Kén phò mã


El acertijo


Ngày xửa ngày xưa có một hoàng tử thích đi chu du thiên hạ. Hoàng tử đem theo một gia nhân trung thành. Một ngày kia họ lạc vào một khu rừng rậm. Trời đã chập choạng tối mà họ vẫn không nhìn thấy một ngôi nhà nào, họ lo tối không biết ngủ ở đâu. Đang đi thì thoáng thấy bóng một người con gái, nhìn theo thấy cô đang đi về hướng một căn nhà nhỏ, hoàng tử rảo bước theo sau. Tới gần thấy cô gái vừa trẻ vừa xinh, hoàng tử cất tiếng hỏi cô gái:
- Cô gái ơi, chúng tôi muốn ngủ nhờ đêm nay ở đây có được không?
Với giọng buồn buồn cô gái đáp:
- Vâng, chắc cũng được, nhưng tôi khuyên không nên bước vào nhà.
Hoàng tử tò mò hỏi:
- Tại sao không nên bước vào nhà.
Cô gái thở dài và nói:
- Mẹ ghẻ của tôi biết nhiều phép thuật và thường hại những khách lạ từ xa tới.
Hoàng tử biết ngay là mình đã bước tới cửa của phù thủy. Nhưng chàng cũng chẳng biết đi đâu khi trời ngày càng tối đen, vốn tính không biết sợ, chàng cứ bước vào trong nhà.
Một bà già đang ngồi trên ghế bành bên cạnh ngọn lửa đang cháy bập bùng, bà nhìn chăm chăm người khách lạ với cặp mắt đỏ như lửa.
Với giọng khàn khàn yếu ớt bà niềm nở chào khách:
- Xin mời hai bác vào nhà nghỉ.
Rồi bà ngồi thổi lửa cho cháy to hơn, trên bếp bà đang nấu một nồi gì đó. Cô gái nhắc hai người không nên ăn uống gì cả, vì bà đang nấu một loại thuốc độc.
Hai người lên giường ngủ một mạch tới sáng. Khi hai người chuẩn bị lên đường, hoàng tử đã ngồi trên lưng ngựa, lúc ấy bà già chạy ra nói:
- Đợi ta một chút nhé, ta lấy tí rượu ra uống rồi hãy đi.
Trong lúc bà vào nhà lấy rượu thì hoàng tử phóng ngựa đi mất, chỉ còn lại người gia nhân còn đang buộc yên ngựa. Bà lão ra đưa chén rượu và nói:
- Hãy mang chén rượu cho chủ của ngươi.
Lời nói của mụ vừa dứt thì chén rượu nổ tung, mảnh thủy tinh và rượu bắn tứ tung, thuốc độc ngấm ngay vào con ngựa, thuốc mạnh tới mức con ngựa lăn ra chết ngay tại chỗ.
Tên gia nhân vội chạy tháo thân theo chủ, nó kể lại cho chủ nghe những điều tai nghe mắt thấy. Không muốn mất chiếc yên ngựa quý nên tên gia nhân quay trở lại. Tới nơi thì nó thấy một con quạ đang rỉa xác ngựa, nó nói thầm:
- Chẳng biết hôm nay có kiếm được gì ăn không?
Nói rồi nó đập chết con quạ và mang theo. Hoàng tử và tên gia nhân đi cả ngày đường mà vẫn chưa ra được khỏi rừng. Chập tối mới thấy một quán trọ, hai người bước vào. Tên gia nhân đưa cho chủ quán con quạ để làm món ăn. Quán trọ này thực ra là nơi trú chân của bọn cướp. Đến giờ ăn chúng ra ngồi ở bàn, chúng tính sau khi ăn bữa tối sẽ trấn lột hai người khách lạ và thủ tiêu họ. Món đầu tiên chúng ăn là món súp - chính chủ quán đã đem thịt quạ bằm cho vào nồi súp. Thuốc độc của quạ đã ngấm vào nồi súp nên ăn chưa hết đĩa súp thì cả chủ quán lẫn mười hai tên cướp đều lăn ra chết. Cô con gái chủ quán là người duy nhất chưa ăn nên còn sống sót; cô mở tất cả các buồng, chỉ cho hoàng tử thấy những vàng bạc châu báu mà bọn cướp đã gom được.
Hoàng tử nói cô cứ giữ lấy những thứ ấy, nói rồi chàng cùng gia nhân thân tín lên đường.
Đi hoài, đi mãi, cuối cùng họ tới một kinh thành kia, nơi ấy đang có cuộc kén phò mã. Công chúa vừa đẹp lại vừa thông minh, nhưng tính tình kiêu ngạo. Ai ra câu đố mà nàng không giải được thì nàng lấy người đó làm chồng, nếu nàng giải được câu đố thì người kia sẽ mất đầu. Công chúa được phép suy nghĩ ba ngày để giải câu đố. Nhưng vốn tính thông minh nên nàng luôn luôn giải được những câu đố đề ra. Chính vì vậy mà đã có chín người mất đầu.
Thấy vẻ đẹp lộng lẫy của công chúa, hoàng tử đâm ra mê mẩn cả người, sẵn lòng vào hoàng cung để đánh đố.
Hoàng tử ra câu đố:
"Nó chẳng đánh ai,
mà chết mười hai,
Đố là cái gì?"
Công chúa không biết thế là thế nào. Nàng suốt ngày suy nghĩ mà đoán không ra, nàng lấy sách giải đố ra xem cũng không thấy. Nàng bắt đầu thấy mình bí. Nàng sai một thị tì lẻn vào buồng ngủ của hoàng tử, để nghe xem hoàng tử nói những gì khi mê ngủ, biết đâu những lời nói khi mê ngủ chính là những lời giải câu đố. Tối đầu tiên tên gia nhân ngủ trên giường của chủ. Khi thấy thị tì vừa lẻn vào trong buồng, nó liền túm lấy áo choàng, đánh cho mấy roi đuổi ra ngoài. Tối thứ hai công chúa sai thị tì hầu phòng mình tới, hy vọng nó khôn ngoan hơn đứa trước nên sẽ lẻn được vào buồng mà không ai hay biết. Nhưng đứa thứ hai thì cũng chẳng may mắn gì hơn. Nó bị túm áo khoác ngoài và bị đánh roi đuổi ra ngoài. Giờ thì đích thân công chúa lẻn vào buồng, nàng khoác ngoài chiếc áo măng tô màu tro. Tối thứ ba hoàng tử về giường mình ngủ. Giữa đêm, công chúa tin rằng kẻ ra câu đối kia đã ngủ say, nàng hy vọng chàng trai này cũng sẽ nói hết mọi điều khi mê ngủ. Nhưng thực ra chàng trai hãy còn thức. Công chúa cất giọng hỏi:
- Nó chẳng đánh ai nghĩa là gì nhỉ?
Chàng trai đáp:
- Một con quạ ăn thịt chết vì ngộ độc rồi lăn ra chết.
Nàng hỏi tiếp:
- Mà chết mười hai, nghĩa là gì nhỉ?
- Đó là mười hai tên cướp, chúng ăn súp nấu thịt quạ, ăn xong cả mười hai đứa đều chết vì ngộ độc.
Khi nghe xong lời giải đáp, công chúa liền tìm cách lẻn ra ngoài, nhưng chàng trai đã túm ngay được áo măng tô. Công chúa đành bỏ áo lại để chạy thoát thân.
Sáng hôm sau truyền cho gọi mười hai quan tòa tới để chứng kiến việc công chúa giải câu đố. Khi công chúa vừa nói xong lời giải đố thì chàng yêu cầu quan tòa xem xét lại anh ta nói:
- Đêm qua chính nàng lẻn vào buồng ngủ của tôi và gặng hỏi những điều đó. Nếu không thì tin chắc rằng công chúa không thể nào giải được đúng câu đố của tôi.
Các quan tòa hỏi chàng trai:
- Có gì để làm chứng cho việc đó?
Tên gia nhân trung thành của hoàng tử đem ba chiếc áo măng tô ra. Khi nhìn thấy chiếc áo măng tô màu tro mà công chúa thường hay mặc, các quan tòa hiểu ngay sự việc và nói:
- Hãy đem thêu kim tuyến vào chiếc áo măng tô màu tro, đó là chiếc áo cưới của công chúa đấy.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Érase una vez el hijo de un rey, a quien entraron deseos de correr mundo, y se partió sin más compañía que la de un fiel criado. Llegó un día a un extenso bosque, y al anochecer, no encontrando ningún albergue, no sabía dónde pasar la noche. Vio entonces a una muchacha que se dirigía a una casita, y, al acercarse, se dio cuenta de que era joven y hermosa. Dirigióse a ella y le dijo:
- Mi buena niña, ¿no nos acogerías por una noche en la casita, a mí y al criado?
- De buen grado lo haría -respondió la muchacha con voz triste-; pero no os lo aconsejo. Mejor es que os busquéis otro alojamiento.
- ¿Por qué? -preguntó el príncipe.
- Mi madrastra tiene malas tretas y odia a los forasteros ­contestó la niña suspirando.
Bien se dio cuenta el príncipe de que aquella era la casa de una bruja; pero como no era posible seguir andando en la noche cerrada, y, por otra parte, no era miedoso, entró. La vieja, que estaba sentada en un sillón junto al fuego, miró a los viajeros con sus ojos rojizos:
- ¡Buenas noches! -dijo con voz gangosa, que quería ser amable-. Sentaos a descansar-. Y sopló los carbones, en los que se cocía algo en un puchero.
La hija advirtió a los dos hombres que no comiesen ni bebiesen nada, pues la vieja estaba confeccionando brebajes nocivos. Ellos durmieron apaciblemente hasta la madrugada, y cuando se dispusieron a reemprender la ruta, estando ya el príncipe montado en su caballo, dijo la vieja:
- Aguarda un momento, que tomarás un trago, como despedida.
Mientras entraba a buscar la bebida, el príncipe se alejó a toda prisa, y cuando volvió a salir la bruja con la bebida, sólo halló al criado, que se había entretenido arreglando la silla.
- ¡Lleva esto a tu señor! -le dijo. Pero en el mismo momento se rompió la vasija, y el veneno salpicó al caballo; tan virulento era, que el animal se desplomó muerto, como herido por un rayo. El criado echó a correr para dar cuenta a su amo de lo sucedido, pero, no queriendo perder la silla, volvió a buscarla. Al llegar junto al cadáver del caballo, encontró que un cuervo lo estaba devorando.
"¿Quién sabe si cazaré hoy algo mejor?", se dijo el criado; mató, pues, el cuervo y se lo metió en el zurrón.
Durante toda la jornada estuvieron errando por el bosque, sin encontrar la salida. Al anochecer dieron con una hospedería y entraron en ella. El criado dio el cuervo al posadero, a fin de que se lo guisara para cenar. Pero resultó que había ido a parar a una guarida de ladrones, y ya entrada la noche presentáronse doce bandidos, que concibieron el propósito de asesinar y robar a los forasteros. Sin embargo, antes de llevarlo a la práctica se sentaron a la mesa, junto con el posadero y la bruja, y se comieron una sopa hecha con la carne del cuervo. Pero apenas hubieron tomado un par de cucharadas, cayeron todos muertos, pues el cuervo estaba contaminado con el veneno del caballo.
Ya no quedó en la casa sino la hija del posadero, que era una buena muchacha, inocente por completo de los crímenes de aquellos hombres. Abrió a los forasteros todas las puertas y les mostró los tesoros acumulados. Pero el príncipe le dijo que podía quedarse con todo, pues él nada quería de aquello, y siguió su camino con su criado.
Después de vagar mucho tiempo sin rumbo fijo, llegaron a una ciudad donde residía una orgullosa princesa, hija del Rey, que había mandado pregonar su decisión de casarse con el hombre que fuera capaz de plantearle un acertijo que ella no supiera descifrar, con la condición de que, si lo adivinaba, el pretendiente sería decapitado. Tenía tres días de tiempo para resolverlo; pero eran tan inteligente, que siempre lo había resuelto antes de aquel plazo. Eran ya nueve los pretendientes que habían sucumbido de aquel modo, cuando llegó el príncipe y, deslumbrado por su belleza, quiso poner en juego su vida. Se presentó a la doncella y le planteó su enigma:
- ¿Qué es -le dijo- una cosa que no mató a ninguno y, sin embargo, mató a doce?
En vano la princesa daba mil y mil vueltas a la cabeza, no acertaba a resolver el acertijo. Consultó su libro de enigmas, pero no encontró nada; había terminado sus recursos. No sabiendo ya qué hacer, mandó a su doncella que se introdujese de escondidas en el dormitorio del príncipe y se pusiera al acecho, pensando que tal vez hablaría en sueños y revelaría la respuesta del enigma. Pero el criado, que era muy listo, se metió en la cama en vez de su señor, y cuando se acercó la doncella, arrebatándole de un tirón el manto en que venía envuelta, la echó del aposento a palos. A la segunda noche, la princesa envió a su camarera a ver si tenía mejor suerte. Pero el criado le quitó también el manto y la echó a palos.
Creyó entonces el príncipe que la tercera noche estaría seguro, y se acostó en el lecho. Pero fue la propia princesa la que acudió, envuelta en una capa de color gris, y se sentó a su lado. Cuando creyó que dormía y soñaba, púsose a hablarle en voz queda, con la esperanza de que respondería en sueños, como muchos hacen. Pero él estaba despierto y lo oía todo perfectamente.
Preguntó ella:
- Uno mató a ninguno, ¿qué es esto?
Respondió él:
- Un cuervo que comió de un caballo envenenado y murió a su vez.
Siguió ella preguntando:
- Y mató, sin embargo, a doce, ¿qué es esto?
- Son doce bandidos, que se comieron el cuervo y murieron envenenados.
Sabiendo ya lo que quería, la princesa trató de escabullirse, pero el príncipe la sujetó por la capa, que ella hubo de abandonar. A la mañana, la hija del Rey anunció que había descifrado el enigma y, mandando venir a los doce jueces, dio la solución ante ellos. Pero el joven solicitó ser escuchado y dijo:
- Durante la noche, la princesa se deslizó hasta mi lecho y me lo preguntó; sin esto, nunca habría acertado.
Dijeron los jueces:
- Danos una prueba.
Entonces el criado entró con los tres mantos, y cuando los jueces vieron el gris que solía llevar la princesa, fallaron la sentencia siguiente:
- Que este manto se borde en oro y plata; será el de vuestra boda.