Balıkçı ve Karısı


Hai vợ chồng người đánh cá (hay chuyện Ông già và biển cả)


Bir zamanlar bir balıkçıyla karısı ufacık bir barakada oturmaktaydı. Adam her gün göl kenarına gidip durmadan olta atıyordu. Bir gün yine göl başında olta attı; su çok berraktı; adam orada oturdu, oturdu, oturdu.
Oltası gittikçe derine indi, tekrar topladığında ucuna bir pisi balığı takılmıştı.
Balık ona, "Dinle bak, balıkçı, hayatımı bağışla! Ben gerçek bir balık değilim, büyü yapılmış bir prensim. Beni öldürürsen eline ne geçecek ki? Yemeye kalksan tat bile alamayacaksın. Bırak gideyim" dedi.
Adam, "Fazla bir şey söylemene gerek yok! Ben konuşan bir balığı nasıl olsa yine salıverirdim" dedikten sonra onu berrak suya bıraktı. Balık dibe doğru inerken ardında kınalı bir çizgi bıraktı.
Derken avcı eve döndü. Karısı, "Bugün yine mi bir şey yakalayamadın be adam!" diye serzenişte bulundu.
"Yakaladım" dedi adam, "Bir balık yakaladım, ama o bana kendisinin bir prens olduğunu söyledi. Bunun üzerine onu serbest bıraktım."
"Peki, bir istekte bulunmadın mı?" diye sordu karısı.
"Hayır. Ne isteyecektim ki?"
"Yahu, bu barakada oturmak hiç de kolay değil; iğrenç ve de pis kokuyor! En azından ufak bir ev isteyebilirdin. Hadi, tekrar oraya git, seslen ona. Küçük bir ev istiyoruz de! Kesinlikle bunu yerine getirecektir!"
"Yani bir daha mı oraya gideyim?"
"Elbette!" dedi kadın, "Sen onu yakaladın, sonra da serbest bıraktın. Bu yüzden isteğini yerine getirecektir. Hadi, git oraya!"
Adamın hiç niyeti yoktu, ama karısına karşı gelmek de istemedi ve göle gitti.
Oraya vardığında su yemyeşildi, hiç de önceki gibi berrak değildi. Yerini aldıktan sonra şöyle seslendi:
Pisi, pisi, gel beri,
Sakın gitme geri.
Beni karım gönderdi
'Bana bir şey iste!' dedi.
Balık hemen sahile yanaşarak, "Neymiş onun istediği?" diye sordu.
"Ben seni yakalamıştım ya! Keşke o zaman ondan bir şey isteseydin deyip duruyor. Kendisi artık barakada kalmaktan bıktı, ufak bir ev istiyor" dedi balıkçı.
"Karının yanına dön; o, eve kavuştu bile" diye cevap verdi balık.
Adam onun yanına vardı, gerçekten de, artık barakada değil de, küçük bir evin kapısı önündeki bir sırada oturmaktaydı karısı.
Karısı onu elinden tutarak, "Gel, içeri gir; burası çok daha güzel" dedi.
Birlikte eve girdiler; burada akla gelebilecek her şeyin bulunduğu, en kaliteli mobilyalarla döşenmiş, pirinçten ve bakırdan eşyalarla dolu bir veranda, bir ufak ve şirin bir oturma odası, bir yatak odası, bir mutfak ve bir kiler vardı.
Evin arkasındaki ufak avluda tavuklar, ördekler dolaşıyordu; içinde her türlü sebze ve meyvenin yetiştiği bir de bahçe!
"Bak" dedi kadın, "Ne güzel, değil mi?"
"Evet" dedi adam, "Hep böyle kalsın! Burada rahat yaşarız."
"Göreceğiz bakalım."
Neyse, yemek yedikten sonra yatmaya gittiler. Aradan sekiz ya da on dört gün geçti.
Kadın, "Dinle, bey! Bu ev çok dar geliyor; avlu da, bahçe de çok küçük. Balık bize daha büyük bir ev verebilirdi. Ben büyük bir sarayda oturmak isterim. Sen git balığa söyle de, bize taştan yapılma bir şato versin!"
"Yapma hanım!" dedi adam. "Ev gayet güzel. Şatoda ne yapalım?"
"Öff, canımı sıkma! Git balıktan iste! O verir."
"Olmaz, hanım! Balık bize ev verdi. Ben şimdi yine gidip onun canını sıkmak istemiyorum."
"Git, git!" dedi kadın, "Verir o! Yeter ki, sen iste!"
Adam üzgündü, bunu istemiyordu. Kendi kendine, "Bu doğru değil" diye söylendi. Ama buna rağmen oraya gitti.
Göle vardığında suyun rengi koyu mavi ve griydi; artık yeşil hatta sarı bile değildi; yine de sakindi.
Adam yerini aldıktan sonra şöyle seslendi:
Pisi, pisi, gel beri;
Sakın gitme geri.
Beni karım gönderdi,
'Bana bir şey iste!' dedi.
"Neymiş onun istediği?" diye sordu balık.
"Sorma!" dedi adam üzgün üzgün. "Taştan yapılma koskocaman bir şato istiyor!"
"Sen eve git, seni kapı önünde bekliyor" dedi balık.
Adam oradan ayrıldı, eve gitmek istedi, ama o evin bulunduğu yerde şimdi koskocaman bir şato durmaktaydı. Karısı merdiven başındaydı ve içeri girmek üzereydi. Kocasını görünce yanına gelip elinden tuttu ve "Gel içeri" dedi.
İçeri girdiler; zemini mermerden uzun bir koridorda dizilen bir sürü uşak koskocaman kapıları ardına kadar açtı. Bembeyaz duvarlar çok kıymetli halılarla bezenmişti; tavandan aşağı kristal avizeler sarkmaktaydı ve tüm odaların zemini halı döşeliydi. Yemek masasına bol yemeğin yanı sıra en güzel şaraplar konmuştu.
Şatonun arka kısmında, içinde atların bulunduğu kocaman bir avlu vardı ve bir de ahırda en lüks faytonlar göze çarpıyordu. En güzel meyve ağaçlarıyla en güzel çiçeklerin yetiştiği şahane bir bahçeden başka yarım mil uzunluğunda ve içinde geyiklerin, ceylanların ve tavşanların cirit attığı bakımlı bir de orman vardı.
"Ee, güzel değil mi?" diye sordu kadın.
"Çok güzel" dedi adam, "Hepsi böyle kalsın. Şatoda oturalım ve keyfimize bakalım."
"Göreceğiz bakalım" dedi karısı. "Önce bir uyuyalım hele."
Sonra yatmaya gittiler. Ertesi sabah ilk önce kadın uyandı; daha sonra yataklarından, önlerindeki harika manzaraya baktılar.
Adam gerindi; ama karısı ona bir dirsek atarak şöyle dedi: "Bey, kalk da pencereden şöyle etrafına bak! Şu ülkenin kralı biz olamaz mıyız? Hadi git balığa söyle, ben kral olmak istiyorum!"
"Yapma hanım!" dedi kocası. "Kral olup da ne yapacaksın? Ben bunu ona söyleyemem."
"Niye ki?" dedi kadın. "Hadi git ona söyle. Ben kral olmalıyım!"
Ve adam göle doğru yola çıktı; karısının kral olmak istemesine çok üzülmüştü. "Bu doğru değil, bu doğru değil" diye aklından geçirdi. Göle gitmeyi canı hiç istemiyordu, ama yine de gitti.
Göle vardığında su siyaha yakın bir renkteydi ve bataklık gibi kokuyordu. Her zamanki yerini aldıktan sonra şöyle dedi:
Pisi, pisi, gel beri;
Sakın gitme geri.
Beni karım gönderdi,
'Bana bir şey iste! dedi.
"Neymiş istediği?" diye sordu balık.
"Sorma!" dedi adam. "Şimdi de kral olmak istiyor."
"Sen git eve, o kral oldu bile!" dedi balık.
Adam geri döndü; bu kez şato çok daha büyümüş ve saraya dönüşmüştü; koskocaman süslü bir de kulesi vardı. Kapısının önünde nöbetçiler dizilmişti; ayrıca bando mızıkalı bir asker topluluğu da göze çarpıyordu.
Derken saray erkânının bulunduğu salonun kapısı açılınca adam, altın ve elmas işlemeli bir tahtta oturmakta olan karısını gördü. Başında koskocaman bir altın taç, elinde de saf altından, kıymetli taşlarla bezenmiş hükümdar asası vardı. Her iki yanında altı nedimesi boy sırasına göre dizilmişti.
Adam bir an durdu ve karısını seyrettikten sonra, "Ah, hanım..." dedi. "Ne de güzel bir kral olmuşsun! Ama artık hiçbir şey istemeyelim!"
"Hayır, bey!" dedi kadın; çok huzursuzdu. "Canım sıkılmaya başladı bile. Daha fazla tahammül edemeyeceğim. Sen git, balığa söyle! Kral oldum olmasına, ama şimdi de imparator olmak istiyorum."
"Yapma, hanım!" dedi adam, "imparator olup da ne yapacaksın?
"Fazla konuşma be adam!" dedi karısı. "Hadi git, balığa söyle, imparator olmak istiyorum ben!"
Kocası, "Yapma, hanım!" diye cevap verdi. "O seni imparator yapamaz; ben bunu ona söylemem, imparatorun bir ülkesi olmalı. Yani balık seni imparator yapamaz! Yapamaz işte!"
"Nee?" dedi kadın. "Kralım ben! Sense sadece kocamsın, o kadar! Hemen gidiyor musun bakayım? Hemen git! Kral yaptığına göre imparator da yapabilir o! Hadi git!"
Ve adam gitmek zorunda kaldı. Gitti, ama korkmuştu. "Bu işin sonu iyi olmayacak" diye aklından geçirdi. "Bu işin sonu iyi olmayacak! imparator olmayı istemek ayıba kaçacak; sonunda balık da bıkacak!"
Böylece göle vardı; su simsiyah kesilmişti. Dipten yüzeye doğru yeşilleniyor ve pis kokuyordu; hava kabarcıkları salıyor ve her rüzgâr esişinde bunlar birbirine karışıyordu. Öyle ki, adam bayağı korktu. Yine de her zamanki yerine geçerek şöyle seslendi:
Pisi, pisi, gel beri;
Sakıtı gitme geri.
Beni hatim gönderdi,
'Bana bir şey iste!' dedi.
"Peki, ne istiyormuş?" diye sordu balık.
"Ah, sorma!" dedi adam. "Karım imparator olmak istiyor."
"Sen geri dön" dedi balık, "Oldu bile!"
Adam döndüğünde sarayı büyümüş olarak buldu. Büyük bir kulesi vardı ve tüm saray süslerle bezenmişti. Kapı önünde askerler yürüyor, davul eşliğinde trompetler çalınıyordu. Sarayın içine girdiğinde kontların ve düklerin hizmetçi kılığında hizmet verdiğini gördü; som altından yapılmış koskoca kapıları açıp kapıyorlardı.
Karısı altı arşın yüksekliğindeki altın bir tahta oturmuştu, başında elmas ve yakut süslü altından bir taç vardı. Bir elinde hükümdarlık asasını, öbür elinde de kıymetli taşlarla süslü bir asa tutmaktaydı. Her iki yanında çift sıra halinde korumaları yer almıştı ki, bunların en büyüğü iki metre boyunda, en küçüğü de küçük parmak büyüklüğündeydi.
Tüm bunları gördükten sonra adam ürkek bir tavırla: "Ee, hanım. İşte, imparator da oldun!" dedi.
"Evet" diye cevap verdi kadın, "İmparator oldum!"
Adam bir aşağı bir yukarı tur attıktan sonra karısının karşısına geçerek bir süre ona baktı ve sonunda, "Ah, hanım. İyi ki imparator oldun" dedi.
Kadın, "Karşımda sallanıp durma be adam. İmparator oldum, ama aynı zamanda papa da olmak istiyorum; git balığa söyle" diye karşılık verdi.
Adam, "Ama hanım" dedi, "Hâlâ doymadın mı? Papa olamazsın, çünkü bu Hıristiyanları ilgilendiren bir mesele. Balık bunu yapamaz!"
Kadın, "Be adam, ben papa olmak istiyorum, o kadar. Hemen git oraya, ben bugün papa olmak istiyorum."
"Olmaz, hanım" dedi adam. "Ben bunu ona söylemem, çok ayıp olur. Zaten balık da bunu başaramaz."
"Çok konuşma be adam! İmparator yapabildiğine göre papa da yapabilir bu balık. Hadi hemen git! Ben imparatorum, sense sadece kocamsın! Hele gitme de bir göreyim" diye tehdit etti kadın.
Adam korktu ve göl kenarına gitti; ama çok utanıyordu; titredi, yerinde tepindi, bacakları tir tir titredi.
Derken o yörede bir rüzgâr esti, bulutlar yoğunlaştı ve akşama doğru kasvetli bir hava bastırdı. Ağaçlardan yapraklar döküldü; sular coştu, taştı ve dalgalar sahile vurdu; ta uzaklarda, gemiler batmaktan kurtulmak için dalgalara karşı yol almaktaydı. Yine de gökyüzünün ortalan hâlâ maviydi, ama yan kısımlardan müthiş bir gök gürültüsü duyuldu.
Balıkçı yine her zamanki yerini alarak şöyle seslendi:
Pisi, pisi, gel beri;
Sakın gitme geri.
Beni karım gönderdi,
'Bana bir şey iste! dedi.
"Neymiş istediği?" diye sordu balık.
"Sorma" dedi adam, "Şimdi de papa olmak istiyor."
"Git onun yanına; oldu bile!"
Adam geri döndü; şimdi ortada koskoca bir kilise, etrafında da bir sürü saray vardı. Onca halk arasından zorlukla geçebildi. Kilisenin içi binlerce, ama binlerce mumla aydınlatılmıştı; karısı altın giysilere bürünmüştü; eskisinden üç misli büyüklükte bir tahta kurulmuştu; başında üç tane altın taç vardı; etrafını bir sürü rahip çevirmişti. Her iki yanında da sıra halinde mumlar diziliydi öyle ki mumların en küçüğü mutfak mumu, en büyüğü ise dünyanın en uzun kulesi kadardı. Bütün krallar ve imparatorlar kadının önünde diz çökerek terliğini öpmekteydiler.
Adam tüm bunlara baktıktan sonra, "Ee, hanım, papa oldun mu bakayım?" dedi.
Kadın, "Evet" dedi, "Papa oldum!"
Adam onun karşısına geçtikten sonra bir süre baktı; sanki önünde bir güneş vardı. "Oh be, hanım! İyi ki papa oldun" dedi adam.
Ama kadın kalas gibi hiç yerinden kımıldamadı. Bunun üzerine kocası, "Eh artık papa da oldun, sevinsene! Bundan daha fazlasını olamazsın" dedi.
"Bunu düşüneceğim" dedi karısı.
Sonra ikisi de yatmaya gitti, ama kadın hayatından memnun değildi. Gözünü hırs bürümüştü, durmadan daha ne olabileceğini düşünüyordu.
Adam rahat bir uyku çekti, çünkü bütün gün çok yürümüştü. Kadın bir türlü uyuyamadı, bir o yana bir bu yana yatağında dönüp durdu; hep ne olabileceğini düşündüyse de aklına bir şey gelmedi.
Derken güneş doğmaya başladı; sabahın ilk ışıklarında kadın yatağında doğruldu, pencereden güneşin doğuşunu izledi ve "Hah" dedi, "Güneşin ve ayın doğuşunu ben gerçekleştirsem, olmaz mı?" diye aklından geçirdi.
Kocasına bir dirsek atarak onu uyandırdı ve "Uyan be adam" dedi. "Git balığa söyle, ben Tanrı olmak istiyorum!"
Adam henüz uyku sersemiydi, ama bunu duyunca yataktan düştü. "Sen ne diyorsun be hanım?" diye sordu.
"Bana bak adam, güneşi ve ayı doğdurtmadan içim rahat etmeyecek, anladın mı?" diyen kadın, kocasına öyle bir baktı ki, adamın tüyleri diken diken oldu.
"Hadi hemen oraya git, ben de Tanrı olmak istiyorum.
"Yapma, hanım!" diyen adam, karısının ayaklarına kapandı. "Balık böyle bir şey yapamaz; imparator, hatta papa yapabilir, ama bunu yapamaz! Lütfen, kendine gel ve papa olarak kal!"
Kadın kızgınlıktan küplere bindi; saçları havaya dikilerek darmadağın oldu; iç çamaşırlarını parçaladı ve kocasına bir tekme atarak, "Dayanamayacağım, artık daha fazla dayanamayacağım" diye haykırdı. "Sen hemen gidiyor musun, yoksa..."
Adam pantolonunu giydi ve oradan deliler gibi kaçıp uzaklaştı.
Dışarıda müthiş bir fırtına ve yağmur vardı; insan kendi ayaklarını bile göremiyordu. Evler ve ağaçlar rüzgârın etkisiyle yıkılmak üzereydi. Dağlar yerinden oynuyor, kayalıklar göle yuvarlanıyordu.
Derken gökyüzü kapkara kesildi; yağmur yağıyor, şimşek çakıyordu; kule yüksekliğindeki dalgalar, uçlarında köpüklerin oluştuğu dağları andırıyordu.
Adam avazı çıktığı kadar bağırdıysa da kendi sözlerini bile işitemedi:
Pisi, pisi, gel beri,
Sakın gitme beri;
Beni karım gönderdi,
'Bana bir şey iste!' dedi.
"Neymiş istediği peki?" diye sordu balık.
"Ah, sorma!" dedi adam, "Bu kez yüce Tanrı gibi olmak istiyor."
Aldığı cevap şöyle oldu: "Sen eve git, şimdi o artık eski barakasında oturuyor."
O ikisi bugün hâlâ o barakada yaşıyorlar işte!
Ngày xửa, ngày xưa, có hai vợ chồng người đánh cá sống với nhau trong một căn lều dột nát cũ kỹ ở ngay sát bờ biển. Ngày nào người chồng cũng đi ra biển câu cá, ông cứ đi câu hoài như vậy. Một hôm ông ngồi câu và ngắm nhìn mặt nước trong, và cứ ngồi như vậy hết giờ này đến giờ khác. Bỗng nhiên phao bị kéo chìm ngày càng sâu xuống dưới đáy biển, ông giật lên thì được một con cá thờn bơn to. Cá nói với ông:
- Ông hãy nghe tôi kể, ông già đánh cá ơi, xin ông để tôi sống, tôi không phải là cá thực đâu, tôi là một hoàng tử bị phù phép hóa thành cá. Nếu ông làm thịt tôi, cái đó cũng chẳng giúp ích gì cho ông cả. Thịt tôi đâu có ngon. Xin ông lại thả tôi xuống nước để tôi bơi đi.
Ông già đáp:
- Ờ, mi chẳng cần phải nói nhiều, một con cá thờn bơn mà lại biết nói thì ta sẵn sàng thả xuống cho bơi đi.
Ông thả cá xuống làn nước trong xanh và cá thờn bơn lặn xuống tận đáy bể để lại phía sau một vệt máu dài.
Ông già câu cá đứng dậy trở về nhà với người vợ trong căn lều cũ kỹ.
Vợ hỏi:
- Hôm nay ông không câu được gì à?
Người chồng nói:
- Không, tôi câu được một con cá thờn bơn, nhưng cá nói cá là một hoàng tử bị phù phép hóa ra cá, nên tôi lại thả xuống.
Vợ nói:
- Thế ông không nói ông mong ước gì à?
Chồng nói:
- Không, vậy tôi phải nói ước mong gì bây giờ?
Vợ kêu lên:
- Trời, ông không thấy khổ sở, khó chịu khi phải ở mãi trong căn lều tồi tàn, hôi hám, bẩn thỉu này ư? Đáng nhẽ ông có thể nói ông ước mong sống trong một chiếc nhà tranh nhỏ xinh. Ông hãy ra biển gọi cá mà nói xin một chiếc nhà tranh nho nhỏ. Chắc thế nào cá chả cho.
Chồng nói:
- Chà, tôi ra đó lần nữa để làm gì?
Vợ nói:
- Ui chà! Ông câu được cá rồi lại thả cho cá bơi. Chắc chắn thế nào cá cũng cho một căn nhà tranh mà ở, ông cứ đi thử xem!
Người chồng ngần ngại lắm nhưng lại chẳng muốn làm trái ý vợ nên đành đi ra biển. Ra tới biển, ông thấy sóng lăn tan, nước xanh xanh, vàng vàng. Ông lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá bơi ngay lên mặt nước và hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông già nói:
- Chà, lúc nãy tôi kể chuyện câu được cá, vợ tôi trách tôi sao không xin cá một điều gì. Vợ tôi không muốn ở trong túp lều cũ kỹ nữa, nó muốn có nhà tranh.
Cá nói:
- Ông cứ về đi, vợ ông đã có nhà tranh ở rồi đấy.
Ông đi về thì không thấy vợ ở túp lều nữa, mà đang ngồi trên ghế dài trước cửa một ngôi nhà tranh nhỏ xinh. Vợ nắm tay chồng nói:
- Ông vào mà coi, giờ có phải hơn trước nhiều không nào.
Hai vợ chồng cùng vào trong nhà thì thấy có phòng đợi, phòng khách xinh xắn, buồng ngủ có kê giường, rồi buồng ăn, nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và đẹp mắt với đầy đủ nồi niêu soong chảo bằng đồng, bằng thiếc sáng choang. Sau nhà là một cái sân con đầy gà vịt và một mảnh vườn nhỏ trồng rau và cây ăn quả. Vợ nói:
- Ông xem có thích mắt không?
Người chồng đáp:
- Ừ, nếu cứ như thế này thì từ giờ trở đi chúng ta sống thỏa mãn lắm rồi.
Vợ nói:
- Điều đó để suy nghĩ lại xem sao.
Mới được khoảng mười lăm hôm thì vợ nói:
- Ông nghe tôi nói đây, nhà thì chật hẹp, sân và vườn lại quá nhỏ. Chắc cá có thể tặng ta một căn nhà xây to rộng hơn. Tôi thích ở lâu đài xây to bằng đá. Ông hãy ra biển nói với cá, cá hãy tặng vợ chồng ta một lâu đài.
Chồng nói:
- Trời, bà nhà nó nghĩ sao, nhà ở thế này là vừa lắm rồi, chúng ta ở trong lâu đài để làm gì.
Vợ nói:
- Ui chà, ông cứ ra biển đi, thế nào cá cũng cho mà.
Chồng nói:
- Thôi bà nó ạ, cá vừa mới cho chúng ta căn nhà này, tôi không dám tới đó để quấy rầy cá nữa.
Vợ gắt:
- Thì cứ đi đi nào! Điều đó cá có thể làm được quá đi chứ, chắc cá cũng sẵn lòng cho, ông cứ ra biển đi!
Người chồng cảm thấy khó ăn, khó nói, ông không muốn đi. Ông nói lẩm bẩm:
- Thật là không biết điều.
Nói thế nhưng rồi ông vẫn ra biển.
Khi tới bờ biển ông thấy biển lặng, nước màu tím, xanh thẫm, và xám; nước đục chứ không xanh và vàng như lần trước. Ông lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ngượng ngùng ông nói:
- Trời ơi, vợ tôi muốn ở trong một lâu đài lớn.
Cá nói:
- Ông cứ về đi, vợ ông đang đứng trước cửa đợi ông đấy.
Rồi ông đi và nghĩ rằng mình lại trở về căn nhà tranh cũ. Nhưng không, khi ông về tới nơi thì trước mặt ông là một lâu đài to bằng đá, bà vợ đang đứng trên bậc thềm cao, sắp sửa đi vào nhà. Bà ta nắm tay chồng nói:
- Ông cứ vào coi đi!
Hai vợ chồng cùng đi vào. Nền nhà trong lâu đài lát bằng đá cẩm thạch, gia nhân vội mở cửa lớn, bốn phía tường dán toàn giấy dán tường có hoa màu sặc sỡ làm sáng hẳn căn phòng. Phòng nào cũng bày bàn ghế sơn son mạ vàng, trên trần treo đèn pha lê, ở các buồng và các phòng đều trải thảm. Khắp các bàn đều bày la liệt những món ăn ngon và rượu quý. Đằng sau lâu đài là một cái sân rộng có chuồng ngựa, chuồng bò và những cỗ xe lộng lẫy, ngoài ra còn có cả một khu vườn rộng nom thật đẹp mắt, trong vườn trồng đủ các loại hoa thơm cỏ lạ và các loại cây ăn quả quý, rồi thêm vào đó là một công viên để vui chơi dạo mát dài chừng nửa dặm, ở đó nuôi nhiều loài vật mà người ta thích nuôi làm cảnh như hươu, nai, thỏ…
Bà vợ hỏi:
- Thế nào, ông thấy có đẹp không?
Chồng nói:
- Ờ nhờ trời, giá cứ được như thế này mãi nhỉ? Sống trong lâu đài đẹp như thế này là mãn nguyện rồi còn gì.
Vợ nói:
- Điều đó để suy nghĩ lại xem sao. Giờ ta hãy đi ngủ cái đã.
Sáng hôm sau, vợ tỉnh giấc trước. Trời đã sáng bạch. Nằm trong giường nhìn ra người vợ thấy phong cảnh đồng ruộng đẹp vô cùng. Chồng còn ngái ngủ, bà ta lấy khuỷu tay hích vào mạn sườn chồng và nói:
- Dậy thôi ông, ông hãy nhìn qua cửa sổ xem! Ông thấy không, liệu chúng ta có thể làm vua cả vùng này không ông? Ông hãy ra biển nói với cá: chúng ta muốn làm vua!
Chồng nói:
- Trời, bà nó ơi, chúng ta làm vua để làm gì? Tôi cũng chẳng muốn xin cá điều đó.
Vợ cằn nhằn:
- Được, ông không thích làm vua, nhưng tôi thích làm nữ vương thì sao. Ông cứ ra biển nói với cá: tôi muốn làm nữ vương.
Chồng nói:
- Trời, bà nó ơi, bà làm nữ vương để làm gì? Tôi không muốn nói với cá điều đó.
Vợ nói:
- Tại sao lại không? Ông cứ ba chân bốn cẳng chạy ra biển cho tôi. Tôi phải là nữ vương mới được.
Người chồng đi ra biển nhưng lòng buồn lắm, ông nghĩ:
- Thật là không biết điều, không biết điều một tí nào cả.
Ông ngần ngại không muốn ra biển, thế nhưng rồi lại đi.
Ra tới nơi, ông thấy nước biển xám đen, nước cuộn sôi từ dưới lên và tỏa mùi thối hoắc, ông lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông già nói:
- Trời ơi là trời, vợ tôi muốn làm nữ vương.
Cá bảo:
- Ông cứ về đi, vợ ông thành nữ vương rồi.
Trở về nhà, ông thấy lâu đài đồ sộ hơn trước, lại có thêm một cái tháp canh to trang hoàng rực rỡ, có thị vệ canh gác, có quân đánh trống, thổi kèn.
Vào trong nhà ông thấy toàn là đá cẩm thạch, thảm nhung, rương vàng. Cửa điện rộng mở, cả triều đình đều có mặt. Người vợ ngồi trên ngai vàng chót vót, đầu đội mũ miện vàng, tay cầm hốt vàng dát ngọc, mỗi bên có sáu cung nữ sắp hàng đứng hầu, người nọ thấp hơn người kia một cái đầu.
Người chồng bước lại gần hỏi:
- Chà, bà nó ơi, bà đã thành nữ vương rồi đấy à?
Vợ nói:
- Phải, bây giờ tôi là nữ vương.
Ông đứng sừng sững ra mà ngắm vợ, ngắm một hồi lâu rồi ông nói:
- Bà nó được làm nữ vương đã thỏa chí chưa? Giờ thì chả còn mong ước gì nữa nhé!
- Không, chưa thỏa mãn đâu ông ạ.
Người vợ nói vậy và cảm thấy bứt rứt trong người, nói tiếp:
- Thời gian trôi đi rồi cũng thấy ngán, tôi không thể sống như thế này mãi được. Ông hãy ra biển nói với cá: Tôi đã là nữ vương rồi thì bây giờ tôi phải là nữ hoàng mới phải.
Chồng nói:
- Trời ơi, bà muốn thành nữ hoàng để làm gì?
Vợ nói:
- Ông cứ ra biển nói với cá, tôi muốn thành nữ hoàng.
Chồng nói:
- Trời, bà nó ơi, cá làm sao có thể đủ sức để biến bà thành nữ hoàng được, tôi cũng không dám nói với cá điều đó, nữ hoàng là vua một nước lớn, cả nước chỉ có một người làm sao cá có thể làm nổi việc đó, biến bà thành nữ hoàng cá làm sao nổi, chắc chắn là không làm nổi.
Vợ nói:
- Ông nói cái gì vậy? Tôi là nữ vương, ông chỉ là chồng thôi, ông có đi ngay không? Ông đi ngay ra biển! Nếu cá có thể biến tôi thành nữ vương thì cũng có thể biến tôi thành nữ hoàng được. Tôi muốn và đang muốn thành nữ hoàng cơ mà. Ông đi ngay ra đó đi!
Người chồng đành phải ra biển.
Khi đi ra biển, ông thấy sợ, vừa đi vừa lo ngay ngáy, ông nghĩ bụng:
- Không thể thế được, thế còn ra cái gì nữa. Đòi làm nữ hoàng là không biết xấu hổ, là trơ tráo. Cuối cùng cá sẽ ngán về những chuyện đó.
Khi đến bờ biển, ông thấy nước đen ngòm, đục ngầu, biển bắt đầu nổi sóng, gió thổi ào ào, rồi sóng gió ầm ầm làm cho ông rét run cả người. Ông lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông già nói:
- Trời, cá ơi là cá, vợ tôi muốn làm nữ hoàng.
Cá bảo:
- Ông cứ về đi, vợ ông thành nữ hoàng rồi.
Ông già quay trở về. Về tới nhà thì thấy cả lâu đài đều làm bằng đá cẩm thạch bóng lộn, lại có cả tượng bằng đá cuội trắng cùng những đồ trang trí bằng vàng. Thị vệ đi lại trước cổng, lính thổi kèn, đánh chiêng đánh trống. Các bậc công hầu, bá tước, tử tước đứng chầu đi lại nhộn nhịp bên trong. Họ mở cổng cho ông lão vào, cổng bằng vàng nguyên chất. Bước vào trong phòng, ông thấy vợ ngự trên ngai vàng đúc bằng vàng cao hai thước; đầu đội mũ miện bằng vàng cao ba tấc, nạm ngọc và kim cương. Một tay cầm hốt, tay kia cầm quả cầu tượng trưng cho ngôi nữ hoàng. Hai bên lính ngự lâm sắp thành hai hàng, từ người khổng lồ cao hai trượng tới người lùn nhỏ xíu chỉ bằng một ngón tay út. Trước mặt nữ hoàng rất nhiều lãnh chúa và tử tước đang đứng chầu.
Người chồng tiến vào giữa và nói:
- Bà nó, bà đã thành nữ hoàng chưa?
Vợ nói:
- Phải, tôi là nữ hoàng rồi.
Người chồng đứng đó ngắm nghía vợ, ngắm một hồi lâu rồi nói:
- Trời, bà nó ơi, bà làm nữ hoàng có thích không?
Vợ nói:
- Ông ơi, sao ông cứ đứng đực ở đó làm gì, tôi đã là nữ hoàng rồi, nhưng giờ tôi muốn thành giáo hoàng kia. Ông đi nói với cá đi!
Chồng nói:
- Trời, bà còn muốn thành cái gì nữa trên đời này, bà không thể trở thành giáo hoàng được, khắp thế giới công giáo chỉ có một vị giáo hoàng thôi, điều đó cá không làm nổi đâu.
Vợ nói:
- Ông có nghe thấy không, tôi muốn làm giáo hoàng, ông đi ngay ra biển, tôi muốn làm giáo hoàng ngay ngày hôm nay.
Chồng nói:
- Trời, bà nó ơi, tôi không dám nói với cá điều đó. Không thể như thế được, như thế là không biết điều một tí nào cả. Biến bà thành giáo hoàng, cá làm không nổi đâu.
Bà vợ nói:
- Này ông nó, nói chi mà dài dòng lôi thôi vậy. Nếu cá cho làm nữ hoàng được thì cũng có thể cho làm giáo hoàng được. Ông đi ngay ra biển! Tôi là nữ hoàng, còn ông thực ra chỉ là chồng tôi thôi, ông có chịu đi hay không thì bảo?
Ông chồng đâm ra sợ và ra biển, nhưng ông sợ quá xanh xám cả mặt mày, người run lẩy bẩy, bắp thịt như nhũn ra, chân cứ như chân đi mượn. Rồi bỗng dưng gió thổi ào ào, mây đen kéo đến khiến cả bầu trời tối sầm xuống như trời đã tối, lá cây bị gió thổi nghe rào rào, nước biển nổi sóng, sóng vỗ vào bờ ầm ầm. Ở mãi tận đằng xa có những con tàu sóng đánh ngả nghiêng nom như đang nhảy múa cùng sóng biển, tàu phải bắn súng báo động. Giữa bầu trời có một đám mây xanh, nhưng chung quanh mây đen kéo kín cả bầu trời như báo hiệu sắp có một trận bão lớn. Sợ hãi, khiếp nhược, ông lão lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông già nói:
- Trời ơi, vợ tôi muốn làm giáo hoàng.
Cá nói:
- Ông cứ về đi, vợ ông làm giáo hoàng rồi đấy.
Ông đi về, khi về tới nhà thì nhìn thấy một nhà thờ rộng mênh mông, bao quanh nó là những cung điện, lâu đài. Ông già phải rẽ chen qua đám đông mới vào được. Hàng ngàn ngọn đèn thắp sáng trưng chiếu sáng khắp gian nhà, vợ ông mặc quần áo vàng, ngự trên ngai vàng cao chót vót, đầu đội ba cái mũ miện bằng vàng, đứng chung quanh là đông đảo giáo sĩ. Hai bên có hai hàng nến, cây to nhất to và cao như ngọn tháp lớn, càng đi về phía sau nến càng nhỏ dần, cây bé nhất nhỏ như cây nến thắp trong bếp. Và tất cả các vua, hoàng đế đang quỳ hôn giày giáo hoàng.
Người chồng ngắm nghía vợ mình thật cẩn thận rồi nói:
- Giờ thì bà nó thành giáo hoàng rồi nhỉ?
Vợ nói:
- Phải, bây giờ tôi là giáo hoàng.
Ông đứng ngẩn người ra, cứ đứng như vậy mà ngắm vợ y như đứng nhìn mặt trời. Đứng ngắm như vậy một lúc lâu ông nói:
- Trời, bà nó ơi, bà làm giáo hoàng có thích không?
Vợ ngồi im như khúc gỗ, người không hề nhúc nhích, cử động.
Rồi người chồng lại nói tiếp:
- Giờ chắc bà mãn nguyện, chẳng còn cái chức gì to hơn cái chức giáo hoàng nữa để mà mong.
Vợ nói:
- Điều đó để suy nghĩ lại xem sao.
Vợ vẫn chưa mãn nguyện, khát vọng làm đêm ấy bà ta không ngủ được, bà ta nằm nghĩ liên miên xem có gì cao hơn nữa không.
Chồng đi cả ngày nên ngủ ngay và ngủ say ngáy o o, còn vợ không tài nào nhắm mắt được, suốt đêm trằn trọc, suy nghĩ mông lung xem liệu mình còn có thể thành cái gì được nữa, suy nghĩ đắn đo mãi thấy chẳng còn gì hay hơn. Mặt trời sớm mai đang lên, khi người vợ nhìn thấy mặt trời rạng đông thì nhỏm dậy khỏi giường, nhìn ngắm cảnh mặt trời lên qua kính cửa sổ, rồi bà nghĩ bụng:
- À, ước gì mình sai khiến được mặt trời, mặt trăng mọc nhỉ.
Bà ta lấy khuỷu tay hích vào mạn sườn chồng và nói:
- Dậy thôi ông ơi, ông ra biển nói với cá, tôi muốn được y như chúa trời kính yêu.
Chồng còn đang ngái ngủ, sợ quá giật mình ngã từ trên giường xuống đất. Ông nghĩ, có lẽ mình nghe lầm, ông dụi mắt và hỏi:
- Trời, bà nó, bà vừa nói gì thế?
Vợ nói:
- Ông có biết không, nếu tôi không khiến được mặt trời, mặt trăng mọc, mà lại ngồi ngắm nhìn mặt trời, mặt trăng lên thì tôi không chịu nổi, tôi sẽ không lúc nào đứng ngồi yên thân, nếu như chính tôi không khiến được mặt trời mọc, mặt trăng lên.
Rồi bà nhìn ông chằm chằm dữ tợn đến nỗi ông chồng sợ lạnh toát xương sống và nói:
- Ông ra biển ngay bây giờ, tôi muốn được y như chúa trời kính yêu.
- Trời, bà nó!
Chồng quỳ trước mặt vợ và nói tiếp:
- Điều đó cá không thể làm được. Cá chỉ có thể làm cho nữ hoàng, giáo hoàng. Tôi van bà, xin bà sống sao cho phải nhẽ và cứ làm giáo hoàng thôi.
Người vợ nổi khùng lên, tóc xõa ra, rối bời bời, bà nhảy chồm chồm, lấy chân đạp chồng rồi thét:
- Tôi không chịu được nữa, không chịu nổi lâu hơn nữa đó, ông có đi ngay không?
Chồng mặc vội áo quần vào rồi cứ thế mà chạy như người mất trí.
Ngoài biển gió bão ầm ầm, sóng nổi cuồn cuộn, ông già đứng không vững, nhà cửa, cây cối rung động, núi chuyển mình, những khối đá lớn lăn xuống biển, trời tối đen như mực, sấm sét nổ vang trời. Biển nổi sóng thần, sóng đen kịt, sóng cao như gác chuông nhà thờ, cao như núi, bọt bể trên mặt sóng như một mũ miện trắng xóa.
Trong cơn giông tố mịt mùng ấy ông già cố thét lên gọi mà cũng không thể nghe thấy chính tiếng của mình:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông nói:
- Khổ lắm cá ơi, vợ tôi muốn được y như chúa trời kính yêu.
- Ông cứ về đi, bà ấy đang ngồi trong túp lều cũ kỹ khi xưa…
Và hai vợ chồng tới nay vẫn còn ngồi ở trong túp lều ấy.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng