Bảy con quạ


Siedem Kruków


Ngày xưa có một người có bảy đứa con trai, nên rất mong có một mụn con gái. Khi vợ có mang, bác ta hy vọng lần này sẽ toại nguyện. Quả thật đứa con mới chào đời là con gái. Hai vợ chồng mừng lắm nhưng đứa con lại gầy gò ốm yếu quá nên phải chịu phép rửa tội.
Người cha sai một đứa con trai chạy vội ra suối lấy nước về để làm phép rửa tội cho em gái, nhưng rồi cả sáu đứa con trai khác cũng chạy đi cùng. Bảy đứa tranh nhau cái bình để múc nước, bình văng tõm xuống suối. Cả bảy đứng nhìn không biết làm sao vớt được bình, bình trôi mất không đứa nào dám về nhà nữa. Đợi mãi chẳng thấy con về, người cha sốt ruột và nói:
- Lũ trời đánh ấy chắc lại mải chơi rồi!
Người cha sợ con gái sau này nhỡ chết mà chưa được phép rửa tội nên đâm ra giận rủa con:
- Ước gì cả bảy thằng đều thành quạ.
Người cha vừa nói dứt lời thì nghe thấy tiếng chim vỗ cánh bay qua đầu lướt vào không trung. Ông ngửng lên thì thấy bảy con quạ đen như than bay vút đi.
Chẳng còn cách nào thu lại được lời nguyền kia nữa, hai vợ chồng buồn rầu về chuyện mất bảy đứa con trai, nhưng họ tự an ủi phần nào vì thấy đứa con gái yêu quý mỗi ngày một khôn lớn và xinh đẹp hơn. Cô bé lớn lên không hề biết rằng mình còn có mấy anh trai nữa. Cha mẹ cô tránh không bao giờ nhắc tới chuyện ấy cho cô biết. Tới một ngày kia cô nghe mọi người xì xào về mình: "Cô ấy tuy đẹp thật, nhưng chính cô ấy là nguyên nhân sự bất hạnh của bảy người anh trai." Biết chuyện, cô buồn lắm, cô gạn hỏi cha mẹ về các người anh trai của mình. Không thể giấu con được, cha mẹ đành kể cô nghe mọi chuyện và nói rằng đó chẳng qua là ý muốn của trời, còn việc sinh cô ra không có quan hệ gì. Nhưng cô gái vẫn bị lương tâm cắn rứt về chuyện ấy và luôn nghĩ cách làm sao giải được lời chú kia cho các anh. Cô đứng ngồi không yên, tới mức cô trốn nhà đi, mong tìm cho ra tung tích để giải thoát cho các anh, mặc dù cô biết sẽ có nhiều khó khăn vất vả.
Đồ đạc cô mang theo chỉ có một chiếc nhẫn nhỏ là vật kỷ niệm của cha mẹ, một cái bánh mì để ăn khi đói, một bình nước nhỏ để uống khi khát và một chiếc ghế con để ngồi cho đỡ mỏi.
Cô bé đi mãi, đi hoài, đi tới tận cùng thế giới. Cô đi tới mặt trời, nhưng mặt trời sao nóng quá và nom dễ sợ, hình như hay bắt trẻ con. Cô vội vàng rời ngay chỗ đó và đi về hướng mặt trăng, nhưng nơi đây lại lạnh lẽo hoang vắng. Cô bé có cảm giác phía đàng kia có người ở, cô vội vàng quay gót đi tới các vì sao. Các vì sao tiếp cô niềm nở và tốt bụng, và mỗi vị ngồi trên chiếc ghế dành riêng cho mình. Sao mai đứng dậy cho cô một cái chân gà nhỏ và bảo:
- Nếu con không có cái chân gà nhỏ này thì con không thể mở được núi thủy tinh. Mà chính các anh con đang ở trong núi thủy tinh ấy.
Cô bé cầm cái chân gà nhỏ xíu, lấy khăn bọc lại cẩn thận, và cô lại tiếp tục lên đường. Cô đi hoài, đi mãi, sau cùng tới núi thủy tinh. Cổng lớn đóng kín, cô lấy bọc khăn ra, nhưng khi mở ra thì chẳng có gì ở trong đó cả, cô đã đánh mất món quà quý của các vì sao tốt bụng. Làm gì bây giờ? Cô muốn cứu các anh mình mà lại không có chìa khóa để mở cổng vào núi thủy tinh. Cô bé bèn rút dao ra, cắt một ngón tay nhỏ xíu của mình đút nó vào ổ khóa và may quá mở được cổng.
Khi cô bé bước vào bên trong thì có một ông già người nhỏ nhắn bước ra, ông hỏi:
- Con tìm gì ở đây?
Cô bé trả lời:
- Con tìm các anh con là bảy con quạ.
Ông già nói:
- Các ông quạ không có nhà, nhưng con muốn chờ các ông ấy về thì vào đây.
Rồi ông già chuẩn bị bữa ăn tối cho bảy con quạ, ông bày thức ăn vào bảy chiếc đĩa nhỏ và rót nước uống vào bảy cái chén nhỏ. Cô bé nếm ở mỗi đĩa một miếng và uống ở mỗi cốc một hớp. Chiếc nhẫn mang theo cô thả vào trong cốc nước cuối cùng.
Chợt cô nghe thấy ở trên không có tiếng vỗ cánh và tiếng chim reo. Lúc đó ông già nói:
- Giờ thì các ông quạ đã về nhà đó.
Đàn quạ về thật, con nào con ấy đi tìm cốc đĩa của mình để ăn uống. Rồi con nọ hỏi con kia:
- Ai đã ăn ở đĩa của tôi? Ai đã uống nước ở cốc của tôi? Nhất định phải có người đã đụng đến chén đĩa.
Và khi con quạ thứ bảy nhìn xuống đáy cốc, nó thấy chiếc nhẫn lăn đi lăn lại trong cốc. Nó ngắm nhìn chiếc nhẫn và nhận ra đó là nhẫn của bố mẹ và nói:
- Trời! Hình như em gái út của chúng ta đang ở đây và như vậy có nghĩa là chúng ta đã được giải thoát.
Lúc đó cô bé đang đứng nấp sau cửa và lắng tai nghe. Quạ vừa nói xong, cô bé bước ra, tức thì đàn quạ lại hóa thành người. Vui mừng khôn xiết, tám anh em ôm hôn nhau thắm thiết, rồi vui vẻ cùng nhau lên đường về nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Pewien człowiek miał siedmiu synów, lecz ciągle nie miał córeczki, choć bardzo o niej marzył. Pewnego dnia żona znowu dała mu nadzieję na dziecko, a gdy przyszło na świat, była to dziewczynka. Radość była wielka, lecz dziecko wątłe i małe, a z powodu tej swej słabości, musiało być szybko ochrzczone. Ojciec wysłał więc jednego z chłopców do źródła by przyniósł wodę na chrzest. Pozostali pobiegli z nim, a ponieważ każdy chciał pierwszy napełnić dzban, naczynie wpadło im do studni. Stali więc tak i nie wiedzieli, co czynić, a żaden nie ważył się wrócić do domu. Chłopcy wciąż nie wracali aż ojciec wkońcu stracił cierpliwość i rzekł: "Pewnie znowu się zatracili w zabawie, bezbożne chłopaki!" Wystraszył się, że dziewczynka umrze bez chrztu i w złości zawołał: "A niechby wszyscy zmienili się w kruki." Ledwo wymówił te słowa, nad swoją głową usłyszał trzepot skrzydeł, spojrzał w górę i zobaczył jak odlatuje siedem czarnych jak węgiel kruków.
Rodzice nie mogli zdjąć klątwy i choć smutni byli po stracie siedmiu synów, córeczka była ich pocieszeniem. Wnet przyszła do sił i robiła się z każdym dniem piękniejsza. Długo nie wiedziała nawet, że miała rodzeństwo, bo rodzice wystrzegali się przed, by jej o tym opowiedzieć. Aż pewnego dnia usłyszała, jak mówią o niej ludzie. Mówili, że jest wprawdzie piękna, lecz niejako winna nieszczęściu swych siedmiu braci. Strapiło ją to bardzo. Poszła więc do ojca i matki i zapytała, czy miała siedmiu braci i co się z nimi stało. Rodzice nie mogli dłużej skrywać swojej tajemnicy. Powiedzieli jej, że nieszczęście było zrządzeniem niebios, a jej narodziny jedynie niewinną okazją. Lecz dziewczyna sama robiła sobie wyrzuty dzień za dniem i wierzyła, że musi wybawić swych braci. Nie zaznała odtąd pokoju, aż pewnego dnia w tajemnicy wyruszyła w drogę by odnaleźć swych braci i ich uwolnić obojętnie za jaką cenę. Nie wzięła nic prócz obrączki swoich rodziców na pamiątkę, bochenka chleba na głód, dzbanuszka wody na pragnienie i krzesełka dla zmęczonych nóg.
Szła i szła, daleko, daleko, aż na koniec świata. Doszła aż do słońca, ale było zbyt gorące i straszne i zjadało małe dzieci. Szybko uciekła i pobiegła do księżyca, ale on był zbyt zimny, straszny i zły, a gdy zobaczył dziecko, rzekł: "Czuję, czuję ludzkie mięso." Pobiegła zatem szybko do gwiazd, Te były miłe i dobre, a każda siedziała na swym szczególnym krzesełku. Gdy wstała gwiazda poranna, dała dziecku kurzą łapkę i rzekła: "Bez tej łapki nie otworzysz szklanej góry, a właśnie w szklanej górze są twoi bracia."
Dziewczynka wzięła łapkę, zawinęła ją dobrze w chusteczkę i ruszyła w drogę. Szła aż trafiła do szklanej góry. Brama była zamknięta, więc chciała wyjąć łapkę, lecz gdy rozwinęła chusteczkę, była pusta. Zgubiła więc prezent od dobrych gwiazd. Cóż miała począć? Chciała ratować swych braci, lecz nie miała klucza do szklanej góry. Dobra siostrzyczka wzięła więc nóż i odcięła sobie mały paluszek, wsadziła do bramy i szczęśliwie otworzyła. Gdy brama się rozwarła, wyszedł jej naprzeciw mały karzełek i rzekł: "Czego tu szukasz, moje dziecko?" - "Szukam moich braci, siedem kruków," odpowiedziała. Karzełek powiedział: "Panów Kruków nie ma w domu, ale jeśli zechcesz czekać aż przyfruną, wejdź." Potem karzełek przyniósł strawę dla kruków na siedmiu talerzykach i w siedmiu kubeczkach, a z każdego talerzyka dziewczynka zjadła troszeczkę, z każdego kubeczka wypiła łyczek, do ostatniego kubeczka rzuciła zaś obrączkę, którą zabrała ze sobą.
Nagle usłyszała trzepot piór i poczuła podmuch powietrza. Karzełek powiedział: "Panowie Krukowie wracają do domu!" Wrócili i chcieli jeść i pić. Szukali swoich talerzyków i kubeczków. A wtedy mówił jeden za drugim: "Kto jadł z mojego talerzyka? Kto pił z mojego kubeczka? To były usta człowieka!" A gdy siódmy doszedł do dna swojego kubeczka, wytoczyła się w jego stronę obrączka. Obejrzał ją i poznał, że to obrączka ojca i matki i rzekł: "Boże daj, żeby tu była nasza siostrzyczka. Wtedy byśmy byli wybawieni. "Dziewczynka stała za drzwiami i podsłuchiwała, a gdy usłyszała to życzenie, wyszła przed nie i wszyscy odzyskali swą ludzką postać. Tulili i całowali jeden drugiego i w radości wrócili do domu.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek