Những nhạc sĩ thành Bremen


Los músicos de Brema


Một người có một con lừa. Bao năm nay lừa kéo xe chở lúa đến nhà xay không hề biết mệt. Nhưng giờ đây sức lừa đã kiệt, không thể dùng kéo xe được nữa. Chủ nghĩ cách kết liễu đời lừa để lấy bộ da. Lừa cảm thấy nguy đến nơi liền trốn đi và lên đường đến thành Bremen. Lừa ta nghĩ bụng: đến đó chắc mình có thể làm nhạc sĩ thành phố.
Lừa đi được một lúc thì gặp một con chó nằm bên đường vừa ngáp vừa thở ư ứ như vừa chạy rất mệt. Lừa hỏi:
- Này anh bạn, làm sao mà anh cứ ngáp dài và thở hoài vậy?
Chó trả lời:
- Ấy, chẳng qua mình tuổi ngày một già, sức ngày một yếu không đi săn được nữa, nên ông chủ tịch giết mình. Mình trốn đi, nhưng giờ thì kiếm đâu ra cơm mà ăn?…
Lừa bảo:
- Này cậu ạ, mình đến thành Bremen để làm nhạc sĩ thành phố. Cậu đi với mình đi, sung vào ban nhạc. Mình chơi đàn, cậu đánh trống.
Chó nhận lời, cả hai cùng đi. Đi chưa được mấy chốc thì gặp một con mèo ngồi bên đường mặt buồn thỉu buồn thiu. Lừa hỏi:
- Này bác già liếm râu, có chuyện gì bất trắc thế?
Mèo đáp:
- Lo mất đầu thì còn vui sao được! Mình nay tuổi thì cao, răng lại cùn, chỉ thích nằm bên lò sưởi gừ gừ hơn là bắt chuột, nên bà chủ định dìm chết mình. Mình trốn đi, nhưng giờ đang băn khoăn chẳng biết nên đi đâu.
- Thì cũng đi Bremen với bọn mình. Cậu sành nhạc đệm, chắc có thể làm nhạc sĩ thành phố được.
Mèo cho là phải và đi cùng. Chẳng bao lâu, ba con đi qua sân nhà một bác nông dân, có con gà đậu trên cửa đang ra sức gáy. Lừa hỏi:
- Cậu định tính chuyện gì mà gáy nghe đinh tai nhức óc lên thế?
Gà nói:
- Mình gáy báo tốt trời. Nhưng ngày mai là ngày lễ, bà chủ giặt giũ nhiều, nhà lại có khách, bà chủ đâu có thương hại mình, bà bảo mụ đầu bếp mai bỏ mình vào nồi nấp súp. Tối nay là mình bị cắt tiết đây. Ờ, chừng nào còn gáy được thì ráng sức mà gáy cho thỏa chí.
Lừa bảo:
- Này anh chàng mào đỏ, thà đi với bọn mình còn hơn. Chúng mình đi Brêm. Đi đâu mà chả được, còn hơn là chờ chết. Giọng cậu tốt, nếu chúng mình cùng hòa nhạc thì hẳn là hay đứt đi rồi.
Gà thấy cũng có lý, thế là cả bốn cùng đi. Một ngày đường ròng rã nhưng vẫn chưa tới Bremen. Buổi tối chúng tới một khu rừng, định ngủ lại. Lừa và chó nằm ngay ở gốc cây cổ thụ, mèo và gà ngủ trên cành cây, gà đậu tít trên ngọn cây cho chắc chắn. Trước khi ngủ gà đưa mắt nhìn chung quanh, thấy xa xa có ánh lửa bập bùng, gà liền gọi các bạn đồng hành bảo, có lẽ gần đây có nhà, vì có ánh lửa. Lừa bảo:
- Nếu như vậy thì ta đến đó đi thôi, quán trọ này đâu có tốt.
Chó nghĩ bụng: giá như kiếm được vài cái xương dính tí thịt thì cũng hay rồi.
Thế là chúng cất bước đi về phía có ánh sáng. Ánh lửa bập bùng ngày càng rõ dần. Tới nơi thì ra đó là căn nhà của bọn cướp, đèn thắp sáng trưng.
Lừa to con nhất, lại gần cửa sổ nhìn vào.
Gà hỏi:
- Chú xám ơi, có gì trong đó?
Lừa đáp:
- Ồ, cậu có biết không, bọn cướp đang khoái chí đánh chén bên một cái bàn bày la liệt đồ ăn thức uống?
Gà nói:
- Giá cái đó là giành cho bọn mình nhỉ!
Lừa bảo:
- Phải, phải, chí phải, giá như bọn mình ngồi vào đấy thì hay biết bao!
Chúng xúm nhau lại bàn mưu tính kế làm sao tống khứ được bọn cướp. Cuối cùng chúng nghĩ ra một kế: Lừa kê hai chân trước lên cửa sổ, chó nhảy lên lưng lừa, mèo trèo lên lưng chó, gà bay đậu lên đầu mèo. Hiệu lệnh vừa ra, cả bốn đồng thanh cất tiếng: Lừa kêu, chó sủa, mèo kêu meo meo, gà gáy. Rồi chúng nhảy ùa vào phòng, cừa kính vỡ loảng xoảng. Nghe tiếng khủng khiếp ấy, tưởng là ma hiện vào, bọn cướp giật mình bỏ bàn ăn chạy thục mạng về phía rừng. Bốn nhạc sĩ liền ngồi vào bàn, vui lòng ăn chỗ còn thừa, ăn ngốn ngấu như đã bị bỏ đói hàng tháng nay.
Đánh chén no say, bốn nhạc sĩ tắt đèn, tìm chỗ nằm ngủ tùy theo sở thích và thói quen riêng của mình. Lừa nằm trên đống phân, chó nằm sau cửa, mèo trèo tro ấm bên bếp lửa, gà đậu trên xà nhà.
Vì đi một ngày đường ròng rã nên mới nằm xuống cả bốn đã ngủ say liền.
Đến nửa đêm, từ xa bọn cướp thấy trong nhà không còn ánh sáng, cảnh vật yên lặng, tên đầu đảng cướp nói:
- Đáng lẽ chúng ta không được để người khác tống cổ đi mới phải!
Hắn sai một tên về nhà dò la. Tên này thấy căn nhà im lặng như tờ, liền vào bếp để thắp đèn. Thấy mắt mèo hắn tưởng than hồng, cho diêm vào thắp. Mèo đâu có quen lối đùa cợt ấy, liền nhảy lên mặt hắn vừa kêu vừa cào. Tên này sợ quá tháo chạy qua cửa sổ, chó nằm đó chồm dậy cắn vào chân. Khi chạy qua sân gần đống phân, lừa đá cho một cái như trời giáng. Nghe tiếng động gà thức giấc. Từ trên xà nhà gà gáy:
- Cúc cù cu… cu!
Tên cướp ba chân bốn cẳng chạy một mạch về báo chủ tướng:
- Ui chao! Trong nhà có một mụ phù thủy, nó phun bọt vào tôi, lấy móng tay dài cào mặt tôi. Ở ngay cửa ra vào có một người đàn ông cầm dao chém vào chân tôi. Ngoài sân có con quái vật đen tuyền cầm chùy giáng tôi một chùy nên thân. Trên mái nhà một ông quan tòa hét: "Điệu thằng đểu cáng lại đây!." Thế là tôi bỏ chạy thục mạng về đây.
Từ đó bọn cướp không dám bén mảng tới căn nhà ấy nữa. Bốn nhạc sĩ thành Bremen thích cái nhà ấy nên cũng không muốn dời đi nơi khác.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Tenía un hombre un asno que durante largos años había transportado incansablemente los sacos al molino; pero al cabo vinieron a faltarle las fuerzas, y cada día se iba haciendo más inútil para el trabajo. El amo pensó en deshacerse de él; pero el burro, dándose cuenta de que soplaban malos vientos, escapó y tomó el camino de la ciudad de Brema, pensando que tal vez podría encontrar trabajo como músico municipal. Después de andar un buen trecho, se encontró con un perro cazador que, echado en el camino, jadeaba, al parecer, cansado de una larga carrera. "Pareces muy fatigado, amigo," le dijo el asno. "¡Ay!" exclamó el perro, "como ya soy viejo y estoy más débil cada día que pasa y ya no sirvo para cazar, mi amo quiso matarme, y yo he puesto tierra por medio. Pero, ¿cómo voy a ganarme el pan?" - "¿Sabes qué?" dijo el asno. "Yo voy a Brema, a ver si puedo encontrar trabajo como músico de la ciudad. Vente conmigo y entra también en la banda. Yo tocaré el laúd, y tú puedes tocar los timbales." Parecióle bien al can la proposición, y prosiguieron juntos la ruta. No había transcurrido mucho rato cuando encontraron un gato con cara de tres días sin pan: "Y, pues, ¿qué contratiempo has sufrido, bigotazos?" preguntóle el asno. "No está uno para poner cara de Pascua cuando le va la piel," respondió el gato. "Porque me hago viejo, se me embotan los dientes y me siento más a gusto al lado del fuego que corriendo tras los ratones, mi ama ha tratado de ahogarme. Cierto que he logrado escapar, pero mi situación es apurada: ¿adónde iré ahora?" - "Vente a Brema con nosotros. Eres un perito en música nocturna y podrás entrar también en la banda." El gato estimó bueno el consejo y se agregó a los otros dos. Más tarde llegaron los tres fugitivos a un cortijo donde, encaramado en lo alto del portal, un gallo gritaba con todos sus pulmones. "Tu voz se nos mete en los sesos," dijo el asno. "¿Qué te pasa?" - "He estado profetizando buen tiempo," respondió el gallo, "porque es el día en que la Virgen María ha lavado la camisita del Niño Jesús y quiere ponerla a secar. Pero como resulta que mañana es domingo y vienen invitados, mi ama, que no tiene compasión, ha mandado a la cocinera que me eche al puchero; y así, esta noche va a cortarme el cuello. Por eso grito ahora con toda la fuerza de mis pulmones, mientras me quedan aún algunas horas." - "¡Bah, cresta roja!" dijo el asno. "Mejor harás viniéndote con nosotros. Mira, nos vamos a Brema; algo mejor que la muerte en cualquier parte lo encontrarás. Tienes buena voz, y si todos juntos armamos una banda, ya saldremos del apuro." El gallo le pareció interesante la oferta, y los cuatro emprendieron el camino de Brema.
Pero no pudieron llegar a la ciudad aquel mismo día, y al anochecer resolvieron pasar la noche en un bosque que encontraron. El asno y el perro se tendieron bajo un alto árbol; el gato y el gallo subiéronse a las ramas, aunque el gallo se encaramó de un vuelo hasta la cima, creyéndose allí más seguro. Antes de dormirse, echó una mirada a los cuatro vientos, y en la lejanía divisó una chispa de luz, por lo que gritó a sus compañeros que no muy lejos debía de haber una casa. Dijo entonces el asno: "Mejor será que levantemos el campo y vayamos a verlo, pues aquí estamos muy mal alojados." Pensó el perro que unos huesos y un poquitín de carne no vendrían mal, y, así se pusieron todos en camino en dirección de la luz; ésta iba aumentando en claridad a medida que se acercaban, hasta que llegaron a una guarida de ladrones, profusamente iluminada. El asno, que era el mayor, acercóse a la ventana, para echar un vistazo al interior. "¿Qué ves, rucio?" preguntó el gallo. "¿Qué veo?" replicó el asno. "Pues una mesa puesta con comida y bebida, y unos bandidos que se están dando el gran atracón." - "¡Tan bien como nos vendría a nosotros!" dijo el gallo. "¡Y tú que lo digas!" añadió el asno. "¡Quién pudiera estar allí!" Los animales deliberaron entonces acerca de la manera de expulsar a los bandoleros, y, al fin, dieron con una solución. El asno se colocó con las patas delanteras sobre la ventana; el perro montó sobre la espalda del asno, el gato trepó sobre el perro, y, finalmente, el gallo se subió de un vuelo sobre la cabeza del gato. Colocados ya, a una señal convenida prorrumpieron a la una en su horrísono música: el asno, rebuznando; el perro, ladrando; el gato, maullando, y cantando el gallo. Y acto seguido se precipitaron por la ventana en el interior de la sala, con gran estrépito de cristales. Levantáronse de un salto los bandidos ante aquel estruendo, pensando que tal vez se trataría de algún fantasma, y, presa de espanto, tomaron las de Villadiego en dirección al bosque. Los cuatro socios se sentaron a la mesa y, con las sobras de sus antecesores, se hartaron como si los esperasen cuatro semanas de ayuno.
Cuando los cuatro músicos hubieron terminado el banquete, apagaron la luz y se buscaron cada uno una yacija apropiada a su naturaleza y gusto. El asno se echó sobre el estiércol; el perro, detrás de la puerta; el gato, sobre las cenizas calientes del hogar, y el gallo se posó en una viga; y como todos estaban rendidos de su larga caminata, no tardaron en dormirse. A media noche, observando desde lejos los ladrones que no había luz en la casa y que todo parecía tranquilo, dijo el capitán: "No debíamos habernos asustado tan fácilmente," y envió a uno de los de la cuadrilla a explorar el terreno. El mensajero lo encontró todo quieto y silencioso, y entró en la cocina para encender luz. Tomando los brillantes ojos del gato por brasas encendidas, aplicó a ellos un fósforo, para que prendiese. Pero el gato no estaba para bromas y, saltándole al rostro, se puso a soplarle y arañarle. Asustado el hombre, echó a correr hacia la puerta trasera; pero el perro, que dormía allí, se levantó de un brinco y le hincó los dientes en la pierna; y cuando el bandolero, en su huida, atravesó la era por encima del estercolero, el asno le propinó una recia coz, mientras el gallo, despertado por todo aquel alboroto y, ya muy animado, gritaba desde su viga: "¡Kikirikí!" El ladrón, corriendo como alma que lleva el diablo, llegó hasta donde estaba el capitán, y le dijo: "¡Uf!, en la casa hay una horrible bruja que me ha soplado y arañado la cara con sus largas uñas. Y en la puerta hay un hombre armado de un cuchillo y me lo ha clavado en la pierna. En la era, un monstruo negro me ha aporreado con un enorme mazo, y en la cima del tejado, el juez venga gritar: '¡Traedme el bribón aquí!' Menos mal que pude escapar." Los bandoleros ya no se atrevieron a volver a la casa, y los músicos de Brema se encontraron en ella tan a gusto, que ya no la abandonaron. Y quien no quiera creerlo, que vaya a verlo.