Cenuşăreasa


Cô lọ lem


A fost odată un om putred de bogat şi omului ăstuia s-a întâmplat să-i cadă nevasta greu bolnavă. Şi când a simţit că i s-apropie sfârşitul, femeia şi-a chemat la căpătâi singurul ei copil, o fetiţă, şi i-a spus:
- Draga mamei, orice ţi s-ar întâmpla, cată să fii întotdeauna bună şi cu sufletul neîntinat. Acestea zicând, femeia îşi mai privi o dată copila şi închise ochii pentru vecie. Fetiţa se ducea în fiecare zi la cimitir şi plângea amar la mormântul maică-sii. Când veni iarna, zăpada se aşternu ca o maramă albă peste mormânt, iar în primăvară, când razele soarelui o topiră, omul îşi luă altă nevastă.
Femeia asta de-a doua îşi aduse în casă cele două fete pe care le avea. Fetele, nu-i vorbă, erau frumoase, dar pe cât de luminos le era chipul, pe atât de întunecat şi plin de răutate le era sufletul. Pentru fata cea vitregă începură a curge, de-aci înainte, zile pline de amărăciune.
- Ce, proasta asta se cade să stea cu noi în odaie? o bruftuluiră fetele. Cine vrea să mănânce n-are decât să muncească! La bucătărie cu ea, că acolo i-e locul!
Îi luară straiele ei cele frumoase şi-o îmbrăcară c-o vechitură de rochie cenuşie şi o încălţară cu nişte papuci de lemn.
- Ian priviţi la domniţa asta mândră, ce gătită e! strigară fetele maşterei, luând-o în râs.
Şi-o duseră în bucătărie, într-un alai de batjocuri.
Aici o puseră să robotească din greu de dimineaţă şi până cădea noaptea: să se scoale până-n ziuă, să care apă, să aprindă focul, să facă de mâncare şi să spele rufele. Şi ca şi cum asta n-ar fi fost de ajuns, câte şi mai câte nu mai puneau la cale cele două surori haine ca să-şi bată joc de ea şi s-o necăjească întruna. Iar când nu mai prididea de câtă treabă avea de făcut, ele zvârleau lintea şi mazărea în cenuşă, de trebuia apoi s-o aleagă bob cu bob.
Seara, fata cădea frântă de oboseală, că muncea de se spetea toată ziulica. Dar cum n-avea un pat unde să-şi întindă oasele trudite, se cuibărea în cenuşă lângă vatră şi până şi somnul îi era numai chin şi amar. Şi fiindcă din această pricină era totdeauna plină de cenuşă şi murdară, îi ziseră în râs Cenuşăreasa. Într-o zi, tatăl fetelor se pregătea să plece la un iarmaroc şi mai înainte de a-şi lua rămas bun, apucă să le întrebe pe cele două fete vitrege ce daruri voiau să le aducă de acolo.
- Rochii frumoase, răspunse una.
- Ba mărgăritare şi nestemate, zise a doua.
- Da' ţie, Cenuşăreaso, ce-ţi doreşte inima să-ţi aduc? întrebă taică-său, într-un sfârşit.
- Cea dintâi rămurică ce s-o anina de pălăria dumitale, la întoarcerea acasă, pe aia s-o rupi, dragă tată, şi să mi-o aduci.
La iarmaroc, omul avu grijă să cumpere pentru fetele vitrege rochii frumoase, mărgăritare şi nestemate. În drum spre casă, când îi fu să treacă printr-un desiş, îl atinse o creangă de alun şi-i dădu jos pălăria de pe cap. Atunci îşi aminti de rugămintea Cenuşăresei, rupse creanga şi-o luă cu sine. După ce ajunse acasă, dărui fetelor vitrege ceea dorise fiecare, iar Cenuşăresei, creanga de alun. Fata îi mulţumi din suflet şi, către seară, se duse la mormântul maică-sii, răsădi crenguţa în pământ şi începu să plângă atât de amarnic că lacrimile picurară pe ramură şi-o udară. Şi crenguţa crescu mare şi se făcu o mândreţe de copac. De trei ori pe zi se ducea Cenuşăreasa la mormântul maică-sii şi de fiecare dată zărea o păsărică albă lăsându-se din zbor pe câte-o creangă a alunului. Şi ori de câte ori avea fata vreo dorinţă, păsărica i-o împlinea şi-i arunca din pom ce-i poftea inima.
Şi s-a întâmplat ca o dată împăratul să pună la cale o mare petrecere care trebuia să ţină trei zile încheiate şi a poftit la ospăţ pe toate fetele frumoase din împărăţia lui. Pasămite, împăratul gândea că-n chipul ăsta fecioru-său o să aibă de unde să-şi aleagă mireasa… Când aflară că fuseseră şi ele poftite la petrecere, cele două surori nu-şi mai încăpură în piele de bucurie şi, chemând-o pe Cenuşăreasă, îi porunciră:
- Vin' de ne piaptănă, auzi? Şi treci de lustruieşte-ne şi condurii! Ba încheie-ne şi catarămile, că ne ducem la petrecerea de la palatul împăratului!
Fata făcu precum i se poruncise, dar plânse cu lacrimi amare, din pricină c-ar fi dorit şi ea să se ducă la petrecere. Şi fiindcă-i plăcea tare mult să dănţuiască, se rugă de maică-sa vitregă să se îndure şi s-o lase şi pe ea.
- Ce-mi aud urechile, Cenuşăreaso? se prefăcu a fi uimită maştera. Eşti toată plină de praf şi murdărie şi-ncă mai năzuieşti a te duce la petrecere! Poftim: n-ai nici o rochie mai ca lumea pe tine şi nici încălţări în picioare n-ai şi-ai vrea să dănţuieşti?!
Dar cum fata stărui cu lacrimi în ochi în rugămintea ei, maştera păru să se-nduplece şi-n cele din urmă zise:
- Ia uite ici: am răsturnat o strachină de linte în cenuşă şi de eşti în stare ca-n două ceasuri să-mi alegi toată lintea, atunci o să te îngădui să mergi la petrecere!
Cenuşăreasa ieşi în grădină pe uşa din dos şi prinse a striga:
- Blânde porumbiţe şi voi turturele şi voi păsări ale cerului, veniţi cu toatele de-mi ajutaţi s-alegem lintea:
"Bobul bun, ici, în ulcică,
Iar cel rău în guşulică."
N-apucă să sfârşească bine vorbele astea şi numai ce sosiră-n zbor două porumbiţe albe şi intrară pe fereastră în bucătărie. După aceea se iviră două turturele şi apoi, într-un lung alai, veniră toate zburătoarele cerului, lopătând uşurel din aripi. Şi se aşezară cu toatele în jurul vetrei, făcându-şi loc în cenuşă. Porumbiţele clătinară din căpşor şi începură să ciugule ele întâi pic, pic, pic, apoi toate celelalte începură să ciugule şi ele pic, pic, pic, până ce aleseră boabele cele bune şi umplură strachina cu vârf cu ele. Nu trecuse nici un ceas de când păsărelele se apucaseră de ales lintea şi acum mântuiseră treaba şi-şi luară zborul pe fereastră afară. Fata îi duse mamei vitrege strachina şi se bucura în gândul ei, crezând c-o vor lua şi pe ea la petrecere. Dar maştera i-o tăie scurt:
- Nu, fată, degeaba te ţii scai de mine, nu te pot lua cu noi, că n-ai nici straie frumoase şi nici să dănţuieşti nu ştii şi tare mi-e teamă c-ai să fii numai de râsul lumii…
Cenuşăreasa se porni atunci pe plâns şi dacă văzu asta maică-sa vitregă îi zise:
- Ei, hai, dacă până-ntr-un ceas eşti în stare să-mi alegi din cenuşă două străchini de linte, să ştii că te iau şi pe tine!
Dar în gândul ei maştera îşi zicea: "Las' că n-o să poată să facă una ca asta, nici în ruptul capului!." După ce vitrega răsturnă două străchini de linte în cenuşă, fata se duse în grădină, pe uşa din dos, şi strigă:
- Blânde porumbiţe şi voi turturele şi voi păsări ale cerului, veniţi cu toatele de-mi ajutaţi s-aleg lintea:
"Bobul bun, ici, în ulcică,
Iar cel rău în guşulică."
N-apucă să sfârşească bine vorbele astea şi numai ce sosiră-n zbor două porumbiţe albe şi intrară pe fereastră în bucătărie. După aceea se iviră două turturele şi apoi, într-un alai, veniră toate zburătoarele cerului, lopătând uşurel din aripi. Şi se aşezară cu toatele în jurul vetrei, făcându-şi loc în cenuşă. Porumbiţele clătinară din căpşor şi începură să ciugule ele întâi: pic, pic, pic, apoi toate celelalte începură să ciugule şi ele pic, pic, pic, până ce aleseră boabele cele bune şi umplură strachina vârf cu ele. Nu trecuse jumătate de ceas şi păsărelele isprăviră de ales lintea şi zburară iar pe fereastră afară.
Fata îi duse mamei vitrege străchinile cu linte şi se bucura în gândul ei, crezând că de astă dată o vor lua şi pe ea la petrecere. Dar maştera se împotrivi şi acum:
- Degeaba te omori cu firea, că tot n-o să te iau cu noi! Nu vezi: n-ai nici straie frumoase şi nici să dănţuieşti nu te pricepi… Ce vrei, să ne fie ruşine cu tine?
Îi întoarse apoi spatele şi plecă la petrecere cu fetele ei cele fudule. După ce rămase singură-singurică în toată casa, Cenuşăreasa se duse la mormântul mamei sale şi, aşezându-se sub alun, grăi:
Alunaş drag, alunaş,
Scutură-te, rogu-te-aş,
Şi mă-mbracă-n strai de-argint,
Numai aur şi argint!
Pasărea cea albă, care se afla în alun, numai ce-i zvârli de sus o rochie ţesută toată în aur şi argint şi-o pereche de conduri cu alesături de mătase şi argint.
Cenuşăreasa se îmbrăcă în grabă şi se duse la petrecere. Dar maştera şi cu fetele ei n-avură cum s-o recunoască, zicându-şi că era pesemne vreo fată de împărat de pe alte plaiuri, atât arăta de frumoasă în rochia ei ţesută din fire de aur şi argint. La Cenuşăreasa nu se gândiră nici o clipă, căci o credeau acasă, lângă vatră, alegând lintea din cenuşă.
De cum o zări pe fată, feciorul împăratului îi ieşi înainte, o prinse de braţ şi-o pofti la joc. Şi nici că mai vru să dănţuiască cu altă fată. O ţinea mereu de mână şi când s-apropia cineva s-o poftească la danţ, îi zicea de la obraz:
- Nu se poate, că dănţuieşte numai cu mine!
Dănţuiră împreună şi, pe la ceasul când se îngânau noaptea cu zorile, fata vru să se ducă acasă.
- Merg şi eu cu tine, că vreau să-ţi ţin de urât cât o dura drumul, îi zise feciorul împăratului.
Dar, de drept, el dorea să afle cât mai degrabă a cui era mândreţea asta de fată… Fata-i scăpă însă printre degete ca prâsnelul şi, ajungând acasă tot într-o fugă, se ascunse în porumbar. Feciorul de împărat aşteptă până de veni tatăl fetei şi-i spuse că fata cea străină, cu care dănţuise el toată vremea, se pitulase în porumbar. Moşneagului numai ce-i trecu un gând prin minte: "Ei, drăcia dracului! Nu cumva o fi Cenuşăreasa?!," dar degeaba se grăbi să deschidă uşa porumbarului, că nu zări pe nimeni înăuntru. Când intrară cu toţii în casă, o găsiră pe Cenuşăreasă stând în cenuşă, îmbrăcată în aceleaşi straie rufoase dintotdeauna. Şi numai lumina slabă de opaiţ care pâlpâia pe cămin lumina încăperea.
Păsămite, Cenuşăreasa se furişase cu dibăcie afară din porumbar, alergase într-un suflet la alun, se dezbrăcase în pripă de straiele cele frumoase şi le pusese pe mormânt, iar pasărea cea albă le luase de-acolo, de nu se mai putea desluşi nimic. Apoi fata se îmbrăcase iar în trenţele ei rufoase şi se aşeză în cenuşă, lângă vatră.
A doua zi, petrecerea se porni din nou la palatul împărătesc; şi, după ce părinţii şi surorile ei vitrege plecară într-acolo, Cenuşăreasa se grăbi să se ducă la alun şi zise:
Alunaş drag, alunaş,
Scutură-te, rogu-te-aş,
Şi mă-mbracă-n strai de-argint,
Numa-n aur şi argint!
Atunci păsărica îi aruncă o rochie şi mai frumoasă decât cea din ajun. Şi când veni fata la petrecere, îmbrăcată în mândreţea aceea de rochie, se minunară toţi de frumuseţea ei nemaivăzută. Pasămite feciorul de împărat stătuse până atunci ca pe ghimpi şi-o tot aşteptase să vină…
Când o văzu apărând, i se luă parcă o greutate de pe inimă şi, ieşindu-i în întâmpinare, o pofti de îndată la joc. Şi ţinând-o de mână, parcă să n-o piardă, dănţui toată vremea numai cu ea. Iar de venea s-o poftească cineva la joc, el îi zicea:
- Nu se poate, că dănţuieşte numai cu mine!
Când se lăsară negurile nopţii, fata vru iar să i se piardă urma, dar tânărul crai luă seamă din vreme şi se furişă după ea, ca să vadă unde se duce. Vezi însă că fata făcu ce făcu şi-i scăpă de sub ochi, strecurându-se în grădina din dosul casei, unde crescuse de ani şi ani un păr mare şi frumos, încărcat cu pere minunate.
Fata se căţără printre crăci, sprintenă ca o veveriţă, şi feciorul de împărat îi pierdu urma. Aşteptă el din nou, până ce veni tatăl fetei şi-i zise:
- Fata cea străină şi frumoasă mi-a scăpat iar şi, după câte îmi dau cu presupusul, s-a ascuns în rămurişul părului ăstuia.
Şi moşneagului îi trecu din nou prin gând: "Ei, drăcia naibii! Măre, n-o fi cumva Cenuşăreasa?!." Luă o scară, o priponi de copac şi urcă până-n vârf, cercetând de-a rândul crăcile, dar de găsit nu găsi pe nimeni tupilat în frunziş.
Când părinţii şi surorile vitrege se reîntoarseră acasă şi intrară în bucătărie, o găsiră pe Cenuşăreasă lângă vatră, stând în cenuşă, ca întotdeauna. Vezi bine că şi de data asta o luase înaintea lui taică-său şi, furişându-se până la alunul cel fermecat, lăsase acolo mândreţea de straie şi se îmbrăcase cu zdrenţele-i ponosite şi rufoase.
A treia zi, Cenuşăreasa aşteptă până ce plecară din nou părinţii şi surorile vitrege şi-apoi se duse iar la mormântul maică-sii şi-i grăi pomului:
Alunaş drag, alunaş,
Scutură-te, rogu-te-aş,
Şi mă-mbracă-n strai de-argint,
Numa-n aur şi argint!
De data asta, păsărica îi aruncă o rochie atât de frumoasă şi de strălucitoare, cum nu s-a mai văzut alta pe lume, iar condurii erau cu totul şi cu totul din fir de aur. Când se ivi la petrecere îmbrăcată cu rochia aceea, oaspeţii nu mai ştiură ce să mai zică, uimiţi de atâta frumuseţe nepământeană.
Feciorul de împărat dănţui iarăşi numai cu dânsa, şi de venea vreunul şi căuta s-o poftească la joc, numai ce-i zicea aceluia, drept în faţă:
- Nu se poate, că dănţuieşte numai cu mine!
Când să se ivească zorile, Cenuşăreasa dădu iar să plece pe nesimţite, dar feciorul de împărat se luă numaidecât după dânsa. Şi se întâmplă ca zgâtia de fată să se strecoare cu atâta dibăcie, că tânărul crai îi pierdu şi de astă dată urma…
Vezi însă că el pusese la cale un vicleşug, poruncind să se ungă din vreme treptele cu smoală. Şi când Cenuşăreasa coborî câteva trepte, condurul din piciorul stâng îi rămase agăţat în smoală. Feciorul de împărat îl ridică şi-n palma lui stătea acum un condur mic şi drăgălaş, împletit cu totul şi cu totul din fir de aur. A doua zi se grăbi la tatăl fetelor şi, arătându-i condurul, îi zise:
- Fata pe-al cărei picior se va potrivi condurul acesta, numai aceea îmi va fi nevastă juruită şi de nici o alta, în afară de ea, n-am nevoie!
Când auziră spusele tânărului crai, cele două fete ale maşterei se bucurară grozav, fiindcă şi ele aveau piciorul micuţ. Cea mai mare se duse cu pantoful în iatac şi, de faţă cu mamă-sa, dădu să-l încalţe. Dar pas de-l încalţă dacă poţi! Degetul cel mare nu încăpea defel, că tare mic mai era condurul! Dacă văzu asta maştera, se întunecă la faţă, dar nu pregetă să-i pună-n mână un cuţit, zicându-i:
- Ce mai aştepţi? Taie-ţi degetul de la picior, că o să fii curând împărăteasă şi n-o să mai trebuie să umbli pe jos!
Fata îşi reteză degetul şi cu chiu cu vai încălţă condurul. Apoi, abia putând să-şi stăpânească durerea, se înfăţişă înaintea tânărului crai şi acesta, urcând-o pe cal, lângă el, porni cu ea către casă, socotind-o aleasa inimii lui.
Dar vezi că drumul de înapoiere ducea pe dinaintea mormântului şi când fură să treacă pe acolo, numai ce auziră pe cele două porumbiţe strigând dintre crăcile alunului:
Vai, conduru-i tare mic:
Parcă-n cleşte-aşa strânge!
Şi-năuntru-i plin de sânge,
Că tot curge pic cu pic.
Nu-i mireasa-adevărată!
Ea-i pe-aproape şi te-aşteaptă.
Atunci feciorul de împărat cătă mai cu luare-aminte la piciorul fetei şi băgă de seamă că sângele curgea din el, fără contenire. Pe loc întoarse calul şi, ducând fata acasă, le zise părinţilor că aceasta nu-i mireasa cea adevărată. Apoi mai adăugă c-ar dori să încerce şi cealaltă fată condurul. Fata de-a doua se duse în iatac şi când dădu să încerce condurul, ce să vezi! Vârful piciorului i se potrivea ca turnat, dar călcâiul era prea mare şi rămăsese afară, oricât se strădui ea. Dacă văzu maştera asta, se îngălbeni de ciudă, dar nu stătu mult la gânduri şi, punându-i un cuţit în mână, o îmboldi:
- Ce te mai canoneşti degeaba! Nu vezi că aşa nu-i chip să-l încalţi? Taie-ţi din călcâi şi gata! Că o să fii în curând împărăteasă şi n-o să mai trebuie să umbli pe jos!
Fata reteză din călcâi şi, cu chiu, cu vai, abia de putu să încalţe condurul. Apoi, stăpânindu-şi cu greu durerea, se înfăţişă înaintea fiului de împărat. Acesta o aburcă pe cal, lângă sine, şi plecă spre casă. Dar când trecură prin dreptul alunului, porumbiţele prinseră din nou să dea zvon:
Vai, conduru-i tare mic:
Parcă-n cleşte-aşa strânge!
Şi-năuntru-i numai sânge,
Că tot curge pic cu pic.
Nu-i mireasa-adevărată!
Ea-i pe-aproape şi te-aşteaptă.
Feciorul de împărat se uită cu mai multă luarea minte la piciorul fetei şi băgă de seamă cum podidea sângele din el, de-i umpluse ciorapul alb, până sus.
Întoarse calul şi, ducând-o pe mireasa cea mincinoasă acasă, o lăsă plocon părinţilor ei:
- Nici asta nu-i cea adevărată! grăi el cu mânie-n glas. Au nu mai aveţi altă fată şi nu vă înduraţi s-o daţi de la voi?
- Nu, nu mai avem alta! răspunse tatăl fetelor. Da', cum să vă spun… de la nevasta dintâi mai am una, o biată Cenuşăreasă, da' nici vorbă, nu poate fi ea mireasa!
Feciorul de împărat ceru să-i fie adusă înainte, dar maştera sări cu gura, de parc-ar fi fost muşcată de şarpe:
- Nu, nu se poate, înălţimea ta, că e prea rufoasă! Nu se cuvine să se arate în lume în halul în care e!
Dar tânărul crai ţinu morţiş s-o vadă şi stărui într-atât că până la urmă trebuiră s-o cheme vrând-nevrând. Vezi însă că fata avusese grijă să se spele din vreme pe mâini şi pe obraz şi când se înfăţişă feciorului de împărat se înclină înainte-i, iar el îi întinse pantoful de aur. Fata se aşeză pe un scăunel, scoase din picior papucul de lemn ce trăgea câteva ocale şi încălţă condurul care-i veni ca turnat. Şi când se ridică fata şi tânărul crai îi privi chipul, o recunoscu pe dată, că doar ea era domniţa cu care dănţuise şi care-l robise cu frumuseţea-i fără pereche. Şi nu-şi putu stăpâni strigătul:
- Asta-i mireasa cea adevărată!
Maştera şi cele două fete ale ei încremeniră de spaimă auzindu-l ce zice şi ciuda le învenină într-atât, că se traseră la faţă şi se făcură galbene ca şofranul. Dar feciorul de împărat nu le învrednici nici măcar c-o căutătură şi, luând-o pe Cenuşăreasa pe cal, lângă sine, porni cu ea către casă. În clipa când trecură prin dreptul alunului, cele două porumbiţe albe ca neaua prinseră a ciripi, dând zvoană bucuroase:
Vezi, conduru-i tare mic,
Dar de strâns, defel n-o strânge,
Şi-năuntru nu e sânge,
Că n-a curs măcar un pic!
Ea-i mireasa-adevărată,
Mult dorită şi visată!
După ce strigară vorbele astea îşi luară amândouă zborul şi, rotindu-se, se aşezară uşurel pe umerii fetei, una la dreapta şi alta la stânga. Şi au rămas aşa, pe umerii Cenuşăresei, tot timpul cât s-a prăznuit nunta împărătească.
Ngày xưa có một người đàn ông giàu có, vợ ông ta ốm nặng. Khi bà cảm thấy mình sắp gần đất xa trời, bà gọi người con gái duy nhất của mình lại bên giường và dặn dò:
- Con yêu dấu của mẹ, con phải chăm chỉ nết na nhé, mẹ sẽ luôn luôn ở bên con, phù hộ cho con.
Nói xong bà nhắm mắt qua đời. Ngày ngày cô bé đến bên mộ mẹ ngồi khóc. Cô chăm chỉ, nết na ai cũng yêu mến. Mùa đông tới, tuyết phủ đầy trên mộ người mẹ nom như một tấm khăn trắng. Và khi ánh nắng trời xuân cuốn đi chiếc khăn tuyết ấy, người bố lấy vợ hai.
Người dì ghẻ mang theo hai người con gái riêng của mình. Hai đứa này mặt mày tuy sáng sủa, kháu khỉnh nhưng bụng dạ lại xấu xa đen tối. Từ đó trở đi, cô bé mồ côi sống một cuộc đời khốn khổ.
Dì ghẻ cùng hai con riêng hùa nhau nói:
- Không thể để con ngan ngu ngốc kia ngồi lỳ trong nhà mãi thế được! Muốn ăn bánh phải kiếm lấy mà ăn. Ra ngay, con làm bếp!
Chúng lột sạch quần áo đẹp của cô, mặc vào cho cô bé một chiếc áo choàng cũ kỹ màu xám và đưa cho cô một đôi guốc mộc.
- Hãy nhìn cô công chúa đài các thay hình đổi dạng kìa!
Cả ba mẹ con reo lên nhạo báng và dẫn cô xuống bếp. Cô phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối, tờ mờ sáng đã phải dậy, nào là đi lấy nước, nhóm bếp, thổi cơm, giặt giũ. Thế chưa đủ, hai đứa con dì ghẻ còn nghĩ mọi cách để hành hạ cô, hành hạ chán chúng chế giễu rồi đổ đậu Hà Lan lẫn với đậu biển xuống tro bắt cô ngồi nhặt riêng ra. Đến tối, sau một ngày làm lụng vất vả đã mệt lử, cô cũng không được nằm giường, mà phải nằm ngủ ngay trên đống tro cạnh bếp. Và vì lúc nào cô cũng ở bên tro bụi nên nom lem luốc, hai đứa con dì ghẻ gọi cô là "Lo Lem."
Có lần đi chợ phiên, người cha hỏi hai con dì ghẻ muốn mua quà gì. Đứa thứ nhất nói:
- Quần áo đẹp.
Đứa thứ hai nói:
- Ngọc và đá quý.
Cha lại hỏi:
- Còn con, Lọ Lem, con muốn cái gì nào?
- Thưa cha, trên đường về, cành cây nào va vào mũ cha thì cha bẻ cho con.
Người cha mua về cho hai con dì ghẻ quần áo đẹp, ngọc trai và đá quý. Trên đường về, khi ông cưỡi ngựa đi qua một bụi cây xanh, có cành cây dẻ va vào người ông và làm lật mũ rơi xuống đất. Ông bẻ cành ấy mang về. Về tới nhà, ông chia quà cho hai con dì ghẻ những thứ chúng xin và đưa cho Lọ Lem cành hạt dẻ. Lọ Lem cám ơn cha, đến bên mộ mẹ, trồng cành dẻ bên mộ và ngồi khóc thảm thiết, nước mắt chảy xuống tưới ướt cành cây mới trồng. Cành nảy rễ, đâm chồi và chẳng bao lâu sau đã thành một cây cao to. Ngày nào Lọ Lem cũng ra viếng mộ mẹ ba lần, ngồi khóc khấn mẹ, và lần nào cũng có một con chim trắng bay tới đậu trên cành cây. Hễ Lọ Lem ngỏ ý mong ước xin gì thì chim liền thả những thứ ấy xuống cho cô.
Một hôm nhà vua mở hội ba ngày liền, và cho mời tất cả các hoa khôi trong nước tới dự để hoàng tử kén vợ.
Hai đứa con dì ghẻ nghe nói là mình cũng được mời tới dự thì mừng mừng rỡ rỡ, gọi Lọ Lem đến bảo:
- Mau chải đầu, đánh giày cho chúng tao, buộc dây giày cho chặt để chúng tao đi dự hội ở cung vua.
Lọ Lem làm xong những việc đó rồi ngồi khóc, vì cô cũng muốn đi nhảy. Cô xin dì ghẻ cho đi. Dì ghẻ nói:
- Đồ Lọ Lem, người toàn bụi với bẩn mà cũng đòi đi dự hội! Giày, quần áo không có mà cũng đòi đi nhảy.
Lọ Lem khẩn khoản xin thì dì ghẻ nói:
- Tao mới đổ một đấu đậu biển lẫn với tro, nếu mày nhặt trong hai tiếng đồng hồ mà xong thì cho mày đi.
Cô bé đi qua cửa sau, ra vườn gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:
Đậu ngon thì bỏ vào niêu,
Đậu xấu thì bỏ vào diều chim ơi.
Lập tức có đôi chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc, nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy một tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong. Làm xong chim lại cất cánh bay đi. Cô gái mang đậu cho dì ghẻ, bụng mừng thầm tin rằng thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội.
Nhưng dì ghẻ bảo:
- Không được đi đâu cả. Lọ Lem! Mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy, người ta sẽ nhạo báng mày cho coi.
Khi thấy cô gái khóc, dì ghẻ bảo:
- Nếu mày nhặt hai đấu đậu biển khỏi tro trong một tiếng đồng hồ thì cho phép mày đi cùng.
Khi đó dì ghẻ nghĩ:
- Chắc chắn chẳng bao giờ nó nhặt xong.
Sau khi dì ghẻ đổ đậu lẫn trong đống tro, cô gái đi qua cửa sau ra vườn và lại gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:
Đậu ngon thì bỏ vào niêu,
Đậu xấu thì bỏ vào diều chim đi.
Lập tức có chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc; rồi những chim khác cũng thay nhau mổ píc, píc, píc nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong và cất cánh bay đi. Rồi cô gái mang đậu cho dì ghẻ xem, bụng mừng thầm tin rằng lần này thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội. Nhưng dì ghẻ bảo:
- Tốn công vô ích con ạ! Mày không đi cùng được đâu, vì mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy. Chả nhẽ bắt chúng tao bẽ mặt vì mày hay sao?
Nói rồi mụ quay lưng, cùng hai đứa con kiêu ngạo vội vã ra đi.
Khi không còn một ai ở nhà, Lọ Lem ra mộ mẹ, đứng dưới gốc cây dẻ gọi:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc áo vàng cho em.
Chim thả xuống cho cô một bộ quần áo thêu vàng, thêu bạc và một đôi hài lụa thêu chỉ bạc. Cô vội mặc quần áo vào đi dự hội. Dì ghẻ và hai con gái không nhận được ra cô, cứ tưởng đó là nàng công chúa ở một nước xa lạ nào tới, vì cô mặc áo vàng trông đẹp quá. Mấy mẹ con không ngờ đó lại là Lọ Lem, đinh ninh là cô đang ở nhà và giờ này đang lúi húi nhặt đậu khỏi tro. Hoàng tử đi lại phía cô, cầm tay cô nhảy. Hoàng tử không muốn nhảy với ai nữa nên không chịu rời tay cô ra. Nếu có ai đến mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối cô muốn về nhà thì hoàng tử nói:
- Để tôi đi cùng, tôi muốn đưa cô về.
Chàng rất muốn biết cô thiếu nữ xinh đẹp này là con cái nhà ai. Gần đến nhà, cô gỡ tay hoàng tử ra và nhảy lên chuồng chim bồ câu. Hoàng tử chờ đợi mãi, khi người cha đến chàng kể với ông về việc cô gái lạ mặt đã nhảy vào chuồng bồ câu. Ông cụ nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Rồi cụ lấy rìu và câu liêm chẻ đôi chuồng bồ câu ra. Nhưng chẳng có ai ở trong đó cả. Khi họ về tới thì thấy Lọ Lem mặc quần áo nhem nhuốc đang nằm trên đống tro, bên ống khói lò sưởi có một ngọn đèn dầu cháy tù mù. Thì ra Lọ Lem đã nhảy nhanh như cắt từ chuồng bồ câu xuống, chạy lại phía cây dẻ cởi quần áo đẹp đẽ ra để trên mộ. Chim sà xuống tha những thứ đó đi. Rồi cô lại mặc chiếc áo choàng màu xám vào, nằm trên đống tro trong bếp như cũ.
Hôm sau, hội lại mở. Khi cha mẹ và hai em đi rồi. Lọ Lem lại đến gốc cây dẻ gọi:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim lại thả xuống cho em một bộ quần áo lộng lẫy hơn hôm trước. Cô mặc bộ quần áo ấy đi. Khi cô xuất hiện trong buổi dạ hội, cô đẹp rực rỡ làm mọi người ngẩn người ra ngắm. Hoàng tử đã đợi cô từ lâu liền cầm tay cô và chỉ nhảy với một mình cô thôi. Các người khác đến mời cô nhảy thì hoàng tử nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối, cô xin về, hoàng tử đi theo xem nhà cô ở đâu. Đến nơi, cô vội lên hoàng tử chạy ra vườn sau nhà. Ở đó có một cây lê quả sai chi chít nom thật ngon lành. Cô trèo nhanh như sóc lẩn giữa các cành. Hoàng tử không biết cô trốn ở đâu, chàng đợi khi người cha đến thì nói:
- Cô gái lạ mặt đã chạy trốn. Ta đoán, có lẽ cô ấy nhảy lên cây lê rồi.
Người cha nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Ông cho mang rìu đến, đẵn cây xuống, nhưng chẳng thấy có ai trên cây. Khi cả nhà vào bếp thì thấy Lọ Lem nằm trên đống tro như mọi ngày. Thì ra cô đã nhảy từ phía bên kia cây xuống, đem trả quần áo đẹp cho chim trên cây dẻ và mặc chiếc áo choàng màu xám vào.
Đến ngày thứ ba, cha mẹ và các em vừa đi khỏi, Lọ Lem lại ra mộ mẹ và nói với cây:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim liền thả xuống một bộ quần áo đẹp chưa từng có và một đôi hài toàn bằng vàng. Với bộ quần áo ấy cô đến dạ hội, mọi người hết sức ngạc nhiên há hốc mồm ra nhìn. Hoàng tử chỉ nhảy với cô, có ai mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Khi trời tối, Lọ Lem muốn về. Hoàng tử định đưa về nhưng cô lẩn nhanh như chạch làm hoàng tử không theo kịp. Hoàng tử nghĩ ra một kế, chàng cho đổ nhựa thông lên thang, vì thế khi cô nhảy lên thang, chiếc giày bên trái bị dính lại. Hoàng tử cầm lên ngắm thì thấy chiếc hài nhỏ nhắn, xinh đẹp toàn bằng vàng.
Hôm sau hoàng tử mang hài đến tìm người cha và bảo:
- Ta chỉ lấy người đó làm vợ, người chân đi vừa chiếc hài này.
Hai cô con gái dì ghẻ mừng lắm, vì hai cô đều có đôi bàn chân đẹp. Cô cả mang giày vào buồng thử trước mặt mẹ. Nhưng cô không đút ngón chân cái vào được vì hài nhỏ quá.
Bà mẹ liền đưa cho cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng ngón cái đi. Khi con đã là hoàng hậu rồi thì cần gì phải đi bộ nữa.
Cô ta liền chặt đứt ngón chân cái, cố nhét chân vào hài rồi cắn răng chịu đau đến ra mắt hoàng tử. Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.
Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử liếc nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây không phải là cô dâu thật.
Rồi chàng đưa hài cho cô em thử. Cô em vào buồng thử hài thì may sao các ngón đều lọt cả, nhưng phải cái gót lại to quá. Bà mẹ đưa cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng đi một miếng gót chân. Khi con đã là hoàng hậu thì chẳng bao giờ phải đi chân đất nữa.
Cô ta chặt một miếng gót chân, cô đút chân vào hài, cắn răng chịu đau, ra gặp hoàng tử.
Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.
Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây cũng không phải là cô dâu thật. Gia đình còn có con gái nào khác không?
Người cha đáp:
- Thưa hoàng tử không ạ. Người vợ cả của tôi khi qua đời có để lại một đứa con gái người xanh xao, nhem nhuốc. Thứ nó thì chả làm cô dâu được.
Hoàng tử bảo ông cứ gọi cô gái ấy ra. Dì ghẻ nói chen vào:
- Thưa hoàng tử, không thể thế được. Nó dơ bẩn lắm không thể cho nó ra mắt hoàng tử được.
Hoàng tử khăng khăng nhất định đòi gọi Lọ Lem lên kỳ được. Cô rửa mặt mũi tay chân, đến cúi chào hoàng tử. Hoàng tử đưa cho cô chiếc hài vàng. Cô ngồi lên ghế đẩu, rút bàn chân ra khỏi chiếc guốc nặng chình chịch, cho chân vào chiếc hài thì vừa như in. Khi cô đứng dậy, hoàng tử nhìn thấy mặt nhận ngay ra cô gái xinh đẹp đã nhảy với mình bèn reo lên:
- Cô dâu thật đây rồi!
Dì ghẻ và hai cô con gái mặt tái đi vì hoảng sợ và tức giận. Hoàng tử bế Lọ Lem lên ngựa đi. Khi hai người cưỡi ngựa qua cây dẻ, đôi chim câu hót:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc
Hài không có máu,
Chân vừa như in,
Đúng cô dâu thật,
Hoàng tử dẫn về.
Hót xong, đôi chim câu bay tới đậu trên hai vai Lọ Lem, con đậu bên trái, con đậu bên phải.
Khi đám cưới của hoàng tử được tổ chức thì hai cô chị cũng đến phỉnh nịnh để mong hưởng phú quý. Lúc đoàn đón dâu đến thì cô chị cả đi bên phải, cô em đi bên trái. Chim câu mổ mỗi cô mất một mắt. Sau đó khi họ trở về thì cô chị đi bên trái, cô em đi bên phải, chim câu lại mổ mỗi cô mất một mắt nữa. Cả hai chị em suốt đời mù lòa, vì bị trừng phạt do tội ác và giả dối.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng