Госпожа Метелица (Госпожа Вьюга)


Bà chúa tuyết


Было у одной вдовы две дочери; одна была красивая и работящая, а другая - уродливая и ленивая. Но мать больше любила уродливую и ленивую, а той приходилось исполнять всякую работу и быть в доме золушкой.
Бедная девушка должна была каждый день сидеть на улице у колодца и прясть пряжу, да так много, что от работы у нее кровь выступала на пальцах.
И вот случилось однажды, что все веретено залилось кровью. Тогда девушка нагнулась к колодцу, чтобы его обмыть, но веретено выскочило у нее из рук и упало в воду. Она заплакала, побежала к мачехе и рассказала ей про свое горе.
Стала мачеха ее сильно бранить и была такою жестокой, что сказала:
- Раз ты веретено уронила, то сумей его и назад достать.
Вернулась девушка к колодцу и не знала, что ей теперь и делать; и вот прыгнула она с перепугу в колодец, чтоб достать веретено. И стало ей дурно, но когда она опять очнулась, то увидела, что находится на прекрасном лугу, и светит над ним солнце, и растут на нем тысячи разных цветов. Она пошла по лугу дальше и пришла к печи, и было в ней полным-полно хлеба, и хлеб кричал:
- Ах, вытащи меня, вытащи, а не то я сгорю,- я давно уж испекся!
Тогда она подошла и вытащила лопатой все хлебы один за другим.
Пошла она дальше и пришла к дереву, и было на нем полным-полно яблок, и сказало ей дерево:
- Ах, отряхни меня, отряхни, мои яблоки давно уж поспели!
Она начала трясти дерево, и посыпались, словно дождь, яблоки наземь, и она трясла яблоню до тех пор, пока не осталось на ней ни одного яблока. Сложила она яблоки в кучу и пошла дальше.
Пришла она к избушке и увидела в окошке старуху, и были у той такие большие зубы, что стало ей страшно, и она хотела было убежать. Но старуха крикнула ей вслед:
- Милое дитятко, ты чего боишься! Оставайся у меня. Если ты будешь хорошо исполнять у меня в доме всякую работу, тебе будет хорошо. Только смотри, стели как следует мне постель и старательно взбивай перину, чтобы перья взлетали, и будет тогда во всем свете идти снег - госпожа Метелица.
Так как старуха обошлась с нею ласково, то на сердце у девушки стало легче, и она согласилась остаться и поступить к госпоже Метелице в работницы. Она старалась во всем угождать старухе и всякий раз так сильно взбивала ей перину, что перья взлетали кругом, словно снежинки; и потому девушке жилось у нее хорошо, и она никогда не слыхала от нее дурного слова, а вареного и жареного каждый день было у ней вдосталь.
Так прожила она некоторое время у госпожи Метелицы, да вдруг запечалилась и поначалу сама не знала, чего ей не хватает; но, наконец, она поняла, что тоскует по родному дому, и хотя ей было здесь в тысячу раз лучше, чем там, все же она стремилась домой. Наконец она сказала старухе:
- Я истосковалась по родимому дому, и хотя мне так хорошо здесь под землей, но дольше оставаться я не могу, мне хочется вернуться наверх - к своим.
Госпожа Метелица сказала:
- Мне нравится, что тебя тянет домой, и так как ты мне хорошо и прилежно служила, то я сама провожу тебя туда. - Она взяла ее за руку и привела к большим воротам.
Открылись ворота, и когда девушка оказалась под ними, вдруг пошел сильный золотой дождь, и все золото осталось на ней, так что вся она была сплошь покрыта золотом.
- Это тебе за то, что ты так прилежно работала, - сказала госпожа Метелица и вернула ей также и веретено, упавшее в колодец. Вот закрылись за ней ворота, и очутилась девушка опять наверху, на земле, и совсем недалеко от дома своей мачехи. И только она вошла во двор, запел петух, он как раз сидел на колодце:
Ку-ка-ре-ку!
Наша девица златая тут как тут.
И вошла она прямо в дом к мачехе; и оттого что была она вся золотом покрыта, ее приняли и мачеха и сводная сестра ласково.
Рассказала девушка все, что с ней приключилось. Как услыхала мачеха о том, как достигла она такого большого богатства, захотелось ей добыть такого же счастья и для своей уродливой, ленивой дочери.
И она посадила ее у колодца прясть пряжу; а чтоб веретено было у ней тоже в крови, девушка уколола себе палец, сунув руку в густой терновник, а потом кинула веретено в колодец, а сама прыгнула вслед за ним.
Попала она, как и ее сестра, на прекрасный луг и пошла той же тропинкой дальше. Подошла она к печи, а хлеб опять как закричит:
- Ах, вытащи меня, вытащи, а не то я сгорю, - я давно уж испекся!
