Hai vợ chồng người đánh cá (hay chuyện Ông già và biển cả)


A halászrúl és az ű feleségirűl


Ngày xửa, ngày xưa, có hai vợ chồng người đánh cá sống với nhau trong một căn lều dột nát cũ kỹ ở ngay sát bờ biển. Ngày nào người chồng cũng đi ra biển câu cá, ông cứ đi câu hoài như vậy. Một hôm ông ngồi câu và ngắm nhìn mặt nước trong, và cứ ngồi như vậy hết giờ này đến giờ khác. Bỗng nhiên phao bị kéo chìm ngày càng sâu xuống dưới đáy biển, ông giật lên thì được một con cá thờn bơn to. Cá nói với ông:
- Ông hãy nghe tôi kể, ông già đánh cá ơi, xin ông để tôi sống, tôi không phải là cá thực đâu, tôi là một hoàng tử bị phù phép hóa thành cá. Nếu ông làm thịt tôi, cái đó cũng chẳng giúp ích gì cho ông cả. Thịt tôi đâu có ngon. Xin ông lại thả tôi xuống nước để tôi bơi đi.
Ông già đáp:
- Ờ, mi chẳng cần phải nói nhiều, một con cá thờn bơn mà lại biết nói thì ta sẵn sàng thả xuống cho bơi đi.
Ông thả cá xuống làn nước trong xanh và cá thờn bơn lặn xuống tận đáy bể để lại phía sau một vệt máu dài.
Ông già câu cá đứng dậy trở về nhà với người vợ trong căn lều cũ kỹ.
Vợ hỏi:
- Hôm nay ông không câu được gì à?
Người chồng nói:
- Không, tôi câu được một con cá thờn bơn, nhưng cá nói cá là một hoàng tử bị phù phép hóa ra cá, nên tôi lại thả xuống.
Vợ nói:
- Thế ông không nói ông mong ước gì à?
Chồng nói:
- Không, vậy tôi phải nói ước mong gì bây giờ?
Vợ kêu lên:
- Trời, ông không thấy khổ sở, khó chịu khi phải ở mãi trong căn lều tồi tàn, hôi hám, bẩn thỉu này ư? Đáng nhẽ ông có thể nói ông ước mong sống trong một chiếc nhà tranh nhỏ xinh. Ông hãy ra biển gọi cá mà nói xin một chiếc nhà tranh nho nhỏ. Chắc thế nào cá chả cho.
Chồng nói:
- Chà, tôi ra đó lần nữa để làm gì?
Vợ nói:
- Ui chà! Ông câu được cá rồi lại thả cho cá bơi. Chắc chắn thế nào cá cũng cho một căn nhà tranh mà ở, ông cứ đi thử xem!
Người chồng ngần ngại lắm nhưng lại chẳng muốn làm trái ý vợ nên đành đi ra biển. Ra tới biển, ông thấy sóng lăn tan, nước xanh xanh, vàng vàng. Ông lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá bơi ngay lên mặt nước và hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông già nói:
- Chà, lúc nãy tôi kể chuyện câu được cá, vợ tôi trách tôi sao không xin cá một điều gì. Vợ tôi không muốn ở trong túp lều cũ kỹ nữa, nó muốn có nhà tranh.
Cá nói:
- Ông cứ về đi, vợ ông đã có nhà tranh ở rồi đấy.
Ông đi về thì không thấy vợ ở túp lều nữa, mà đang ngồi trên ghế dài trước cửa một ngôi nhà tranh nhỏ xinh. Vợ nắm tay chồng nói:
- Ông vào mà coi, giờ có phải hơn trước nhiều không nào.
Hai vợ chồng cùng vào trong nhà thì thấy có phòng đợi, phòng khách xinh xắn, buồng ngủ có kê giường, rồi buồng ăn, nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và đẹp mắt với đầy đủ nồi niêu soong chảo bằng đồng, bằng thiếc sáng choang. Sau nhà là một cái sân con đầy gà vịt và một mảnh vườn nhỏ trồng rau và cây ăn quả. Vợ nói:
- Ông xem có thích mắt không?
Người chồng đáp:
- Ừ, nếu cứ như thế này thì từ giờ trở đi chúng ta sống thỏa mãn lắm rồi.
Vợ nói:
- Điều đó để suy nghĩ lại xem sao.
Mới được khoảng mười lăm hôm thì vợ nói:
- Ông nghe tôi nói đây, nhà thì chật hẹp, sân và vườn lại quá nhỏ. Chắc cá có thể tặng ta một căn nhà xây to rộng hơn. Tôi thích ở lâu đài xây to bằng đá. Ông hãy ra biển nói với cá, cá hãy tặng vợ chồng ta một lâu đài.
Chồng nói:
- Trời, bà nhà nó nghĩ sao, nhà ở thế này là vừa lắm rồi, chúng ta ở trong lâu đài để làm gì.
Vợ nói:
- Ui chà, ông cứ ra biển đi, thế nào cá cũng cho mà.
Chồng nói:
- Thôi bà nó ạ, cá vừa mới cho chúng ta căn nhà này, tôi không dám tới đó để quấy rầy cá nữa.
Vợ gắt:
- Thì cứ đi đi nào! Điều đó cá có thể làm được quá đi chứ, chắc cá cũng sẵn lòng cho, ông cứ ra biển đi!
Người chồng cảm thấy khó ăn, khó nói, ông không muốn đi. Ông nói lẩm bẩm:
- Thật là không biết điều.
Nói thế nhưng rồi ông vẫn ra biển.
Khi tới bờ biển ông thấy biển lặng, nước màu tím, xanh thẫm, và xám; nước đục chứ không xanh và vàng như lần trước. Ông lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ngượng ngùng ông nói:
- Trời ơi, vợ tôi muốn ở trong một lâu đài lớn.
Cá nói:
- Ông cứ về đi, vợ ông đang đứng trước cửa đợi ông đấy.
Rồi ông đi và nghĩ rằng mình lại trở về căn nhà tranh cũ. Nhưng không, khi ông về tới nơi thì trước mặt ông là một lâu đài to bằng đá, bà vợ đang đứng trên bậc thềm cao, sắp sửa đi vào nhà. Bà ta nắm tay chồng nói:
- Ông cứ vào coi đi!
Hai vợ chồng cùng đi vào. Nền nhà trong lâu đài lát bằng đá cẩm thạch, gia nhân vội mở cửa lớn, bốn phía tường dán toàn giấy dán tường có hoa màu sặc sỡ làm sáng hẳn căn phòng. Phòng nào cũng bày bàn ghế sơn son mạ vàng, trên trần treo đèn pha lê, ở các buồng và các phòng đều trải thảm. Khắp các bàn đều bày la liệt những món ăn ngon và rượu quý. Đằng sau lâu đài là một cái sân rộng có chuồng ngựa, chuồng bò và những cỗ xe lộng lẫy, ngoài ra còn có cả một khu vườn rộng nom thật đẹp mắt, trong vườn trồng đủ các loại hoa thơm cỏ lạ và các loại cây ăn quả quý, rồi thêm vào đó là một công viên để vui chơi dạo mát dài chừng nửa dặm, ở đó nuôi nhiều loài vật mà người ta thích nuôi làm cảnh như hươu, nai, thỏ…
Bà vợ hỏi:
- Thế nào, ông thấy có đẹp không?
Chồng nói:
- Ờ nhờ trời, giá cứ được như thế này mãi nhỉ? Sống trong lâu đài đẹp như thế này là mãn nguyện rồi còn gì.
Vợ nói:
- Điều đó để suy nghĩ lại xem sao. Giờ ta hãy đi ngủ cái đã.
Sáng hôm sau, vợ tỉnh giấc trước. Trời đã sáng bạch. Nằm trong giường nhìn ra người vợ thấy phong cảnh đồng ruộng đẹp vô cùng. Chồng còn ngái ngủ, bà ta lấy khuỷu tay hích vào mạn sườn chồng và nói:
- Dậy thôi ông, ông hãy nhìn qua cửa sổ xem! Ông thấy không, liệu chúng ta có thể làm vua cả vùng này không ông? Ông hãy ra biển nói với cá: chúng ta muốn làm vua!
Chồng nói:
- Trời, bà nó ơi, chúng ta làm vua để làm gì? Tôi cũng chẳng muốn xin cá điều đó.
Vợ cằn nhằn:
- Được, ông không thích làm vua, nhưng tôi thích làm nữ vương thì sao. Ông cứ ra biển nói với cá: tôi muốn làm nữ vương.
Chồng nói:
- Trời, bà nó ơi, bà làm nữ vương để làm gì? Tôi không muốn nói với cá điều đó.
Vợ nói:
- Tại sao lại không? Ông cứ ba chân bốn cẳng chạy ra biển cho tôi. Tôi phải là nữ vương mới được.
Người chồng đi ra biển nhưng lòng buồn lắm, ông nghĩ:
- Thật là không biết điều, không biết điều một tí nào cả.
Ông ngần ngại không muốn ra biển, thế nhưng rồi lại đi.
Ra tới nơi, ông thấy nước biển xám đen, nước cuộn sôi từ dưới lên và tỏa mùi thối hoắc, ông lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông già nói:
- Trời ơi là trời, vợ tôi muốn làm nữ vương.
Cá bảo:
- Ông cứ về đi, vợ ông thành nữ vương rồi.
Trở về nhà, ông thấy lâu đài đồ sộ hơn trước, lại có thêm một cái tháp canh to trang hoàng rực rỡ, có thị vệ canh gác, có quân đánh trống, thổi kèn.
Vào trong nhà ông thấy toàn là đá cẩm thạch, thảm nhung, rương vàng. Cửa điện rộng mở, cả triều đình đều có mặt. Người vợ ngồi trên ngai vàng chót vót, đầu đội mũ miện vàng, tay cầm hốt vàng dát ngọc, mỗi bên có sáu cung nữ sắp hàng đứng hầu, người nọ thấp hơn người kia một cái đầu.
Người chồng bước lại gần hỏi:
- Chà, bà nó ơi, bà đã thành nữ vương rồi đấy à?
Vợ nói:
- Phải, bây giờ tôi là nữ vương.
Ông đứng sừng sững ra mà ngắm vợ, ngắm một hồi lâu rồi ông nói:
- Bà nó được làm nữ vương đã thỏa chí chưa? Giờ thì chả còn mong ước gì nữa nhé!
- Không, chưa thỏa mãn đâu ông ạ.
Người vợ nói vậy và cảm thấy bứt rứt trong người, nói tiếp:
- Thời gian trôi đi rồi cũng thấy ngán, tôi không thể sống như thế này mãi được. Ông hãy ra biển nói với cá: Tôi đã là nữ vương rồi thì bây giờ tôi phải là nữ hoàng mới phải.
Chồng nói:
- Trời ơi, bà muốn thành nữ hoàng để làm gì?
Vợ nói:
- Ông cứ ra biển nói với cá, tôi muốn thành nữ hoàng.
Chồng nói:
- Trời, bà nó ơi, cá làm sao có thể đủ sức để biến bà thành nữ hoàng được, tôi cũng không dám nói với cá điều đó, nữ hoàng là vua một nước lớn, cả nước chỉ có một người làm sao cá có thể làm nổi việc đó, biến bà thành nữ hoàng cá làm sao nổi, chắc chắn là không làm nổi.
Vợ nói:
- Ông nói cái gì vậy? Tôi là nữ vương, ông chỉ là chồng thôi, ông có đi ngay không? Ông đi ngay ra biển! Nếu cá có thể biến tôi thành nữ vương thì cũng có thể biến tôi thành nữ hoàng được. Tôi muốn và đang muốn thành nữ hoàng cơ mà. Ông đi ngay ra đó đi!
Người chồng đành phải ra biển.
Khi đi ra biển, ông thấy sợ, vừa đi vừa lo ngay ngáy, ông nghĩ bụng:
- Không thể thế được, thế còn ra cái gì nữa. Đòi làm nữ hoàng là không biết xấu hổ, là trơ tráo. Cuối cùng cá sẽ ngán về những chuyện đó.
Khi đến bờ biển, ông thấy nước đen ngòm, đục ngầu, biển bắt đầu nổi sóng, gió thổi ào ào, rồi sóng gió ầm ầm làm cho ông rét run cả người. Ông lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông già nói:
- Trời, cá ơi là cá, vợ tôi muốn làm nữ hoàng.
Cá bảo:
- Ông cứ về đi, vợ ông thành nữ hoàng rồi.
Ông già quay trở về. Về tới nhà thì thấy cả lâu đài đều làm bằng đá cẩm thạch bóng lộn, lại có cả tượng bằng đá cuội trắng cùng những đồ trang trí bằng vàng. Thị vệ đi lại trước cổng, lính thổi kèn, đánh chiêng đánh trống. Các bậc công hầu, bá tước, tử tước đứng chầu đi lại nhộn nhịp bên trong. Họ mở cổng cho ông lão vào, cổng bằng vàng nguyên chất. Bước vào trong phòng, ông thấy vợ ngự trên ngai vàng đúc bằng vàng cao hai thước; đầu đội mũ miện bằng vàng cao ba tấc, nạm ngọc và kim cương. Một tay cầm hốt, tay kia cầm quả cầu tượng trưng cho ngôi nữ hoàng. Hai bên lính ngự lâm sắp thành hai hàng, từ người khổng lồ cao hai trượng tới người lùn nhỏ xíu chỉ bằng một ngón tay út. Trước mặt nữ hoàng rất nhiều lãnh chúa và tử tước đang đứng chầu.
Người chồng tiến vào giữa và nói:
- Bà nó, bà đã thành nữ hoàng chưa?
Vợ nói:
- Phải, tôi là nữ hoàng rồi.
Người chồng đứng đó ngắm nghía vợ, ngắm một hồi lâu rồi nói:
- Trời, bà nó ơi, bà làm nữ hoàng có thích không?
Vợ nói:
- Ông ơi, sao ông cứ đứng đực ở đó làm gì, tôi đã là nữ hoàng rồi, nhưng giờ tôi muốn thành giáo hoàng kia. Ông đi nói với cá đi!
Chồng nói:
- Trời, bà còn muốn thành cái gì nữa trên đời này, bà không thể trở thành giáo hoàng được, khắp thế giới công giáo chỉ có một vị giáo hoàng thôi, điều đó cá không làm nổi đâu.
Vợ nói:
- Ông có nghe thấy không, tôi muốn làm giáo hoàng, ông đi ngay ra biển, tôi muốn làm giáo hoàng ngay ngày hôm nay.
Chồng nói:
- Trời, bà nó ơi, tôi không dám nói với cá điều đó. Không thể như thế được, như thế là không biết điều một tí nào cả. Biến bà thành giáo hoàng, cá làm không nổi đâu.
Bà vợ nói:
- Này ông nó, nói chi mà dài dòng lôi thôi vậy. Nếu cá cho làm nữ hoàng được thì cũng có thể cho làm giáo hoàng được. Ông đi ngay ra biển! Tôi là nữ hoàng, còn ông thực ra chỉ là chồng tôi thôi, ông có chịu đi hay không thì bảo?
Ông chồng đâm ra sợ và ra biển, nhưng ông sợ quá xanh xám cả mặt mày, người run lẩy bẩy, bắp thịt như nhũn ra, chân cứ như chân đi mượn. Rồi bỗng dưng gió thổi ào ào, mây đen kéo đến khiến cả bầu trời tối sầm xuống như trời đã tối, lá cây bị gió thổi nghe rào rào, nước biển nổi sóng, sóng vỗ vào bờ ầm ầm. Ở mãi tận đằng xa có những con tàu sóng đánh ngả nghiêng nom như đang nhảy múa cùng sóng biển, tàu phải bắn súng báo động. Giữa bầu trời có một đám mây xanh, nhưng chung quanh mây đen kéo kín cả bầu trời như báo hiệu sắp có một trận bão lớn. Sợ hãi, khiếp nhược, ông lão lại gần mặt biển và gọi:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông già nói:
- Trời ơi, vợ tôi muốn làm giáo hoàng.
Cá nói:
- Ông cứ về đi, vợ ông làm giáo hoàng rồi đấy.
Ông đi về, khi về tới nhà thì nhìn thấy một nhà thờ rộng mênh mông, bao quanh nó là những cung điện, lâu đài. Ông già phải rẽ chen qua đám đông mới vào được. Hàng ngàn ngọn đèn thắp sáng trưng chiếu sáng khắp gian nhà, vợ ông mặc quần áo vàng, ngự trên ngai vàng cao chót vót, đầu đội ba cái mũ miện bằng vàng, đứng chung quanh là đông đảo giáo sĩ. Hai bên có hai hàng nến, cây to nhất to và cao như ngọn tháp lớn, càng đi về phía sau nến càng nhỏ dần, cây bé nhất nhỏ như cây nến thắp trong bếp. Và tất cả các vua, hoàng đế đang quỳ hôn giày giáo hoàng.
Người chồng ngắm nghía vợ mình thật cẩn thận rồi nói:
- Giờ thì bà nó thành giáo hoàng rồi nhỉ?
Vợ nói:
- Phải, bây giờ tôi là giáo hoàng.
Ông đứng ngẩn người ra, cứ đứng như vậy mà ngắm vợ y như đứng nhìn mặt trời. Đứng ngắm như vậy một lúc lâu ông nói:
- Trời, bà nó ơi, bà làm giáo hoàng có thích không?
Vợ ngồi im như khúc gỗ, người không hề nhúc nhích, cử động.
Rồi người chồng lại nói tiếp:
- Giờ chắc bà mãn nguyện, chẳng còn cái chức gì to hơn cái chức giáo hoàng nữa để mà mong.
Vợ nói:
- Điều đó để suy nghĩ lại xem sao.
Vợ vẫn chưa mãn nguyện, khát vọng làm đêm ấy bà ta không ngủ được, bà ta nằm nghĩ liên miên xem có gì cao hơn nữa không.
Chồng đi cả ngày nên ngủ ngay và ngủ say ngáy o o, còn vợ không tài nào nhắm mắt được, suốt đêm trằn trọc, suy nghĩ mông lung xem liệu mình còn có thể thành cái gì được nữa, suy nghĩ đắn đo mãi thấy chẳng còn gì hay hơn. Mặt trời sớm mai đang lên, khi người vợ nhìn thấy mặt trời rạng đông thì nhỏm dậy khỏi giường, nhìn ngắm cảnh mặt trời lên qua kính cửa sổ, rồi bà nghĩ bụng:
- À, ước gì mình sai khiến được mặt trời, mặt trăng mọc nhỉ.
Bà ta lấy khuỷu tay hích vào mạn sườn chồng và nói:
- Dậy thôi ông ơi, ông ra biển nói với cá, tôi muốn được y như chúa trời kính yêu.
Chồng còn đang ngái ngủ, sợ quá giật mình ngã từ trên giường xuống đất. Ông nghĩ, có lẽ mình nghe lầm, ông dụi mắt và hỏi:
- Trời, bà nó, bà vừa nói gì thế?
Vợ nói:
- Ông có biết không, nếu tôi không khiến được mặt trời, mặt trăng mọc, mà lại ngồi ngắm nhìn mặt trời, mặt trăng lên thì tôi không chịu nổi, tôi sẽ không lúc nào đứng ngồi yên thân, nếu như chính tôi không khiến được mặt trời mọc, mặt trăng lên.
Rồi bà nhìn ông chằm chằm dữ tợn đến nỗi ông chồng sợ lạnh toát xương sống và nói:
- Ông ra biển ngay bây giờ, tôi muốn được y như chúa trời kính yêu.
- Trời, bà nó!
Chồng quỳ trước mặt vợ và nói tiếp:
- Điều đó cá không thể làm được. Cá chỉ có thể làm cho nữ hoàng, giáo hoàng. Tôi van bà, xin bà sống sao cho phải nhẽ và cứ làm giáo hoàng thôi.
Người vợ nổi khùng lên, tóc xõa ra, rối bời bời, bà nhảy chồm chồm, lấy chân đạp chồng rồi thét:
- Tôi không chịu được nữa, không chịu nổi lâu hơn nữa đó, ông có đi ngay không?
Chồng mặc vội áo quần vào rồi cứ thế mà chạy như người mất trí.
Ngoài biển gió bão ầm ầm, sóng nổi cuồn cuộn, ông già đứng không vững, nhà cửa, cây cối rung động, núi chuyển mình, những khối đá lớn lăn xuống biển, trời tối đen như mực, sấm sét nổ vang trời. Biển nổi sóng thần, sóng đen kịt, sóng cao như gác chuông nhà thờ, cao như núi, bọt bể trên mặt sóng như một mũ miện trắng xóa.
Trong cơn giông tố mịt mùng ấy ông già cố thét lên gọi mà cũng không thể nghe thấy chính tiếng của mình:
Hỡi người anh em, ở mãi đâu,
Hỡi cá thờn bơn dưới biển sâu,
Vợ tôi tên là Ilsebill,
Cứ xin đòi điều tôi không muốn.
Cá hiện lên hỏi:
- Được rồi, vợ ông muốn gì?
Ông nói:
- Khổ lắm cá ơi, vợ tôi muốn được y như chúa trời kính yêu.
- Ông cứ về đi, bà ấy đang ngồi trong túp lều cũ kỹ khi xưa…
Và hai vợ chồng tới nay vẫn còn ngồi ở trong túp lều ấy.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Élt egyszer valaha régen egy halász. Egy szerény kis kunyhóban lakott a tenger partján a feleségével. Minden áldott nap kiment halászni, kivetette a horgot, s várta, várta a halat. Egy szép napon megint ott horgászott a parton, bámult a szép tiszta vízbe, üldögélt a botja mellett, és türelmesen várt, egyre csak várt. Egyszerre csak megrándult a zsineg, lemerült a horog a mélybe, s ahogy a halász fölhúzta, egy nagy csuka tátogott rajta.
- Hallod-e, te halász - szólalt meg -, kérlek, hagyd meg az életemet, nem igazi csuka vagyok én, hanem elvarázsolt herceg. Mit használ neked, ha megölsz? Inkább dobj vissza a vízbe, hadd lubickoljak tovább.
- Menj csak az utadra - felelte a halász -, hogyan is bántanék egy csukát, amelyik beszélni tud?
Azzal visszacsusszantotta a halat a szép tiszta vízbe, fölszedelőzködött, és hazament a kunyhóba a feleségéhez.
- Mi az, ember, ma semmit nem fogtál? - kérdezte az asszony.
- Nem fogtam - felelte a halász -, csak egy csukát. Azt mondta elvarázsolt herceg, hát visszaengedtem a vízbe.
- És nem kívántál érte semmit tőle?
- Nem. Mit is kívántam volna?
- Ó, te szerencsétlen - korholta az asszony, - Nem látod, milyen utálatos mindig ebben a nyomorúságos kis kunyhóban lakni, büdös is, mocskos is: kívánhattál volna magadnak egy szép kis házat. Menj csak vissza a partra, hívd ki a vízből a csukát, mondd meg neki, szeretnénk egy szép kis házat; biztosan megadja.
- Ej, hagyd, anyjuk - mondta az ember -, mi a csodának mennék!
- Ugyan, ne tehetetlenkedjél! - zsörtölődött a felesége. - Nem megfogtad? Nem elengedted? Neked köszönheti az életét; biztosan megadja, amit kérsz tőle. No, csak szedd a lábad, de hamar!
Az embernek nem nagyon akaródzott elmenni, de az asszonnyal sem volt kedve civakodni, hát kiballagott szép lassan a partra.
A víz zöld meg sárga volt, már nem olyan tiszta, mint az előbb. A halász kiállt a szélére, és elkezdte:
Tiki-toka-terelő,
csuka koma, jer elő,
ami van, az nem elég,
mást akar a feleség.
Hát csak kidugja a fejét a csuka a vízből, s kérdi:
- No, mit akar hát?
- Azért rágja a fülemet - felelte a halász -, hogy ha egyszer megfogtalak miért nem kértem tőled valamit az életed fejében. Nem akar megmaradni a kunyhóban, mindenáron egy kis házat szeretne.
- No, csak menj haza, máris megvan - mondta a csuka.
Az ember hazament, s már nem a régi szegényes viskóban találta a feleségét.
Szép kis ház állt a kunyhó helyén, a kapu mellett kispad, azon üldögélt az asszony.
S ahogy meglátta az urát, elébe ment, kézen fogta, azt mondta: - Gyere csak be, nézz körül, mennyivel szebb most már nálunk!
Csinos pitvar meg takaros kis szoba volt a házban, a szobában egy-egy puha ágy mindegyiküknek, azonfelül konyha meg éléskamra, fölszerelve mindennel, ami csak kell, vasedénnyel, rézedénnyel, fehér porcelánnal. A ház mögött meg kis udvar, benne tyúk, kacsa, lábasjószág, a végében zöldségeskert, gyümölcsöskert.
- No, tetszik? - kérdezte az asszony.
- Tetszik bizony - mondta az ember -, sose kívánnék szebbet magunknak!
Hanem az asszony fölemelte a mutatóujját, úgy mondta: - Majd ezen még gondolkodunk!
Azzal jóízűen megvacsoráztak, utána pedig lefeküdtek, és aludtak egyfolytában reggelig.
Így ment ez egy-két hétig békességben. Hanem akkor egyszer csak azt mondta az asszony:
- Hallod-e, ember! Nagyon szűk nekünk ez a ház. Az udvar is kicsiny, a kert is aprócska; nagyobbat is adhatott volna a csuka. Szeretnék szép, tágas kőkastélyban lakni. Menj, keresd meg a csukát, kérd meg, ajándékozzon nekünk egy kastélyt.
- Asszony, asszony - korholta a halász -, épp elég nagy ez a ház, minek laknánk mi kastélyban?
- Ej - szólt rá az asszony -, menj csak, ha mondom! A csuka biztosan megadja.
- Nem úgy van, asszony! Most adott házat, hogyan háborgathatnám már megint? Még zokon venné.
De az asszony ráripakodott:
- Ne okvetetlenkedjél itt nekem; hanem eredj, ha mondom!
A halásznak nehéz lett a szíve, csak nem akart menni, s váltig azt hajtogatta magában: "Nincs ez rendjén" - de azért mégiscsak kiballagott. Ahogy a partra ért, látta: sűrű a víz, lila meg szürke meg sötétkék, nem olyan zöld és sárga, mint a múltkor; de azért még csendes volt. Megállt a szélén, rákezdte:
Tiki-toka-terelő,
csuka koma, jer elő,
ami van, az nem elég,
mást akar a feleség.
- No, mit akar hát? - kérdezte a csuka.
- Haj - felelte a halász -, nagy kőkastélyban akar lakni!
- No, csak menj haza szépen, ott vár már az asszony a kastély kapujában.
A halász elindult, s egyszerre csak mit látott? Nagy kőpalota büszkélkedett a kis házuk helyén, a felesége meg fönn állt a lépcső tetején, és éppen be akart nyitni. Amint az urát meglátta, vidáman integetni kezdett neki, aztán kézen fogta, és azt mondta:
- Gyere csak, nézzük meg az új otthonunkat!
Hatalmas márványburkolatos csarnokba léptek. Szolgák serege várta ott őket; mélyen meghajoltak a gazdáik előtt, és kitárták az ajtókat. Gyönyörűen tapétázott sima falak ragyogtak feléjük, a szobákban csupa aranyszék meg aranyasztal, és a mennyezetről sokágú kristálycsillárok függtek. Minden szobában, minden kamrában süppedős szőnyegek; az asztalok meg csak úgy roskadoztak a legfinomabb ételektől, legzamatosabb boroktól. A palota mögött tágas udvar húzódott, benne lóistálló, tehénistálló, pompás hintókkal rakott kocsiszín, az udvaron túl pedig fölséges kert a világ legszebb virágaival és legízesebb gyümölcseivel. Aztán csodálatos park, csak a hossza vagy fél mérföld, pázsitján, csalitosaiban őzek, szarvasok, nyulak szökelltek; egyszóval együtt volt itt minden, amit csak ember kívánhat.
- No, látod, hát nem szép ez? - kérdezte az asszony.
- Bizony, gyönyörű szép - felelte a férje -, most aztán már igazán nem kívánhatunk szebbet magunknak.
- Majd ezen még gondolkodunk - mondta a felesége. Előbb alszunk rá egyet.
Azzal lefeküdtek. Másnap az asszony ébredt korábban. Éppen megvirradt: ahogy az ágyból kitekintett, ott pompázott a szeme előtt az egész vidék. Az ura még lustálkodott, nyújtózkodott, heverészett a finom ágyban, de az asszony oldalba lökte a könyökével.
- Kelj már fel, ember, kukkants csak ki az ablakon! Miért ne lehetne ez az egész gyönyörű ország a miénk? Eredj gyorsan a csukához, mondd meg neki, hogy királyné akarok lenni.
- Asszony, asszony - korholta a férje -, ugyan mi a csudának lennél te királyné? Én bizony nem akarok király lenni!
- Hát ha te nem akarsz, nem akarsz; de én királynő leszek, megértetted?! - pattogott az asszony. - Egy-kettő, siess a csukához, mondd meg neki, mit kívánok!
Szegény halász egészen nekikeseredett, hogy a felesége most meg már királynő akar lenni. "Nincs ez rendjén" - dohogta magában, de szólni nem mert egy szót sem, mert hát tudta, hogy az asszonnyal nem tanácsos ujjat húzni. Így aztán akár tetszett neki, akár nem, csak kiballagott megint a tengerhez.
Kiért a partra, s ijedten látta, hogy a víz egészen feketésszürke, háborogva hányja a habját, és igen bűzlik. Azért mégiscsak odaállt a szélére, és elkezdte a mondókáját:
Tiki-toka-terelő,
csuka koma, jer elő,
ami van, az nem elég,
mást akar a feleség.
- No, mit akar hát? - kérdezte a csuka.
- Haj - felelte a halász -, most meg királynő akar lenni!
- No, csak menj haza szépen, máris az.
A jámbor embernek majd leesett az álla, amikor a kastélyuk helyén csipkés oromfalú, bástyás-tornyos várat talált. Silbak állt a kapu előtt, az udvaron meg csak úgy nyüzsgött a sok katona, dobos meg trombitás. Belépett a házba: csupa arany, csupa márvány volt odabent minden, meg csupa pompás szőnyeg, csupa aranyos bojt. Trombita harsant, fölpattant a nagyterem ajtaja: a testőrség díszbe vágta magát, a hopmester hajbókolt, a halászné meg ott ült aranyos-gyémántos trónuson, fején aranykoronával, kezében drágaköves színarany jogarral. Jobbra is, balra is hat-hat szépséges leányzó állt mellette, szép sorjában úgy, hogy a következő mindig egy fejjel kisebb volt annál, aki mögött állott. A halász odalépett elébe:
- Asszony, hát királynő lettél?
- Úgy bizony - felelte az asszony -, királynő vagyok.
Az ember csak állt és nézte, s amikor már jól megnézte, így szólt:
- Szó, ami szó, ugyancsak takaros királynő vagy! Hanem most aztán már igazán nem kívánunk többé semmit.
- Dehogynem! - tiltakozott a halászné, és egészen elfogta a nyugtalanság. - Unalmas dolog ez, máris alig állhatom. Menj el a csukához, mondd meg neki: királynő ugyan vagyok már, de most császárnő akarok lenni!
- Asszony, asszony - csóválta a fejét a halász -, minek lennél te császárnő?
- Mondom neked, siess a csukához, császárnő akarok lenni!
- Érts szót - mondta az ember -, már hogyan tehetne téged császárrá a csuka? Császár csak egy van a birodalomban; császárrá még a csuka sem tehet senkit; nem és nem!
- Micsoda?! - rikoltott az asszony. - Én vagyok a királynő, te meg csak a férjem vagy, mégsem engedelmeskedel? Indulj, egy-kettő; aki megtesz valakit királynak, megteheti császárnak is! Szedd a lábad; ne is merészelj ellenkezni velem, mert megharagszom!
Mit tehetett szegény feje? Ha kelletlenül is, de csak elindult; tudta, nem tanácsos magára haragítani az asszonyt, különösen most, hogy királynő lett. De ahogy bandukolt, magában egyre csak azt hajtogatta: "Sehogyan sincs ez rendjén, ez a császárság mégiscsak szemtelenség, ezért végül még a csuka is megharagszik."
Így morfondírozott, míg ki nem ért a tengerpartra. Színfekete volt a víz, sűrű, mint az olaj, háborgott erősen, hányta a tajtékot, s olyan forgószél nyargalászott rajta, hogy csak úgy kavargott. A halász megijedt; megállt a parton, aztán vonakodva, félősen rákezdte:
Tiki-toka-terelő,
csuka koma, jer elő,
ami van, az nem elég,
mást akar a feleség.
- No, mit akar hát? - kérdezte a csuka.
- Jaj, kedves csuka, császárnő akar lenni a feleségem!
- No, csak menj haza szépen, máris az.
Az ember hazament; hát ott áll előtte egy gyönyörűséges palota csiszolt márványkőből, alabástrom szobrokkal, aranycirádákkal. A kapu előtt katonák meneteltek, pergett a dob, rárivallt a trombita, harsogtak a kürtök. Odabent pedig úgy sürögtek-forogtak a bárók, grófok, hercegek, mintha csak inasok volnának; hajbókolva tárták ki előtte a színarany ajtót. A halász belépett: ott ült a felesége egyetlen aranytömbből kifaragott trónusán, volt az vagy két méter; fején háromrőfnyi, briliánsokkal, kárbunkulusokkal ékes korona; egyik kezében a jogar, a másikban az országalma, mellette kétoldalt két sorban a válogatott testőrök, minden következő kisebb az előtte állónál, a legelső kétméteres óriás, a legutolsó meg parányi törpe, akkora, mint a kisujjam. S előtte fejedelmek és hercegek, seregestül. A halász elámult:
- Asszony, hát császárnő lettél?
- Igen - felelte az asszony -, az vagyok.
A halász meg csak állt és nézte, aztán amikor már jól megnézte, így szólt: - Szó, ami szó, asszony, ugyancsak takaros császárnő vagy!
A feleség azonban ráripakodott:
- Mit bámészkodol itt?! Császárnő vagyok, az igaz, de most már pápa akarok lenni! Eredj a csukához, mondd meg neki!
- Asszony, asszony, mi minden nem akarsz te lenni? - kérdezte megrökönyödve a férje. - Pápa nem lehetsz, pápa csak egyetlenegy van az egész világon! Hogy is gondolsz ilyet?!
- Hallod-e, ember, ne vitatkozzál velem; kotródj szaporán a csukához, mert nekem még a mai napon pápának kell lennem!
- Nem és nem - tiltakozott a halász -, én ezt meg nem mondom neki, ez mégiscsak sok, pápának igazán nem tehet meg!
- Ne locsogj itt összevissza! - rivallt rá az asszony. - Ha megtett császárnak, megtehet pápának is. Különben pedig jegyezd meg magadnak: én vagyok a császárnő, te meg csak a férjem vagy, azt teszed, amit mondok!
Mit volt mit tennie szegény halásznak? Egészen elkeseredett, de azért elindult; hanem útközben úgy félt, hogy össze-összekoccant a foga, s már-már úgy érezte, tüstént összerogy.
Egyszerre rettenetes szél kerekedett, fekete felhők rohantak az égen, besötétedett, mintha már öreg este volna, nyögtek a lombok, fölcsapott a víz, zúgott, mintha forrna, neki-nekirontott a partnak; tajtékzott a sziklákon. messze vészjeleket adtak a hajók; mint a dióhéjat, ugráltatták, táncoltatták őket a hegynagyságú hullámok. Csak a mennybolt közepén derengett még egy tenyérnyi kékség, körös-körül azonban úgy vöröslött az ég, mint a legvadabb viharban. A halász csüggedten megállt a parton, és reszketve rákezdte:
Tiki-toka-terelő,
csuka koma, jer elő,
ami van, az nem elég,
mást akar a feleség.
- No, mit akar hát? - kérdezte a csuka.
- Jaj - nyögte a halász -, pápa akar lenni!
- No, menj csak haza szépen, máris az.
Hazament a halász, nagy-nagy templomot talált a kastély helyén s körülötte sok fényes palotát. Áttört a tömegen; hát odabent ezer meg ezer gyertyaszál égett, s a nagy fényességben színarany ruhában ott ült egy magasságos nagy trónuson az asszony, hármas aranykorona a fején, körülötte a papság, kétoldalt meg szép sorjában gyertyák füzérben, a legnagyobb, akár egy torony, a legkisebb, akár egy kicsi mécses. Császárok, királyok hódoltat. előtte térdre borultak, úgy csókolták meg a cipője csücskét.
- Asszony - szólt az ember, mikor végre odaért elébe -, hát pápa lettél.
- Igen - felelte az asszony -, az vagyok.
A halász megállt előtte, és jól megnézte magának; de az olyan volt, mintha a fényességes napba nézett volna. Mikor már eleget nézte, azt mondta:
- Szó, ami szó, anyjuk, ugyancsak takaros pápa vagy!
De az asszony csak ült mereven, mint a faszent, meg se rebbent, meg se moccant.
- Most aztán nyughass már - mondta az ember -, pápa vagy, ennél több úgysem lehetsz már!
- Ezen majd még gondolkodom - felelte az asszony.
Azzal aludni mentek. De a halászné, ha már pápa volt is, csak nem nyughatott, csak nem is alhatott. Míg az ura békében szendergett az aznapi sok lótás-futás után, ő a szemét sem hunyta le, hanem csak dobálta magát egyik oldaláról másik oldalára egyre azon rágódott; mi lehetne még. De hiába, semmit nem tudott kitalálni. Közben megvirradt; világosodni kezdett az ég, sötétkékből halványkék lett a színe, az alja meg aranyossárga; aztán egyszerre megjelent a láthatár alján a kelő nap lángvörös korongjának a csücske. Lassan, méltóságteljesen emelkedett mind följebb és följebb a sugárzó égitest egyszerre csak teljes pompájában fölragyogott, elvált a földtől, és elindult diadalmas égi útjára.
A halászné fölült az ágyában, s úgy nézte a napkeltét, mint akit megbabonáztak.
- Hej - sóhajtotta -, most már nincs más vágyam, csak az, hogy én engedjem fel az égre a napot meg a holdat!
Jól oldalba bökte az urát a könyökével.
- Ember, ébredj, öltözz gyorsan, szaladj a csukához! Én akarok lenni az Úristen!
A halász még egészen bódult volt az álomtól, mégis úgy megijedt, hogy azon nyomban kiesett az ágyból. Azt hitte, rosszul hallott; a szemét dörgölve kérdezte:
- Mit beszélsz, anyjuk?
- Azt hogy én akarok lenni az Úristen, én akarom fölengedni a napot meg a holdat az égre!
Közben olyan komiszul mérte végig az urát, hogy annak a torkán akadt a tiltakozás.
- Ne mamlaszkodjál! - sürgette a halászné. - Ugorjál mert baj lesz!
Szegény ember térdre esett előtte, összetette a kezét úgy könyörgött neki.
- Jaj, anyjuk, ezt mát igazán nem teheti meg a csuka! Kérlek, szállj magadba, érd be a pápaságoddal!
Az asszony kiugrott az ágyból, elkezdett föl-le szaladgálni a teremben, haját tépte, tombolt, esztelen dühében vadul visítozta:
- Nem bírom ki! Nem bírom ki! Takarodj!
Szegény halász fölrántotta a nadrágját, s futott a tengerhez, mint akit hét ördög kerget.
Odakint olyan vihar dühöngött, hogy a jámbort majd leverte a lábáról. Házakat döntött össze, fákat csavart ki, meglódított egy-egy mázsás sziklát, s irtózatos robajjal belegörgette a tengerbe. Az ég szurokfekete volt; villámlott, mennydörgött szüntelenül. A tenger meg úgy harsogott óriási tajtékos hullámaival, hogy szegény halász majdnem megsüketült. Megállni nem tudott, mert az orkán elsodorta volna; lehasalt hát a víz szélén, és vacogó foggal elrebegte a mondókáját:
Tiki-toka-terelő,
csuka koma, jer elő,
ami van, az nem elég,
mást akar a feleség.
- No, mit akar hát? - kérdezte a csuka.
- Jaj - nyögte a halász - ő akar lenni az Úristen!
- Hát akkor menj csak haza szépen, ott ül megint az asszony a halászkunyhóban.
Azóta is ott ülnek.