Chiếc tù và biết hát


El hueso cantor


Ngày xửa ngày xưa, ở đất nước kia có nạn lợn rừng. Với hai chiếc răng nanh dài nhọn nó xục ủi hết cả ruộng đồng hoa màu, lúa má của nông dân, không những thế nó còn húc chết nhiều người. Nhà vua cho truyền báo trong dân, ai giải thoát cho đất nước khỏi cảnh ấy sẽ được trọng thưởng. Nhưng con thú kia to khỏe và rất hung dữ nên không một ai dám liều mạng tới khu rừng nó ở. Cuối cùng nhà vua phải cho loan báo rằng ai bẫy hay giết chết được con lợn rừng đó nhà vua sẽ gả công chúa cho, người con gái duy nhất của nhà vua.
Hồi đó có hai anh em trai nhà kia, nhà nghèo túng quá, nên tâu trình xin sẵn sàng đảm nhận việc đó. Người anh thì khôn ngoan, xảo quyệt và hay kiêu căng, người em thì hiền lành, chất phác, có phần nào khờ dại do tính cả tin. Nhà vua bảo:
- Để cho chắc chắn gặp được con vật ấy, hai anh em ngươi hãy đi vào rừng bằng hai hướng ngược chiều nhau.
Xâm xẩm tối người anh lên đường, còn người em thì sáng hôm sau. Mới đi được một quãng thì có một người tí hon cầm một ngọn giáo thép đen bóng, người đó bước lại phía anh và nói:
- Ta cho ngươi ngọn giáo này, vì ngươi là người hiền lành tốt bụng. Với ngọn giáo này ngươi có thể yên tâm xông thẳng vào con thú dữ mà đâm, nó không thể làm gì được ngươi cả.
Đa tạ người tí hon xong, người em vác giáo lên vai tiếp tục vào rừng sâu nữa trong rừng. Một lúc sau chàng nhìn thấy một con vật cứ cắm đầu lao thẳng về phía mình. Chàng lăm lăm trong tay ngọn giáo đón chờ. Vốn tính hung dữ, nó lao mạnh tới mức giáo xuyên thủng tim qua tới bên kia. Chàng xốc con vật lên vai đi về nhà, định mang nó đến trình nhà vua.
Vừa mới tới đầu kia của cánh rừng thì anh thấy có một hàng quán nằm ngay cửa rừng, ở đó mọi người đang vui nhảy, ăn uống thật là nhộn nhịp. Người anh cả cậy mình khôn ngoan nhanh trí nên đủng đỉnh, nghĩ chắc lợn chẳng chạy ra khỏi rừng mà lo, gặp hàng quán thì ta cứ vào làm chút đỉnh cho tỉnh người. Đang ngồi ăn uống chợt trông thấy người em ít vác trên vai con vật săn được, cơn ganh ghét và máu độc ác nổi lên làm người anh cả đứng ngồi không yên. Chàng gọi với ra cửa:
- Này chú em thân mến, vào đây cái đã, nghỉ tay làm cốc rượu cho lại người.
Người em út không hề nghĩ tới những mưu kế thâm độc nấp sau sự đon đả chào mời kia, chàng bước vào ngồi và kể cho anh nghe về người tí hon tốt bụng đã cho mình ngọn giáo để đâm chết con lợn rừng. Người anh cả cố tình chào mời để giữ người em đến tối.
Trời tối đen như mực hai anh em mới lên đường, tới một con suối, người anh cả nhường cho em đi trước. Ra đến giữa cầu người anh giơ gậy phang vào gáy người em, chàng chết rơi xuống suối. Người anh cả đem vớt xác chôn ở chân cầu, vác lợn rừng lên vai, đem vào tâu trình nhà vua, nói rằng chính mình đã giết chết, hy vọng sẽ được vua gả công chúa cho.
Khi moi người hỏi tại sao không thấy người em út trở về, người anh cả nói:
- Lợn rừng húc thủng ruột chết ở trong rừng.
Mọi người đều tin là như vậy.
Nhưng ở đời ân trả ân, oán trả oán.
Nhiều năm trôi qua không ai nghĩ tới chuyện ấy nữa. Một hôm có chàng chăn cừu đi qua cầu, chàng nhìn thấy một chiếc xương trắng phau nằm dưới chân cầu. Chàng nghĩ bụng mình có thể lấy làm tù và được đấy. Chàng xuống dưới chân cầu nhặt lên đem về nhà gọt cắt thành chiếc tù và.
Khi chàng đem ra thổi thử, chàng hết sức ngạc nhiên, chàng thổi không ra âm thanh mà lại ra lời hát:
Chàng chăn cừu mến thương,
Đương thổi tù và tôi:
Anh tôi đập tôi chết,
Đem chôn dưới chân cầu,
Âu vì chuyện lợn rừng,
Mừng lấy được công chúa.
Chàng nói:
- Chiếc tù và này tuyệt diệu làm sao, tù và mà lại biết hát. Ta phải mang dâng vua mới được.
Chàng đem tù và đến tâu trình nhà vua, vừa mới tới trước nhà vua chiếc tù và đã cất giọng hát bài hát nọ. Nhà vua hiểu ngay bài hát ấy chỉ cái gì, truyền lệnh đào ngày khu đất dưới chân cầu thì tìm thấy bộ xương của người em bị đánh chết. Người anh cả độc ác không thể chối cãi được nữa, hắn bị cho vào bao khâu kín lại và đem dìm xuống nước cho chết. Hài cốt của người em út bị giết được mang về chôn trong nghĩa địa, ngôi mộ xây cất to đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Había una vez gran alarma en un país por causa de un jabalí que asolaba los campos, destruía el ganado y despanzurraba a las personas a colmillazos. El Rey prometió una gran recompensa a quien librase al país de aquel azote; pero la fiera era tan corpulenta y forzuda, que nadie se atrevía a acercarse al bosque donde tenía su morada. Finalmente, el Rey hizo salir a un pregonero diciendo que otorgaría por esposa a su única hija a aquel que capturase o diese muerte a la alimaña.
Vivían a la sazón dos hermanos en aquel reino, hijos de un hombre pobre, que se ofrecieron a intentar la empresa. El mayor, astuto y listo, lo hizo por soberbia; el menor, que era ingenuo y tonto, movido por su buen corazón. Dijo el Rey: "Para estar seguros de encontrar el animal, entraréis en el bosque por los extremos opuestos." El mayor entró por el lado de Poniente, y el menor, por el de Levante. Al poco rato de avanzar éste, acercósele un hombrecillo que llevaba en la mano un pequeño venablo, y le dijo: "Te doy este venablo porque tu corazón es inocente y bondadoso. Con él puedes enfrentarte sin temor con el salvaje jabalí; no te hará daño alguno." El mozo dio las gracias al hombrecillo y, echándose el arma al hombro, siguió su camino sin miedo. Poco después avistó a la fiera, que corría furiosa contra él; pero el joven le presentó la jabalina, y el animal, en su rabia loca, embistió ciegamente y se atravesó el corazón con el arma. El muchacho se cargó la fiera a la espalda y se volvió para presentarla al Rey.
Al salir del bosque por el lado opuesto, detúvose en la entrada de una casa, donde había mucha gente que se divertía bailando y empinando el codo. Allí estaba también su hermano mayor; había pensado que el jabalí no iba a escapársele, y que primero podría tomarse unos traguitos. Al ver a su hermano menor que salía del bosque con el jabalí a cuestas, su envidioso y perverso corazón no le dejó ya un instante en reposo. "Ven, hermano," le dijo, "llamándolo," descansarás un poco y te reanimarás con un vaso de vino. El pequeño, que no pensaba mal, entró y le contó su encuentro con el hombrecillo que le había dado la jabalina para matar el jabalí.
El mayor lo retuvo hasta el anochecer, y entonces partieron los dos juntos. Al llegar, ya oscurecido, a un puente que cruzaba el río, el mayor hizo que el otro pasara delante, y cuando estuvo en la mitad, le asestó a traición un fuerte golpe y lo mató. Enterrólo bajo el puente y, cargando con el jabalí, lo llevó al Rey, afirmando que lo había cazado y muerto, hazaña por la cual obtuvo la mano de la princesa. Al extrañarse la gente de que no regresara el hermano, dijo: "Seguramente que el animal lo habrá despedazado," y todo el mundo lo creyó así.
Pero como a Dios nada le queda oculto, también aquella negra fechoría hubo de salir a la luz. Unos años más tarde, un pastor que conducía su rebaño por el puente vio abajo, entre la arena, un huesecillo blanco como la nieve, y pensó que con él podría fabricarse una boquilla para su cuerno. Así lo hizo, y al probar el instrumento con la nueva pieza, el huesecillo se puso a cantar, con gran asombro del pastor:
"Ay, amable pastorcillo
que tocas con mi huesecillo.
Mi hermano me ha matado
y bajo este puente enterrado.
El jabalí se llevaba
y la princesa me robaba."
"¡Vaya un cuerno prodigioso, que canta solo!" se dijo el pastor. "Voy a llevarlo al Señor Rey." No bien hubo llegado a presencia del Rey, el cuerno volvió a entonar su canción. El Rey, comprendiendo el sentido, mandó excavar la tierra debajo del puente y apareció el esqueleto entero del asesinado. El mal hermano no pudo negar el hecho. Lo cosieron en un saco y lo echaron al río para que muriera ahogado. Los huesos del muerto fueron depositados en el cementerio, en una hermosa sepultura, y allí reposan en santa paz.