Ba sợi tóc vàng của con quỷ


Os três cabelos de ouro do Diabo


Ngày xưa có một người đàn bà nghèo sinh được một con trai. Khi đứa trẻ ra đời người ta nhìn thấy chỏm đầu của nó còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa. Thời gian đó nhà vua đang muốn hiểu lòng dân nên di hành. Nhà vua hỏi dân làng rằng trong làng có sự gì lạ không, họ tâu:
- Gần đây ở làng có một bé trai khi sinh ra chỏm đầu còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa.
Vốn tính độc ác, nghe nói vậy nhà vua tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, làm ra vẻ thương người thích trẻ, vua nói:
- Các bác nghèo khó, để tôi nuôi nấng dạy dỗ cháu cho.
Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, nhưng rồi thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng nên họ nghĩ:
- Thằng con trai mình chắc là một đứa tốt số, lại được nuôi nấng dạy dỗ nữa thế nào cũng làm nên sự nghiệp.
Nên cuối cùng hai vợ chồng cũng bằng lòng trao con cho người lạ mặt.
Vua đặt đứa bé vào một cái hòm và tiếp tục lên đường. Tối một chỗ nước sâu, vua cho ném hòm xuống nước, trong bụng nghĩ:
- Thế là ta đã giải thoát cho con gái ta khỏi anh chàng rể bất đắc dĩ này.
Nhưng cái hòm không chìm, nó nổi trôi theo dòng nước - như một chiếc tàu con và không có một giọt nước nào thấm vào trong. Hòm cứ trôi lềnh bềnh như vậy, hòm bị mắc lại ở cối xay nước cách kinh thành hai dặm. May đúng lúc đó thì thằng bé xay bột trông thấy, nó lấy câu liêm mắc kéo vào, lòng mừng sẽ vớ được vàng châu báu, nhưng khi mở hòm ra chỉ thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó bế đứa bé cho hai vợ chồng chủ cối xay.
Hai vợ chồng này không có con nên rất mừng và nói:
- Đúng là trời còn thương vợ chồng nhà mình.
Đứa bé lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của hai vợ chồng chủ cối xay.
Một hôm, trời mưa to vua phải vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi hai vợ chồng người xay bột có phải chàng trai cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:
- Tâu bệ hạ không phải. Đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười sáu năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt theo dòng nước và mắc lại ở cửa cổng nhà xay. Thằng bé phụ việc nhà chúng tôi trông thấy và vớt nó lên:
Vua nghĩ ngay tới đứa bé tốt số mà mình đã ra lệnh vứt xuống nước, vua nói:
- Các ngươi là những người dân hiền lành, ta muốn nhờ đứa con trai của các ngươi mang thư đến cho hoàng hậu được không? Đây ta thưởng cho hai đồng tiền vàng về chuyện đó.
Bố mẹ nuôi thưa:
- Vâng, chúng tôi xin làm theo ý nhà vua.
Đứa con trai được bố mẹ dặn chuẩn bị đi đưa thư.
Trong thư nhà vua gửi cho hoàng hậu ghi: "Khi nhận được thư này thì hãy giết ngay tên đưa thư và đem chôn. Phải thi hành lệnh này trước khi ta về."
Chàng thanh niên cầm thư và lên đường ngay, nhưng dọc đường chàng bị lạc ở trong cánh rừng rộng lớn. Trong bóng đêm chập chùng, chàng thấy có một ánh đèn le lói, cứ hướng ấy mà đi, lại gần thì đó là một căn nhà nhỏ.
Bước vào nhà, chàng thấy một bà lão đang ngồi bên lò sưởi. Sự xuất hiện của chàng làm cho bà lão giật mình hoảng sợ và cất tiếng hỏi:
- Con từ đâu tới đây? Con muốn đi đâu nữa?
Chàng trai đáp:
- Con từ nhà xay tới đây. Con được lệnh mang thư tới cho hoàng hậu. Con xin ngủ lại đêm nay ở đây, vì con bị lạc trong rừng.
- Tội nghiệp con quá. Con đã lạc vào nhà của bọn cướp. Chúng về chúng sẽ giết con mất.
Chàng trai nói:
- Ai về cũng vậy thôi, cháu chẳng sợ. Cháu mệt lắm, không thể nào nhấc chân đi tiếp được nữa.
Thế là chàng duỗi chân lăn ra ngủ ngay trên ghế dài.
Lát sau bọn cướp lục tục kéo về, chúng giận dữ hỏi người lạ nào mà lại dám nằm ngủ ở đó. Bà lão nói:
- Trời ơi! Thằng bé chẳng có tội tình gì đâu, nó phải mang thư cho hoàng hậu nhưng lại bị lạc trong rừng, thấy nó tội quá nên tôi bảo nó ở lại đây.
Bọn cướp bóc ngay thư ra đọc, thấy nói phải giết ngay người mang thư. Vốn tính nhẫn tâm nhưng tên cướp cũng động lòng thương, hắn xé ngay bức thư kia, viết ngay một bức thư khác nói khi người đưa thư này tới thì phải tổ chức cưới gả công chúa cho người đó trước khi nhà vua về. Rồi bọn cướp cứ để mặc chàng ngủ yên trên chiếc ghế dài cho đến sáng.
Sáng hôm sau, khi chàng tỉnh giấc bọn cướp lại đưa cho chàng bức thư và còn chỉ cho chàng đường đi tới hoàng cung.
Nhận được thư của nhà vua, hoàng hậu tổ chức ngay lễ cưới cho anh chàng đưa thư tốt số. Lễ cưới được tổ chức linh đình trong hoàng cung. Công chúa sống hạnh phúc và mãn nguyện bên người chồng đẹp trai và vui tính.
Sau đó ít lâu nhà vua mới về tới hoàng cung, lúc đó mới biết rằng lời tiên tri đã thành sự thực, lễ thành hôn với công chúa đã được thực hiện. Vua hỏi:
- Sao lại thế này nhỉ? Trong thư ta ra lệnh hoàn toàn khác cơ mà.
Hoàng hậu lấy thư đưa cho nhà vua xem. Xem thư vua biết ngay là thư đã bị đánh tráo, bèn cho gọi chú rể tới hỏi bức thư chính nhà vua viết đâu, sao lại mang bức thư này đưa cho hoàng hậu. Chàng trai thưa:
- Tâu bệ hạ, con không biết gì về chuyện đó. Chắc ban đêm trong lúc con ngủ say ở trong rừng thì có người đã tới đánh tráo thư.
Nổi trận lôi đình nhà vua nói lớn:
- Tại sao câu chuyện lại dễ như vậy nhỉ? Ai muốn lấy được công chúa người đó phải xuống âm phủ lấy ba sợi tóc vàng của con quỷ mang về đây cho ta. Nếu ngươi làm nổi điều đó thì vẫn có thể trở lại hoàng cung sống bên công chúa.
Vua định làm như thế để nhanh chóng tống khứ vĩnh viễn chàng trai kia. Nhưng đứa trẻ tốt số kia lại nói:
- Chắc chắn ba sợi tóc vàng của con quỷ con sẽ lấy được, con đâu có sợ quỷ.
Ngay sau đó chàng chào mọi người và lên đường. Vừa mới đặt chân tới cổng thành một thành phố lớn, chàng bị lính canh gặng hỏi: Chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.
Chàng đáp:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Tên lính canh nói tiếp:
- Thế anh vui lòng bảo giùm cho chúng tôi biết, tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn luôn chảy ra toàn rượu vang, nay giếng cạn khô, nước cũng chẳng có huống chi là rượu.
Chàng nói:
- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Rồi chàng lại tiếp tục lên đường. Tới trước cổng thành một thành phố khác, lính canh lại hỏi chàng giỏi nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.
Chàng lại nói:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Lính canh nói:
- Thế anh vui lòng bảo cho chúng tôi biết, tại sao cây táo ở trong thành này khi xưa tốt tươi, ra toàn táo vàng, nay nó trơ trụi, ngay một chiếc lá cũng không có.
Chàng đáp:
- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Chàng lại tiếp tục lên đường. Tới bờ một con sông lớn, người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề ấy.
Chàng đáp:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Người lái đò nói:
- Thế anh vui lòng bảo cho tôi biết, tại sao tôi cứ phải chở đò cho khách qua lại khúc sông này mà chẳng thấy có ai tới thay phiên.
Chàng trai đáp:
- Rồi bác sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Qua tới bờ sông bên kia, chàng thấy đường đi xuống âm phủ. Cổng âm phủ tối om, ám khói bám khắp mọi nơi. Con quỷ không có nhà. Chỉ có bà giúp việc đang ngồi trên một chiếc ghế bành rộng, dáng không có vẻ độc ác. Bà hỏi:
- Con muốn chi ở đây?
- Con muốn lấy được ba sợi tóc vàng của quỷ, nếu không thì con sẽ mất vợ.
- Ý muốn ấy táo tợn đấy. Con quỷ về nhà mà thấy con ở đây thì con mất đầu đấy. Nhưng thôi, thấy con cũng dễ mến, ta sẽ tìm cách giúp cho.
Bà làm phép biến chàng thành con kiến và dặn:
- Hãy nấp ngay trong nếp váy của ta thì sẽ an toàn.
Chàng đáp:
- Vâng thế thì hay quá. Nhưng con có ba điều muốn biết. Một là cái giếng chảy ra toàn là rượu vang, bỗng dưng cạn khô, không có lấy một giọt nước? Hai là tại sao cây táo ở thành phố kia trước xanh tươi, ra toàn quả vàng, bỗng dưng trơ trụi, ngay một cái lá cũng không có? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở khách qua lại một khúc sông mà không có ai tới thay phiên?
Bà già nói:
- Ba câu hỏi này khó thật. Con hãy thật im lặng, lắng tai nghe những điều con quỷ nói.
Trời vừa sẩm tối con quỷ về nhà. Vừa mới bước chân vào nhà nó đã phát hiện ra ngay có mùi gì lạ. Nó hỏi:
- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người, có phải đúng thế không?
Nó tự đi lùng sục khắp các xó nhưng chẳng thấy gì. Bà lão giả tảng la nó:
- Nhà vừa mới quét dọn ngăn nắp, vừa về nhà mà đã làm lộn xộn rồi. Lúc nào cũng chỉ nghĩ tới mùi thịt người. Nào ngồi xuống đi mà ăn bữa tối.
Ăn uống xong, con quỷ thấy thấm mệt, nó tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho nó. Mới được một lát nó đã ngủ say thở ngáy rất to. Lúc đó bà già mới nhổ một sợi tóc vàng của nó và để sợi tóc sang bên cạnh. Bị đau con quỷ giật mình hỏi:
- Ái, bà tính làm gì thế?
Bà lão nói:
- Tôi nằm mộng thấy sự chẳng lành, sợ quá nên tôi nắm tóc anh đấy.
Con quỷ nói:
- Bà mộng thấy cái gì đấy?
- Tôi nằm mộng thấy một cái giếng ở chợ đang chảy ra toàn rượu vang bỗng nó cạn khô, đến một giọt cũng không có. Không hiểu ai là người gây ra chuyện ấy?
Con quỷ đáp:
- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi núp trong khe một tảng đá lớn. Giết con cóc đó đi thì rượu vang lại chảy ra.
Bà lão lại tiếp tục bắt chấy cho con quỷ. Đợi lúc nó ngủ say, tiếng ngáy rung cả kính cửa sổ, bà già lại nhổ sợi tóc thứ hai. Đau quá con quỷ cáu la:
- Trời, sao đau thế, bà làm gì đấy?
Bà lão đáp:
- Xin đừng cáu giận nhé. Tôi đang mơ bỗng giật mình tỉnh dậy đấy.
Con quỷ hỏi:
- Lại mộng gì thế?
- Trong mơ tôi thấy ở vương quốc có một cây táo đang tươi tốt, ra toàn quả vàng, bỗng dưng nó tàn lụi, một cái chồi, một cái lá cũng không có, thế là nguyên nhân tại sao?
- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Có một con chuột đang gặm gốc cây. Giết con chuột đó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu cứ để chuột gặm rễ cây như thế thì cây sẽ lụi chết hẳn. Này, nhưng bà đừng có mộng mị gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên tí nào, nếu còn đánh thức tôi dậy nữa tôi cho cái bạt tai đấy.
Bà lão hứa sẽ để ngủ yên và lại bắt chấy cho nó. Khi nó ngủ đã say và ngáy, bà cầm chặt chân một chiếc tóc và nhổ sợi tóc thứ vàng ba.
Đau quá con quỷ vung tay vùng dậy toan bạt tai bà lão, bà lão ngọt lành với nó:
- Khổ nỗi toàn ác mộng thì biết làm thế nào?
Con quỷ trở nên tò mò, nó hỏi:
- Thế bà mộng thấy gì mà ghê vậy?
- Trong mơ tôi nghe thấy một người chèo đò than rằng tại sao bác ta lại cứ phải chèo đò chở khách qua lại mãi mà không có người tới thay. Ai là người gây ra chuyện ấy nhỉ?
Con quỷ đáp:
- Trời, sao ngốc vậy. Nếu có khách nào muốn qua sông, thì hắn chỉ việc ấn mái chèo vào tay người ấy để họ chèo lấy, thế là hắn thoát nợ. Người kia sẽ thay hắn nghề chở đò.
Giờ thì mọi việc đã xong, ba sợi tóc vàng đã nhổ được, ba câu hỏi cũng đã được giải đáp, bà lão để con quỷ ngủ yên lành một mạch tới sáng.
Khi con quỷ lại ra đi và đi khuất khỏi nhà, bà liền bắt con kiến trong nếp váy ra, hóa phép biến nó lại nguyên hình người.
Bà nói:
- Đây là ba sợi tóc vàng ta lấy cho con. Còn ba câu trả lời thì chắc con đã nghe rõ khi con quỷ nói.
Chàng đáp:
- Vâng, con có nghe được những điều nó nói. Chắc con không quên những điều ấy.
Bà lão nói tiếp:
- Việc coi như ta đã giúp xong. Giờ con có thể đi việc con được rồi.
Chàng chân thành cảm ơn bà lão đã giúp chàng vượt được những khó khăn trong cơn nguy khốn.
Chàng rời ngay âm phủ, thẳng hướng đi về nhà, trong lòng vui phơi phới vì mọi việc đều được như ý.
Khi chàng gặp lại bác lái đò, bác xin chàng nói cho biết câu giải đáp mà chàng đã hứa khi trước. Chàng tốt số nói:
- Bác chở tôi sang bờ bên kia cái đã, lúc đó tôi sẽ nói cách bác thoát nợ chở đò.
Đặt chân lên tới bờ bên kia, chàng nói với bác lái đò câu giải đáp của con quỷ:
- Khi nào lại có người đi đò qua sông, bác hãy ấn mái chèo vào tay người ấy.
Chàng tốt số lại tiếp tục cuộc hành trình, đến thành phố nơi có cây trụi quả, lính canh cũng đang đứng chờ chàng nói cho biết cách giải. Chàng nhắc lại cho họ biết những điều chính chàng nghe con quỷ nói:
- Hiện có một con chuột đang gặm rễ cây. Hãy giết nó đi, sau đó cây lại ra những quả táo vàng.
Lính canh cám ơn chàng rối rít, để tưởng thưởng công cho chàng họ biếu hai con lừa tải nặng vàng.
Sau cùng chàng tới thành phố có giếng bị cạn khô, chàng nói cho lính canh biết con quỷ đã nói gì về chuyện này:
- Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi nấp sau một hòn đá to, phải tìm nó giết đi, sau đó rượu vang lại chảy tuôn ra nhiều như xưa.
Lính canh cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa chở nặng vàng.
Đi mãi, đi hoài, cuối cùng chàng cũng về tới nhà. Người vợ mừng vui khôn xiết vì những ý định của chồng khi ra đi đều toại nguyện.
Ba sợi tóc vàng của quỷ mà nhà vua nói chàng cũng có trong tay, giờ chàng đem dâng lên vua. Nỗi vui mừng của nhà vua càng tăng lên khi nhìn thấy sau lưng chàng là bốn con lừa tải năng vàng. Nhà vua nói:
- Con đã thực hiện xong những điều kiện ta đặt ra, giờ con có thể sánh vai cùng công chúa. Con rể yêu quý ơi, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Con hãy nói cho ta hay đi. Chỗ này đúng là một kho báu vô giá.
Chàng thưa:
- Những thứ này con lấy ở bên kia sông, thay vì là cát thì ở đó toàn là vàng.
Máu tham nổi lên, nhà vua hỏi:
- Ta có thể đến đó được không?
Chàng rể đáp:
- Bẩm bệ hạ muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia, ở đó bệ hạ có thể đổ đầy bao lớn bao nhỏ mang theo.
Ông vua tham lam vội lên đường ngay. Khi tới bờ sông, nhà vua vẫy gọi lái đò để qua sông. Đò cập bến, người lái đò mời nhà vua xuống thuyền. Khi cập bến bờ bên kia, bác lái đò ấn mái chèo vào tay vua, rồi nhảy thoát lên bờ. Vì tham lam nên phải chịu tội. Giờ đây nhà vua phải chèo đò chở khách qua sông.
- Thế giờ nhà vua có còn chèo đò nữa không?
- Không chính nhà vua thì còn ai nữa! Chẳng có một ai cầm mái chèo đò thay vua cả!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, uma mulher muito pobre, que deu à luz um menino e, como este nascera com a túnica da sorte, predisseram-lhe que, aos catorze anos se casaria com a filha do rei. Eis que, decorrido pouco tempo, o rei foi àquela aldeia sem que soubessem que era ele; quando perguntou à gente do lugar pelas novidades locais, logo lhe responderam:
- Nasceu, nestes dias, um menino com a túnica da sorte. Quem nasce com essa túnica será muito feliz e, faça o que fizer, tudo lhe sairá bem. Predisseram-lhe, ademais, que aos catorze anos se casará com a filha do
Ouvindo isso, o rei, que era de mau coração, ficou indignado, principalmente por causa da profecia. Foi procurar os pais da criança e, demonstrando benevolência que não possuia, disse-lhes:
- Pobre gente, dai-me o vosso menino; eu tomarei conta dele.
A princípio, oS pais recusaram-se, mas, como o desconhecido lhes oferecia grande soma de dinheiro, pensaram entre si: "É um filho da sorte, como tal, tudo lhe correrá bem." Assim acabaram concordando e deram-lhe o filhinho.
O rei colocou-o dentro de uma caixa; montou a cavalo e pôs-se a caminho. Ao chegar a um rio caudaloso, atirou nele a caixa, murmurando:
- Assim livro minha filha desse pretendente indesejado.
A caixa, porém, não afundou. Ficou flutuando como um barquinho e nem uma só gota de água penetrou dentro dela. Foi vogando uns dois quilômetros, além da capital do Reino, chegando assim a um moinho em cuja roda ficou presa. Por boa sorte, encontrava-se lá, no momento, o ajudante do moleiro que, vendo-a, a puxou para fora com um gancho, pensando encontrar dentro dela algum tesouro. Mas, quando a abriu, encontrou simplesmente um belo menino, risonho e vivaz. Levou-o para o casal de moleiros, os quais, não tendo filhos, alegraram-se muito, dizendo:
- Este é um presente de Deus!
Acolheram o enjeitado, trataram-no com todo o carinho e ele cresceu dotado de grandes virtudes.
Ora, aconteceu que um dia, durante forte tempestade, o rei teve de refugiar-se no moinho; vendo o menino perguntou aos moleiros se era filho deles.
- Não, - responderam, - é um enjeitado que há catorze anos apareceu dentro de uma caixa, a qual ficou presa à roda do moinho, e nosso ajudante retirou-a da água.
O rei, então, concluiu que não podia ser outro senão o filho da sorte, atirado por ele dentro do rio. Dirigindo-se aos moleiros disse:
- Boa gente, não poderia esse menino levar uma carta à Sua Majestade a Rainha? Eu lhe darei como recompensa duas moedas de ouro.
- Será feito o que Vossa Majestade ordena, - responderam os moleiros.
Disseram ao menino que se aprontasse. O rei, então, escreveu à rainha uma carta com a seguinte ordem: "Assim que o rapaz, portador desta carta, chegar aí, quero que o matem e o enterrem; faça-se tudo antes do meu regresso."
O rapaz pôs-se a caminho, levando a carta, mas extraviou-se e, à noite, foi dar a uma grande floresta. Em meio a escuridão, avistou uma luzinha; caminhou em sua direção e chegou a uma pequena casa; viu uma senhora idosa sentada, sozinha junto do fogo. Esta, ao ver o rapaz, assustou-se e perguntou:
- De onde vens? E para onde vais?
- Venho do moinho, - respondeu ele, - e vou levar uma carta a Sua Majestade a Rainha. Mas, tendo perdido o caminho, desejo pernoitar aqui.
- Pobre rapaz, - disse a velha, - vieste cair num covil de bandidos; quando chegarem e te virem, certamente te matarão.
- Venha quem quiser, - respondeu o rapaz, - eu não temo ninguém; estou tão cansado que não posso continuar a viagem.
Deitou-se sobre um banco e logo adormeceu. Não tardou muito chegaram os bandidos e, zangados, perguntaram quem era aquele desconhecido ali deitado.
- Oh, - disse a velha, - é um inocente menino que se perdeu na floresta; recolhi-o por compaixão, pois vai levando uma carta a Sua Majestade a Rainha.
Curiosos, os bandidos abriram a carta para ler o que continha; ao ver que era uma ordem para matar e enterrar o rapaz assim que chegasse ao palácio, aqueles corações empedernidos apiedaram-se dele. O chefe da quadrilha, então, rasgou a carta, escrevendo uma outra, na qual dizia que o rapaz, logo após a chegada, devia imediatamente casar-se com a princesa. Deixaram-no dormir, sossegadamente, até pela manhã. Quando acordou, deram-lhe a carta e ensinaram-lhe o caminho certo.
Ao receber a carta, a Rainha prontamente executou as ordens. Mandou que se organizasse uma esplêndida festa e a princesa casou com o filho da sorte. Como era um rapaz bonito e afável, sentiu-se alegre e feliz a seu lado.
Transcorrido algum tempo, regressou o rei ao castelo e verificou que se realizara a predição: o filho da sorte casara-se com a princesa sua filha.
- Como pôde acontecer isto? - perguntou; - na minha carta dei ordens completamente diversas.
A Rainha, então, mostrou-lhe a carta recebida para que ele mesmo visse o que dizia. O rei leu-a e percebeu que havia sido trocada. Perguntou ao rapaz o que acontecera e por que trouxera a carta trocada.
- Eu nada sei, - respondeu o rapaz, - talvez tenha sido trocada enquanto dormia lá na floresta.
- Não te sairás tão facilmente desta, - exclamou o rei, encolerizado. - Quem quiser minha filha, terá de trazer-me do inferno os três cabelos de ouro do Diabo; quando me trouxeres o que exijo, então poderás ficar com minha filha.
Com isto, o rei pensava que se livraria, de uma vez por todas, do rapaz. Mas o filho da sorte disse-lhe:
- Está bem, irei ao inferno buscar os cabelos de ouro, pois não tenho medo do Diabo.
Despediu-se de todos e iniciou a longa caminhada. A estrada, por onde seguia, conduziu-o a uma grande cidade cercada de muralhas; chegando à porta, a sentinela perguntou-lhe qual era seu ofício e o que sabia.
- Sei tudo, - respondeu o filho da sorte.
- Dize-nos, então, por favor, por quê é que secou o chafariz da praça do mercado, do qual normalmente jorrava vinho e agora nem mais água jorra? - perguntou a sentinela.
- Sabereis quando eu voltar, - respondeu o rapaz.
Continuou andando e chegou à porta de outra grande cidade; aí, também, a sentinela perguntou-lhe qual era o seu ofício e o que sabia.
- Sei tudo, - respondeu ele.
- Dize-nos, então, por favor, por quê é que certa árvore de nossa cidade, que sempre produziu maçãs de ouro, agora nem folhas dá mais?
- Sabereis quando eu voltar, - respondeu.
Prosseguiu o caminho. Foi andando até à margem de um rio muito largo, que devia atravessar. O barqueiro perguntou-lhe qual era o seu ofício e o que sabia.
- Sei tudo, - respondeu outra vez.
- Então dize-me, por favor, - perguntou o barqueiro, - por quê é que devo sempre ir e vir sem nunca ficar livre?
- Saberás quando eu voltar.
Depois de atravessar o rio, encontrou o ingresso do inferno. Tudo lá dentro era negro e cheio de fuligem. O Diabo não estava em casa, estava apenas sua avó, sentada numa grande poltrona.
- Que desejas? - perguntou-lhe. - E não tinha aparência de má.
- Desejo os três cabelos de ouro do Diabo, - respondeu ele; - se não os conseguir, não poderei conservar minha mulher.
- Pedes demasiado! - disse ela. - Se ao chegar, o Diabo te encontrar aqui, ele te esfolara vivo. Mas como tenho pena de ti, verei se posso ajudar-te.
Transformou-o numa formiga e disse-lhe:
- Agora esconde-te nas dobras da minha saia, ai estarás seguro.
- Muito bem, - exclamou o rapaz, - mas há também três coisas que gostaria de saber: primeiro, porque é que secou um chafariz do qual costumava jorrar vinho e agora nem mesmo água jorra; segundo, porque é que uma macieira, que sempre dava maçãs de ouro, agora nem folhas mais dá; terceiro, porque é que um barqueiro deve sempre ir e vir sem nunca se livrar.
- Essas são perguntas muito difíceis - respondeu a velha; - mas fica quietinho e calado e presta bem atenção ao que diz o Diabo quando eu lhe arrancar os cabelos de ouro.
Quando anoiteceu, o Diabo voltou para casa. Mal entrou na porta, percebeu no ar algo que não era puro.
- Sinto cheiro, sinto cheiro de carne humana, - resmungou, - há algo estranho aqui!
Revistou todos os cantos mas não conseguiu encontrar nada. A avó então repreendeu-o:
- Agora mesmo acabei de varrer e arrumar a casa; e tu, mal chegas, já te pões a fazer desordens; andas sempre com cheiro de carne humana nas narinas! Vamos, senta-te e come o teu jantar!
Quando terminou de comer e beber, o Diabo sentiu cansaço; reclinou a cabeça no regaço da avó, pedindo-lhe que lhe fizesse cafuné. Não demorou muito e ferrou no sono, bufando e roncando tranquilamente. Então a velha pegou um cabelo de ouro, arrancou-o e guardou-o de lado.
- Ai! - gritou o diabo, - que é que estás fazendo?
- Ah, tive um pesadelo, - respondeu a avó, - e sem querer agarrei e puxei teus cabelos.
- O que sonhaste? - perguntou o Diabo.
- Sonhei que um chafariz, do qual sempre jorrava vinho, secou, e nem mais água jorra. Por quê será?
- Ah, se o soubessem! - disse o Diabo. Há no chafariz um sapo, debaixo de uma pedra, se o matarem voltará a jorrar vinho.
A avó recomeçou a fazer-lhe cafuné; ele adormeceu de novo, roncando de fazer estremecer os vidros. Ela então, arrancou-lhe o segundo cabelo.
- Ui! - gritou zangado, - mas, que estás fazendo?
- Não te zangues, - respondeu ela, - fiz isto em
- E que sonhastes mais? - perguntou o Diabo.
- Sonhei que havia, num reino, uma árvore, a qual primeiro dava maçãs de ouro e agora nem folhas dá mais. Por quê será?
- Oh, se o soubessem! - respondeu o Diabo. - Há um rato que lhe está roendo a raiz; se o matarem, voltará a produzir maçãs de ouro, mas se o rato continuar roendo-lhe a raiz, ela secará para sempre. Agora deixa-me em paz com teus sonhos; se me interromperes o sono outra vez, levarás uma bofetada.
A avó acalmou-o e voltou a fazer-lhe cafuné, até que ele adormeceu e começou a roncar. Então, agarrou o terceiro cabelo de ouro e arrancou-o. O diabo levantou-se de um pulo, gritando que havia de lhe pagar, mas ela conseguiu acalmá-lo novamente e disse:
- Que culpa tenho de ter maus sonhos?
- Que é que sonhaste ainda? - perguntou, com certa curiosidade o Diabo.
- Sonhei que um barqueiro queixava-se de ter sempre de ir e vir, sem nunca se livrar. Por quê será?
- Ah, o tolo! - respondeu o Diabo; - quando alguém quiser atravessar o rio, ele que lhe meta nas mãos o varejão, assim o outro ficará sendo o barqueiro e ele estará livre.
Tendo arrancado os três cabelos de ouro e obtido resposta para as três perguntas, a avó deixou o velho Satanás dormir sossegado até à manhã do dia seguinte.
Assim que ele saiu de casa, a velha tirou a formiga das dobras de sua saia, restituindo-lhe o aspecto humano.
Aqui tens os três cabelos de ouro, - disse, - e certamente ouviste as respostas do Diabo às tuas três perguntas.
- Ouvi, sim - disse o rapaz, - e as gravei na memoria.
- Bem, agora não precisas mais nada, - disse a velha; - podes, portanto, seguir teu caminho.
O rapaz agradeceu contentíssimo à velha por tê-lo tirado das dificuldades e deixou o inferno, muito feliz por ter-se saído tão bem.
Quando chegou à margem do rio e encontrou o barqueiro, que aguardava a resposta prometida, disse-lhe:
- Leva-me primeiro para o outro lado; depois eu te direi o que deves fazer para livrar-te.
Tendo atingido a-outra margem, deu-lhe o conselho do Diabo:
- Quando vier alguém e quiser atravessar o rio, dá-lhe o teu varejão e safa-te.
Continuou andando, andando, até chegar à cidade onde estava a macieira estéril; ali também a sentinela aguardava a resposta; disse-lhe então o que ouvira do Diabo:
- Matai o rato que está roendo as raízes da árvore e ela tornará a produzir maçãs de ouro.
A sentinela agradeceu e presenteou-o com dois jumentos carregados de ouro. Por fim, chegou à cidade do chafariz seco. Repetiu à sentinela o que ouvira do Diabo:
- Há um sapo debaixo de uma pedra, no fundo de chafariz; é preciso encontrá-lo e matá-lo para que torne a jorrar vinho em abundância do chafariz.
A sentinela agradeceu e deu-lhe outros dois jumentos carregados de ouro.
Finalmente, o filho da sorte chegou à casa de sua mulher, que ficou radiante por tornar a vê-lo e ouvir contar como tudo lhe correra bem. Depois, foi entregar ao Rei o que este exigira: os três cabelos de ouro do Diabo. Vendo, porém, os quatro jumentos carregados de ouro, o Rei alegrou-se muito e disse:
- Agora estão satisfeitas todas as condições, portanto, podes ficar com minha filha. Mas, dize-me, querido genro) de onde provém todo esse ouro? Esse imenso tesouro?
- Atravessei um rio, - respondeu o rapaz, - e encontrei-o na areia na margem.
- Poderei, também, ir buscar um pouco para mim? - perguntou o rei cobiçoso.
- Quanto quiserdes, - respondeu-lhe ele. - No rio há um barqueiro; pedi-lhe que vos transporte para a outra margem e aí podereis encher quantos sacos desejardes.
Cheio de cobiça, o Rei pôs-se, imediatamente, a caminho; quando chegou ao rio, pediu ao barqueiro que o transportasse para a outra margem. O barqueiro encostou o barco no ancoradouro e mandou que se sentasse. Ao chegar à margem oposta, o barqueiro entregou-lhe o varejão, pulou fora do barco e desapareceu.
E, com isso, o rei teve de ser o barqueiro, em punição de seus pecados.
- E ainda continua lá, indo e vindo feito um barqueiro?
- Como não? Quem mais conhecia a história para o livrar do castigo?