Ba sợi tóc vàng của con quỷ


Los tres pelos de oro del diablo


Ngày xưa có một người đàn bà nghèo sinh được một con trai. Khi đứa trẻ ra đời người ta nhìn thấy chỏm đầu của nó còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa. Thời gian đó nhà vua đang muốn hiểu lòng dân nên di hành. Nhà vua hỏi dân làng rằng trong làng có sự gì lạ không, họ tâu:
- Gần đây ở làng có một bé trai khi sinh ra chỏm đầu còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa.
Vốn tính độc ác, nghe nói vậy nhà vua tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, làm ra vẻ thương người thích trẻ, vua nói:
- Các bác nghèo khó, để tôi nuôi nấng dạy dỗ cháu cho.
Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, nhưng rồi thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng nên họ nghĩ:
- Thằng con trai mình chắc là một đứa tốt số, lại được nuôi nấng dạy dỗ nữa thế nào cũng làm nên sự nghiệp.
Nên cuối cùng hai vợ chồng cũng bằng lòng trao con cho người lạ mặt.
Vua đặt đứa bé vào một cái hòm và tiếp tục lên đường. Tối một chỗ nước sâu, vua cho ném hòm xuống nước, trong bụng nghĩ:
- Thế là ta đã giải thoát cho con gái ta khỏi anh chàng rể bất đắc dĩ này.
Nhưng cái hòm không chìm, nó nổi trôi theo dòng nước - như một chiếc tàu con và không có một giọt nước nào thấm vào trong. Hòm cứ trôi lềnh bềnh như vậy, hòm bị mắc lại ở cối xay nước cách kinh thành hai dặm. May đúng lúc đó thì thằng bé xay bột trông thấy, nó lấy câu liêm mắc kéo vào, lòng mừng sẽ vớ được vàng châu báu, nhưng khi mở hòm ra chỉ thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó bế đứa bé cho hai vợ chồng chủ cối xay.
Hai vợ chồng này không có con nên rất mừng và nói:
- Đúng là trời còn thương vợ chồng nhà mình.
Đứa bé lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của hai vợ chồng chủ cối xay.
Một hôm, trời mưa to vua phải vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi hai vợ chồng người xay bột có phải chàng trai cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:
- Tâu bệ hạ không phải. Đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười sáu năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt theo dòng nước và mắc lại ở cửa cổng nhà xay. Thằng bé phụ việc nhà chúng tôi trông thấy và vớt nó lên:
Vua nghĩ ngay tới đứa bé tốt số mà mình đã ra lệnh vứt xuống nước, vua nói:
- Các ngươi là những người dân hiền lành, ta muốn nhờ đứa con trai của các ngươi mang thư đến cho hoàng hậu được không? Đây ta thưởng cho hai đồng tiền vàng về chuyện đó.
Bố mẹ nuôi thưa:
- Vâng, chúng tôi xin làm theo ý nhà vua.
Đứa con trai được bố mẹ dặn chuẩn bị đi đưa thư.
Trong thư nhà vua gửi cho hoàng hậu ghi: "Khi nhận được thư này thì hãy giết ngay tên đưa thư và đem chôn. Phải thi hành lệnh này trước khi ta về."
Chàng thanh niên cầm thư và lên đường ngay, nhưng dọc đường chàng bị lạc ở trong cánh rừng rộng lớn. Trong bóng đêm chập chùng, chàng thấy có một ánh đèn le lói, cứ hướng ấy mà đi, lại gần thì đó là một căn nhà nhỏ.
Bước vào nhà, chàng thấy một bà lão đang ngồi bên lò sưởi. Sự xuất hiện của chàng làm cho bà lão giật mình hoảng sợ và cất tiếng hỏi:
- Con từ đâu tới đây? Con muốn đi đâu nữa?
Chàng trai đáp:
- Con từ nhà xay tới đây. Con được lệnh mang thư tới cho hoàng hậu. Con xin ngủ lại đêm nay ở đây, vì con bị lạc trong rừng.
- Tội nghiệp con quá. Con đã lạc vào nhà của bọn cướp. Chúng về chúng sẽ giết con mất.
Chàng trai nói:
- Ai về cũng vậy thôi, cháu chẳng sợ. Cháu mệt lắm, không thể nào nhấc chân đi tiếp được nữa.
Thế là chàng duỗi chân lăn ra ngủ ngay trên ghế dài.
Lát sau bọn cướp lục tục kéo về, chúng giận dữ hỏi người lạ nào mà lại dám nằm ngủ ở đó. Bà lão nói:
- Trời ơi! Thằng bé chẳng có tội tình gì đâu, nó phải mang thư cho hoàng hậu nhưng lại bị lạc trong rừng, thấy nó tội quá nên tôi bảo nó ở lại đây.
Bọn cướp bóc ngay thư ra đọc, thấy nói phải giết ngay người mang thư. Vốn tính nhẫn tâm nhưng tên cướp cũng động lòng thương, hắn xé ngay bức thư kia, viết ngay một bức thư khác nói khi người đưa thư này tới thì phải tổ chức cưới gả công chúa cho người đó trước khi nhà vua về. Rồi bọn cướp cứ để mặc chàng ngủ yên trên chiếc ghế dài cho đến sáng.
Sáng hôm sau, khi chàng tỉnh giấc bọn cướp lại đưa cho chàng bức thư và còn chỉ cho chàng đường đi tới hoàng cung.
Nhận được thư của nhà vua, hoàng hậu tổ chức ngay lễ cưới cho anh chàng đưa thư tốt số. Lễ cưới được tổ chức linh đình trong hoàng cung. Công chúa sống hạnh phúc và mãn nguyện bên người chồng đẹp trai và vui tính.
Sau đó ít lâu nhà vua mới về tới hoàng cung, lúc đó mới biết rằng lời tiên tri đã thành sự thực, lễ thành hôn với công chúa đã được thực hiện. Vua hỏi:
- Sao lại thế này nhỉ? Trong thư ta ra lệnh hoàn toàn khác cơ mà.
Hoàng hậu lấy thư đưa cho nhà vua xem. Xem thư vua biết ngay là thư đã bị đánh tráo, bèn cho gọi chú rể tới hỏi bức thư chính nhà vua viết đâu, sao lại mang bức thư này đưa cho hoàng hậu. Chàng trai thưa:
- Tâu bệ hạ, con không biết gì về chuyện đó. Chắc ban đêm trong lúc con ngủ say ở trong rừng thì có người đã tới đánh tráo thư.
Nổi trận lôi đình nhà vua nói lớn:
- Tại sao câu chuyện lại dễ như vậy nhỉ? Ai muốn lấy được công chúa người đó phải xuống âm phủ lấy ba sợi tóc vàng của con quỷ mang về đây cho ta. Nếu ngươi làm nổi điều đó thì vẫn có thể trở lại hoàng cung sống bên công chúa.
Vua định làm như thế để nhanh chóng tống khứ vĩnh viễn chàng trai kia. Nhưng đứa trẻ tốt số kia lại nói:
- Chắc chắn ba sợi tóc vàng của con quỷ con sẽ lấy được, con đâu có sợ quỷ.
Ngay sau đó chàng chào mọi người và lên đường. Vừa mới đặt chân tới cổng thành một thành phố lớn, chàng bị lính canh gặng hỏi: Chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.
Chàng đáp:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Tên lính canh nói tiếp:
- Thế anh vui lòng bảo giùm cho chúng tôi biết, tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn luôn chảy ra toàn rượu vang, nay giếng cạn khô, nước cũng chẳng có huống chi là rượu.
Chàng nói:
- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Rồi chàng lại tiếp tục lên đường. Tới trước cổng thành một thành phố khác, lính canh lại hỏi chàng giỏi nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.
Chàng lại nói:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Lính canh nói:
- Thế anh vui lòng bảo cho chúng tôi biết, tại sao cây táo ở trong thành này khi xưa tốt tươi, ra toàn táo vàng, nay nó trơ trụi, ngay một chiếc lá cũng không có.
Chàng đáp:
- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Chàng lại tiếp tục lên đường. Tới bờ một con sông lớn, người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề ấy.
Chàng đáp:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Người lái đò nói:
- Thế anh vui lòng bảo cho tôi biết, tại sao tôi cứ phải chở đò cho khách qua lại khúc sông này mà chẳng thấy có ai tới thay phiên.
Chàng trai đáp:
- Rồi bác sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Qua tới bờ sông bên kia, chàng thấy đường đi xuống âm phủ. Cổng âm phủ tối om, ám khói bám khắp mọi nơi. Con quỷ không có nhà. Chỉ có bà giúp việc đang ngồi trên một chiếc ghế bành rộng, dáng không có vẻ độc ác. Bà hỏi:
- Con muốn chi ở đây?
- Con muốn lấy được ba sợi tóc vàng của quỷ, nếu không thì con sẽ mất vợ.
- Ý muốn ấy táo tợn đấy. Con quỷ về nhà mà thấy con ở đây thì con mất đầu đấy. Nhưng thôi, thấy con cũng dễ mến, ta sẽ tìm cách giúp cho.
Bà làm phép biến chàng thành con kiến và dặn:
- Hãy nấp ngay trong nếp váy của ta thì sẽ an toàn.
Chàng đáp:
- Vâng thế thì hay quá. Nhưng con có ba điều muốn biết. Một là cái giếng chảy ra toàn là rượu vang, bỗng dưng cạn khô, không có lấy một giọt nước? Hai là tại sao cây táo ở thành phố kia trước xanh tươi, ra toàn quả vàng, bỗng dưng trơ trụi, ngay một cái lá cũng không có? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở khách qua lại một khúc sông mà không có ai tới thay phiên?
Bà già nói:
- Ba câu hỏi này khó thật. Con hãy thật im lặng, lắng tai nghe những điều con quỷ nói.
Trời vừa sẩm tối con quỷ về nhà. Vừa mới bước chân vào nhà nó đã phát hiện ra ngay có mùi gì lạ. Nó hỏi:
- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người, có phải đúng thế không?
Nó tự đi lùng sục khắp các xó nhưng chẳng thấy gì. Bà lão giả tảng la nó:
- Nhà vừa mới quét dọn ngăn nắp, vừa về nhà mà đã làm lộn xộn rồi. Lúc nào cũng chỉ nghĩ tới mùi thịt người. Nào ngồi xuống đi mà ăn bữa tối.
Ăn uống xong, con quỷ thấy thấm mệt, nó tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho nó. Mới được một lát nó đã ngủ say thở ngáy rất to. Lúc đó bà già mới nhổ một sợi tóc vàng của nó và để sợi tóc sang bên cạnh. Bị đau con quỷ giật mình hỏi:
- Ái, bà tính làm gì thế?
Bà lão nói:
- Tôi nằm mộng thấy sự chẳng lành, sợ quá nên tôi nắm tóc anh đấy.
Con quỷ nói:
- Bà mộng thấy cái gì đấy?
- Tôi nằm mộng thấy một cái giếng ở chợ đang chảy ra toàn rượu vang bỗng nó cạn khô, đến một giọt cũng không có. Không hiểu ai là người gây ra chuyện ấy?
Con quỷ đáp:
- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi núp trong khe một tảng đá lớn. Giết con cóc đó đi thì rượu vang lại chảy ra.
Bà lão lại tiếp tục bắt chấy cho con quỷ. Đợi lúc nó ngủ say, tiếng ngáy rung cả kính cửa sổ, bà già lại nhổ sợi tóc thứ hai. Đau quá con quỷ cáu la:
- Trời, sao đau thế, bà làm gì đấy?
Bà lão đáp:
- Xin đừng cáu giận nhé. Tôi đang mơ bỗng giật mình tỉnh dậy đấy.
Con quỷ hỏi:
- Lại mộng gì thế?
- Trong mơ tôi thấy ở vương quốc có một cây táo đang tươi tốt, ra toàn quả vàng, bỗng dưng nó tàn lụi, một cái chồi, một cái lá cũng không có, thế là nguyên nhân tại sao?
- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Có một con chuột đang gặm gốc cây. Giết con chuột đó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu cứ để chuột gặm rễ cây như thế thì cây sẽ lụi chết hẳn. Này, nhưng bà đừng có mộng mị gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên tí nào, nếu còn đánh thức tôi dậy nữa tôi cho cái bạt tai đấy.
Bà lão hứa sẽ để ngủ yên và lại bắt chấy cho nó. Khi nó ngủ đã say và ngáy, bà cầm chặt chân một chiếc tóc và nhổ sợi tóc thứ vàng ba.
Đau quá con quỷ vung tay vùng dậy toan bạt tai bà lão, bà lão ngọt lành với nó:
- Khổ nỗi toàn ác mộng thì biết làm thế nào?
Con quỷ trở nên tò mò, nó hỏi:
- Thế bà mộng thấy gì mà ghê vậy?
- Trong mơ tôi nghe thấy một người chèo đò than rằng tại sao bác ta lại cứ phải chèo đò chở khách qua lại mãi mà không có người tới thay. Ai là người gây ra chuyện ấy nhỉ?
Con quỷ đáp:
- Trời, sao ngốc vậy. Nếu có khách nào muốn qua sông, thì hắn chỉ việc ấn mái chèo vào tay người ấy để họ chèo lấy, thế là hắn thoát nợ. Người kia sẽ thay hắn nghề chở đò.
Giờ thì mọi việc đã xong, ba sợi tóc vàng đã nhổ được, ba câu hỏi cũng đã được giải đáp, bà lão để con quỷ ngủ yên lành một mạch tới sáng.
Khi con quỷ lại ra đi và đi khuất khỏi nhà, bà liền bắt con kiến trong nếp váy ra, hóa phép biến nó lại nguyên hình người.
Bà nói:
- Đây là ba sợi tóc vàng ta lấy cho con. Còn ba câu trả lời thì chắc con đã nghe rõ khi con quỷ nói.
Chàng đáp:
- Vâng, con có nghe được những điều nó nói. Chắc con không quên những điều ấy.
Bà lão nói tiếp:
- Việc coi như ta đã giúp xong. Giờ con có thể đi việc con được rồi.
Chàng chân thành cảm ơn bà lão đã giúp chàng vượt được những khó khăn trong cơn nguy khốn.
Chàng rời ngay âm phủ, thẳng hướng đi về nhà, trong lòng vui phơi phới vì mọi việc đều được như ý.
Khi chàng gặp lại bác lái đò, bác xin chàng nói cho biết câu giải đáp mà chàng đã hứa khi trước. Chàng tốt số nói:
- Bác chở tôi sang bờ bên kia cái đã, lúc đó tôi sẽ nói cách bác thoát nợ chở đò.
Đặt chân lên tới bờ bên kia, chàng nói với bác lái đò câu giải đáp của con quỷ:
- Khi nào lại có người đi đò qua sông, bác hãy ấn mái chèo vào tay người ấy.
Chàng tốt số lại tiếp tục cuộc hành trình, đến thành phố nơi có cây trụi quả, lính canh cũng đang đứng chờ chàng nói cho biết cách giải. Chàng nhắc lại cho họ biết những điều chính chàng nghe con quỷ nói:
- Hiện có một con chuột đang gặm rễ cây. Hãy giết nó đi, sau đó cây lại ra những quả táo vàng.
Lính canh cám ơn chàng rối rít, để tưởng thưởng công cho chàng họ biếu hai con lừa tải nặng vàng.
Sau cùng chàng tới thành phố có giếng bị cạn khô, chàng nói cho lính canh biết con quỷ đã nói gì về chuyện này:
- Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi nấp sau một hòn đá to, phải tìm nó giết đi, sau đó rượu vang lại chảy tuôn ra nhiều như xưa.
Lính canh cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa chở nặng vàng.
Đi mãi, đi hoài, cuối cùng chàng cũng về tới nhà. Người vợ mừng vui khôn xiết vì những ý định của chồng khi ra đi đều toại nguyện.
Ba sợi tóc vàng của quỷ mà nhà vua nói chàng cũng có trong tay, giờ chàng đem dâng lên vua. Nỗi vui mừng của nhà vua càng tăng lên khi nhìn thấy sau lưng chàng là bốn con lừa tải năng vàng. Nhà vua nói:
- Con đã thực hiện xong những điều kiện ta đặt ra, giờ con có thể sánh vai cùng công chúa. Con rể yêu quý ơi, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Con hãy nói cho ta hay đi. Chỗ này đúng là một kho báu vô giá.
Chàng thưa:
- Những thứ này con lấy ở bên kia sông, thay vì là cát thì ở đó toàn là vàng.
Máu tham nổi lên, nhà vua hỏi:
- Ta có thể đến đó được không?
Chàng rể đáp:
- Bẩm bệ hạ muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia, ở đó bệ hạ có thể đổ đầy bao lớn bao nhỏ mang theo.
Ông vua tham lam vội lên đường ngay. Khi tới bờ sông, nhà vua vẫy gọi lái đò để qua sông. Đò cập bến, người lái đò mời nhà vua xuống thuyền. Khi cập bến bờ bên kia, bác lái đò ấn mái chèo vào tay vua, rồi nhảy thoát lên bờ. Vì tham lam nên phải chịu tội. Giờ đây nhà vua phải chèo đò chở khách qua sông.
- Thế giờ nhà vua có còn chèo đò nữa không?
- Không chính nhà vua thì còn ai nữa! Chẳng có một ai cầm mái chèo đò thay vua cả!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Érase una vez una mujer muy pobre que dio a luz un niño. Como el pequeño vino al mundo envuelto en la tela de la suerte, predijéronle que al cumplir los catorce años se casaría con la hija del Rey. Ocurrió que unos días después el Rey pasó por el pueblo, sin darse a conocer, y al preguntar qué novedades había, le respondieron:
- Uno de estos días ha nacido un niño con una tela de la suerte. A quien esto sucede, la fortuna lo protege. También le han pronosticado que a los catorce años se casará con la hija del Rey.
El Rey, que era hombre de corazón duro, se irritó al oír aquella profecía, y, yendo a encontrar a los padres, les dijo con tono muy amable:
- Vosotros sois muy pobres; dejadme, pues, a vuestro hijo, que yo lo cuidaré.
Al principio, el matrimonio se negaba, pero al ofrecerles el forastero un buen bolso de oro, pensaron: "Ha nacido con buena estrella; será, pues, por su bien" y, al fin, aceptaron y le entregaron el niño.
El Rey lo metió en una cajita y prosiguió con él su camino, hasta que llegó al borde de un profundo río. Arrojó al agua la caja, y pensó: "Así he librado a mi hija de un pretendiente bien inesperado". Pero la caja, en lugar de irse al fondo, se puso a flotar como un barquito, sin que entrara en ella ni una gota de agua. Y así continuó, corriente abajo, hasta cosa de dos millas de la capital del reino, donde quedó detenida en la presa de un molino. Uno de los mozos, que por fortuna se encontraba presente y la vio, sacó la caja con un gancho, creyendo encontrar en ella algún tesoro. Al abrirla ofrecióse a su vista un hermoso chiquillo, alegre y vivaracho. Llevólo el mozo al molinero Y su mujer, que, como no tenían hijos, exclamaron:
- ¡Es Dios que nos lo envía!
Y cuidaron con todo cariño al niño abandonado, el cual creció en edad, salud y buenas cualidades.
He aquí que un día el Rey, sorprendido por una tempestad, entró a guarecerse en el molino y preguntó a los molineros si aquel guapo muchacho era hijo suyo.
- No -respondieron ellos-, es un niño expósito; hace catorce años que lo encontramos en una caja, en la presa del molino.
Comprendió el Rey que no podía ser otro sino aquel niño de la suerte que había arrojado al río, y dijo.
- Buena gente, ¿dejaríais que el chico llevara una carta mía a la Señora Reina? Le daré en pago dos monedas de oro.
- ¡Como mande el Señor Rey! -respondieron los dos viejos, y mandaron al mozo que se preparase. El Rey escribió entonces una carta a la Reina, en los siguientes términos: "En cuanto se presente el muchacho con esta carta, lo mandarás matar y enterrar, y esta orden debe cumplirse antes de mi regreso".
Púsose el muchacho en camino con la carta, pero se extravió, y al anochecer llegó a un gran bosque. Vio una lucecita en la oscuridad y se dirigió allí, resultando ser una casita muy pequeña. Al entrar sólo había una anciana sentada junto al fuego, la cual asustóse al ver al mozo y le dijo:
- ¿De dónde vienes y adónde vas?
- Vengo del molino -respondió él- y voy a llevar una carta a la Señora Reina. Pero como me extravié, me gustaría pasar aquí la noche.
- ¡Pobre chico! -replicó la mujer-. Has venido a dar en una guarida de bandidos, y si vienen te matarán.
- Venga quien venga, no tengo miedo -contestó el muchacho-. Estoy tan cansado que no puedo dar un paso más - y, tendiéndose sobre un banco, se quedó dormido en el acto.
A poco llegaron los bandidos y preguntaron, enfurecidos, quién era el forastero que allí dormía.
- ¡Ay! -dijo la anciana-, es un chiquillo inocente que se extravió en el bosque; lo he acogido por compasión. Parece que lleva una carta para la Reina.
Los bandoleros abrieron el sobre y leyeron el contenido de la carta, es decir, la orden de que se diera muerte al mozo en cuanto llegara. A pesar de su endurecido corazón, los ladrones se apiadaron, y el capitán rompió la carta y la cambió por otra en la que ordenaba que al llegar el muchacho lo casasen con la hija del Rey. Dejáronlo luego descansar tranquilamente en su banco hasta la mañana, y, cuando se despertó, le dieron la carta y le mostraron el camino. La Reina, al recibir y leer la misiva, se apresuró a cumplir lo que en ella se le mandaba: Organizó una boda magnífica, y la princesa fue unida en matrimonio al favorito de la fortuna. Y como el muchacho era guapo y apuesto, su esposa vivía feliz y satisfecha con él. Transcurrido algún tiempo, regresó el Rey a palacio y vio que se había cumplido el vaticinio: el niño de la suerte se había casado con su hija.
- ¿Cómo pudo ser eso? -preguntó-. En mi carta daba yo una orden muy distinta.
Entonces la Reina le presentó el escrito, para que leyera él mismo lo que allí decía. Leyó el Rey la carta y se dio cuenta de que había sido cambiada por otra. Preguntó entonces al joven qué había sucedido con el mensaje que le confiara, y por qué lo había sustituido por otro.
- No sé nada -respondió el muchacho-. Debieron cambiármela durante la noche, mientras dormía en la casa del bosque.
- Esto no puede quedar así -dijo el Rey encolerizado-. Quien quiera conseguir a mi hija debe ir antes al infierno y traerme tres pelos de oro de la cabeza del diablo. Si lo haces, conservarás a mi hija.
Esperaba el Rey librarse de él para siempre con aquel encargo; pero el afortunado muchacho respondió:
- Traeré los tres cabellos de oro. El diablo no me da miedo-. Se despidió de su esposa y emprendió su peregrinación.
Condújolo su camino a una gran ciudad; el centinela de la puerta le preguntó cuál era su oficio y qué cosas sabía.
- Yo lo sé todo -contestó el muchacho.
- En este caso podrás prestarnos un servicio -dijo el guarda-. Explícanos por qué la fuente de la plaza, de la que antes manaba vino, se ha secado y ni siquiera da agua.
- Lo sabréis -afirmó el mozo-, pero os lo diré cuando vuelva.
Siguió adelante y llegó a una segunda ciudad, donde el guarda de la muralla le preguntó, a su vez, cuál era su oficio y qué cosas sabía.
- Yo lo sé todo -repitió el muchacho.
- Entonces puedes hacernos un favor. Dinos por qué un árbol que tenemos en la ciudad, que antes daba manzanas de oro, ahora no tiene ni hojas siquiera.
- Lo sabréis -respondió él-, pero os lo diré cuando vuelva.
Prosiguiendo su ruta, llegó a la orilla de un ancho y profundo río que había de cruzar. Preguntóle el barquero qué oficio tenía y cuáles eran sus conocimientos.
- Lo sé todo -respondió él.
- Siendo así, puedes hacerme un favor -prosiguió el barquero-. Dime por qué tengo que estar bogando eternamente de una a otra orilla, sin que nadie venga a relevarme.
- Lo sabrás -replicó el joven-, pero te lo diré cuando vuelva.
Cuando hubo cruzado el río, encontró la entrada del infierno. Todo estaba lleno de hollín; el diablo había salido, pero su ama se hallaba sentada en un ancho sillón.
- ¿Qué quieres? -preguntó al mozo; y no parecía enfadada.
- Quisiera tres cabellos de oro de la cabeza del diablo -respondióle él-, pues sin ellos no podré conservar a mi esposa.
- Mucho pides -respondió la mujer-. Si viene el diablo y te encuentra aquí, mal lo vas a pasar. Pero me das lástima; veré de ayudarte.
Y, transformándolo en hormiga, le dijo:
- Disimúlate entre los pliegues de mi falda; aquí estarás seguro.
- Bueno -respondió él-, no está mal para empezar; pero es que, además, quisiera saber tres cosas: por qué una fuente que antes manaba vino se ha secado y no da ni siquiera agua; por qué un árbol que daba manzanas de oro no tiene ahora ni hojas, y por qué un barquero ha de estar bogando sin parar de una a otra orilla, sin que nunca lo releven.
- Son preguntas muy difíciles de contestar -dijo la vieja-, pero tú quédate aquí tranquilo y callado y presta atento oído a lo que diga el diablo cuando yo le arranque los tres cabellos de oro.
Al anochecer llegó el diablo a casa, y ya al entrar notó que el aire no era puro:
- ¡Huelo, huelo a carne humana! -dijo-; aquí pasa algo extraño.
Y registró todos los rincones, buscando y rebuscando, pero no encontró nada. El ama le increpó:
- Yo venga barrer y arreglar; pero apenas llegas tú, lo revuelves todo. Siempre tienes la carne humana pegada en las narices. ¡Siéntate y cena, vamos!
Comió y bebió, y, como estaba cansado, puso la cabeza en el regazo del ama, pidiéndole que lo despiojara un poco.
A los pocos minutos dormía profundamente, resoplando y roncando. Entonces, la vieja le agarró un cabello de oro y, arrancándoselo, lo puso a un lado. - ¡Uy! -gritó el diablo-, ¿qué estás haciendo?
- He tenido un mal sueño -respondió la mujer- y te he tirado de los pelos.
- ¿Y qué has soñado? -preguntó el diablo.
- He soñado que una fuente de una plaza de la que manaba vino, se había secado y ni siquiera salía agua de ella. ¿Quién tiene la culpa?
- ¡Oh, si lo supiesen! -contestó el diablo-. Hay un sapo debajo de una piedra de la fuente; si lo matasen volvería a manar vino.
La vieja se puso a despiojar al diablo, hasta que lo vio nuevamente dormido, y roncando de un modo que hacía vibrar los cristales de las ventanas. Arrancóle entonces el segundo cabello.
- ¡Uy!, ¿qué haces? -gritó el diablo, montando en cólera.
- No lo tomes a mal -excusóse la vieja- es que estaba soñando.
- ¿Y qué has soñado ahora?
- He soñado que en un cierto reino crecía un manzano que antes producía manzanas de oro, y, en cambio, ahora ni hojas echa. ¿A qué se deberá esto?
- ¡Ah, si lo supiesen! -respondió el diablo-. En la raíz vive una rata que lo roe; si la matasen, el árbol volvería a dar manzanas de oro; pero si no la matan, el árbol se secará del todo. Mas déjame tranquilo con tus sueños; si vuelves a molestarme te daré un sopapo.
La mujer lo tranquilizó y siguió despiojándolo, hasta que lo vio otra vez dormido y lo oyó roncar. Cogiéndole el tercer cabello, se lo arrancó de un tirón. El diablo se levantó de un salto, vociferando y dispuesto a arrearle a la vieja; pero ésta logró apaciguarlo por tercera vez, diciéndole:
- ¿Y qué puedo hacerle, si tengo pesadillas?
- ¿Qué has soñado, pues? -volvió a preguntar, lleno de curiosidad.
- He visto un barquero que se quejaba de tener que estar siempre bogando de una a otra orilla, sin que nadie vaya a relevarlo. ¿Quién tiene la culpa?
- ¡Bah, el muy bobo! -respondió el diablo-. Si cuando le llegue alguien a pedirle que lo pase le pone el remo en la mano, el otro tendrá que bogar y él quedará libre. Teniendo ya el ama los tres cabellos de oro y habiéndole sonsacado la respuesta a las tres preguntas, dejó descansar en paz al viejo ogro, que no se despertó hasta la madrugada.
Marchado que se hubo el diablo, la vieja sacó la hormiga del pliegue de su falda y devolvió al hijo de la suerte su figura humana.
- Ahí tienes los tres cabellos de oro -díjole-; y supongo que oirías lo que el diablo respondió a tus tres preguntas.
- Sí -replicó el mozo-, lo he oído y no lo olvidaré.
- Ya tienes, pues, lo que querías, y puedes volverte.
Dando las gracias a la vieja por su ayuda, salió el muchacho del infierno, muy contento del éxito de su empresa. Al llegar al lugar donde estaba el barquero, pidióle éste la prometida respuesta.
- Primero pásame -dijo el muchacho-, y te diré de qué manera puedes librarte-. Cuando estuvieron en la orilla opuesta, le transmitió el consejo del diablo: - Al primero que venga a pedirte que lo pases, ponle el remo en la mano.
Siguió su camino y llegó a la ciudad del árbol estéril, donde le salió al encuentro el guarda, a quien había prometido una respuesta. Repitióle las palabras del diablo: - Matad la rata que roe la raíz y volverá a dar manzanas de oro.
Agradecióselo el guarda y le ofreció, en recompensa, dos asnos cargados de oro. Finalmente, se presentó a las puertas de la otra ciudad, aquella en que se había secado la fuente, y dijo al guarda lo que oyera al diablo:
- Hay un sapo bajo una piedra de la fuente. Buscadlo y matadlo y volveréis a tener vino en abundancia.
Dióle las gracias el guarda, y, con ellas, otros dos asnos cargados de oro.
Al cabo, el afortunado mozo estuvo de regreso a palacio, junto a su esposa, que sintió una gran alegría al verlo de nuevo, y a la que contó sus aventuras. Entregó al Rey los tres cabellos de oro del diablo, y al reparar el monarca en los cuatro asnos con sus cargas de oro, díjole, muy contento:
- Ya que has cumplido todas las condiciones, puedes quedarte con mi hija. Pero, querido yerno, dime de dónde has sacado tanto oro. ¡Es un tesoro inmenso! - He cruzado un río -respondióle el mozo- y lo he cogido de la orilla opuesta, donde hay oro en vez de arena.
- ¿Y no podría yo ir a buscar un poco? -preguntó el Rey, que era muy codicioso.
- Todo el que queráis -dijo el joven-. En el río hay un barquero que os pasará, y en la otra margen podréis llenar los sacos.
El avaro rey se puso en camino sin perder tiempo, y al llegar al río hizo seña al barquero de que lo pasara. El barquero le hizo montar en la barca, y, antes de llegar a la orilla opuesta. poniéndole en la mano la pértiga, saltó a tierra. Desde aquel día, el Rey tiene que estar bogando; es el castigo por sus pecados.
- ¿Y está bogando todavía?
- ¡Claro que sí! Nadie ha ido a quitarle la pértiga de la mano.