Cô bé choàng khăn đỏ


Punahilkka


Ngày xưa có một cô bé thùy mị, dễ thương. Cưng cô nhất vẫn là bà nội, có cái gì bà cũng để phần cháu. Một lần bà cho cô bé một chiếc khăn quàng bằng nhung đỏ. Chiếc khăn rất hợp với cô, đi đâu cô cũng chỉ thích quàng chiếc khăn đó, vì vậy mọi người đều gọi cô là cô bé Khăn đỏ.
Một hôm, mẹ bảo cô:
- Khăn đỏ ạ, đây là miếng bánh và bình sữa. Con mang đến cho bà nhé! Bà ốm yếu, cần phải ăn uống cho khỏe người. Con đi ngay bây giờ kẻo tí nữa lại nắng. Con đi cho ngoan, đừng có lang thang trong rừng lỡ vỡ bình, không có gì mang đến biếu bà. Khi vào buồng bà, con nhớ chào bà, đừng có mắt la mày lét nhìn các xó nhà nhé!
Khăn đỏ đặt bàn tay nhỏ nhắn của mình vào lòng bàn tay mẹ và nói:
- Con sẽ làm tất cả những điều mẹ dặn.
Nhà bà nội ở trong rừng, cách làng không xa lắm, đi chừng nửa tiếng đồng hồ thì tới. Khăn đỏ vào rừng thì gặp chó sói. Em không biết sói là một con vật độc ác nên không thấy sợ.
Sói nói:
- Chào cháu Khăn đỏ!
Khăn đỏ đáp:
- Cháu xin chào bác!
- Cháu đi đâu sớm thế, cháu Khăn đỏ?
- Cháu đến nhà bà nội.
- Cháu xách gì nặng thế?
- Thưa bác, bánh và sữa ạ. Hôm qua, ở nhà mẹ cháu làm bánh, bà nội ốm cháu mang đến để bà ăn cho khỏe người.
- Bà cháu ở đâu, cháu Khăn đỏ?
- Đi vào rừng độ mười lăm phút thì tới. Dưới ba cây sồi to là nhà bà cháu, quanh nhà có nhiều bụi dẻ, chắc bác tìm thấy ngay.
Sói nghĩ bụng:
- Cái mồi non béo ngon này chắc là hơn hẳn cái mồi già kia!
Sói tự nhủ phải mưu mô làm sao xơi được cả hai. Nó lân la đi cùng với Khăn đỏ một đoạn rồi nói:
- Này cháu Khăn đỏ ạ, cháu hãy nhìn những bông hoa tươi đẹp kia kìa. Sao cháu không ngó quanh mà xem. Bác chắc là cháu chưa bao giờ lắng nghe tiếng chim hót véo von phải không? Cháu đi đâu mà cứ đăm đăm thẳng tiến như đi học ấy. Ở trong rừng vui lắm cháu ạ!
Khăn đỏ mở to mắt ra nhìn. Em thấy ánh nắng rập rờn qua cành cây đung đưa, đó đây toàn là hoa thơm cỏ lạ, em nghĩ bụng:
- Nếu mình mang một bó hoa tươi đến tặng bà chắc là bà thích lắm, trời còn sớm, mình đến bà còn kịp chán.
Thế rồi Khăn đỏ đi hái hoa. Hái được một bông em lại nghĩ có lẽ vào thêm tí nữa sẽ có bông đẹp hơn. Cứ như vậy, Khăn đỏ tiến sâu vào trong rừng lúc nào không hay. Trong khi đó, sói lẻn thẳng tới nhà bà cụ và gõ cửa.
- Ai ở ngoài đó đấy?
- Cháu là Khăn đỏ đây, bà mở cửa cho cháu với! Cháu mang bánh và sữa lại cho bà đây.
Bà nói:
- Cháu cứ đẩy then mà vào. Bà yếu quá không dậy được.
Sói đẩy then cửa, cửa mở toang. Chẳng nói chẳng rằng sói vào thẳng giường rồi nuốt chửng bà cụ. Rồi nó lấy quần áo của bà mặc vào, lấy mũ trùm đầu, lên giường nằm, lấy rèm che lại.
Khăn đỏ thơ thẩn hái hoa trong rừng. Mãi tới lúc hái nhiều quá mang không hết, em mới chợt nhớ đến bà, vội lên đường đến nhà bà.
Khăn đỏ ngạc nhiên thấy cửa mở toang, bước vào phòng thì thấy có gì khang khác, em nghĩ bụng hôm nay ở nhà bà sao lại thấy rờn rợn, chứ không thoải mái như mọi khi. Khăn đỏ nói to:
- Cháu chào bà ạ!
Chẳng có một tiếng trả lời. Em lại bên giường, kéo rèm ra, thì thấy bà nằm, mũ trùm kín mặt, trông lạ quá. Khăn đỏ ngạc nhiên hỏi:
- Bà ơi bà! Sao tai bà to thế?
- Tai bà to để nghe cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao mắt bà to thế?
- Mắt bà to để nhìn thấy cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao tay bà to thế?
- Tay bà to để bà nắm lấy cháu dễ hơn.
- Ui trời ơi! Sao mồm bà to đáng sợ quá!
- Mồm bà to để bà nuốt cháu dễ hơn.
Vừa dứt lời, sói liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng Khăn đỏ đáng thương.
Xong xuôi, sói lại nhảy lên giường nằm ngủ và ngáy o o. Một bác thợ săn đi qua nghe thấy, nghĩ bụng:
- Quái! Sao bà cụ già rồi mà còn ngáy to vậy, phải tạt vào xem bà cụ có ốm đau gì không?
Bước vào phòng, đến gần giường, bác thấy sói đang nằm. Bác nói:
- Chà, thì ra ta lại gặp mi ở đây, quân khốn khiếp. Ta đi tìm mi mãi…
Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ có lẽ sói đã ăn thịt bà cụ, tuy vậy may ra vẫn còn có thể cứu được. Bác không bắn, mà lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ. Vừa rạch được một nhát thì thấy chiếc khăn đỏ choé, rạch thêm nữa thì có cô bé nhảy ra kêu:
- Ối chà, cháu sợ quá! Trong ấy tối đen như mực.
Bà lão cũng còn sống chui ra, tuy hơi thở đã yếu. Khăn đỏ vội đi khuân đá thật to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống và lăn ra chết.
Ba người đều vui mừng. Bác thợ săn lột lấy da sói mang về nhà. Bà lão ăn bánh uống sữa do Khăn đỏ mang đến, ăn xong bà thấy người khỏe hẳn ra. Khăn đỏ nghĩ bụng:
- Từ nay trở đi đừng có rời khỏi đường chạy một mình vào rừng sâu. Mẹ đã dặn vậy thì phải nhớ.
Có người kể là một lần Khăn đỏ lại mang bánh đến cho bà thì một con chó sói khác la cà đến gần tính chuyện rủ rê để em rời khỏi đường. Nhưng Khăn đỏ đã đề phòng, cứ việc thẳng bước. Đến nơi em nói cho bà biết em gặp sói và em thấy mắt sói rất ác.
- Nếu không phải là ở đường cái thì nó đã ăn thịt cháu rồi.
Bà bảo:
- Cháu vào đây để bà đóng cửa lại kẻo nó vào.
Vừa đóng xong cửa một lát thì sói đến gõ cửa gọi:
- Bà ơi bà mở cửa cho cháu. Cháu Khăn đỏ mang bánh lại cho bà đây.
Hai bà cháu im lặng, không mở cửa. Con vật đầu xám rón rén đi quanh nhà mấy lần. Rồi nó nhảy lên mái nhà, định đợi đến chiều tối, khi nào Khăn đỏ ra về sẽ lén đi theo sau, rồi sẽ ăn thịt cô bé trong bóng đêm. Nhưng bà cụ biết rõ ý định của nó. Ở trước cửa nhà có một cái máng nước bằng đá. Bà bảo Khăn đỏ:
- Cháu đi lấy cái thùng xách nước, Khăn đỏ ạ. Hôm qua bà làm dồi. Cháu đi lấy nước nấu dồi đổ cho đầy máng.
Khăn đỏ xách nước đổ mãi mới đầy cái máng to ấy. Mùi dồi thơm bay xộc lên mũi làm sói rỏ dãi. Nó cứ nghểnh dài cổ xuống để ngửi, quá đà sói bị trượt chân rơi từ mái nhà xuống đúng vào máng nước nóng và chết.
Khăn đỏ vui vẻ đi về nhà, không sợ bị ai đụng đến mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Olipa muinoin pieni suloinen tyttö; tätä rakasti jokainen, joka hänen näki, mutta enimmän kuitenkin iso-äiti, joka lapselle aina anteli jos jotakin. Kerta hän hänelle lahjoitti punaisesta sametista tehdyn lakin, ja koska se oli sievän mukava eikä tyttö enään tahtonut muuta lakkia panna päähänsä, ruvettiin häntä nyt kutsumaan 'Punahilkka'. Sanoipa sitten kerta hänelle äiti: "tule, Punahilkkaseni, tuossa kakkua palanen ja viiniä potillinen, vienet iso-äidille; hän on kipeänä, heikkona, ja antimes häntä on virvoittava. Mutta käytä itses kauniisti ja kohteliaasti, älä kohta tupaan tultuas joka nurkkahan kurkistele äläkä unhoita sanoa 'hyvää huomenta.' Kulje myöskin siivosti äläkä polulta poikkea, muuten lankeet ja potti särkyy; silloin ei iso-äiti mitään saisi."
Punahilkka äidilleen kätensä kurotti sekä lupasi kaikki hyvin toimittaa. Mutta iso-äiti metsässä asui, kylästä puolen tunnin matkan päässä. Kun sitten Punahilkka oli metsään ennättänyt, tuli susi häntä vastaan. Mutta tyttö ei tietänyt, mitenkä häijy tuo eläin, eikä sitä ollenkaan pelännyt. "Hyvää päivää, Punahilkkaseni," peto lausui. "Paljon kiitoksia, susi kulta." - "Minne nyt, Punahilkka. näin varahin?" - "Iso-äitini luoksi." - "Mitäs tuolla vyö-liinas alla kannat?" - "Kakkua ja viiniä; meillä eilen leivottiin, ja minä nyt kipeälle, heikolle iso-äidilleni hiukan lämpimäisiä vien, tuo hänelle varmaankin hyvää tehnee ja häntä vähän virkistänee." - "Missä, tyttöseni, iso-äitisi asuu?" - "Jos metsää vielä kuljet runsaan neljänneksen tunnin matkan, näet hänen huonehensa; se siinä seisoo kolmen ison tammen suojassa ja ala-puolella pähkinäpensaat, kyllähän jo tiedät," vastasi Punahilkka. Susi itseksensä ajatteli: "tuo nuori, hempeä tyttö vasta oikea maku-pala, hän toki paremmalta maistunee, kuin akka ikä-kulu; nyt viekkautta vaaditaan, jotta sinun kävisi saada molemmat kaapatuksi." Se nyt kappaleen aikaa Punakertun rinnalla tassutteli ja sanoi sitten: "katsahda kerrankin, tyttöseni, noihin kauneihin kukkasiin, joita täällä joka taholla kasvaa! Miksi et hiukkaakaan kurkistele ympärilles? Luulempa jo, ett'et ollenkaan kuule, mitenkä lintuset suloisesti laulelevat! Astuskelethan sinä siinä ajatuksissas, juuri-kuin olisit kouluun menossa, ja ompa kuitenkin täällä ulkona metsässä oikein ihanan ihanaa."
Nytpä Punahilkka ympärillensä katsahti, ja nähdessään, miten auringon-säteet puitten välissä välähtelivät sekä kuinka kaikkialla mitä ihanimpia kukkia kasvoi kosolta, juolahti hänen mieleensä: "entä jos iso-äidille noukkisin kauniin kukkas-kimpun, se häntä ilahuttaisi; ompa vielä aamu varahinen, kyllähän minä sentään ajoissa ehdin perille," ja nytpä hän metsään juoksi kukkasia poimimaan. Ja yhden poimittuansa näki hän tuolla vähän matkan päässä kasvavan vielä kauniimman sekä riensi sitä kohden, joutuen täten yhä edemmäksi metsähän. Mutta susi suoraa päätä juosta jolkutteli iso-äidin huoneelle ja kolkutti ovea. "Kuka tuolla ulkona?" - "Täällä Punahilkka, joka sinulle kakkua ja viiniä tuopi, aukase ovi." - "Vedä vain kääkästä," huusi iso-äiti, "minä sairaana makaan enkä pääse nousemaan." Susi kääkästä veti, astui huonehesen ja tallusteli, sanaakaan sanomata, suorastaan iso-äidin vuoteen vierehen sekä söi hänet suuhunsa. Sitten se hänen vaatteensa otti, puki net yllensä, pani hänen myssynsä omaan päähänsä, laskihe vuoteelle maata ja veti uutimet eteen.
Punahilkka sillä aikaa oli juoksennellut kukkasia hakemassa, ja kun hänelle niitä oli karttunut niin paljon, ett'ei enempää saanut kannetuksi, muistui hänen mieleensä iso-äiti, ja hän läksi taas tämän tupaa kohden tipsuttelemaan. Perille tultuansa hän sitä kummasteli, että ovi auki oli, ja tupahan astuttuaan tuntui hänestä niin oudolta, että hän itsekseen ajatteli: "voi kamalaa, mikä tuska minua tänään vaivaa! olenhan minä aina ennen oikein hyvin viihtynyt iso-äidin luona." Hän "hyvää huomenta" sanoi, mutta eipä vastausta saanut. Sitten hän vuoteen äärelle astui ja lykkäsi uutimet pois edestä; siinä iso-äiti makasi, myssy silmillä ja kovin kummallisen näköisenä. "Voi mummo kultaseni, miten teidän korvanne ovat pitkiksi venyneet!" - "Paremminhan puhettasi nyt saatan kuulla." - "Voi mummoseni, miten silmänne ovat suuriksi tulleet!" - "Selvemminhän saan sinut nähdyksi." - "Voi muori armas, kovinhan isoiksi teidän kätenne ovat kasvaneet!" - "Paremmimpa nyt käy sinua kouraseminen." - "Mutta mummo kulta, hirveän leveäksi suunne on muuttunut." - "Sukkelammin sinä sinne suikahdat." Ja tämän sanottuansa susi vuoteelta hypähti sekä nielasi kitaansa Punahilkka paran.
Saatuaan himonsa tyydytetyksi susi taas vuoteelle oikoilemaan, ja nukkuipa se heti sekä rupesi kovin kuorsaamahan. Siitä metsästäjä juuri osasi ohitse kulkea ja arveli itseksensä: "kamalastihan tuo vanha rouva tuolla kuorsaa, pitää maar minun mennä katsomaan, vaivaako häntä mikään." Tämä siis tupaan poikkesi ja näkipä, vuotehen viereen päästyänsä, siellä suden makaavan. "Jopa jo viimeinkin jouduit tavattaviini, sinä harmaa-pää vanhus," hän virkahti, "olenhan kauan sinua hakenut." Nyt hän pyssyänsä juuri oli laukaisemaisillaan, mutta juolahtipa silloin hänen mieleensä, että susi ken-tiesi oli akan syönyt ja että häntä ehkä vielä kävisi pelastaminen, eikä ampunutkaan, vaan otti sakset sekä rupesi nukkuvalta sudelta mahaa leikkaamaan auki. Leikata tokasi sitten pari kertaa, jopa näkyi punainen lakki, ja vielä parin leikkauksen perästä tyttö vatsasta kopsahti huutaen: "voi! olempa kamalasti pelännyt, suden vatsassa vasta pimeä." Ja sitten myös vanha iso-äiti sieltä vähissä hengin kömpi. Mutta Punahilkka vilppaasti toi isoja kiviä; joita pistettiin suden vatsa täyteen, ja kun peto herättyänsä koetti tiehensä juosta, painoi kivet niin pahasti, että se kohta maahan vaipui sekä heitti henkensä.
Nytpä oli mielissänsä nuot kaikki kolme; metsästäjä sudesta nahan nylki, iso-äiti söi kakun ja joipa myöskin viinin, jonka tyttö oli muassansa tuonut, sekä tointui taas terveeksi, mutta Punahilkka päätti: "enhän minä enään polulta juokse metsähän, jos on äitini minua kieltänyt."


Kerrotaampa myöskin, että kerta, kun Punahilkka iso-äidille taas vei lämpymäisiä, toinen susi häntä puhutteli ja koetti houkutella polulta pois. Tyttö nyt kuitenkin oli varuillansa, astui suorastaan matkansa perille sekä kertoi iso-äidille, tavanneensa suden, joka kyllä "hyvää päivää," toivotti, mutta kovin ilkeästi hänehen tuijotti, "ja," lisäsi Punahilkka, "jollen olisi ankeaa tietä kulkenut, se varmaankin olisi minin syönyt." - "Aiai, joudu pian," sanoi iso-äiti, "pane ovi lukkuhun, ett'ei tuo tänne pääsisi." Vähän ajan päästä susi ovea koputti ja lausui: "laske sisälle, iso-äitiseni, minä, Punahilkka, sinulle maistiaisia tuon." Mutta huoneesta ei hiiskaustakaan kuulunut eikä ovea avattu. Peto nyt kerran kaksi tuvan ympäri hiipi sekä kapusi sitten katolle odottamaan, kunnes illalla tyttö kotia palaisi, jolloinka sen oli aikomus pujahtaa perään sekä pimeässä syödä hänet suuhunsa. Mutta iso-äiti huomasi, mitä sillä mielessä. Osuipa nyt huoneen vieressä olemaan tavattoman iso kivi-kaukalo, ja akka tytölle virkkoi: "eilen minä makkaraa keitin, mutta vesi jäi pataan; ota nyt, Punahilkkaseni, ämpäri sekä korjaa tuo liemi tuonne kaukaloon." Ja Punahilkka sitä sinne kantoi niin kau'an, kunnes kaukalo täpö täytehen tuli. Tuosta makea makkaranhaju suden sieramiin nousi; peto nyt nuuskielemaan, maata kohden kurkistelemaan, kunnes viimein pisti päänsä niin pitkälle, ett'ei se enään saanut itseään katolla pysytetyksi, vaan rupesi alas päin luiskahtamaan ja luistipa sitten luistamistansa suoraa päätä kaukaloon, että lotkahti, sekä upposi liemeen. Mutta Punahilkka iloisena kotia riensi eikä kukaan hänelle mitään pahaa tehnyt.