Но ленивица на это ответила:
- Да что мне за охота пачкаться! - и пошла дальше.
Подошла она вскоре к яблоне; и заговорила яблоня:
- Ах, отряхни меня, отряхни, мои яблоки давно уж поспели!
Но ответила она яблоне:
- Еще чего захотела, ведь яблоко может упасть мне на голову! - и двинулась дальше.
Когда она подошла к дому госпожи Метелицы, не было у ней никакого страха, - она ведь уже слыхала про ее большие зубы, - и тотчас нанялась к ней в работницы. В первый день она старалась, была в работе прилежная и слушалась госпожу Метелицу, когда та ей что поручала, - она всё думала о золоте, которое та ей подарит. Но на второй день стала она полениваться, на третий и того больше, а потом и вовсе не захотела вставать рано утром. Она не стлала госпоже Метелице постель как следует и не взбивала ей перины так, чтобы перья взлетали вверх. Это, наконец, госпоже Метелице надоело, и она отказала ей в работе. Ленивица очень этому обрадовалась, думая, что теперь-то и посыплется на нее золотой дождь.
Госпожа Метелица повела ее тоже к воротам, но когда она стояла под ними, то вместо золота опрокинулся на нее полный котел смолы.
- Это тебе в награду за твою работу, - сказала госпожа Метелица и закрыла за ней ворота.
Вернулась ленивица домой вся в смоле; и как увидел ее петух, сидевший на колодце, так и запел:
Ку-ка-ре-ку!
Наша девушка грязнуха тут как тут.
А смола на ней так на всю жизнь и осталась, и не смыть ее было до самой смерти.
Một người đàn bà góa chồng có hai cô con gái, trong hai cô có một cô đã xinh đẹp lại siêng năng, còn một cô vừa xấu xí lại lười biếng. Bà mẹ cưng cô xấu xí và lười biếng hơn vì cô là con của bà đẻ ra. Mọi việc trong nhà cô kia phải đảm nhận nên người cô bụi bậm như cô Lọ Lem trong gia đình. Ngày ngày, cô bé đáng thương ấy phải ra ngồi ở con đường lớn bên giếng mà kéo sợi, cô phải kéo nhiều đến nỗi máu cháy rỉ ra. Có lần máu thấm đầu ống sợi, cô cúi xuống định rửa sạch sợi nhưng tuột tay ống sợi rơi xuống giếng. Cô khóc lóc chạy về kể lể chuyện không may ấy cho dì ghẻ nghe. Dì ghẻ mắng cô thậm tệ, rồi nhẫn tâm bảo cô:
- Mày đánh rơi ống sợi xuống đó thì mày phải xuống đó mà mò nó lên!
Cô bé lại phải lộn ra giếng, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Trong lúc quá sợ hãi cô liều nhảy xuống giếng để mò ống sợi. Cô bị ngất đi, khi cô mở mắt và hồi tỉnh thì thấy mình đang nằm ở trên một cánh đồng cỏ đẹp đẽ, ngàn hoa đua sắc dưới ánh nắng chói chang. Cô đi băng qua đồng cỏ thì tới một lò nướng bánh, lò đầy ắp bánh mì, bánh mì gọi cô:
- Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra! Hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà.
Cô gái lại gần lò bánh, lấy xẻng dỡ hết bánh ra. Sau đó cô lại tiếp tục đi, cô tới dưới một cây táo sai chi chít quả. Cây gọi cô:
- Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi..
Cô rung cây cho táo rụng. Táo rụng như mưa, cô rung mãi cho đến khi trên cây không còn một quả táo nào. Cô nhặt táo xếp thành đống xong lại tiếp tục đi.
Sau cùng cô đến một căn nhà nhỏ, một bà cụ già răng to kệch ló đầu ra nhìn, cô gái đâm hoảng tính chạy trốn. Nhưng bà cụ gọi cô lại bảo:
- Có gì mà phải sợ, cô cháu yêu quý? Ở đây với bà, nếu cháu làm mọi việc trong nhà đâu vào đấy thì cháu muốn gì mà chẳng có. Cháu chỉ cần lưu ý dọn giường nằm của bà cho chu đáo và rũ giường cẩn thận siêng năng để sao có lông bay ra thì mới có tuyết rơi xuống hạ giới , bà chính là Bà Chúa Tuyết đây.
Bà cụ nói với cô bé với giọng hết sức thân mật gần gũi. Cô bé cảm thấy dễ chịu nên bằng lòng ở lại giúp việc cho bà cụ. Cô cố gắng làm mọi việc theo ý bà cụ dặn. Cô rũ giường bà thật mạnh để cho lông bay là tà khắp nơi như những bông hoa tuyết. Xứng với công khó nhọc của cô, bà dành cho cô một cuộc sống thoải mái, ăn uống sung sướng, không bao giờ nặng lời với cô, ngày nào cũng món xào, món nấu ngon lành. Ở nhà Bà Chúa Tuyết được một thời gian cô bé cảm thấy lòng buồn rười rượi. Mới đầu, cô cũng chẳng hiểu tại sao nhưng cô nhận thấy đó là do cô nhớ nhà. Mặc dù ở đây sung sướng hơn ở nhà muôn phần nhưng cô vẫn tha thiết được về nhà. Sau đó cô thưa chuyện với Bà Chúa Tuyết:
- Thưa bà, lâu nay cháu buồn vì nhớ nhà quá. Dù ở dưới hạ giới cháu không được sung sướng bằng ở đây, nhưng cháu cũng không thể ở đây lâu hơn nữa, cháu muốn xin trở về sống với bà con thân thuộc của cháu.
Bà Chúa Tuyết nói:
- Cháu tha thiết đòi về nhà thì bà cũng vui lòng để cháu về. Vì cháu đã hết lòng giúp việc cho bà, vậy để chính bà đưa cháu về nhé.
Bà cầm tay cô bé và dẫn cô tới trước một cái cổng to. Cổng mở, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì có một trận mưa vàng lớn. Tất cả vàng dính đầy vào người cô.
Bà Chúa Tuyết bảo:
- Cháu có được cái đó là cháu đã làm lụng chăm chỉ.
Rồi bà trao cho cô gái ống sợi mà cô tuột tay đánh rơi xuống giếng.
Sau đó cổng đóng lại. Cô gái trở lại trần, thấy mình đang đứng cách nhà dì ghẻ không bao xa. Khi cô bước vào sân thì con gà đậu trên thành giếng gáy:
Ki rơ ri ki
Gái vàng, gái bạc nhà ta đã về.
Rồi cô vào gặp dì ghẻ. Vì người cô phủ đầy vàng nên dì ghẻ và em gái tiếp đón thật là niềm nở.
Cô kể lại những chuyện mắt thấy tai nghe. Dì ghẻ thấy con chồng trở nên giàu có nên cũng muốn cô con gái xấu xí, lười biếng gặp may như vậy. Cô ta cũng ngồi bên bờ giếng guồng sợi, cô ta lấy kim đâm vào đầu ngón tay, khua cả bàn tay vào bụi gai để máu thắm đỏ ống sợi. Rồi cô ta đem vứt ống sợi xuống giếng và tự mình nhảy xuống giếng. Cũng như chị, cô ta đến một cánh đồng cỏ đẹp đẽ và cũng đi theo một con đường mòn như vậy.
Khi cô ả tới lò bánh mì, bánh mì cũng kêu:
- Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra, hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà.
Cô ả lười biếng đáp:
- Tao mà lại có hứng làm việc ấy ư, làm cho bẩn người ra à!
Nói rồi cô đi thẳng.
Một lúc sau cô ả tới chỗ cây táo. Táo gọi:
- Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi.
Cô ả đáp:
- Mày nói chi mà dễ nghe vậy? Để táo rơi vào đầu tao à!
Rồi cô lại tiếp tục đi.
Khi tới trước cửa nhà Bà Chúa Tuyết cô chẳng sợ hãi gì cả vì cô đã được nghe kể về hàm răng to nom dễ sợ của bà. Cô nhận lời ở lại giúp việc cho bà.
Ngày đầu tiên cô ả ráng sức làm việc, tỏ ra chăm chỉ, Bà Chúa Tuyết bảo gì cô ả làm ngay cái đó vì cô ả còn nghĩ tới số vàng mà Bà Chúa Tuyết sẽ thưởng công cho cô. Nhưng sang ngày thứ hai cô đã bắt đầu giở cái thói lười, sang ngày thứ ba càng lười hơn, sáng ra cô không buồn dậy nữa. Cô không dọn giường cho Bà Chúa Tuyết, công việc mà lẽ ra cô phải làm hàng ngày, đã thế cô cũng chẳng chịu rũ đệm cho lông bay xuống.
Lâu dần Bà Chúa Tuyết cũng đâm ra chán và bảo cô ả lười biếng thôi không làm việc nữa. Cô ả thấy vậy mừng thầm, nghĩ bụng, giờ chắc sẽ có mưa vàng. Bà Chúa Tuyết dẫn cô tới cổng, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì một nồi nhựa thông đổ xuống chứ chẳng có mưa vàng nào cả. Bà Chúa Tuyết nói:
- Đây là thưởng cho cái công làm việc của con.
Rồi bà đóng cổng lại.
Khi cô ả về tới nhà, người dính đầy nhựa thông, con gà trống đứng trên thành giếng nom thấy cất tiếng gáy:
Ki kơ ri ki,
Gái dơ, gái bẩn nhà ta trở về.
Nhựa thông dính chặt lấy người cô suốt đời, không chịu rời ra nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng