Chiếc tù và biết hát


Śpiewająca kość


Ngày xửa ngày xưa, ở đất nước kia có nạn lợn rừng. Với hai chiếc răng nanh dài nhọn nó xục ủi hết cả ruộng đồng hoa màu, lúa má của nông dân, không những thế nó còn húc chết nhiều người. Nhà vua cho truyền báo trong dân, ai giải thoát cho đất nước khỏi cảnh ấy sẽ được trọng thưởng. Nhưng con thú kia to khỏe và rất hung dữ nên không một ai dám liều mạng tới khu rừng nó ở. Cuối cùng nhà vua phải cho loan báo rằng ai bẫy hay giết chết được con lợn rừng đó nhà vua sẽ gả công chúa cho, người con gái duy nhất của nhà vua.
Hồi đó có hai anh em trai nhà kia, nhà nghèo túng quá, nên tâu trình xin sẵn sàng đảm nhận việc đó. Người anh thì khôn ngoan, xảo quyệt và hay kiêu căng, người em thì hiền lành, chất phác, có phần nào khờ dại do tính cả tin. Nhà vua bảo:
- Để cho chắc chắn gặp được con vật ấy, hai anh em ngươi hãy đi vào rừng bằng hai hướng ngược chiều nhau.
Xâm xẩm tối người anh lên đường, còn người em thì sáng hôm sau. Mới đi được một quãng thì có một người tí hon cầm một ngọn giáo thép đen bóng, người đó bước lại phía anh và nói:
- Ta cho ngươi ngọn giáo này, vì ngươi là người hiền lành tốt bụng. Với ngọn giáo này ngươi có thể yên tâm xông thẳng vào con thú dữ mà đâm, nó không thể làm gì được ngươi cả.
Đa tạ người tí hon xong, người em vác giáo lên vai tiếp tục vào rừng sâu nữa trong rừng. Một lúc sau chàng nhìn thấy một con vật cứ cắm đầu lao thẳng về phía mình. Chàng lăm lăm trong tay ngọn giáo đón chờ. Vốn tính hung dữ, nó lao mạnh tới mức giáo xuyên thủng tim qua tới bên kia. Chàng xốc con vật lên vai đi về nhà, định mang nó đến trình nhà vua.
Vừa mới tới đầu kia của cánh rừng thì anh thấy có một hàng quán nằm ngay cửa rừng, ở đó mọi người đang vui nhảy, ăn uống thật là nhộn nhịp. Người anh cả cậy mình khôn ngoan nhanh trí nên đủng đỉnh, nghĩ chắc lợn chẳng chạy ra khỏi rừng mà lo, gặp hàng quán thì ta cứ vào làm chút đỉnh cho tỉnh người. Đang ngồi ăn uống chợt trông thấy người em ít vác trên vai con vật săn được, cơn ganh ghét và máu độc ác nổi lên làm người anh cả đứng ngồi không yên. Chàng gọi với ra cửa:
- Này chú em thân mến, vào đây cái đã, nghỉ tay làm cốc rượu cho lại người.
Người em út không hề nghĩ tới những mưu kế thâm độc nấp sau sự đon đả chào mời kia, chàng bước vào ngồi và kể cho anh nghe về người tí hon tốt bụng đã cho mình ngọn giáo để đâm chết con lợn rừng. Người anh cả cố tình chào mời để giữ người em đến tối.
Trời tối đen như mực hai anh em mới lên đường, tới một con suối, người anh cả nhường cho em đi trước. Ra đến giữa cầu người anh giơ gậy phang vào gáy người em, chàng chết rơi xuống suối. Người anh cả đem vớt xác chôn ở chân cầu, vác lợn rừng lên vai, đem vào tâu trình nhà vua, nói rằng chính mình đã giết chết, hy vọng sẽ được vua gả công chúa cho.
Khi moi người hỏi tại sao không thấy người em út trở về, người anh cả nói:
- Lợn rừng húc thủng ruột chết ở trong rừng.
Mọi người đều tin là như vậy.
Nhưng ở đời ân trả ân, oán trả oán.
Nhiều năm trôi qua không ai nghĩ tới chuyện ấy nữa. Một hôm có chàng chăn cừu đi qua cầu, chàng nhìn thấy một chiếc xương trắng phau nằm dưới chân cầu. Chàng nghĩ bụng mình có thể lấy làm tù và được đấy. Chàng xuống dưới chân cầu nhặt lên đem về nhà gọt cắt thành chiếc tù và.
Khi chàng đem ra thổi thử, chàng hết sức ngạc nhiên, chàng thổi không ra âm thanh mà lại ra lời hát:
Chàng chăn cừu mến thương,
Đương thổi tù và tôi:
Anh tôi đập tôi chết,
Đem chôn dưới chân cầu,
Âu vì chuyện lợn rừng,
Mừng lấy được công chúa.
Chàng nói:
- Chiếc tù và này tuyệt diệu làm sao, tù và mà lại biết hát. Ta phải mang dâng vua mới được.
Chàng đem tù và đến tâu trình nhà vua, vừa mới tới trước nhà vua chiếc tù và đã cất giọng hát bài hát nọ. Nhà vua hiểu ngay bài hát ấy chỉ cái gì, truyền lệnh đào ngày khu đất dưới chân cầu thì tìm thấy bộ xương của người em bị đánh chết. Người anh cả độc ác không thể chối cãi được nữa, hắn bị cho vào bao khâu kín lại và đem dìm xuống nước cho chết. Hài cốt của người em út bị giết được mang về chôn trong nghĩa địa, ngôi mộ xây cất to đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Było kiedyś w kraju wielkie poruszenie z powodu dzika, który chłopom pola rozgrzebywał, zabijał bydło, a i człowiekowi niejednemu swymi kłami brzuch rozpruł. Król obiecał wielką nagrodę każdemu, kto kraj jego od tej plagi uwolni, lecz zwierze tak było wielkie i silne, że nikt się nawet w pobliże lasu, w którym mieszkał, nie ważył. W końcu król kazał ogłosić, że kto złapie lub zabije dzika, dostanie jego jedyną córkę za żonę.
A w kraju tym żyło dwóch braci, synów pewnego biednego człowieka. Zgłosili się oni u króla by podjąć wyzwanie. Starszy był podstępny i mądry, uczynił to z pychy, młodszy zaś niewinny i głupi, zrobił to z serca. Król rzekł: "Aby mieć pewność, że zwierza znajdziecie, wejdziecie w las z przeciwnych stron." Wszedł więc do niego starszy z zachodu, a młodszy ze wschodu. A gdy młodszy szedł już chwilę, wyszedł do niego malutki człowieczek, który trzymał w ręku czarną włócznię i rzekł: "Daję ci tę włócznię, bo twe serce jest niewinne, możesz z nią bez lęku wyjść dzikowi naprzeciw, nie zrobi nic złego." Podziękował człowieczkowi, wziął włócznię na ramię i bez trwogi ruszył dalej. Niedługo potem ujrzał zwierza, który ruszy ł na niego, pochylił więc włócznię w jego stronę, a zwierz w swej dzikiej złości nadział się na nią tak mocno, że serce jego przebiło na pół. Wziął tedy potwora na plecy i ruszył do domu by zanieść go królowi.
Wyszedł z drugiej strony lasu, a stał tam dom, gzie ludzie raczyli się winem i tańcem. Był tam też jego starszy brat. Myślał, że świnia mu nie ucieknie, a warto by dodać sobie winem kurażu. Lecz gdy ujrzał młodszego, jak wychodzi z lasu pod ciężarem zdobyczy, jego zawistne i złe serce nie zaznało spokoju. Zawołał do niego: "wejdź, drogi bracie, odpocznij, wzmocnij się kubkiem wina." Młodszy nie przeczuwał niczego złego, wszedł do środka i opowiedział mu od dobrym człowieczku, który dał mu włócznię, którą zabił dzika.
Starszy przetrzymał go aż do wieczoru, potem zaś poszli razem. Gdy w ciemności przechodzili mostem przez strumień, puścił starszy młodszego przodem, a gdy już byli po środku wody, zadał mu od tyłu cios, że martwy zwalił w dół. Pogrzebał go pod mostem, wziął świnię i zaniósł ją królowi mówiąc, że sam ją zabił. W nagrodę dostał córkę króla za żonę. Gdy młodszy brat długo nie wracał, rzekł: "Świnia rozpruła mu brzuch" i wszyscy w to wierzyli.
Lecz przed Bogiem nic się nie ukryje, więc i ten czyn musiał wyjść na światło dnia. Po wielu latach pewien pasterz pędził swe stado przez most. Zobaczył na dole w piasku śnieżnobiałą kość i pomyślał sobie, że dobry byłby z niej ustnik. Zszedł na dół, podniósł ją i wyciął z niej ustnik do swego rogu. Gdy dmuchnął pierwszy raz, zaczęła śpiewać ku zdziwieniu pasterza:
"Ach, pastuszku sprawiła do złość
Że dmuchasz dziś w moją kość
Mój brat mnie zamordował
Pod mostem mnie pochował
Dla dzika spłynęła krew do rzeczki
Dla króla jedynej córeczki"
"Cóż za cudowny róg," powiedział pasterz, "śpiewa sam z siebie. Muszę go zanieść memu panu, królowi." Gdy przyszedł z nim do króla, róg znowu zaśpiewał swą piosnkę. Król dobrze ją zrozumiał, kazał odkryć ziemię po mostem, a żebra zabitego znów ujrzały światło. Zły brat nie mógł wyprzeć się czynu, zaszyto go w worki i żywcem utopiono. Kości zamordowanego złożono w pięknym grobie na kościelnym podwórcu, by spoczywały w pokoju na wieki.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek