain matin. Le jeune homme jura qu'il était innocent mais le roi ne voulut rien entendre et le renvoya. Le valet, effrayé et inquiet, descendit dans la cour où il commença à se demander comment il pourrait bien faire pour s'en tirer. Il y avait là, sur le bord du ruisseau, des canards qui se reposaient en discutant à voix basse tout en lissant leurs plumes avec leur bec. Le valet s'arrêta pour écouter. Les canards se racontaient où ils avaient pataugé ce matin-là et quelles bonnes choses ils avaient trouvées à manger puis l'un d'eux se plaignit: "J'ai l'estomac lourd car j'ai avalé par mégarde une bague qui était sous la fenêtre de la reine." Le valet l'attrapa aussitôt, le porta dans la cuisine et dit au cuisinier: "Saigne ce canard, il est déjà bien assez gras." - "D'accord," répondit le cuisinier en le soupesant. "Il n'a pas été fainéant et il s'est bien nourri; il devait depuis longtemps s'attendre à ce qu'on le mette dans le four." Il le saigna et trouva, en le vidant, la bague de la reine. Le valet put ainsi facilement prouver son innocence au roi. Celui-ci se rendit compte qu'il avait blessé son valet fidèle et voulut réparer son injustice; il promit donc au jeune homme de lui accorder une faveur et la plus haute fonction honorifique à la cour, que le valet choisirait.
Le valet refusa tout et demanda seulement un cheval et de l'argent pour la route, car il avait envie de partir à la découverte du monde. Aussi se mit-il en route dès qu'il eut reçu ce qu'il avait demandé. Un jour, il passa près d'un étang où trois poissons, qui s'étaient pris dans les roseaux, étaient en train de suffoquer. On dit que les poissons sont muets, et pourtant le valet entendit leur complainte qui disait qu'ils ne voulaient pas mourir si misérablement. Le jeune homme eut pitié d'eux; il descendit de son cheval et rejeta les trois poissons prisonniers dans l'eau. Ceux-ci recommencèrent à frétiller gaiement, puis ils sortirent la tête de l'eau et crièrent: "Nous n'oublierons pas que tu nous as sauvés et te revaudrons cela un jour." Le valet continua à galoper et eut soudain l'impression d'entendre une voix venant du sable foulé par son cheval. Il tendit l'oreille et entendit le roi des fourmis se lamenter: "Oh, si les gens voulaient faire un peu plus attention et tenaient leurs animaux maladroits à l'écart! Ce cheval stupide piétine avec ses lourds sabots mes pauvres serviteurs!" Le jeune homme s'écarta aussitôt et le roi des fourmis cria: "Nous n'oublierons pas et te revaudrons cela un jour!" Le chemin mena le valet dans la forêt où il vit un père corbeau et une mère corbeau en train de jeter tous leurs petits du nid. "Allez-vous-en, sacripants," croassèrent-ils, "nous n'arrivons plus à vous nourrir vous êtes déjà assez grands pour vous trouver à manger tout seuls!" Les pauvres petits, qui s'agitaient par terre en battant des ailes, piaillèrent: "Comment pourrions-nous, pauvres petits que nous sommes, subvenir à nos besoins alors que nous ne savons même pas voler! Nous allons mourir de faim!" Le jeune homme descendit aussitôt de son cheval, le transperça de son épée et l'abandonna aux jeunes corbeaux pour qu'ils aient de quoi se nourrir. Les petits s'approchèrent et, après s'être rassasiés, crièrent: "Nous ne t'oublierons pas et te revaudrons cela un jour!"
Le valet fut désormais obligé de continuer sa route à pied. Il marcha et marcha et, après une longue marche, il arriva dans une grande ville dont les rues étaient très peuplées et très animées. Soudain, un homme arriva à cheval et annonça que l'on cherchait un époux pour la princesse royale, mais que celui qui voudrait l'épouser devrait passer une épreuve difficile et, s'il échouait, il devrait payer de sa vie. De nombreux prétendants s'y étaient déjà essayés et tous y avaient péri. Mais le jeune homme, lorsqu'il eut l'occasion de voir la princesse, fut si ébloui de sa beauté qu'il en oublia tous les dangers. Il se présenta donc comme prétendant devant le roi.
On l'emmena immédiatement au bord de la mer et on jeta sous ses yeux un anneau d'or dans les vagues. Puis, le roi lui ordonna de ramener l'anneau du fond de la mer, et ajouta: "Si tu émerges de l'eau sans l'anneau, les vagues te rejetteront sans cesse jusqu'à ce que tu périsses." Tous plaignirent le jeune homme et s'en allèrent. Seul, debout sur la plage, le valet se demanda ce qu'il allait bien pouvoir faire, lorsqu'il vit soudain trois poissons s'approcher de lui. C'étaient les poissons auxquels il avait sauvé la vie. Le poisson du milieu portait dans sa gueule un coquillage qu'il déposa aux pieds du jeune homme. Celui-ci le prit, l'ouvrit et y trouva l'anneau d'or. Heureux, il le porta au roi, se réjouissant d'avance de la récompense. Or, la fille du roi était très orgueilleuse et, dès qu'elle eut appris que son prétendant n'était pas de son rang, elle le méprisa et exigea qu'il subît une nouvelle épreuve. Elle descendit dans le jardin et, de ses propres mains, elle répandit dans l'herbe dix sacs de millet. "Tu devras ramasser ce millet!" ordonna-t-elle, "que ces sacs soient remplis avant le lever du soleil! Et pas un seul grain ne doit manquer!" Le jeune homme s'assit dans l'herbe et se demanda comment il allait pouvoir s'acquitter de cette nouvelle tâche. Ne trouvant pas de solution, il resta assis en attendant tristement l'aube et la mort. Or, dès que les premiers rayons de soleil éclairèrent le jardin, il vit devant lui les dix sacs de millet remplis à ras. Ils étaient rangés les uns à côté des autres et pas un grain ne manquait. Le roi des fourmis était venu la nuit avec des milliers de ses serviteurs et les fourmis reconnaissantes avaient rassemblé tout le millet avec infiniment de soin et en avaient rempli les sacs. La princesse descendit elle-même dans le jardin et constata avec stupéfaction que son prétendant avait rempli sa tâche. Ne sachant pourtant toujours pas maîtriser son cœur plein d'orgueil, elle déclara: "Il a su passer les deux épreuves, mais je ne serai pas sa femme tant qu'il ne m'aura pas apporté une pomme de l'Arbre de Vie." Le jeune homme ignorait où poussait un tel arbre, mais il décida de marcher là où ses jambes voudraient bien le porter, sans trop d'espoir de trouver l'arbre en question. Il traversa trois royaumes et il arriva un soir dans une forêt. Il s'assit au pied d'un arbre pour se reposer un peu lorsqu'il entendit un bruissement dans les branches au-dessus de sa tête et une pomme d'or tomba dans sa main. Au même moment, trois corbeaux se posèrent sur ses genoux et dirent: "Nous sommes les trois jeunes corbeaux que tu as sauvés de la famine. Nous avons appris que tu étais en quête de la pomme d'or et c'est pourquoi nous avons traversé la mer et sommes allés jusqu'au bout du monde où se trouve l'Arbre de Vie pour t'apporter cette pomme." Le jeune homme, le cœur joyeux, prit le chemin du retour et remit la pomme d'or à la belle princesse qui ne pouvait plus se dérober. Ils coupèrent la pomme de Vie en deux, la mangèrent ensemble et, à cet instant, le cœur de la princesse s'enflamma d'amour pour le jeune homme. Ils s'aimèrent et vécurent heureux jusqu'à un âge très avancé.
Thuở ấy có một ông vua nổi tiếng trong cả nước là thông minh, học rộng, biết nhiều. Không cái gì là vua không biết. Người ta có cảm giác dường như gió đưa lại cho vua những tin tức bí mật nhất.
Vua có một thói quen rất kỳ lạ. Trưa nào cũng vậy, sau bữa ăn, khi bàn đã dọn đi hết, không còn một ai ở trong phòng nữa, một người hầu tin cẩn bưng vào cho vua một cái thẫu đậy nắp kín. Ngay chính người hầu cũng không biết trong đó có gì. Cũng chẳng một ai biết được điều đó vì vua bao giờ cũng đợi đến khi chỉ còn một mình mới mở thẫu ra. Một thời gian dài như vậy, cho tới một hôm, người hầu bị tính tò mò thôi thúc, không nhịn được nữa, lúc bưng thẩu đi, anh ta mang thẫu thẳng về buồng mình. Khi đã đóng cửa phòng thật cẩn thận, anh ta mới mở nắp ra, thấy một con rắn trắng nằm trong đó. Mới nhìn đã nhỏ nước miếng, không kìm được nữa, anh cắt luôn một miếng bỏ mồm nếm thử xem sao. Anh vừa động lưỡi nếm liền nghe thấy hình như có tiếng chim hót líu lo ở cửa sổ. Anh tới bên cửa sổ lắng nghe, thì ra chim sẻ chuyện trò với nhau, kể cho nhau nghe những gì đã thấy ở ngoài đồng và ở trong rừng. Vì được nếm miếng thịt rắn nên giờ đây anh ta hiểu được tiếng các loài vật.
Cũng đúng ngày hôm đó lại có chuyện xảy ra: Chiếc nhẫn đẹp nhất của hoàng hậu tự nhiên biến mất. Hoàng hậu nghi cho người hầu tin cẩn ấy ăn cắp, vì anh ta là người duy nhất được phép vào tất cả mọi nơi ở trong cung vua. Vua truyền gọi anh đến, dọa mắng anh thậm tệ, hẹn cho đến sáng hôm sau nếu không tìm ra được thủ phạm thì anh sẽ bị coi như chính là thủ phạm và bị đem ra xét xử. Có kêu oan cũng vô ích; anh bị đuổi ra ngoài. Trong lúc phân vân, lo sợ, anh đi lang thang trong sân, nghĩ xem có cách nào giải thoát khỏi cơn khốn quẫn này không.
Lúc đó trong hồ có đàn vịt đang chụm lại với nhau, lấy mỏ rỉa lông cho mượt, chúng đang chuyện trò vui vẻ. Anh người hầu đứng lại lắng nghe. Chúng kể cho nhau nghe những nơi chúng đã đến, nơi nào có lắm mồi ngon. Trong lúc chúng kể chuyện thì có một con càu nhàu ta thán:
- Tao thấy nặng bụng khó chịu quá. Trong lúc vội vã đi ngang qua dưới chân cửa sổ buồng của hoàng hậu, tao đã nuốt luôn một cái nhẫn vào bụng.
Nghe vậy, anh người hầu liền tóm ngay cổ con vịt ấy, mang vào bếp nói với đầu bếp:
- Bác làm thịt con này nhé, con này béo lắm.
Bác đầu bếp nhận lời, nhấc vịt lên xem có nặng không, rồi nói:
- Được, cứ để đó! Con này chắc tham ăn lắm, béo thế này thì chỉ còn đợi đem quay thôi.
Bác đầu bếp mổ vịt thì thấy chiếc nhẫn của hoàng hậu trong mề vịt. Thế là anh người hầu có thể minh oan cho mình một cách dễ dàng. Để đền bù cho sự oan uổng ấy, nhà vua hỏi anh người hầu muốn gì và hứa phong cho anh chức tước cao quý nhất trong triều đình.
Mặc dù còn trẻ, đẹp trai, tương lai đầy hứa hẹn nhưng anh người hầu khước từ tất cả, trong thâm tâm rất buồn, không muốn ở lại cung đình nữa. Anh chỉ xin một con ngựa và ít tiền để đi chu du thiên hạ. Khi đã được toại nguyện, anh lên đường. Một hôm anh đi qua một cái ao, thấy ba con cá bị mắc cạn trong đám lau sậy, đang ngáp thoi thóp. Dẫu rằng người ta thường nói: câm lặng như cá, nhưng anh lại nghe thấy chúng than vãn vì sẽ phải chết một cách bi thảm. Vì có lòng nhân hậu, anh xuống ngựa và nhấc cá khỏi bụi lau sậy rồi thả xuống nước. Cá quẫy, tỏ nỗi vui mừng, lướt nhô đầu khỏi mặt nước, gọi với anh:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh. Thế nào chúng tôi cũng tìm cách trả ơn này.
Anh lại cưỡi ngựa lên đường. Đi được một lúc, anh có cảm giác như có tiếng nói ở trên cát ngay dưới chân mình. Anh lắng tai thì nghe một con kiến chúa đang phàn nàn:
- Giá loài người đừng để con vật vụng về thô lỗ đụng đến chúng ta có hay không! Cái con ngựa ngu ngốc này lại sắp giẫm nát những người bà con của chúng ta mà không hề mủi lòng.
Anh bèn giật cương cho ngựa đi lánh sang bên đường. Kiến chúa nói với anh:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh.
Đang đi trong rừng, bỗng anh nhìn thấy quạ bố và quạ mẹ đang vứt lũ quạ con ra khỏi tổ và thét:
- Tụi bay cút đi, đồ quỷ tha ma bắt! Chúng ta không thể nuôi báo cô chúng mày mãi thế được! Chúng mày đã khôn lớn, phải biết lo liệu lấy chứ!
Lũ quạ con tội nghiệp ấy nằm soài dưới đất, cố vẫy đôi cánh yếu ớt kêu:
- Chúng tôi, những đứa trẻ không nơi nương tựa, bay còn chưa nổi thì làm sao đi kiếm mồi nuôi lấy thân mình? Giờ chỉ còn cách nằm chết đói thảm hại nơi đây.
Lúc đó, chàng trai trẻ xuống ngựa, rút gươm giết ngựa để làm mồi cho quạ con ăn. Lũ quạ con nhảy tới, ăn no nê rồi nói:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh.
Giờ anh đành rảo cẳng đi bộ. Đi hết con đường dài, anh tới một thành phố đông đúc, tấp nập. Mọi người đang xô lấn nhau để đến gần nghe một người cưỡi ngựa đang bắc loa loan báo là công chúa kén chồng. Ai muốn kết duyên cùng nàng thì phải hoàn tất một công việc rất khó, nếu chẳng may không thực hiện được việc đó, đời người ấy coi như bỏ đi. Nhiều người đã thử sức mình, nhưng họ đều bị bỏ mạng. Thấy công chúa đẹp lạ thường, chàng trai đâm ra ngơ ngẩn, quên hết cả những nguy hiểm, đến tâu trình vua muốn xin thử sức mình.
Ngay sau đó anh được dẫn ra bờ biển. Người ta vứt một chiếc nhẫn vàng xuống biển trước sự có mặt của đông đủ mọi người. Nhà vua bảo anh hãy lấy chiếc nhẫn đã rơi xuống đáy biển lên. Nhà vua còn nói thêm:
- Nếu ngươi lên tay không thì sẽ bị ném ngay xuống biển, cứ như vậy đến khi ngươi bị sóng nước cuốn đi.
Mọi người đứng đó đều tiếc cho đời chàng trai trẻ đẹp kia, họ bỏ về lần lần, để anh đứng cô đơn bên bờ biển. Anh đứng đó một mình, đang mải nghĩ xem phải làm gì thì thấy ba con cá bơi lại. Chẳng phải là loại cá xa lạ nào, đó chính là ba con cá mà anh đã cứu sống trước đây. Con cá bơi ở giữa, mồm ngậm một con sò. Nó bơi đến, đặt sò lên bãi biển dưới chân anh. Khi anh cầm sò lên, cậy ra thì thấy có chiếc nhẫn vàng. Anh mừng lắm, liền đem nhẫn dâng vua, hy vọng vua sẽ giữ lời hứa thưởng cho mình. Nào ngờ công chúa vốn kiêu kỳ, biết chàng không phải con nhà gia thế vọng tộc, môn đăng hộ đối, nên chối từ bằng cách ra điều kiện chàng trai phải làm một việc khó thứ hai. Nàng vào vườn, tự tay mình rắc mười bị kê xuống cỏ và nói:
- Sớm mai, trước khi mặt trời mọc, anh phải nhặt xong hết kê lẫn trong cỏ, không thiếu hạt nào.
Chàng trai ngồi trong vườn, suy tính mãi mà không ra được kế gì. Anh đành ngồi rầu rĩ, đợi trời sáng rõ cho người ta dẫn ra pháp trường. Khi những tia nắng đầu tiên vừa lóe lên thì anh thấy mười bị kê đầy ăm ắp đứng liền nhau thành một hàng, không thiếu hạt nào. Thì ra đêm ấy, kiến chúa đã cùng hàng ngàn, hàng vạn kiến quân kéo đến. Những con vật không quên ơn ấy đã cần mẫn nhặt kê bỏ bị. Công chúa đích thân xuống vườn. Nàng hết sức ngạc nhiên khi thấy chàng trai đã làm xong việc mình giao cho. Nhưng nàng vẫn chưa hết tính kiêu kỳ, lại bảo:
- Tuy anh đã làm được hai việc khó, nhưng ta chỉ chấp nhận anh là chồng ta khi nào anh lấy được về đây cho ta một quả táo vàng ở cây táo trường sinh.
Anh không biết cây táo ấy mọc ở đâu, đành nhắm mắt đưa chân, cứ dấn bước đi đến khi nào mỏi thì thôi, lòng chẳng hy vọng gì sẽ kiếm được quả táo đó. Anh đã đi qua ba nước. Một ngày kia, anh vừa tới một khu rừng thì trời sập tối. Anh ngồi xuống gốc cây, định ngủ một giấc, bỗng nghe tiếng vỗ cánh phía trên cao, rồi một quả táo vàng rơi vào tay anh. Cùng lúc đó có ba con quạ sà xuống, đậu lên đầu gối anh và nói:
- Chúng tôi là ba con quạ non anh đã cứu khỏi chết đói. Chúng tôi đã khôn lớn, nghe biết ân nhân đang đi tìm quả táo vàng, lập tức chúng tôi vượt bể tới nơi tận cùng của trái đất, nơi có cây trường sinh mọc để hái táo mang về cho ân nhân.
Hết sức mừng vui, chàng trai lập tức lên đường trở về nước, dâng công chúa xinh đẹp quả táo vàng. Giờ đây công chúa không còn cớ gì để từ chối nữa. Hai người bổ táo, vui vẻ chia nhau mỗi người ăn một nửa. Giờ đây lòng nàng dậy lên tình thương vô hạn đối với chàng trai trẻ. Hai người sống với nhau thật thắm thiết cho đến khi đầu bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng