Chú thợ may nhỏ thó can đảm


Het dappere snijdertje (Zeven in één klap)


Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, một chú thợ may bé nhỏ ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, trong lòng có vẻ khoan khoái lắm. Chợt có bác nông dân đi qua phố rao hàng:
- Mứt táo ngon đây, mứt táo ngon đây.
Tiếng rao nghe bùi tai, chú thợ may thò đầu ra ngoài cửa sổ gọi:
- Lại đây, bà ơi, ở đây chắc bà bán hết hàng chứ không chơi.
Bà khệ nệ mang thúng hàng nặng trèo lên ba bậc thang tới tận chỗ chú thợ may ngồi. Bà giở cho chú xem tất cả các loại mứt. Ngó xem hết bình nọ đến bình kia, chú còn đưa lên mũi ngửi, ngửi chán rồi nói:
- Mứt ngửi nghe chừng ngon đấy, bà cân cho tôi bốn Lốt đi, nếu có cân quá tay một chút thành một phần tư nửa ký cũng được.
Đưa hàng cho khách bà đi ngay. Bà bực mình lắm, vừa đi vừa lẩm bẩm rủa thầm vì cứ tưởng là vớ được món khách bở.
Chú thợ may tay cầm mứt reo:
- Cầu chúa ban phước, chắc ăn mứt này chúa cho tha hồ mà khỏe mạnh.
Rồi chú mở tủ lấy bánh mì, cắt lấy một khoanh và phết mứt lên. Chú nói:
- Chắc ngon đấy, nhưng mình phải khâu xong cái quần này đã rồi hãy cắn miếng ăn thử.
Chú để bánh sang bên, tiếp tục khâu nốt, nhưng do hứng chí nên mũi khâu mỗi lúc một dài hơn. Trong lúc chú mải làm, ruồi trên tường đánh hơi được mùi mứt thơm, chúng kéo cả đàn sà xuống. Ngoảnh lại thấy ruồi đậu trên bánh, chú thợ may nói:
- Ơ kìa, ai mời chúng mày đấy?
Rồi chú phảy đuổi các vị khách không mời mà đến ấy đi. Nhưng ruồi đâu có hiểu tiếng Đức, chúng không những chẳng bay đi mà còn kéo đến đông hơn trước. Cáu tiết lên chú thợ may với tay lấy một mảnh da, quật không thương tiếc lũ ruồi, vừa quật vừa mắng:
- Đợi đấy, tao cho chúng mày biết tay!
Đập xong chú ngồi đếm, bảy con ruồi chết chân duỗi thẳng đơ nằm trước mặt chú. Tự phụ về sự anh dũng bất ngờ của mình chú nói:
- Thế nào mấy chàng trai kia, biết tay chưa? Phải làm cho cả tỉnh biết việc này mới được.
Chú vội may một cái thắt lưng, thêu trên đó mấy chữ thật to: "Một đòn chết bảy."
Rồi chú lại nói thêm:
- Sao lại chỉ cả tỉnh thôi nhỉ? Phải làm cho khắp thiên hạ biết việc này mới được.
Lòng chú xao xuyến lâng lâng, rạo rực. Chú đeo thắt lưng vào người, tính sẽ đi chu du thiên hạ. Chú nghĩ bụng: cứ quanh quẩn ở cái tiệm may quèn này thật uổng cho sự anh dũng của mình.
Trước khi lên đường, chú lục lọi khắp nhà xem còn có gì có thể mang theo trong cuộc hành trình. Tìm mãi mà chú chỉ tìm thấy một miếng phó mát để đã lâu, chú liền nhét vào túi. Vừa mới ra tới cổng thì chú thấy một con chim bị mắc kẹt ở trong bụi cây, chú rón tay bắt và đút luôn chim vào trong túi cùng với phó mát.
Chú hăm hở lên đường, chân đi thoăn thoắt. Vốn người nhỏ nhắn nên chú đi không biết mỏi. Đường đi đến một quả núi. Mới tới đỉnh núi chú đã nhìn thấy một người khổng lồ thảnh thơi ngồi nhìn quanh. Chú thợ may cứ thản nhiên tiếp lại chào hỏi:
- Xin chào anh bạn, ai cho anh bạn ngồi đây chỉ để ngắm nhìn thế giới bao la hả. Ấy mình hiện đang trên đường đi chu du thiên hạ đây, cậu có thích đi chu du cùng với mình không?
Anh chàng khổng lồ ngắm nhìn chú thợ may một cách khinh bỉ và nói:
- Mày đồ nhãi nhép, quân khốn khiếp.
Chú thợ may đáp lại:
- Thế là thế nào nhỉ!
Rồi chú cởi khuy áo, chỉ thắt lưng cho anh chàng khổng lồ xem và nói:
- Cứ đọc chữ đây sẽ biết mình là người thế nào.
Anh chàng khổng lồ đọc: "Một đòn chết bảy," nên nghĩ, bảy người chết chỉ vì một đòn đánh, vì thế nên có ý nê nể chú thợ may nhỏ thó. Nhưng rồi chàng khổng lồ vẫn muốn thử sức với chú thợ may. Chàng nhặt một hòn đá, rồi nắm tay bóp đá chảy ra nước và nói:
- Cậu có khỏe thì bóp thử tớ xem!
Chú thợ may đáp:
- Chỉ có thế thôi à? Dễ ợt như đồ chơi trẻ con.
Chú móc túi lấy miếng phó mát đã mềm nhũn, nắm tay bóp cho nó chảy ra nước rồi nói:
- Thấy chưa, có hơn chút nào không?
Chàng khổng lồ không biết nói sao, không ngờ một người nhỏ bé mà lại khỏe như vậy. Anh ta nhặt một hòn đá, vung tay ném nó lên cao tới mức ta không nhìn thấy tăm hơi hòn đá nữa. Rồi chàng khổng lồ nói:
- Nào chú vịt con làm thử xem!
Chú thợ may nói:
- Ném khá đấy! Nhưng đá cậu ném rồi sẽ rơi xuống đất cho mà xem. Còn hòn đá mình ném sẽ không rơi xuống đất.
Chú thò tay vào túi lấy chim, rồi tung lên không. Chim được thả thích quá, bay vút ngay đi.
Chú thợ may hỏi:
- Thế nào anh bạn, như vậy anh bạn đã ưng ý chưa?
Chàng khổng lồ đáp:
- Cậu ném được đấy. Nhưng để xem cậu vác nặng có giỏi như cậu ném đá không?
Chàng khổng lồ dẫn chú thợ may đến bên một cây sồi cổ thụ nằm đổ ngang trên đường đi, và nói:
- Cậu có khỏe thì mang giúp tớ cây này ra khỏi rừng!
Chú thợ may nhỏ thó đáp:
- Được thôi! Cậu cứ vác lên vai thân cây đi, mình sẽ nhấc cành nhánh lên vai mà vác, cái đó nặng hơn nhiều.
Anh chàng khổng lồ vác trên vai thân cây, còn chú thợ may thì ngồi vắt vẻo trên một cành cây. Vác nặng nên anh chàng khổng lồ không sao quay được đầu nhìn lại phía sau nên không hề biết rằng chính mình phải vác toàn bộ cây gỗ mà còn vác thêm cả chú thợ may ngồi vắt vẻo trên đó nữa. Chú thợ may ngồi sau thích chí, lòng vui như hội; chú huýt sáo bài hát: "Có ba bác phó may cưỡi ngựa ra khỏi cổng thành," chú làm như việc vác cây cổ thụ chỉ là trò trẻ con. Cây cổ thụ quá nặng nên anh chàng khổng lồ mới vác được một đoạn đường đã thấy mệt nhoài, dừng chân nói:
- Này anh bạn, cẩn thận nhé! Tớ thả cây xuống đây.
Chú thợ may liền nói:
- Cậu chỉ được cái to xác, không vác nổi cái cây này thì bết quá!
Hai người cùng nhau tiếp tục cuộc hành trình. Đi ngang qua một cây anh đào, anh chàng khổng lồ vịn ngọn cây có nhiều quả chín xuống, bảo chú thợ may giữ hái mà ăn. Nhưng chú thợ may nhỏ thó làm sao giữ nổi ngọn cây đang bị vịn cong xuống. Khi anh chàng khổng lồ vừa mới buông tay ra thì ngọn cây bật ngay lại, chú thợ may bị văng theo lên không.
Vốn người nhỏ thó nên chú thợ may rơi xuống mà không hề bị xây xát gì cả. Anh chàng khổng lồ hỏi mỉa:
- Sao vậy anh bạn, có cái cành cong mà không giữ nổi à?
Chú thợ may nhỏ thó đối đáp:
- Cậu tưởng tớ yếu à? Hạng người đánh một đòn chết bảy lại thèm làm trò ấy à? Mình nhảy vọt qua ngọn cây vì thấy có toán thợ săn đang ngắm bắn vào bụi cây chỗ chúng mình đang đứng. Cậu có giỏi thì giờ nhảy thử như tớ xem nào!
Anh chàng khổng lồ ráng sức nhảy nhưng không sao vượt qua được ngọn cây, bị treo lơ lửng bởi những cành lá của cây cổ thụ, bởi vậy nên chú thợ may lại được cuộc.
Anh chàng khổng lồ lại nói:
- Này, cậu gan dạ anh dũng như vậy thì hãy đi cùng tớ về hang, ngủ cách đêm với chúng tớ một hôm.
Chú thợ may nhận lời đi theo. Đến hang thì thấy có mấy người khổng lồ khác đang ngồi bên lửa, người nào cũng cầm trong tay một con cừu thui và ăn một cách ngon lành. Chú thợ may nhìn quanh và nghĩ bụng:
- Nơi này rộng rãi hơn cửa hiệu của mình.
Anh chàng khổng lồ chỉ một cái giường bảo chú cứ lên giường mà ngủ cho đẫy giấc. Giường của người khổng lồ quá rộng, chú thợ may nhỏ thó nằm ngay ở mép một góc giường mà ngủ. Đến nửa đêm, anh chàng khổng lồ nghĩ, có lẽ giờ này chú thợ may ngủ đã say, liền lấy một thanh sắt to phang mạnh xuống giường, tưởng như vậy là thanh toán xong tên châu chấu cho bõ bực.
Sáng sớm tinh mơ bọn khổng lồ đã kéo nhau vào rừng và quên bẵng chú thợ may đó. Bọn khổng lồ hoảng sợ khi bỗng nhiên lại nhìn thấy chú thợ may mặt mày hớn hở, hiên ngang thẳng phía họ mà bước tới, họ tưởng chú sẽ đánh chết cả lũ nên co cẳng mạnh ai người mấy chạy.
Chú thợ may lại tiếp tục đi, dáng dương dương tự đắc. Đi được một lúc lâu thì chú tới khu vườn thượng uyển. Lúc đó chú mới thấy thấm mệt, liền lăn ra đánh một giấc trên bãi cỏ. Trong lúc chú đang ngủ say trên bãi cỏ thì có một tốp người đi qua, thấy có người nhỏ thó lại nằm trong vườn thượng uyển họ đứng lại ngắm nghía, ngó nghiêng. Họ đọc thấy dòng chữ viết trên thắt lưng chú: "Một đòn chết bảy!."
Họ bảo nhau:
- Ái chà! Giữa lúc thiên hạ thái bình thế này vị hổ tướng này xuất hiện ở đây làm gì? Chắc đây là một chủ tướng có sức địch muôn người!
Họ liền đi tâu trình nhà vua, họ nghĩ là nếu có chinh chiến xảy ra thì người này có thể là một dũng sĩ ngoan cường, không nên để một người như vậy đi nơi khác mất, đợi chú thợ may tỉnh giấc dậy thì nói nhà vua muốn vời giúp nước lúc chinh chiến. Sứ giả đến nơi nhưng đứng đợi cho đến lúc chú thợ may vươn vai, mở mắt, lúc ấy mới nói rõ ý định của nhà vua. Chú thợ may đáp:
- Chỉ vì chuyện ấy mà ta tới đây. Ta sẵn sàng phụng sự nhà vua.
Chú được đón tiếp trọng thể và xếp ở một nơi riêng đặc biệt.
Các tướng lĩnh trong triều thì bực mình ra mặt, họ mong người "dũng sĩ" mới kia sẽ ra biên cương cách đây ngàn dặm. Họ trò chuyện với nhau:
- Lôi thôi với nó thì nguy, vì nó chỉ đập một cái là chết bảy. Lúc ấy chắc chẳng còn ai trong bọn mình sống sót.
Họ quyết định cùng nhau vào yết kiến nhà vua để xin được bãi chức về nhà. Họ đồng thanh tâu:
- Muôn tâu bệ hạ! Bọn hạ thần không thể ở cùng với một người đánh một đòn chết bảy.
Nhà vua buồn, thấy chỉ vì muốn giữ một người mà tất cả bọn bầy tôi trung thành sẽ xa lánh mình. Lúc này nhà vua lại ước, giá như không gặp chú thợ may có phải là hay không và trong bụng rất muốn tống khứ chú đi ngay. Nhưng nhà vua không dám nói, sợ "dũng sĩ" giết mình và luôn thể giết hết cả dân rồi tự lên ngôi vua. Vua nghĩ đi nghĩ lại mãi mới nghĩ ra được một kế. Vua sai sứ đến bảo chú, nếu quả chú là một tráng sĩ oai phong lẫm liệt thì hãy làm một việc cứu dân giúp vua. Ở một khu rừng trong nước có hai tên khổng lồ sống bằng nghề cướp của, giết người, đốt nhà. Chúng gây ra không biết bao nhiêu là tội ác. Vì sợ nguy đến tính mạng nên không một ai dám đến gần khu rừng ấy. Nếu như tráng sĩ giết được hai tên khổng lồ ấy, nhà vua sẽ gả con gái độc nhất cho và một nửa giang sơn làm của hồi môn. Để trừ khử hai tên khổng lồ nhà vua cho một trăm kỵ sĩ đi theo giúp sức. Chú thợ may nghĩ bụng:
- Có thế mới xứng với một người như mình! Lấy được công chúa xinh đẹp làm vợ, lại được chia nửa giang sơn, chuyện hiếm có trên trần gian chứ đâu phải bỡn!
Nghĩ vậy, chú liền đáp:
- Ái chà, ta sẽ trói gô hai tên khổng lồ ấy lại! Một người đánh một đòn chết bảy chẳng có lý do gì để sợ hai tên, ta cũng chẳng cần một trăm kỵ sĩ làm gì.
Chú thợ may ra đi, trăm kỵ sĩ theo sau. Đến cửa rừng chú bảo các kỵ sĩ:
- Tất cả cứ đứng đợi ở đây, một mình ta sẽ thanh toán hai tên khổng lồ ấy.
Chú đi thẳng vào rừng, vừa đi vừa ngó ngang ngó dọc. Đi được một lúc thì chú nhìn thấy hai tên khổng lồ đang ngủ ở bên gốc cây, chúng ngáy mạnh tới mức cành cây đung đưa.
Không để phí thời gian, chú thợ may nhặt đầy hai túi đá rồi trèo lên cây. Trèo tới lưng chừng cây chú trườn bò ra một cành cây và ngồi chiếu thẳng đúng ngay trên đầu hai tên đang ngủ. Rồi chú ném đá rơi thẳng vào ngực một trong hai tên khổng lồ, ném liên tục, hết hòn này đến hòn khác. Lúc đầu, chẳng thấy tên nào nhúc nhích, nhưng rồi hắn tỉnh giấc, dùng khuỷu tay hích bạn hỏi:
- Cậu đánh tớ, thế là thế nào?
Tên kia đáp:
- Cậu mơ ngủ à! Mình đâu có đánh cậu.
Rồi chúng lại ngủ tiếp tục. Bắt đầu thiu thiu ngủ thì tên thứ hai bị đá ném. Tên này nói:
- Thế là thế nào nhỉ, tại sao cậu ném tớ?
Tên kia vừa trả lời vừa càu nhàu:
- Mình đâu có ném cậu.
Cãi nhau chỉ được một lúc, chúng đành giảng hòa vì cả hai đều còn đang mệt và mắt díp cả lại do ngái ngủ. Chúng ngủ thiếp đi. Chú thợ may lại tiếp tục trò đùa ấy. Chú chọn một hòn đá to nhất, lấy đá ném thẳng vào ngực tên thứ nhất. Tên này la lớn:
- Thế này thì quá đáng lắm!
Điên tiết, hắn nhảy dậy, xô bạn vào gốc cây mạnh tới mức cả cây rung chuyển. Tên kia trả miếng cũng chẳng kém, rồi cả hai nổi nóng, nhổ cây, vặn cành đánh lộn với nhau, chúng phang nhau tới tấp, kết quả là cả hai đều lăn ra chết.
Tới khi đó chú thợ may nhỏ thó mới lò người nhảy xuống. Chú nói:
- Cũng may mà chúng không nhổ cái cây mình ngồi, nếu không có lẽ mình phải nhảy thật nhanh sang cây khác như một con sóc. Nhưng được cái là mình nhỏ thó nên cũng mau lẹ.
Chú rút gươm ra, đâm thẳng vào ngực mỗi tên vào nọn kiếm. Rồi chú ra đầu rừng nói với các kỵ sĩ:
- Công việc xong xuôi cả. Ta đã kết liễu đời hai tên ấy, nhưng quả là khó khăn. Lâm vào thế bí, chúng nhổ cây để chống cự lại, nhưng cái đó cũng chẳng giúp ích gì khi đối thủ lại là một người như tớ, người mà chỉ đánh một đòn nhưng chết bảy.
Các kỵ sĩ nói:
- Thế tráng sĩ không bị thương à?
Chú đáp:
- Mọi việc đều trôi chảy, thuận lợi thì sao mà đụng được tới lỗ chân lông tớ.
Đám kỵ không tin chú, họ phi ngựa vào rừng thì thấy hai tên khổng lồ nằm trong vũng máu, chung quanh đó ngổn ngang toàn những cây bị nhổ cả gốc.
Chú thợ may đòi nhà vua phải thưởng cho mình những thứ như nhà vua đã hứa. Nhưng nhà vua lại thấy hối tiếc về việc hứa, suy nghĩ tìm mưu kế mới để hại chú thợ may.
Nhà vua bảo chú:
- Trước khi ngươi lấy được con gái ta và một nửa giang sơn này, ngươi phải làm một việc anh dũng nữa: Ngươi bẫy bắt con kỳ lân đang phá hoại rừng về đây cho ta.
- Hai thằng khổng lồ thần còn chẳng sợ, một con kỳ lân thì có nghĩa lý gì! Thần mà ra tay thì chỉ một đòn nhưng chết bảy.
Chú mang theo một cái thừng, một cái rìu và cùng đoàn người đi giúp việc lên đường. Tới nơi chú dặn những người đi theo đợi ở bìa rừng. Mình chú đi thẳng vào rừng sâu. Chú chẳng phải tìm kiếm gì, mới trông thấy chú con vật cứ thẳng phía chú mà xông tới. Nó lao thẳng tới định húc bổng chú lên. Chú nói:
- Nào, xin mời, làm gì mà lẹ vậy!
Tưởng chừng con vật húc được chú, nhưng thoắt một cái chú đã nhảy ra sau gốc cây. Kỳ lân cứ đà ấy mà lao thẳng vào thân cây, sừng cắm phập sâu vào thân cây, kỳ lân không sao rút người ra được, bị mắc lại ở đó.
Chú thợ may nói:
- Giờ thì hết đường chạy nhé!
Từ phía sau thân cây chú đi ra, lấy thừng thòng lọng cổ kỳ lân lại, rồi chú lấy rìu đẽo thân cây gỡ sừng ra. Xong xuôi mọi việc, chú kéo con vật theo sau đến trình nhà vua.
Nhưng rồi nhà vua vẫn không chịu thực hiện lời đã hứa, đòi chú phải làm một việc thứ ba nữa. Trước khi cưới chú thợ may phải bắt được cho nhà vua con lợn rừng hung dữ đang hoành hành phá hoại khu rừng của nhà vua. Vua cho thợ săn đi theo hỗ trợ.
- Dạ, thần xin sẵn sàng. Cái đó cũng chỉ là trò chơi trẻ con mà thôi!
Chú không đem thợ săn vào rừng. Đám thợ săn mừng thầm trong bụng vì chính họ đã nhiều lần lao đao khốn khổ vì con lợn rừng ấy.
Vừa mới nhìn thấy chú thợ may, lợn rừng đã sùi bọt mép, giương cặp răng nanh lên, rồi cứ thế mà lao thẳng vào chú thợ may. Nhưng chú thợ may rất nhanh trí, chú chạy lao ngang vào cửa nhà thờ ở gần đó. Đến khi lợn rừng quặt được người đuổi chạy theo vào thì chú thợ may đã nhảy qua cửa sổ ra ngoài, chú chạy vòng lại đóng cửa, thế là lợn bị nhốt ở trong nhà thờ, nó lồng lộn lên nhưng không tài nào nhảy chui qua cửa sổ được vì quá to nặng. Chú thợ may gọi người thợ săn đến để họ trông thấy tận mắt con vật bị nhốt. Trong khi đó vị hảo hán đến ra mắt nhà vua. Nhà vua đành phải bấm bụng làm theo lời hứa: gả công chúa và chia nửa giang sơn. Nếu vua mà biết đứng trước mình chẳng phải là anh hùng hảo hán mà chỉ là một chàng thợ may thì chắc nhà vua căm giận lắm. Lễ cưới tổ chức linh đình, nhưng có phần kém vui. Chú thợ may nghiễm nhiên trở thành vua của phần giang sơn được chia.
Ít lâu sau, một hôm đang đêm hoàng hậu trẻ nghe thấy chồng mình nói mê:
- Này, cắt cho tớ cái áo, may cho tớ cái quần, nhanh tay lên không ăn bạt tai bây giờ!
Lúc đó nàng mới biết được nguồn gốc gia thế của đức ông chồng mình. Ngay sáng hôm sau, nàng về than thân trách phận với vua cha và xin vua cha đánh tháo khỏi tay một người chồng chỉ là một bác phó may tầm thường. Vua an ủi con gái và nói:
- Tối nay khi đi ngủ con để ngỏ cửa, quân hầu của ta đứng đợi ở ngoài. Khi nào nó ngủ say chúng sẽ ập vào, trói gô nó lại, khiêng thẳng xuống tàu chở tới một hòn đảo xa.
Nghe xong kế ấy công chúa rất yên tâm. Tên hầu cận nhà vua nghe hết đầu đuôi câu chuyện, vốn rất mến phò mã nên hắn liền kể cho chàng nghe hết kế hoạch. Phò mã nói:
- Ta phải chặn trước mới được!
Tối hôm ấy, chú thợ may đi ngủ như thường lệ. Được một lúc công chúa tưởng chồng mình ngủ đã say, nàng rón rén dậy ra mở cửa và để ngỏ rồi lại lên giường ngủ tiếp. Thực ra chú thợ may chỉ nằm vậy, giả tảng như ngủ mê nói sảng:
- Này chú nhỏ, cắt cho tớ cái áo này, may cho tớ cái quần này nhé! Nhanh tay lên không ăn bạt tai bây giờ! Ta đã từng có những chiến công hiển hách: chỉ một đòn mà giết được bảy, hạ sát hai tên khổng lồ, săn bắt được con kỳ lân, bẫy được lợn hung dữ. Những thứ đó ta còn trị được thì mấy thằng nhãi đang núp ngoài kia ăn thua gì.
Nghe tiếng nói tiếng nói từ trong buồng vọng ra bọn lính núp ở ngoài đâm ra hoảng sợ, chúng co cẳng chạy thục mạng cứ như bị cả một đàn cọp đang đuổi sát theo sau. Chẳng có tên nào còn hồn vía nghĩ tới việc hại chú thợ may.
Thế là chú thợ may giữ ngôi vua suốt đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Op een mooie zomermorgen zat een snijdertje op zijn tafel voor het venster; hij was opgewekt en naaide dat het een aard had. Toen kwam een boerenvrouw de straat af en riep: "Moes te koop! Moes te koop!" Dat klonk het snijdertje heerlijk in de oren: hij stak zijn kleine hoofd uit het raam en riep: "Kom maar boven vrouwtjelief, hier kun je je moes kwijt."
De vrouw klom de drie steile trappen op naar het snijdertje, en ze moest al haar manden met vruchtenmoes voor hem uitpakken. Hij bekeek alles, nam van iedere soort in de hand, rook eraan, en zei tenslotte: "Dat is lekkere jam, weeg me vier lood af, en als 't een kwart pond wordt, is het ook niet erg." De vrouw die gehoopt had een flinke bestelling te krijgen, gaf hem de vier lood, maar ze ging knorrend en brommend weg. "Nu, God zegen de maaltijd," zei het snijdertje, "dit zal mij kracht en moed geven," en hij haalde een brood uit de kast, sneed overdwars een hele snee af, en streek er de jam overheen als beleg. "Dat zal niet kwaad smaken," zei hij, "maar eerst moet dat buis nog klaar, voor ik mijn tanden in het eten zet." Hij legde het brood naast zich, naaide verder en maakte steeds grotere steken van puur plezier.
Intussen steeg de geur van de moes langs de wanden omhoog, waar een massa vliegen zat. Ze werden er door gelokt, en streken in zwermen op het brood neer. "Nou, wie heeft jullie uitgenodigd?" sprak het snijdertje, en hij joeg de ongenode gasten weg. Maar de vliegen die geen Hollands verstonden, lieten zich niet wegjagen, maar kwamen terug in steeds groter getale. Toen liep het snijdertje de gal over, hij haalde uit zijn voorraad een grote lap, "wacht, ik zal jullie!" en hij sloeg er zonder genade op los. Toen hij de lap eraf trok en telde hoeveel er waren, lagen daar niet minder dan zeven vliegen dood met uitgestrekte poten. "Ben je zó'n held?" vroeg hij en bewonderde zijn grote dapperheid, "dat mag de hele stad wel eens weten." Haastig knipte de snijder een gordel, naaide hem dicht en stikte er met grote letters op: zeven in één klap! "Wat, de hele stad?" zei hij toen, "de hele wereld zal het weten!" en zijn hart hamerde van blijdschap als een lammestaartje. Het snijdertje bond zich de gordel om en wilde de wijde wereld in, want hij meende, dat zijn werkplaats te klein was voor zoveel dapperheid. Voor hij weg trok, zocht hij in 't huis na, of er niet nog iets was, wat hij mee kon nemen; maar hij vond niets anders dan een oud stuk kaas, en dat stak hij bij zich. Voor de poort zag hij een vogel, die verward was in de struiken; die moest bij de kaas in z'n zak.
Dapper ging hij nu op weg, en daar hij licht en vlug was, voelde hij geen moeheid. De weg voerde hem naar een berg, en toen hij de hoogste top had bereikt, zat daar een geweldige reus, die rustig op alles neerkeek. Het snijdertje ging heel trouwhartig op hem toe, en sprak hem aan: "Goedenmorgen, kameraad, zeg, kijk je de wereld eens aan? Ik ben juist op weg naar de wijde wereld en ik wil er mijn geluk proberen. Heb je zin om mee te gaan?" De reus keek het snijdertje verachtelijk aan en zei: "Lomperd! armzalig kereltje!" - "Dat zou je denken," zei het snijdertje, knoopte de mantel los en liet de gordel zien, "daar kan je lezen, hoe ik ben." De reus las: "zeven in één klap!" Hij dacht dat 't mensen waren, die het snijdertje had neergeslagen, en hij kreeg een beetje respect voor hem.
Toch wilde hij hem eerst op de proef stellen; hij nam een steen in zijn hand en drukte die in elkaar, zodat het water eruit droop. "Doe me dat eens na," zei de reus, "als je zo sterk bent." - "Is dat alles?" zei het snijdertje, "dat vinden wij kinderachtig," greep in zijn zak, pakte de kaas en drukte hem samen, zodat het vocht eruit liep. "Zeg," zei hij, "is dat nog niet een beetje beter?" De reus wist niet wat hij zeggen moest, en hij kon het van dat manneke niet geloven. Toen hief de reus een steen op en wierp die zo hoog, dat men hem met het blote oog nauwelijks meer zien kon: "Nou jij, kleine aardappel, doe me dat eens na." - "Een goede worp," zei het snijdertje, "maar jouw steen moest weer op de aarde terug vallen, ik zal er een opgooien, zo hoog, dat hij helemaal niet meer valt." Hij greep in zijn zak, pakte de vogel en gooide hem omhoog. De vogel, blij met zijn vrijheid, steeg omhoog, vloog weg en kwam niet meer terug. "Hoe bevalt je dat stukje, kameraad?" vroeg het snijdertje. "Gooien kan je wel," zei de reus, "maar nu zullen we nog eens zien, of je iets kunt dragen."
Hij bracht het snijdertje naar een geweldige eik, die geveld ter aarde lag, en zei: "Als je sterk genoeg bent, help me dan de boom het bos uit te dragen." - "Graag," antwoordde het mannetje, "neem jij dan de stam, dan neem ik de takken en de twijgen, dat is het grootste en het zwaarste deel." De reus nam de stam op zijn schouder, maar het snijdertje ging op een tak zitten, en de reus, die niet kon omkijken, droeg de boom alleen en het snijdertje erbij. Deze was, achteraan, heel vrolijk en floot het liedje "Daar reden drie snijdertjes uit de poort," alsof het sjouwen een kleinigheid was. De reus sleepte zijn zware last een eind mee, toen kon hij niet verder en riep: "Pas op! ik moet de boom laten vallen." De snijder sprong er vlug af, pakte de boom met beide armen beet, alsof hij hem zo aldoor had getorst, en zei tegen de reus: "Nou ben je zo'n grote kerel en je kunt niet eens een boom dragen." Samen gingen ze verder. Toen kwamen ze langs een kersenboom, en de reus pakte de kroon waar de sappigste vruchten hingen, boog hem naar beneden, gaf die aan het snijdertje om vast te houden en zei hem dat hij moest eten. Maar het snijdertje was veel te zwak om die boom te houden, en toen de reus losliet, ging de boom omhoog, en het snijdertje mee de lucht in. Toen hij weer zonder letsel op de grond stond, ze de reus: "Wat nu? Kan je zo'n zwak boompje niet eens neer houden?" - "Kracht genoeg," zei het snijdertje, "denk je dat dat voor mij iets was – ik, die er zeven in één klap sla? Ik ben over de boom gesprongen, omdat er jagers aan het schieten zijn in de struiken. Spring ook maar zo, als je kunt." De reus probeerde het, en kon niet over de boom heen, maar hij bleef in de takken hangen en het snijdertje was hem weer de baas geweest.
De reus zei nu: "Als je zo'n dappere kerel bent, kom dan bij ons in 't hol en slaap bij ons." Het snijdertje wilde wel en ging mee. Ze kwamen in 't hol, waar meer reuzen zaten, bij 't vuur elk met een gebraden schaap in de hand. Ze aten. Het snijdertje keek om zich heen en dacht: "Het is hier toch heel wat ruimer dan in mijn werkplaats." De reus wees hem een bed, daar moest hij maar in gaan liggen en eens uitslapen. Maar 't snijdertje vond 't bed te groot, ging er niet in, maar kroop in een hoekje. Toen het middernacht was, en de reus dacht dat het snijdertje al lang sliep, stond hij op, nam een grote ijzeren stang en sloeg het bed met één slag in tweeën en hij dacht dat hij die sprinkhaan nu wel kwijt was. Vroeg in de morgen gingen de reuzen het bos in, ze hadden 't hele snijdertje vergeten, daar kwam 't ineens heel vrolijk en zelfbewust aan. De reuzen schrokken, waren bang dat hij hen allen dood zou slaan en liepen haastig weg.
Maar het snijdertje trok verder, steeds z'n spitse neus achterna. Toen hij een eind gelopen had, kwam hij in de tuin van een paleis en omdat hij moe was, ging hij in 't gras liggen en sliep in. Terwijl hij lag te slapen, kwamen de mensen, bekeken hem en lazen op zijn gordel: "Zeven in één klap." - "Och," zeiden ze, "wat wil die grote krijgsheld hier midden in de vrede? Dat zal wel een groot heer zijn." Zij gingen zijn komst aan de koning vertellen: als er oorlog kwam, zou dat wel een bruikbaar en belangrijk man zijn, die ze zeker niet moesten laten vertrekken. Dat vond de koning een goede raad, hij zond een paar mensen van de hofhouding naar de man toe, om, als hij wakker was geworden, hem een aanbod te doen voor het leger. De afgezanten bleven bij de slapende staan, wachtten geduldig tot hij zich uit ging rekken en zijn ogen uitwreef, en brachten toen het aanbod over. "Daarom ben ik juist gekomen," zei hij, "en ik ben bereid, in dienst van de koning te treden."
Dus werd hij ontvangen, en hem werd een afzonderlijke woning aangeboden. Maar de soldaten moesten niets van het snijdertje hebben en wensten hem duizend mijlen ver. "Wat moet daarvan komen?" zeiden ze onder elkaar, "als wij ruzie met hem krijgen en hij slaat er op, dan slaat hij er in één slag zeven dood. Dan kunnen wij niet meer bestaan." Zo namen ze een besluit, togen allemaal samen naar de koning en vroegen hun ontslag. "Wij zijn er niet," zeiden ze, "om te werken met iemand die er zeven in één klap kan doodslaan." De koning werd bedroefd, dat hij om die ene held al zijn trouwe soldaten moest verliezen; hij wilde dat hij nooit van zijn bestaan had gehoord, en hij wilde wel dat hij hem kwijt kon. Toch durfde hij hem niet te ontslaan, uit vrees dat de man hem en zijn volk allemaal samen dood zou slaan, en zich tenslotte op de troon zou nestelen. Hij dacht er lang over na en eindelijk wist hij raad. Hij zond een boodschap naar het snijdertje.
Omdat hij zo'n krijgsheld was, wilde hij hem iets aanbieden. In een groot bos in zijn land woonden twee reuzen, die met roof, moord, brand en plundering veel kwaad stichtten. Niemand durfde hen te naderen. Als het snijdertje die twee reuzen kon doden, zou de koning hem zijn dochter tot vrouw geven en het halve koninkrijk als bruidsschat, honderd ruiters mochten meegaan als hulp. "Dat zou nog eens wat zijn voor een man als ik," zei het snijdertje bij zichzelf, "een mooie prinses en een half koninkrijk, zo iets krijg je niet elke dag." - "Wel ja," was zijn antwoord, "die reuzen zal ik wel aan kunnen en die honderd ruiters heb ik er niet bij nodig, wie zeven in één klap slaat, hoeft zich om twee niet te bekommeren."
Het snijdertje trok er op uit, en de honderd ruiters reden achter hem aan. Toen hij aan de rand van het bos kwam, sprak hij tot zijn geleide: "Blijf hier maar wachten, de reuzen neem ik wel alleen." Toen sprong hij het bos in, en keek links en rechts. Na korte tijd kreeg hij de twee reuzen in 't oog: ze lagen onder een boom te slapen en snurkten dat de takken op en neer woeien. Het snijdertje, vastberaden, deed zijn beide zakken vol stenen en klom in de boom. Middenin liet hij zich op een grote tak glijden, tot hij vlak boven de slapers zat. Toen liet hij de ene reus een steen op de borst vallen en nog één en nog één. Eerst merkte de reus niets, toen opeens werd hij wakker, stootte zijn gezel aan en zei: "Waarom sla je mij?" - "Je droomt," zei de ander, "ik sla je niet." Ze gingen weer slapen, toen gooide het snijdertje een steen op de andere reus. "Wat," zei de ander, "waarom gooi je naar mij?" - "Ik gooi niet," zei de eerste brommend. Ze kibbelden een poos, werden weer moe en hun ogen gingen weer dicht. Weer begon het snijdertje zijn spel, hij zocht de dikste steen, en gooide die de eerste reus op z'n borst. "Dat is te kras!" riep die, sprong woedend op en gooide zijn makker tegen de boom, zodat die trilde. De ander betaalde hem echter met gelijke munt, en ze werden zo driftig, dat ze bomen uittrokken, op elkaar lossloegen, tot ze beiden ter aarde vielen. Nu sprong het snijdertje omlaag. "Gelukkig maar," zei hij, "dat ze de boom waarin ik zat, niet hebben uitgerukt, anders had ik als een eekhoorntje van de ene boom in de andere moeten wippen!" Hij trok toen zijn zwaard en gaf elk van de reuzen een paar zware slagen in de borst, toen ging hij weg, liep naar zijn ruiters en sprak: "Het is gebeurd. Ik heb ze allebei gedood; maar het is er hard toegegaan: ze hebben in hun angst bomen uitgetrokken en zich daarmee verweerd, maar het hielp allemaal niets, wanneer er iemand bij is als ik, die er zeven slaat in één klap." - "Bent u dan niet gewond?" vroegen de ruiters. "Dat gaat best," antwoordde het snijdertje, "geen haar hebben ze me gekrenkt." Dat wilden de ruiters niet geloven en ze reden het bos is, waar ze weldra de reuzen vonden, badend in hun bloed en overal in het rond uitgerukte boomstammen!
Het snijdertje kwam nu bij de koning om de beloofde prijs, maar die had spijt van zijn belofte en zon weer op een middel om zich de held van de hals te schuiven. "Voor je mijn dochter krijgt en het halve koninkrijk," zei hij, "moet je nog eenmaal een heldendaad verrichten. In het bos loopt een eenhoorn rond. Hij richt overal schade aan. Hem moet je eerst nog vangen." - "Voor een eenhoorn ben ik nog minder bang dan voor twee reuzen. Zeven in één klap, dat is mijn kracht." Hij voorzag zich van een touw en een bijl, ging het bos weer in, en liet zijn geleide weer wachten. Lang hoefde hij niet te zoeken, de eenhoorn kwam er weldra aan en sprong recht op het snijdertje af, alsof hij hem zonder uitstel op de hoorn wilde nemen. "Rustig, rustig," zei hij, "zo gauw gaat het niet!" Hij bleef staan en wachtte, tot het dier vlakbij was; dan sprong hij heel vlug achter een boom. Maar de eenhoorn was met een aanloop tegen de boom opgevlogen en spietste zijn hoorn zo stijf in de stam, dat hij hem niet weer weg kon trekken. En zo was hij gevangen. "Daar heb ik hem in de knip," zei het snijdertje, kwam achter de boom vandaan, legde z'n touw om de hals van de eenhoorn, hakte met zijn bijl de hoorn uit de boom, en toen alles klaar was, leidde hij hem aan het touw naar de koning.
Maar de koning wilde hem het beloofde nog niet geven en stelde een derde eis. Het snijdertje moest voor de bruiloft nog een wild zwijn vangen, dat grote last in 't bos veroorzaakte, en daarbij moesten de jagers hem helpen. "Best," zei het snijdertje, "dat is kinderwerk." De jagers nam hij niet eens mee tot hun groot genoegen want ze kenden dat wilde zwijn en ze hadden geen zin het nog eens te ontmoeten. Toen het wild zwijn de snijder zag, kwam het schuimbekkend en met dreigende slagtanden op hem afgerend en wilde hem omverwerpen, maar de snelle held sprong in een boskapelletje dat daar stond, en met één sprong weer het venster uit. Het wild zwijn was achter hem aan naar binnen gedraafd, maar 't snijdertje liep vlug om en sloeg de deur van 't kapelletje dicht. Nu was 't woedende dier opgesloten, en 't was veel te dom en te dik om uit het raam te springen. Het snijdertje ging de jagers halen: ze moesten de gevangene zelf zien, maar de held stapte naar de koning, die nu, goedschiks of kwaadschiks, zijn belofte moest houden, en hem zijn dochter gaf en 't halve koninkrijk toe. Had hij geweten dat het geen held was, maar een snijdertje, dat voor hem stond, dan had hij het nog erger gevonden. De bruiloft werd dus met veel pracht en weinig plezier gehouden en 't snijdertje werd koning. Na een poos hoorde de koningin 's nachts, hoe haar man in de droom sprak. "Jongen, eerst 't buis en dan gauw de broek naaien, anders sla ik je met de maatstok om je oren." Nu wist ze in welke steeg de jonge koning geboren was, en de volgende morgen klaagde ze bij haar vader haar nood, hij moest haar toch afhelpen van een man die een geboren snijdertje was. De koning troostte haar en zei: "Laat vannacht de deur van de slaapkamer open. Mijn lakeien zullen buiten staan en als hij in slaap is, komen ze binnen, slaan hem in boeien en dragen hem naar een schip, dat hem de wijde wereld in zal varen." De vrouw vond het best, maar 's konings wapendrager die de jonge koning aardig vond, had alles gehoord en bracht alles over. "Daar zullen we een stokje voor steken," zei het snijdertje. 's Avonds ging hij gewoon met zijn vrouw naar bed; toen zij geloofde dat hij sliep, stond ze op, deed de deur open en ging weer liggen. Het snijdertje dat maar deed alsof hij sliep, begon met luide stem te roepen: "Jongen! eerst 't buis en dan gauw de broek naaien, anders sla ik je met de maatstok om je oren. Zeven sloeg ik in één klap, twee reuzen heb ik gedood, een eenhoorn gevangen en een wild zwijn en zou ik dan nog bang zijn voor die lakeien buiten de kamerdeur?" Toen ze het snijdertje zo hoorden, joeg hij hun de schrik op 't lijf. Ze liepen of de wilde jacht hun op de hielen zat, en niemand wilde zich meer met hem meten. Zo was en bleef het snijdertje al z'n levensdagen een koning!