A hét holló


Bảy con quạ


Egyszer volt egy ember s annak hét fia. Ez az ember mind azért imádkozott, bárcsak az Isten áldaná meg egy leánygyermekkel is. Isten meg is hallgatta sűrű imádságát, s megajándékozta egy szép kicsi leánykával. De ez a leányka olyan gyenge volt, mikor a világra jött, hogy attól tartottak, egy napot sem él. Nosza, szalasztották a hét fiut, hozzanak friss forrásvizet az erdőből, azzal keresztelik meg a gyermeket, nehogy kereszteletlen haljon meg. Szaladtak a fiuk az erdőbe, de mikor a forráshoz értek, mind első akart lenni a merítésnél, s a korsó szépen beleesett a kútba. Bele ám, s merthogy mély volt a kút, nem tudták kivenni a korsót. Búsultak szegények, most már mit csináljanak. Nem mertek hazamenni, ott maradtak az erdőben, az apjuk pedig nem tudta elgondolni, hogy mi történhetett velük.
- Bizonyosan játékba kaptak, mondta, s megfeledkeztek a vízről.
Hát csak nem jöttek a fiuk s az apjok mind haragosabb lett. Azon való nagy boszúságában, hogy most majd kereszteletlen hal meg a leányka, elkezdett átkozódni:
- Bárcsak mind a heten hollókká változnának!
Még jóformán ki sem röppent a szó a szájából, nagy cserregést, kárrogást hall. Föltekint az ember s hát hét fekete holló repked felette.
Hej, édes Istenem, nagy erős búbánat ereszkedett az ember szívére, de még nagyobb a felesége szívére. Sírtak, ríttak, a hajukat tépték, de sírhattak, ríhattak, a fiuk bizony hollók maradtak. Na, még szerencséjük volt, hogy a kislány nem halt meg, de sőt inkább napról-napra erősödött, szépült. A kis lány sokáig nem tudott arról, hogy neki testvérei voltak, de egyszer véletlenül meghallotta a szomszédoktól, hogy volt neki hét testvére s azok miatta hollóvá lettek.
Jaj, Istenem, de elszomorodott erre a leányka! Futott az apjához anyjához s kérdezte:
- Igaz-e, édes szüleim, hogy nekem volt hét fiu testvérem? Hol vannak, hová lettek?
- Hát bizony, mi türés-tagadás, - mondotta az apja, volt hét fiu testvéred, de azok szegények hollóvá változtak, mikor te a világra születtél. Siratjuk is őket halálig.
E pillanattól kezdve nem volt nyugodalma a leánykának. Fejébe vette, hogy a testvérei miatta lettek hollóvá s föltette magában - egy élete, egy halála - addig meg nem nyugszik, míg a testvéreit meg nem találja s az átok alól meg nem szabadítja. Mondotta is a szüleinek, hogy mit akar, de bezzeg azok még csak most sírtak, ríttak igazán! Nem elég, hogy elvesztették hét drága szép fiukat, most még kifogyjanak egyetlenegy leányukból is! De hiába sírtak, ríttak, a leánykának nem volt otthon maradása. Volt egy kicsi gyűrűje, amit emlékbe kapott a szüleitől, csak ezt vitte magával, na meg egy darab kenyeret, egy korsó vizet: így indult világgá.
Ment, mendegélt a kis leány, hegyeken, völgyeken át, erdőn, mezőn keresztül, addig ment, mendegélt, míg éppen a világ végére ért. Ott a világ végén azonban olyan forrón sütött a nap, hogy a kis lány rémülten szaladt tovább: azt hitte, abban a helyben hamuvá perzselődik. Szaladt a holdhoz, de az meg olyan hideg volt, hogy szinte megfagyott. Szaladt szegény esze nélkül s meg sem állott a csillagokig. Ezek oly kedvesen ragyogtak, mosolyogtak, leültették maguk közé, kérdezték, mi jóba jár, hogy került ide s mikor elmondotta, hogy a testvéreit keresi, mondotta az esthajnali csillag:
- No, jó helyen jársz, kis leány. A jéghegyen van a te hét testvéred. Nesze, adok egy kulcsocskát, ezzel majd kinyitod a jéghegy kapuját s ott megtalálod a testvéreidet.
Megköszönte szépen az ajándékot, elbúcsuzott a csillagoktól s szaladott fel a jéghegyre, mint a sebes szél. Ahogy fölért, keresi a kulcsot, hogy kinyissa az ajtót, keresi, keresi, de nem találja. Jaj, Istenem, mit csináljon most? Hogyan szabadítsa ki a testvéreit? Mit gondolt, mit nem, vette a kis kését, lenyisszentette a kicsi ujját, bedugta a kapuba s ihol, abban a pillanatban felnyilt. Belépett a kapun, de még kettőt sem léphetett, elébe áll egy törpe s kérdi:
- Mit keresel itt, te kis leány?
Felelt a kis leány:
- A testvéreimet keresem, a hét hollót, édes törpém. Itt vannak-e?
- Itt, itt, mondotta a törpe, de most nincsenek itthon. De ha várni akarsz rájuk, míg haza jőnek, akkor csak jere be.
Bementek a hét holló szobájába, ott a törpe megterítette az asztalt, rátett hét tányért, hét poharat, mind a hét tányérba ételt, mind a hét pohárba italt. A kis lány sorba kóstolgatta mind a hétnek az ételét, mind a hét tányérról evett egy keveset, ivott a poharakból is s az utolsó pohárba beleejtette a gyűrűjét.
Egyszerre csak nagy szárnycsattogást, kárrogást hallott a kislány, a törpe meg jelentette:
- Na, kislány, jőnek a holló urak!
Jöttek is a hollók, beröppentek az ajtón, letelepedtek az asztal mellé, elkezdettek falatozni, de mindjárt észrevették, hogy valaki evett az ételükből, ivott az italukból.
- Vajjon ki evett s ki ivott itt? kérdezték egymást. Valami ember volt, az bizonyos.
Akkor a legkisebb holló véletlenül a pohár fenekére pillantott s ott meglátta a gyűrűt.
- Nini, gyűrű! kiáltott. Ez a mi szüleink gyűrűje volt! Nézzétek!
- Az ám! Ez a mi szüleink gyűrüje! kiáltották mind nagy álmélkodással.
- Óh, Istenem, mondotta a legidősebb, ha itt volna a kis hugunk, azonnal megszabadulnánk az átok alól!
Abban a pillanatban elészaladt a kis lány az ajtó mögül, a hová elbujt volt, s im, halljatok csudát, a hét holló egyszeribe fiuvá változott! De milyen szép fiuk voltak! Sorba ölelték, csókolták a kis lányt, aztán se szó, se beszéd, indultak haza, megsem álltak, míg hazáig nem értek. Hát még otthon! Ott volt csak az igazi öröm! Még ma is mind élnek, ha meg nem haltak.
Ngày xưa có một người có bảy đứa con trai, nên rất mong có một mụn con gái. Khi vợ có mang, bác ta hy vọng lần này sẽ toại nguyện. Quả thật đứa con mới chào đời là con gái. Hai vợ chồng mừng lắm nhưng đứa con lại gầy gò ốm yếu quá nên phải chịu phép rửa tội.
Người cha sai một đứa con trai chạy vội ra suối lấy nước về để làm phép rửa tội cho em gái, nhưng rồi cả sáu đứa con trai khác cũng chạy đi cùng. Bảy đứa tranh nhau cái bình để múc nước, bình văng tõm xuống suối. Cả bảy đứng nhìn không biết làm sao vớt được bình, bình trôi mất không đứa nào dám về nhà nữa. Đợi mãi chẳng thấy con về, người cha sốt ruột và nói:
- Lũ trời đánh ấy chắc lại mải chơi rồi!
Người cha sợ con gái sau này nhỡ chết mà chưa được phép rửa tội nên đâm ra giận rủa con:
- Ước gì cả bảy thằng đều thành quạ.
Người cha vừa nói dứt lời thì nghe thấy tiếng chim vỗ cánh bay qua đầu lướt vào không trung. Ông ngửng lên thì thấy bảy con quạ đen như than bay vút đi.
Chẳng còn cách nào thu lại được lời nguyền kia nữa, hai vợ chồng buồn rầu về chuyện mất bảy đứa con trai, nhưng họ tự an ủi phần nào vì thấy đứa con gái yêu quý mỗi ngày một khôn lớn và xinh đẹp hơn. Cô bé lớn lên không hề biết rằng mình còn có mấy anh trai nữa. Cha mẹ cô tránh không bao giờ nhắc tới chuyện ấy cho cô biết. Tới một ngày kia cô nghe mọi người xì xào về mình: "Cô ấy tuy đẹp thật, nhưng chính cô ấy là nguyên nhân sự bất hạnh của bảy người anh trai." Biết chuyện, cô buồn lắm, cô gạn hỏi cha mẹ về các người anh trai của mình. Không thể giấu con được, cha mẹ đành kể cô nghe mọi chuyện và nói rằng đó chẳng qua là ý muốn của trời, còn việc sinh cô ra không có quan hệ gì. Nhưng cô gái vẫn bị lương tâm cắn rứt về chuyện ấy và luôn nghĩ cách làm sao giải được lời chú kia cho các anh. Cô đứng ngồi không yên, tới mức cô trốn nhà đi, mong tìm cho ra tung tích để giải thoát cho các anh, mặc dù cô biết sẽ có nhiều khó khăn vất vả.
Đồ đạc cô mang theo chỉ có một chiếc nhẫn nhỏ là vật kỷ niệm của cha mẹ, một cái bánh mì để ăn khi đói, một bình nước nhỏ để uống khi khát và một chiếc ghế con để ngồi cho đỡ mỏi.
Cô bé đi mãi, đi hoài, đi tới tận cùng thế giới. Cô đi tới mặt trời, nhưng mặt trời sao nóng quá và nom dễ sợ, hình như hay bắt trẻ con. Cô vội vàng rời ngay chỗ đó và đi về hướng mặt trăng, nhưng nơi đây lại lạnh lẽo hoang vắng. Cô bé có cảm giác phía đàng kia có người ở, cô vội vàng quay gót đi tới các vì sao. Các vì sao tiếp cô niềm nở và tốt bụng, và mỗi vị ngồi trên chiếc ghế dành riêng cho mình. Sao mai đứng dậy cho cô một cái chân gà nhỏ và bảo:
- Nếu con không có cái chân gà nhỏ này thì con không thể mở được núi thủy tinh. Mà chính các anh con đang ở trong núi thủy tinh ấy.
Cô bé cầm cái chân gà nhỏ xíu, lấy khăn bọc lại cẩn thận, và cô lại tiếp tục lên đường. Cô đi hoài, đi mãi, sau cùng tới núi thủy tinh. Cổng lớn đóng kín, cô lấy bọc khăn ra, nhưng khi mở ra thì chẳng có gì ở trong đó cả, cô đã đánh mất món quà quý của các vì sao tốt bụng. Làm gì bây giờ? Cô muốn cứu các anh mình mà lại không có chìa khóa để mở cổng vào núi thủy tinh. Cô bé bèn rút dao ra, cắt một ngón tay nhỏ xíu của mình đút nó vào ổ khóa và may quá mở được cổng.
Khi cô bé bước vào bên trong thì có một ông già người nhỏ nhắn bước ra, ông hỏi:
- Con tìm gì ở đây?
Cô bé trả lời:
- Con tìm các anh con là bảy con quạ.
Ông già nói:
- Các ông quạ không có nhà, nhưng con muốn chờ các ông ấy về thì vào đây.
Rồi ông già chuẩn bị bữa ăn tối cho bảy con quạ, ông bày thức ăn vào bảy chiếc đĩa nhỏ và rót nước uống vào bảy cái chén nhỏ. Cô bé nếm ở mỗi đĩa một miếng và uống ở mỗi cốc một hớp. Chiếc nhẫn mang theo cô thả vào trong cốc nước cuối cùng.
Chợt cô nghe thấy ở trên không có tiếng vỗ cánh và tiếng chim reo. Lúc đó ông già nói:
- Giờ thì các ông quạ đã về nhà đó.
Đàn quạ về thật, con nào con ấy đi tìm cốc đĩa của mình để ăn uống. Rồi con nọ hỏi con kia:
- Ai đã ăn ở đĩa của tôi? Ai đã uống nước ở cốc của tôi? Nhất định phải có người đã đụng đến chén đĩa.
Và khi con quạ thứ bảy nhìn xuống đáy cốc, nó thấy chiếc nhẫn lăn đi lăn lại trong cốc. Nó ngắm nhìn chiếc nhẫn và nhận ra đó là nhẫn của bố mẹ và nói:
- Trời! Hình như em gái út của chúng ta đang ở đây và như vậy có nghĩa là chúng ta đã được giải thoát.
Lúc đó cô bé đang đứng nấp sau cửa và lắng tai nghe. Quạ vừa nói xong, cô bé bước ra, tức thì đàn quạ lại hóa thành người. Vui mừng khôn xiết, tám anh em ôm hôn nhau thắm thiết, rồi vui vẻ cùng nhau lên đường về nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng