Djævelens tre guldhår


Ba sợi tóc vàng của con quỷ


Der var engang en fattig kone, som fødte en søn. Han havde en sejrsskjorte på, og det blev derfor spået, at når han var fjorten år gammel, skulle han blive gift med kongens datter. Kort tid efter kom kongen på besøg i landsbyen, uden at nogen vidste, det var ham, og da han spurgte, om der var noget nyt at fortælle, sagde folk: "Der er lige født en dreng med en sejrsskjorte. Han vil altid have lykken med sig, ja der er endogså spået ham, at når han er fjorten år, skal han blive gift med kongedatteren." Kongen ærgrede sig over spådommen og gik hen til forældrene og sagde: "I er så fattige. Giv mig barnet, så skal jeg sørge godt for det." De sagde først nej, men da den fremmede mand tilbød dem mange penge, gav de efter og tænkte: "Det vil jo sikkert gå ham godt. Han er jo et lykkebarn."
Kongen lagde drengen i en kasse, og da han kom til et dybt vand, kastede han den deri og tænkte: "Nu har jeg da skilt min datter af med den ubudne frier." Kassen gik imidlertid ikke til bunds, men svømmede ovenpå som et skib, og der kom ikke en dråbe vand ind. Den flød videre, til den kom til en mølle, der lå to mil fra hovedstaden, der blev den hængende i mølleværket. En møllerdreng fik øje på den, og fiskede den op. Han tænkte, at der lå store skatte gemt i den, men da han lukkede den op, fandt han den lille dreng. Han bragte ham til møllerfolkene, og da de ingen børn havde blev de meget glade og sagde: "Gud har sendt os ham." Drengen blev nu hos dem og voksede op og blev flink og god.
Mange år efter måtte kongen engang under et uvejr ty ind i møllen, og han spurgte da folkene, om den store dreng var deres søn. "Nej, det er såmænd ikke," svarede konen, "for fjorten år siden kom han drivende ned ad vandet i en kasse, og malstrømmen fra møllehjulet fik ham herhen." Det gik straks op for kongen, at det var lykkebarnet, som han havde villet drukne, og han sagde: "Hør godtfolk, kan drengen ikke bringe dronningen et brev fra mig? Han skal få to guldstykker for det." "Som kongen befaler," svarede konen og nejede, og sagde så til drengen, at han skulle gøre sig i stand. Kongen skrev så et brev til dronningen, hvori der stod: "Den dreng, der bringer dette brev, skal øjeblikkelig dræbes og begraves. Det skal være gjort, inden jeg kommer hjem."
Drengen begav sig på vej med brevet, men for vild og kom om aftenen til en stor skov. I det fjerne så han et lys skinne, og da han havde gået i nogen tid, kom han til et lille hus. Han gik derind og traf ikke andre end en gammel kone, der sad ved ilden. Hun blev forskrækket, da hun så ham og sagde: "Hvad vil du dog her?" "Jeg bor ovre på møllen," svarede drengen, "og jeg skal op til dronningen med et brev, men jeg er faret vild i skoven. Må jeg ikke blive her i nat?" "Stakkels dreng," sagde konen, "du er kommet til en røverhule. Når røverne kommer hjem, slår de dig ihjel." "Jeg er ikke bange," sagde drengen, "og desuden er jeg så træt, at jeg ikke kan stå på benene." Derpå lagde han sig på en bænk og faldt straks i søvn. Kort tid efter kom røverne hjem og spurgte vredt, hvad det var for en dreng. "Det er et stakkels barn, som er faret vild," sagde den gamle kone, "og jeg kunne ikke nænne at lade ham gå videre. Han er på vej til dronningen med et brev." Røverne tog brevet og læste det, og de hårdhjertede mænd fik medlidenhed med den stakkels dreng. Anføreren rev brevet itu og skrev et andet, hvori der stod, at drengen straks skulle holde bryllup med prinsessen. De lod ham sove roligt til næste morgen, og da han vågnede, gav de ham brevet og viste ham den rigtige vej. Da dronningen havde læst brevet, gjorde hun, som der stod, og lykkebarnets og kongedatterens bryllup blev fejret med stor pragt.
Nogen tid efter kom kongen hjem og så, at spådommen var gået i opfyldelse. "Hvordan er det gået til?" spurgte han vredt. "Jeg havde givet en hel anden befaling i mit brev." Dronningen rakte ham brevet, og han så nu, at det var blevet ombyttet med et andet. Han spurgte da drengen, hvorfor han havde bragt et andet brev end det, han havde givet ham. "Det ved jeg ikke noget om," svarede han, "det må være sket, mens jeg lå ude i skoven og sov." "Så let skal du ikke slippe til min datter," sagde kongen rasende, "den der vil have hende til kone må først hente tre af djævelens guldhår. Hvis du bringer mig dem, skal du få lov til at beholde hende." Kongen håbede således at blive ham kvit, men lykkebarnet svarede: "Det skal jeg nok skaffe jer. Jeg er ikke bange for djævelen." Derpå tog han afsked og drog af sted.
Vejen førte forbi en stor by, og skildvagten ved porten spurgte ham, hvad for et håndværk han drev, og hvad han kunne. "Jeg kan alting," svarede lykkebarnet. "Så kan du gøre os en stor tjeneste," sagde skildvagten, "fortæl os hvorfor kilden henne på torvet nu er ganske tør, og der ikke engang strømmer vand ud af den, medens der før strømmede vin." "Vent til jeg kommer tilbage, så skal jegnok fortælle jer det," svarede han. Han drog videre og kom til en anden by, hvor skildvagten også spurgte ham, hvad han kunne. "Jeg kan alting," svarede lykkebarnet. "Kan du så ikke sige os, hvorfor et træ, der før bar guldæbler, nu ikke engang har grønne blade," spurgte skildvagten. "Vent til jeg kommer tilbage," svarede han, "så skal jeg nok fortælle jer det." Han drog så videre og kom til et dybt vand. Færgemanden spurgte også, hvad han kunne. "Jeg kan alting," svarede lykkebarnet. "Kan du da ikke sige mig, hvorfor jeg må blive ved at sejle frem og tilbage og der aldrig kommer nogen og afløser mig," spurgte manden. "Vent til jeg kommer tilbage," svarede han, "så skal jeg nok fortælle dig det."
På den anden bred lå indgangen til helvede. Der var bælgmørkt dernede. Djævelen var ikke hjemme, men hans oldemor sad i en stor lænestol. "Hvad vil du?" spurgte hun barsk men hun så slet ikke så slem ud. "Jeg ville gerne have tre af djævelens hår," svarede han, "ellers kan jeg ikke få lov til at beholde min kone." "Det er rigtignok et dristigt forlangende," sagde hun, "og når djævelen kommer hjem og finder dig, er du om en hals. Men jeg har ondt af dig og skal se, om jeg kan hjælpe dig." Hun forvandlede ham derpå til en myre og sagde, han skulle gemme sig i folderne på hendes kjole. "Ja, det er altsammen meget godt," sagde han, "men så er der også tre ting, jeg meget gerne ville vide. For det første, hvorfor en kilde, hvoraf der ellers flød vin, er tørret ind, og der nu ikke engang kommer vand ud af den, for det andet, hvorfor et træ, som før bar guldæbler, nu ikke engang bærer blade, og for det tredie, hvorfor færgemanden må blive ved at sejle frem og tilbage, uden at der kommer nogen og afløser ham." "Det er nogle svære spørgsmål," sagde hun, "men sid nu bare stille og pas på, hvad han siger, mens jeg trækker hårene ud."
Om aftenen kom djævelen hjem, men næppe havde han stukket hovedet indenfor døren, før han mærkede, at luften ikke var ren. "Jeg lugter menneskekød," sagde han og snusede. Han søgte allevegne, men fandt ikke noget. "Nu har jeg lige fejet og gjort i orden," skældte oldemor, "og så roder du op i det hele. Du lugter også altid menneskekød. Sæt dig nu pænt ned og spis din aftensmad." Da han havde spist og drukket, var han træt og lagde hovedet i oldemors skød, for at hun skulle lyske ham. Det varede ikke ret længe, før han sov og pustede og snorkede. Så rev den gamle et guldhår ud og lagde det ved siden af sig. "Av," råbte djævelen, "hvad er det, du gør?" "Jeg havde onde drømme," svarede oldemor, "og så tog jeg fat i dit hår." "Hvad har du da drømt?" spurgte han. "Jeg drømte, at en kilde, der tidligere flød med vin, nu var tørret ind, så der ikke engang kom vand ud af den. Hvor kan det dog være?" "Det er bare fordi der sidder en skruptudse under en sten i brønden," svarede djævlen, "når den bliver slået ihjel kommer der vin som før." Oldemoderen lyskede ham igen, til han faldt i søvn og snorkede, så ruderne klirrede. Så trak hun det andet hår ud. "Av," råbte djævelen, "hvad er det dog, du gør?" "Du må ikke være vred," sagde hun, "jeg gjorde det i drømme." "Hvad har du nu drømt?" spurgte han. "Jeg drømte, at der var et æbletræ, som før bar guldæbler og nu ikke engang bærer blade," svarede hun, "hvoraf tror du, det kan komme?" "Ja, det skulle de bare vide," grinede djævelen. "Der sidder en mus og gnaver på træets rod. Når den bliver slået ihjel, bærer det guldæbler igen, men hvis det varer ret længe, går træet helt ud. Lad mig nu være i fred. Hvis du forstyrrer mig en gang til, får du en lussing." Oldemor snakkede godt for ham og lyskede ham, til han faldt i søvn igen. Så trak hun det tredie hår ud. Djævelen for rasende op og ville slå løs på hende, men hun beroligede ham og sagde: "Jeg kan da ikke gøre for, at jeg har onde drømme." "Hvad har du nu drømt?" spurgte han, for han var alligevel lidt nysgerrig. "Jeg har drømt om en færgemand, der beklagede sig, fordi han måtte blive ved at ro frem og tilbage, uden at nogen løste ham af," svarede hun, "hvor kan det nu være?" "Den dumrian," svarede djævelen, "han skal bare give en af dem, der kommer, rorpinden i hånden, så er han fri, og den anden må færge i hans sted." Da oldemor nu havde fået de tre hår og fået at vide, hvad hun ville, lod hun den gamle synder sove i ro lige til den lyse morgen.
Da djævelen var gået ud næste dag, forvandlede den gamle myren til menneske igen. "Der har du de tre hår," sagde hun, "og du har vel også hørt, hvad djævelen har sagt." "Ja, det har jeg," svarede han, "og jeg skal nok huske det." "Så er du jo hjulpet," sagde hun, "og nu drager du vel af sted igen." Han takkede hende mange gange for hendes hjælp og begav sig glad og fornøjet på vej. Da han kom til færgemanden spurgte denne, om han så kunne svare ham på spørgsmålet. "Sæt mig først over svarede lykkebarnet, "så skal jeg sige dig, hvornår du kan slippe fri." Da de havde nået den anden bred, fortalte han ham, hvad djævelen havde sagt, og drog så videre, til han kom til byen med det ufrugtbare æbletræ. Skildvagten ville også høre hans svar, og han sagde så, som djævelen havde sagt: "Dræb den mus, der gnaver på træets rod, så vil det bære guldæbler igen." Skildvagten takkede ham mange gange og gav ham to æsler belæssede med guld. Derpå drog han til byen, hvor den indtørrede kilde var. Han fortalte skildvagten, hvad djævelen havde sagt. "Der sidder en skrubtudse under en sten i brønden," sagde han, "når I slår den ihjel, flyder der igen vin." Skildvagten takkede mange gange og gav ham også to æsler belæssede med guld.
Endelig kom lykkebarnet hjem til sin kone, som blev meget glad, da hun så ham og hørte, hvor godt det var gået ham. Han gav nu kongen de tre guldhår, og da denne så alt guldet, blev han helt velfornøjet og sagde: "Nu har du jo opfyldt alle betingelser og må gerne beholde min datter. Men fortæl mig, hvordan du har fået fat på den masse guld." "Jeg kom over en flod, hvor det lå som sand på bredden," svarede lykkebarnet, "og så tog jeg det med." "Kan jeg også få noget af det?" spurgte kongen begærlig. "Så meget I vil," svarede han, "der er en færgemand, som ror jer over. Så kan I fylde jeres poser." Kongen skyndte sig af sted, alt hvad han kunne, og da han kom ned til floden, vinkede han ad færgemanden, for at han skulle komme og sætte ham over. Manden kom også og lod ham gå ned i båden, men da de kom til den anden bred, gav han ham rorpinden i hånden og sprang i land. Til straf for sine synder måtte kongen nu færge frem og tilbage, og hvis der ikke er kommet nogen og har løst ham af, sidder han der endnu.
Ngày xưa có một người đàn bà nghèo sinh được một con trai. Khi đứa trẻ ra đời người ta nhìn thấy chỏm đầu của nó còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa. Thời gian đó nhà vua đang muốn hiểu lòng dân nên di hành. Nhà vua hỏi dân làng rằng trong làng có sự gì lạ không, họ tâu:
- Gần đây ở làng có một bé trai khi sinh ra chỏm đầu còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa.
Vốn tính độc ác, nghe nói vậy nhà vua tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, làm ra vẻ thương người thích trẻ, vua nói:
- Các bác nghèo khó, để tôi nuôi nấng dạy dỗ cháu cho.
Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, nhưng rồi thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng nên họ nghĩ:
- Thằng con trai mình chắc là một đứa tốt số, lại được nuôi nấng dạy dỗ nữa thế nào cũng làm nên sự nghiệp.
Nên cuối cùng hai vợ chồng cũng bằng lòng trao con cho người lạ mặt.
Vua đặt đứa bé vào một cái hòm và tiếp tục lên đường. Tối một chỗ nước sâu, vua cho ném hòm xuống nước, trong bụng nghĩ:
- Thế là ta đã giải thoát cho con gái ta khỏi anh chàng rể bất đắc dĩ này.
Nhưng cái hòm không chìm, nó nổi trôi theo dòng nước - như một chiếc tàu con và không có một giọt nước nào thấm vào trong. Hòm cứ trôi lềnh bềnh như vậy, hòm bị mắc lại ở cối xay nước cách kinh thành hai dặm. May đúng lúc đó thì thằng bé xay bột trông thấy, nó lấy câu liêm mắc kéo vào, lòng mừng sẽ vớ được vàng châu báu, nhưng khi mở hòm ra chỉ thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó bế đứa bé cho hai vợ chồng chủ cối xay.
Hai vợ chồng này không có con nên rất mừng và nói:
- Đúng là trời còn thương vợ chồng nhà mình.
Đứa bé lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của hai vợ chồng chủ cối xay.
Một hôm, trời mưa to vua phải vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi hai vợ chồng người xay bột có phải chàng trai cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:
- Tâu bệ hạ không phải. Đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười sáu năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt theo dòng nước và mắc lại ở cửa cổng nhà xay. Thằng bé phụ việc nhà chúng tôi trông thấy và vớt nó lên:
Vua nghĩ ngay tới đứa bé tốt số mà mình đã ra lệnh vứt xuống nước, vua nói:
- Các ngươi là những người dân hiền lành, ta muốn nhờ đứa con trai của các ngươi mang thư đến cho hoàng hậu được không? Đây ta thưởng cho hai đồng tiền vàng về chuyện đó.
Bố mẹ nuôi thưa:
- Vâng, chúng tôi xin làm theo ý nhà vua.
Đứa con trai được bố mẹ dặn chuẩn bị đi đưa thư.
Trong thư nhà vua gửi cho hoàng hậu ghi: "Khi nhận được thư này thì hãy giết ngay tên đưa thư và đem chôn. Phải thi hành lệnh này trước khi ta về."
Chàng thanh niên cầm thư và lên đường ngay, nhưng dọc đường chàng bị lạc ở trong cánh rừng rộng lớn. Trong bóng đêm chập chùng, chàng thấy có một ánh đèn le lói, cứ hướng ấy mà đi, lại gần thì đó là một căn nhà nhỏ.
Bước vào nhà, chàng thấy một bà lão đang ngồi bên lò sưởi. Sự xuất hiện của chàng làm cho bà lão giật mình hoảng sợ và cất tiếng hỏi:
- Con từ đâu tới đây? Con muốn đi đâu nữa?
Chàng trai đáp:
- Con từ nhà xay tới đây. Con được lệnh mang thư tới cho hoàng hậu. Con xin ngủ lại đêm nay ở đây, vì con bị lạc trong rừng.
- Tội nghiệp con quá. Con đã lạc vào nhà của bọn cướp. Chúng về chúng sẽ giết con mất.
Chàng trai nói:
- Ai về cũng vậy thôi, cháu chẳng sợ. Cháu mệt lắm, không thể nào nhấc chân đi tiếp được nữa.
Thế là chàng duỗi chân lăn ra ngủ ngay trên ghế dài.
Lát sau bọn cướp lục tục kéo về, chúng giận dữ hỏi người lạ nào mà lại dám nằm ngủ ở đó. Bà lão nói:
- Trời ơi! Thằng bé chẳng có tội tình gì đâu, nó phải mang thư cho hoàng hậu nhưng lại bị lạc trong rừng, thấy nó tội quá nên tôi bảo nó ở lại đây.
Bọn cướp bóc ngay thư ra đọc, thấy nói phải giết ngay người mang thư. Vốn tính nhẫn tâm nhưng tên cướp cũng động lòng thương, hắn xé ngay bức thư kia, viết ngay một bức thư khác nói khi người đưa thư này tới thì phải tổ chức cưới gả công chúa cho người đó trước khi nhà vua về. Rồi bọn cướp cứ để mặc chàng ngủ yên trên chiếc ghế dài cho đến sáng.
Sáng hôm sau, khi chàng tỉnh giấc bọn cướp lại đưa cho chàng bức thư và còn chỉ cho chàng đường đi tới hoàng cung.
Nhận được thư của nhà vua, hoàng hậu tổ chức ngay lễ cưới cho anh chàng đưa thư tốt số. Lễ cưới được tổ chức linh đình trong hoàng cung. Công chúa sống hạnh phúc và mãn nguyện bên người chồng đẹp trai và vui tính.
Sau đó ít lâu nhà vua mới về tới hoàng cung, lúc đó mới biết rằng lời tiên tri đã thành sự thực, lễ thành hôn với công chúa đã được thực hiện. Vua hỏi:
- Sao lại thế này nhỉ? Trong thư ta ra lệnh hoàn toàn khác cơ mà.
Hoàng hậu lấy thư đưa cho nhà vua xem. Xem thư vua biết ngay là thư đã bị đánh tráo, bèn cho gọi chú rể tới hỏi bức thư chính nhà vua viết đâu, sao lại mang bức thư này đưa cho hoàng hậu. Chàng trai thưa:
- Tâu bệ hạ, con không biết gì về chuyện đó. Chắc ban đêm trong lúc con ngủ say ở trong rừng thì có người đã tới đánh tráo thư.
Nổi trận lôi đình nhà vua nói lớn:
- Tại sao câu chuyện lại dễ như vậy nhỉ? Ai muốn lấy được công chúa người đó phải xuống âm phủ lấy ba sợi tóc vàng của con quỷ mang về đây cho ta. Nếu ngươi làm nổi điều đó thì vẫn có thể trở lại hoàng cung sống bên công chúa.
Vua định làm như thế để nhanh chóng tống khứ vĩnh viễn chàng trai kia. Nhưng đứa trẻ tốt số kia lại nói:
- Chắc chắn ba sợi tóc vàng của con quỷ con sẽ lấy được, con đâu có sợ quỷ.
Ngay sau đó chàng chào mọi người và lên đường. Vừa mới đặt chân tới cổng thành một thành phố lớn, chàng bị lính canh gặng hỏi: Chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.
Chàng đáp:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Tên lính canh nói tiếp:
- Thế anh vui lòng bảo giùm cho chúng tôi biết, tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn luôn chảy ra toàn rượu vang, nay giếng cạn khô, nước cũng chẳng có huống chi là rượu.
Chàng nói:
- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Rồi chàng lại tiếp tục lên đường. Tới trước cổng thành một thành phố khác, lính canh lại hỏi chàng giỏi nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.
Chàng lại nói:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Lính canh nói:
- Thế anh vui lòng bảo cho chúng tôi biết, tại sao cây táo ở trong thành này khi xưa tốt tươi, ra toàn táo vàng, nay nó trơ trụi, ngay một chiếc lá cũng không có.
Chàng đáp:
- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Chàng lại tiếp tục lên đường. Tới bờ một con sông lớn, người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề ấy.
Chàng đáp:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Người lái đò nói:
- Thế anh vui lòng bảo cho tôi biết, tại sao tôi cứ phải chở đò cho khách qua lại khúc sông này mà chẳng thấy có ai tới thay phiên.
Chàng trai đáp:
- Rồi bác sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Qua tới bờ sông bên kia, chàng thấy đường đi xuống âm phủ. Cổng âm phủ tối om, ám khói bám khắp mọi nơi. Con quỷ không có nhà. Chỉ có bà giúp việc đang ngồi trên một chiếc ghế bành rộng, dáng không có vẻ độc ác. Bà hỏi:
- Con muốn chi ở đây?
- Con muốn lấy được ba sợi tóc vàng của quỷ, nếu không thì con sẽ mất vợ.
- Ý muốn ấy táo tợn đấy. Con quỷ về nhà mà thấy con ở đây thì con mất đầu đấy. Nhưng thôi, thấy con cũng dễ mến, ta sẽ tìm cách giúp cho.
Bà làm phép biến chàng thành con kiến và dặn:
- Hãy nấp ngay trong nếp váy của ta thì sẽ an toàn.
Chàng đáp:
- Vâng thế thì hay quá. Nhưng con có ba điều muốn biết. Một là cái giếng chảy ra toàn là rượu vang, bỗng dưng cạn khô, không có lấy một giọt nước? Hai là tại sao cây táo ở thành phố kia trước xanh tươi, ra toàn quả vàng, bỗng dưng trơ trụi, ngay một cái lá cũng không có? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở khách qua lại một khúc sông mà không có ai tới thay phiên?
Bà già nói:
- Ba câu hỏi này khó thật. Con hãy thật im lặng, lắng tai nghe những điều con quỷ nói.
Trời vừa sẩm tối con quỷ về nhà. Vừa mới bước chân vào nhà nó đã phát hiện ra ngay có mùi gì lạ. Nó hỏi:
- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người, có phải đúng thế không?
Nó tự đi lùng sục khắp các xó nhưng chẳng thấy gì. Bà lão giả tảng la nó:
- Nhà vừa mới quét dọn ngăn nắp, vừa về nhà mà đã làm lộn xộn rồi. Lúc nào cũng chỉ nghĩ tới mùi thịt người. Nào ngồi xuống đi mà ăn bữa tối.
Ăn uống xong, con quỷ thấy thấm mệt, nó tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho nó. Mới được một lát nó đã ngủ say thở ngáy rất to. Lúc đó bà già mới nhổ một sợi tóc vàng của nó và để sợi tóc sang bên cạnh. Bị đau con quỷ giật mình hỏi:
- Ái, bà tính làm gì thế?
Bà lão nói:
- Tôi nằm mộng thấy sự chẳng lành, sợ quá nên tôi nắm tóc anh đấy.
Con quỷ nói:
- Bà mộng thấy cái gì đấy?
- Tôi nằm mộng thấy một cái giếng ở chợ đang chảy ra toàn rượu vang bỗng nó cạn khô, đến một giọt cũng không có. Không hiểu ai là người gây ra chuyện ấy?
Con quỷ đáp:
- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi núp trong khe một tảng đá lớn. Giết con cóc đó đi thì rượu vang lại chảy ra.
Bà lão lại tiếp tục bắt chấy cho con quỷ. Đợi lúc nó ngủ say, tiếng ngáy rung cả kính cửa sổ, bà già lại nhổ sợi tóc thứ hai. Đau quá con quỷ cáu la:
- Trời, sao đau thế, bà làm gì đấy?
Bà lão đáp:
- Xin đừng cáu giận nhé. Tôi đang mơ bỗng giật mình tỉnh dậy đấy.
Con quỷ hỏi:
- Lại mộng gì thế?
- Trong mơ tôi thấy ở vương quốc có một cây táo đang tươi tốt, ra toàn quả vàng, bỗng dưng nó tàn lụi, một cái chồi, một cái lá cũng không có, thế là nguyên nhân tại sao?
- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Có một con chuột đang gặm gốc cây. Giết con chuột đó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu cứ để chuột gặm rễ cây như thế thì cây sẽ lụi chết hẳn. Này, nhưng bà đừng có mộng mị gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên tí nào, nếu còn đánh thức tôi dậy nữa tôi cho cái bạt tai đấy.
Bà lão hứa sẽ để ngủ yên và lại bắt chấy cho nó. Khi nó ngủ đã say và ngáy, bà cầm chặt chân một chiếc tóc và nhổ sợi tóc thứ vàng ba.
Đau quá con quỷ vung tay vùng dậy toan bạt tai bà lão, bà lão ngọt lành với nó:
- Khổ nỗi toàn ác mộng thì biết làm thế nào?
Con quỷ trở nên tò mò, nó hỏi:
- Thế bà mộng thấy gì mà ghê vậy?
- Trong mơ tôi nghe thấy một người chèo đò than rằng tại sao bác ta lại cứ phải chèo đò chở khách qua lại mãi mà không có người tới thay. Ai là người gây ra chuyện ấy nhỉ?
Con quỷ đáp:
- Trời, sao ngốc vậy. Nếu có khách nào muốn qua sông, thì hắn chỉ việc ấn mái chèo vào tay người ấy để họ chèo lấy, thế là hắn thoát nợ. Người kia sẽ thay hắn nghề chở đò.
Giờ thì mọi việc đã xong, ba sợi tóc vàng đã nhổ được, ba câu hỏi cũng đã được giải đáp, bà lão để con quỷ ngủ yên lành một mạch tới sáng.
Khi con quỷ lại ra đi và đi khuất khỏi nhà, bà liền bắt con kiến trong nếp váy ra, hóa phép biến nó lại nguyên hình người.
Bà nói:
- Đây là ba sợi tóc vàng ta lấy cho con. Còn ba câu trả lời thì chắc con đã nghe rõ khi con quỷ nói.
Chàng đáp:
- Vâng, con có nghe được những điều nó nói. Chắc con không quên những điều ấy.
Bà lão nói tiếp:
- Việc coi như ta đã giúp xong. Giờ con có thể đi việc con được rồi.
Chàng chân thành cảm ơn bà lão đã giúp chàng vượt được những khó khăn trong cơn nguy khốn.
Chàng rời ngay âm phủ, thẳng hướng đi về nhà, trong lòng vui phơi phới vì mọi việc đều được như ý.
Khi chàng gặp lại bác lái đò, bác xin chàng nói cho biết câu giải đáp mà chàng đã hứa khi trước. Chàng tốt số nói:
- Bác chở tôi sang bờ bên kia cái đã, lúc đó tôi sẽ nói cách bác thoát nợ chở đò.
Đặt chân lên tới bờ bên kia, chàng nói với bác lái đò câu giải đáp của con quỷ:
- Khi nào lại có người đi đò qua sông, bác hãy ấn mái chèo vào tay người ấy.
Chàng tốt số lại tiếp tục cuộc hành trình, đến thành phố nơi có cây trụi quả, lính canh cũng đang đứng chờ chàng nói cho biết cách giải. Chàng nhắc lại cho họ biết những điều chính chàng nghe con quỷ nói:
- Hiện có một con chuột đang gặm rễ cây. Hãy giết nó đi, sau đó cây lại ra những quả táo vàng.
Lính canh cám ơn chàng rối rít, để tưởng thưởng công cho chàng họ biếu hai con lừa tải nặng vàng.
Sau cùng chàng tới thành phố có giếng bị cạn khô, chàng nói cho lính canh biết con quỷ đã nói gì về chuyện này:
- Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi nấp sau một hòn đá to, phải tìm nó giết đi, sau đó rượu vang lại chảy tuôn ra nhiều như xưa.
Lính canh cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa chở nặng vàng.
Đi mãi, đi hoài, cuối cùng chàng cũng về tới nhà. Người vợ mừng vui khôn xiết vì những ý định của chồng khi ra đi đều toại nguyện.
Ba sợi tóc vàng của quỷ mà nhà vua nói chàng cũng có trong tay, giờ chàng đem dâng lên vua. Nỗi vui mừng của nhà vua càng tăng lên khi nhìn thấy sau lưng chàng là bốn con lừa tải năng vàng. Nhà vua nói:
- Con đã thực hiện xong những điều kiện ta đặt ra, giờ con có thể sánh vai cùng công chúa. Con rể yêu quý ơi, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Con hãy nói cho ta hay đi. Chỗ này đúng là một kho báu vô giá.
Chàng thưa:
- Những thứ này con lấy ở bên kia sông, thay vì là cát thì ở đó toàn là vàng.
Máu tham nổi lên, nhà vua hỏi:
- Ta có thể đến đó được không?
Chàng rể đáp:
- Bẩm bệ hạ muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia, ở đó bệ hạ có thể đổ đầy bao lớn bao nhỏ mang theo.
Ông vua tham lam vội lên đường ngay. Khi tới bờ sông, nhà vua vẫy gọi lái đò để qua sông. Đò cập bến, người lái đò mời nhà vua xuống thuyền. Khi cập bến bờ bên kia, bác lái đò ấn mái chèo vào tay vua, rồi nhảy thoát lên bờ. Vì tham lam nên phải chịu tội. Giờ đây nhà vua phải chèo đò chở khách qua sông.
- Thế giờ nhà vua có còn chèo đò nữa không?
- Không chính nhà vua thì còn ai nữa! Chẳng có một ai cầm mái chèo đò thay vua cả!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng