Ba sợi tóc vàng của con quỷ


Чёрт с тремя золотыми волосками


Ngày xưa có một người đàn bà nghèo sinh được một con trai. Khi đứa trẻ ra đời người ta nhìn thấy chỏm đầu của nó còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa. Thời gian đó nhà vua đang muốn hiểu lòng dân nên di hành. Nhà vua hỏi dân làng rằng trong làng có sự gì lạ không, họ tâu:
- Gần đây ở làng có một bé trai khi sinh ra chỏm đầu còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa.
Vốn tính độc ác, nghe nói vậy nhà vua tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, làm ra vẻ thương người thích trẻ, vua nói:
- Các bác nghèo khó, để tôi nuôi nấng dạy dỗ cháu cho.
Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, nhưng rồi thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng nên họ nghĩ:
- Thằng con trai mình chắc là một đứa tốt số, lại được nuôi nấng dạy dỗ nữa thế nào cũng làm nên sự nghiệp.
Nên cuối cùng hai vợ chồng cũng bằng lòng trao con cho người lạ mặt.
Vua đặt đứa bé vào một cái hòm và tiếp tục lên đường. Tối một chỗ nước sâu, vua cho ném hòm xuống nước, trong bụng nghĩ:
- Thế là ta đã giải thoát cho con gái ta khỏi anh chàng rể bất đắc dĩ này.
Nhưng cái hòm không chìm, nó nổi trôi theo dòng nước - như một chiếc tàu con và không có một giọt nước nào thấm vào trong. Hòm cứ trôi lềnh bềnh như vậy, hòm bị mắc lại ở cối xay nước cách kinh thành hai dặm. May đúng lúc đó thì thằng bé xay bột trông thấy, nó lấy câu liêm mắc kéo vào, lòng mừng sẽ vớ được vàng châu báu, nhưng khi mở hòm ra chỉ thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó bế đứa bé cho hai vợ chồng chủ cối xay.
Hai vợ chồng này không có con nên rất mừng và nói:
- Đúng là trời còn thương vợ chồng nhà mình.
Đứa bé lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của hai vợ chồng chủ cối xay.
Một hôm, trời mưa to vua phải vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi hai vợ chồng người xay bột có phải chàng trai cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:
- Tâu bệ hạ không phải. Đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười sáu năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt theo dòng nước và mắc lại ở cửa cổng nhà xay. Thằng bé phụ việc nhà chúng tôi trông thấy và vớt nó lên:
Vua nghĩ ngay tới đứa bé tốt số mà mình đã ra lệnh vứt xuống nước, vua nói:
- Các ngươi là những người dân hiền lành, ta muốn nhờ đứa con trai của các ngươi mang thư đến cho hoàng hậu được không? Đây ta thưởng cho hai đồng tiền vàng về chuyện đó.
Bố mẹ nuôi thưa:
- Vâng, chúng tôi xin làm theo ý nhà vua.
Đứa con trai được bố mẹ dặn chuẩn bị đi đưa thư.
Trong thư nhà vua gửi cho hoàng hậu ghi: "Khi nhận được thư này thì hãy giết ngay tên đưa thư và đem chôn. Phải thi hành lệnh này trước khi ta về."
Chàng thanh niên cầm thư và lên đường ngay, nhưng dọc đường chàng bị lạc ở trong cánh rừng rộng lớn. Trong bóng đêm chập chùng, chàng thấy có một ánh đèn le lói, cứ hướng ấy mà đi, lại gần thì đó là một căn nhà nhỏ.
Bước vào nhà, chàng thấy một bà lão đang ngồi bên lò sưởi. Sự xuất hiện của chàng làm cho bà lão giật mình hoảng sợ và cất tiếng hỏi:
- Con từ đâu tới đây? Con muốn đi đâu nữa?
Chàng trai đáp:
- Con từ nhà xay tới đây. Con được lệnh mang thư tới cho hoàng hậu. Con xin ngủ lại đêm nay ở đây, vì con bị lạc trong rừng.
- Tội nghiệp con quá. Con đã lạc vào nhà của bọn cướp. Chúng về chúng sẽ giết con mất.
Chàng trai nói:
- Ai về cũng vậy thôi, cháu chẳng sợ. Cháu mệt lắm, không thể nào nhấc chân đi tiếp được nữa.
Thế là chàng duỗi chân lăn ra ngủ ngay trên ghế dài.
Lát sau bọn cướp lục tục kéo về, chúng giận dữ hỏi người lạ nào mà lại dám nằm ngủ ở đó. Bà lão nói:
- Trời ơi! Thằng bé chẳng có tội tình gì đâu, nó phải mang thư cho hoàng hậu nhưng lại bị lạc trong rừng, thấy nó tội quá nên tôi bảo nó ở lại đây.
Bọn cướp bóc ngay thư ra đọc, thấy nói phải giết ngay người mang thư. Vốn tính nhẫn tâm nhưng tên cướp cũng động lòng thương, hắn xé ngay bức thư kia, viết ngay một bức thư khác nói khi người đưa thư này tới thì phải tổ chức cưới gả công chúa cho người đó trước khi nhà vua về. Rồi bọn cướp cứ để mặc chàng ngủ yên trên chiếc ghế dài cho đến sáng.
Sáng hôm sau, khi chàng tỉnh giấc bọn cướp lại đưa cho chàng bức thư và còn chỉ cho chàng đường đi tới hoàng cung.
Nhận được thư của nhà vua, hoàng hậu tổ chức ngay lễ cưới cho anh chàng đưa thư tốt số. Lễ cưới được tổ chức linh đình trong hoàng cung. Công chúa sống hạnh phúc và mãn nguyện bên người chồng đẹp trai và vui tính.
Sau đó ít lâu nhà vua mới về tới hoàng cung, lúc đó mới biết rằng lời tiên tri đã thành sự thực, lễ thành hôn với công chúa đã được thực hiện. Vua hỏi:
- Sao lại thế này nhỉ? Trong thư ta ra lệnh hoàn toàn khác cơ mà.
Hoàng hậu lấy thư đưa cho nhà vua xem. Xem thư vua biết ngay là thư đã bị đánh tráo, bèn cho gọi chú rể tới hỏi bức thư chính nhà vua viết đâu, sao lại mang bức thư này đưa cho hoàng hậu. Chàng trai thưa:
- Tâu bệ hạ, con không biết gì về chuyện đó. Chắc ban đêm trong lúc con ngủ say ở trong rừng thì có người đã tới đánh tráo thư.
Nổi trận lôi đình nhà vua nói lớn:
- Tại sao câu chuyện lại dễ như vậy nhỉ? Ai muốn lấy được công chúa người đó phải xuống âm phủ lấy ba sợi tóc vàng của con quỷ mang về đây cho ta. Nếu ngươi làm nổi điều đó thì vẫn có thể trở lại hoàng cung sống bên công chúa.
Vua định làm như thế để nhanh chóng tống khứ vĩnh viễn chàng trai kia. Nhưng đứa trẻ tốt số kia lại nói:
- Chắc chắn ba sợi tóc vàng của con quỷ con sẽ lấy được, con đâu có sợ quỷ.
Ngay sau đó chàng chào mọi người và lên đường. Vừa mới đặt chân tới cổng thành một thành phố lớn, chàng bị lính canh gặng hỏi: Chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.
Chàng đáp:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Tên lính canh nói tiếp:
- Thế anh vui lòng bảo giùm cho chúng tôi biết, tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn luôn chảy ra toàn rượu vang, nay giếng cạn khô, nước cũng chẳng có huống chi là rượu.
Chàng nói:
- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Rồi chàng lại tiếp tục lên đường. Tới trước cổng thành một thành phố khác, lính canh lại hỏi chàng giỏi nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.
Chàng lại nói:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Lính canh nói:
- Thế anh vui lòng bảo cho chúng tôi biết, tại sao cây táo ở trong thành này khi xưa tốt tươi, ra toàn táo vàng, nay nó trơ trụi, ngay một chiếc lá cũng không có.
Chàng đáp:
- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Chàng lại tiếp tục lên đường. Tới bờ một con sông lớn, người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề ấy.
Chàng đáp:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Người lái đò nói:
- Thế anh vui lòng bảo cho tôi biết, tại sao tôi cứ phải chở đò cho khách qua lại khúc sông này mà chẳng thấy có ai tới thay phiên.
Chàng trai đáp:
- Rồi bác sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Qua tới bờ sông bên kia, chàng thấy đường đi xuống âm phủ. Cổng âm phủ tối om, ám khói bám khắp mọi nơi. Con quỷ không có nhà. Chỉ có bà giúp việc đang ngồi trên một chiếc ghế bành rộng, dáng không có vẻ độc ác. Bà hỏi:
- Con muốn chi ở đây?
- Con muốn lấy được ba sợi tóc vàng của quỷ, nếu không thì con sẽ mất vợ.
- Ý muốn ấy táo tợn đấy. Con quỷ về nhà mà thấy con ở đây thì con mất đầu đấy. Nhưng thôi, thấy con cũng dễ mến, ta sẽ tìm cách giúp cho.
Bà làm phép biến chàng thành con kiến và dặn:
- Hãy nấp ngay trong nếp váy của ta thì sẽ an toàn.
Chàng đáp:
- Vâng thế thì hay quá. Nhưng con có ba điều muốn biết. Một là cái giếng chảy ra toàn là rượu vang, bỗng dưng cạn khô, không có lấy một giọt nước? Hai là tại sao cây táo ở thành phố kia trước xanh tươi, ra toàn quả vàng, bỗng dưng trơ trụi, ngay một cái lá cũng không có? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở khách qua lại một khúc sông mà không có ai tới thay phiên?
Bà già nói:
- Ba câu hỏi này khó thật. Con hãy thật im lặng, lắng tai nghe những điều con quỷ nói.
Trời vừa sẩm tối con quỷ về nhà. Vừa mới bước chân vào nhà nó đã phát hiện ra ngay có mùi gì lạ. Nó hỏi:
- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người, có phải đúng thế không?
Nó tự đi lùng sục khắp các xó nhưng chẳng thấy gì. Bà lão giả tảng la nó:
- Nhà vừa mới quét dọn ngăn nắp, vừa về nhà mà đã làm lộn xộn rồi. Lúc nào cũng chỉ nghĩ tới mùi thịt người. Nào ngồi xuống đi mà ăn bữa tối.
Ăn uống xong, con quỷ thấy thấm mệt, nó tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho nó. Mới được một lát nó đã ngủ say thở ngáy rất to. Lúc đó bà già mới nhổ một sợi tóc vàng của nó và để sợi tóc sang bên cạnh. Bị đau con quỷ giật mình hỏi:
- Ái, bà tính làm gì thế?
Bà lão nói:
- Tôi nằm mộng thấy sự chẳng lành, sợ quá nên tôi nắm tóc anh đấy.
Con quỷ nói:
- Bà mộng thấy cái gì đấy?
- Tôi nằm mộng thấy một cái giếng ở chợ đang chảy ra toàn rượu vang bỗng nó cạn khô, đến một giọt cũng không có. Không hiểu ai là người gây ra chuyện ấy?
Con quỷ đáp:
- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi núp trong khe một tảng đá lớn. Giết con cóc đó đi thì rượu vang lại chảy ra.
Bà lão lại tiếp tục bắt chấy cho con quỷ. Đợi lúc nó ngủ say, tiếng ngáy rung cả kính cửa sổ, bà già lại nhổ sợi tóc thứ hai. Đau quá con quỷ cáu la:
- Trời, sao đau thế, bà làm gì đấy?
Bà lão đáp:
- Xin đừng cáu giận nhé. Tôi đang mơ bỗng giật mình tỉnh dậy đấy.
Con quỷ hỏi:
- Lại mộng gì thế?
- Trong mơ tôi thấy ở vương quốc có một cây táo đang tươi tốt, ra toàn quả vàng, bỗng dưng nó tàn lụi, một cái chồi, một cái lá cũng không có, thế là nguyên nhân tại sao?
- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Có một con chuột đang gặm gốc cây. Giết con chuột đó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu cứ để chuột gặm rễ cây như thế thì cây sẽ lụi chết hẳn. Này, nhưng bà đừng có mộng mị gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên tí nào, nếu còn đánh thức tôi dậy nữa tôi cho cái bạt tai đấy.
Bà lão hứa sẽ để ngủ yên và lại bắt chấy cho nó. Khi nó ngủ đã say và ngáy, bà cầm chặt chân một chiếc tóc và nhổ sợi tóc thứ vàng ba.
Đau quá con quỷ vung tay vùng dậy toan bạt tai bà lão, bà lão ngọt lành với nó:
- Khổ nỗi toàn ác mộng thì biết làm thế nào?
Con quỷ trở nên tò mò, nó hỏi:
- Thế bà mộng thấy gì mà ghê vậy?
- Trong mơ tôi nghe thấy một người chèo đò than rằng tại sao bác ta lại cứ phải chèo đò chở khách qua lại mãi mà không có người tới thay. Ai là người gây ra chuyện ấy nhỉ?
Con quỷ đáp:
- Trời, sao ngốc vậy. Nếu có khách nào muốn qua sông, thì hắn chỉ việc ấn mái chèo vào tay người ấy để họ chèo lấy, thế là hắn thoát nợ. Người kia sẽ thay hắn nghề chở đò.
Giờ thì mọi việc đã xong, ba sợi tóc vàng đã nhổ được, ba câu hỏi cũng đã được giải đáp, bà lão để con quỷ ngủ yên lành một mạch tới sáng.
Khi con quỷ lại ra đi và đi khuất khỏi nhà, bà liền bắt con kiến trong nếp váy ra, hóa phép biến nó lại nguyên hình người.
Bà nói:
- Đây là ba sợi tóc vàng ta lấy cho con. Còn ba câu trả lời thì chắc con đã nghe rõ khi con quỷ nói.
Chàng đáp:
- Vâng, con có nghe được những điều nó nói. Chắc con không quên những điều ấy.
Bà lão nói tiếp:
- Việc coi như ta đã giúp xong. Giờ con có thể đi việc con được rồi.
Chàng chân thành cảm ơn bà lão đã giúp chàng vượt được những khó khăn trong cơn nguy khốn.
Chàng rời ngay âm phủ, thẳng hướng đi về nhà, trong lòng vui phơi phới vì mọi việc đều được như ý.
Khi chàng gặp lại bác lái đò, bác xin chàng nói cho biết câu giải đáp mà chàng đã hứa khi trước. Chàng tốt số nói:
- Bác chở tôi sang bờ bên kia cái đã, lúc đó tôi sẽ nói cách bác thoát nợ chở đò.
Đặt chân lên tới bờ bên kia, chàng nói với bác lái đò câu giải đáp của con quỷ:
- Khi nào lại có người đi đò qua sông, bác hãy ấn mái chèo vào tay người ấy.
Chàng tốt số lại tiếp tục cuộc hành trình, đến thành phố nơi có cây trụi quả, lính canh cũng đang đứng chờ chàng nói cho biết cách giải. Chàng nhắc lại cho họ biết những điều chính chàng nghe con quỷ nói:
- Hiện có một con chuột đang gặm rễ cây. Hãy giết nó đi, sau đó cây lại ra những quả táo vàng.
Lính canh cám ơn chàng rối rít, để tưởng thưởng công cho chàng họ biếu hai con lừa tải nặng vàng.
Sau cùng chàng tới thành phố có giếng bị cạn khô, chàng nói cho lính canh biết con quỷ đã nói gì về chuyện này:
- Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi nấp sau một hòn đá to, phải tìm nó giết đi, sau đó rượu vang lại chảy tuôn ra nhiều như xưa.
Lính canh cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa chở nặng vàng.
Đi mãi, đi hoài, cuối cùng chàng cũng về tới nhà. Người vợ mừng vui khôn xiết vì những ý định của chồng khi ra đi đều toại nguyện.
Ba sợi tóc vàng của quỷ mà nhà vua nói chàng cũng có trong tay, giờ chàng đem dâng lên vua. Nỗi vui mừng của nhà vua càng tăng lên khi nhìn thấy sau lưng chàng là bốn con lừa tải năng vàng. Nhà vua nói:
- Con đã thực hiện xong những điều kiện ta đặt ra, giờ con có thể sánh vai cùng công chúa. Con rể yêu quý ơi, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Con hãy nói cho ta hay đi. Chỗ này đúng là một kho báu vô giá.
Chàng thưa:
- Những thứ này con lấy ở bên kia sông, thay vì là cát thì ở đó toàn là vàng.
Máu tham nổi lên, nhà vua hỏi:
- Ta có thể đến đó được không?
Chàng rể đáp:
- Bẩm bệ hạ muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia, ở đó bệ hạ có thể đổ đầy bao lớn bao nhỏ mang theo.
Ông vua tham lam vội lên đường ngay. Khi tới bờ sông, nhà vua vẫy gọi lái đò để qua sông. Đò cập bến, người lái đò mời nhà vua xuống thuyền. Khi cập bến bờ bên kia, bác lái đò ấn mái chèo vào tay vua, rồi nhảy thoát lên bờ. Vì tham lam nên phải chịu tội. Giờ đây nhà vua phải chèo đò chở khách qua sông.
- Thế giờ nhà vua có còn chèo đò nữa không?
- Không chính nhà vua thì còn ai nữa! Chẳng có một ai cầm mái chèo đò thay vua cả!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Одна бедная женщина родила сыночка, и так как он родился в рубашке, то и было ему предсказано, что он уже на четырнадцатом году получит королевскую дочку в жены.
Случилось так, что вскоре после этого сам король прибыл в ту же деревню и никто не знал, что он король.
Стал он у людей расспрашивать, что новенького, и ему рассказали: "Родился на этих днях ребенок в рубашке; а уж кто так-то родится, тому во всем удача! Вот ему уж и вперед предсказано, что на четырнадцатом году король ему свою дочь отдаст в жены".
Король, человек недобрый, на это предсказание прогневался, пошел к родителям ребенка, прикинулся ласковым и сказал: "Бедняки вы горемычные, отдайте мне вашего ребенка, я уж о нем позабочусь".
Сначала-то родители отказывались, но так как чужак предлагал им за ребенка чистое золото, да притом же они еще подумали: "Это ведь счастливчик родился, у него и так во всем удача будет", - то под конец согласились и отдали ему ребенка.
Король сунул ребенка в ящик и поехал с ним путем-дорогою, пока не приехал к омуту; туда и бросил он этот ящик и подумал: "Вот я и избавил дочку от непрошеного жениха".
А ящик-то не потонул и стал корабликом плавать по поверхности воды - и внутрь его не прошло ни капельки.
Поплыл он по воде и приплыл в окрестности королевской столицы, к мельнице; у мельницы на плотине он и застоялся.
Работник с той мельницы, который, по счастью, стоял на плотине и тот ящик заметил, подтянул его багром к берегу и думал в нем найти большие сокровища, а вместо того, вскрыв ящик, увидел в нем славного мальчугана, крепенького и здоровенького.
Он принес его к мельнику с мельничихой, а так как у них детей не было, они очень этому мальчугану обрадовались и сказали: "Бог нам его послал!" И затем воспитали маленького найденыша, и он стал у них расти во всякой добродетели.
Случилось, что однажды во время грозы завернул на их мельницу король и спросил у мельника с мельничихой, не сын ли их этот взрослый паренек. "Нет, - отвечали они, - это найденыш; лет четырнадцать тому назад его в ящике к нашей плотине принесло, а наш работник его из воды вытащил".
Тут король увидел, что это не кто иной, как тот же счастливчик, которого он в воду швырнул, и сказал: "А что, милые, не снесет ли ваш паренек от меня письмецо к королеве - я бы ему два золотых за это дал?" - "Отчего же, коли твоей милости угодно", - ответили добрые люди и приказали пареньку изготовиться.
Тогда король написал королеве письмо, в котором было написано: "Как только малый принесет к тебе это мое письмо, приказываю его немедленно убить и схоронить, и все это чтобы было выполнено до моего возвращения домой".
Пошел парень с этим письмом, да заплутал, и проплутал до вечера, и попал в большой лес. В темноте увидел он небольшой огонек, пошел на него и прибыл к избушке.
Когда он вошел в избушку, там сидела старушка у огня одна-одинешенька. Она испугалась, увидевши паренька, и спросила его: "Откуда идешь и куда путь держишь?" - "Иду с мельницы, - отвечал он; - а путь держу к королеве - письмо ей передать должен; да вот заблудился в лесу, так нельзя ли мне здесь переночевать?" - "Ах ты, бедняга! - сказала ему старушка. - Ведь ты зашел в разбойничий притон, и когда разбойники вернутся, они тебя убьют". - "А кто бы ни пришел, - сказал юноша, - я не боюсь; да и притом, я так притомился, что все равно не могу идти дальше". Вытянулся на лавке, да и заснул.
Вскоре после того пришли разбойники и спросили гневно, что это за чужой мальчуган тут разлегся. "Ах, - сказала старушка, - это невинное дитя - в лесу, вишь, заблудился, и я его впустила сюда из состраданья: а послан он с письмом к королеве".
Разбойники вскрыли письмо и прочли в нем приказание этого малого убить тотчас, как только он придет. Тут разбойники отнеслись к нему с состраданием, и их атаман, разорвав письмо, написал другое, в котором было прописано, чтобы этого паренька тотчас по прибытии обвенчать с королевской дочкой.
И вот они дали ему полную возможность выспаться на лавке до следующего утра, а когда он проснулся, то письмо ему отдали и настоящую дорогу ему указали.
Королева же по получении письма прочитала его и поступила по выраженной в нем воле - приказала устроить пышное свадебное торжество и обвенчать королевскую дочку со счастливчиком. А так как юноша был красив и очень ласков, то и королевна жила с ним в полном удовольствии и согласии.
Несколько времени спустя король вернулся в свой замок и увидел, что предсказание сбылось и счастливчик таки обвенчан с его дочерью. "Как это могло случиться? - сказал он. - Ведь я же в письме моем совсем иной наказ давал".
Тогда королева подала ему письмо и сказала, что он может сам увидеть, что в письме написано. Король прочел письмо и убедился в том, то его письмо подменено другим.
Он спросил у юноши, куда девал он вверенное ему письмо и почему заменил его другим. "Ничего об этом не ведаю, - отвечал тот, - разве что ночью его мне подменили, когда я заночевал в лесу". Тогда разгневанный король сказал: "Ну, это тебе не сойдет даром! Кто хочет быть мужем моей дочки, тот должен мне добыть из преисподней три золотых волоска с головы черта; коли принесешь мне то, чего я требую, оставайся мужем дочки".
Король думал таким образом от него навсегда отделаться. Но счастливчик отвечал ему: "Изволь, принесу тебе три золотых волоска - ведь я черта-то нисколько не боюсь".
Затем он распростился с королем и пустился в странствие. Путем-дорогою дошел он до большого города, где привратник, впуская его, спросил, какое ремесло он разумеет и что знает. "Да я все знаю", - отвечал счастливчик. "Так окажи нам одолжение, - заговорил сторож, - скажи, почему наш фонтан на базарной площади, из которого прежде било струею вино, теперь совсем иссяк и даже воды не дает?" - "Это я вам все разъясню, - сказал юноша, - вот только дайте мне назад воротиться".
Затем пошел он далее и пришел к другому городу; и тут привратник спросил его, какое он ремесло разумеет и что знает. "Да я все знаю", - отвечал юноша. "Так сделай одолжение, объясни ты нам, почему одно дерево в нашем городе, на котором в былое время росли золотые яблоки, теперь даже и листьев на себе не носит?" - "Это я вам все разъясню, - сказал юноша, - подождите только моего возвращения".
И пошел далее, и пришел к большой реке, через которую ему надо было переправиться. Тут перевозчик спросил его, какое ремесло он разумеет и что знает. "Да я все знаю", - сказал юноша. "Так сделай одолжение, скажи мне, почему я должен век свой тут взад и вперед переезжать и никак от этого избавиться не могу?" - "Ты это узнаешь, - отвечал юноша, - дай только мне назад вернуться".
Чуть только переправился он через реку, как наткнулся на вход в преисподнюю.
В самой преисподней стены были черны от сажи и копоти; а самого-то черта дома не было, и только его мать сидела на своем просторном кресле. "Чего тебе?" - спросила она у юноши и на вид показалась ему совсем не злой. "Да вот, надо бы мне раздобыться тремя золотыми волосками с головы черта, - отвечал юноша, - а не то придется мне с женой расстаться". - "Ну, ты уж очень многого захотел, - сказала она, - ведь если черт вернется да найдет тебя здесь, так тебе несдобровать; но мне тебя жаль, и я посмотрю, не могу ли я тебе чем помочь".
Она оборотила его мурашом и сказала: "Заползи в складки моего платья, там тебе ничего не приключится дурного". - "Это все так, - сказал юноша, - но мне этого мало; мне бы надо было еще вот что узнать: почему фонтан, который прежде вином бил, теперь иссяк и даже воды не дает? Почему дерево, на котором в былое время росли золотые яблоки, теперь даже и листьев на себе не носит? И еще: почему один перевозчик должен все ездить взад и вперед от берега к берегу и никак от этого избавиться не может?" - "Мудреные ты задал мне вопросы, - отвечала она, - однако посиди смирненько да тихонько, да прислушайся к тому, что станет отвечать черт, когда я у него буду выдергивать три золотых волоска".
С наступлением вечера и черт вернулся домой. Едва вступил он в преисподнюю, как уж почуял, что воздух в ней не тот. "Чую, чую я здесь человечье мясо, - сказал он. - Тут что-нибудь не так".
И пошел он заглядывать по всем уголкам и закоулкам - и нигде ничего не нашел. А его мать давай его бранить: "Только-только выметено все и в порядок приведено, а ты мне опять все испортишь! Нанюхался там человечьего мяса, так оно тебе везде и чудится. Садись и ешь свой ужин".
Когда он наелся и напился, то почувствовал утомление, положил матери голову на колени и попросил, чтобы она у него в голове поискала.
Немного прошло времени, а уж он и засопел, и захрапел. Тогда старуха выискала у него в голове золотой волосок, вырвала его и положила в сторонке. "Ай-ай! - крикнул черт. - Что это с тобой?" - "Да вот, приснился мне такой нехороший сон, - отвечала ему мать, - что я тебя и ухватила за волосы". - "Что же такое тебе приснилось?" - спросил черт. "Приснилось мне, что фонтан на базарной площади, из которого некогда струей било вино, вдруг так иссяк, что теперь из него и воды не добыть… Что бы этому за причина?" - "Эх, кабы они только знали! - отвечал черт. - В том фонтане сидит под одним камнем жаба; и если они ту жабу убьют, так вино-то опять из него струей бить станет".
Стала опять у него мать в голове перебирать, и перебирала, пока он совсем не заснул и не захрапел так, что окна дрожали. Тогда вырвала она у него второй золотой волосок. "У-у! что это ты делаешь?" - гневно крикнул черт. "Не посетуй на меня! - отозвалась мать. - Ведь это я во сне". - "Да что тебе там опять приснилось?" - "А вот приснилось, что в некотором царстве стоит дерево, и на том дереве прежде, бывало, золотые яблоки росли, а теперь и листьев нет. Что бы этому могло быть причиной?" - "Ээ, кабы они знали да ведали! - отвечал черт. - У того дерева корень гложет мышь; стоит только ту мышь убить, и на дереве опять будут расти золотые яблоки; а если ей еще дадут глодать тот корень, так дерево и совсем засохнет. Но только ты, пожалуйста, не тревожь меня больше своими снами; а если потревожишь, я тогда с тобой по-свойски расправлюсь!"
Матери удалось его опять успокоить, и она снова стала перебирать у него в волосах, пока он не заснул и не стал храпеть. Тогда она ухватила и третий золотой волосок и вырвала его.
Черт вскочил, закричал во всю глотку и хотел с нею круто обойтись, но она еще раз его умаслила и сказала: "Что ты станешь с этими дурными-то снами делать!" - "Да что же тебе могло сниться?" - спросил он, любопытствуя узнать ее сон. "Да вот, снился мне перевозчик, который все жалуется на то, что ему век свой приходится взад и вперед по реке ездить и никак он от этого освободиться не может. Что бы тому за причина?" - "Э-эх, дурень-дурень! - отвечал черт. - Да ведь стоит ему только передать шест в руки первому, кто в его лодке переезжать вздумает, тогда он и освободится; а тот должен будет стать на его место перевозчиком".
Так как мать вырвала у него из головы все три золотых волоска и на все три вопроса получила ответы, то она оставила старого черта в покое и дала ему выспаться до самого рассвета.
Когда черт опять убрался из дому, старуха добыла мураша из складок своего платья и вновь возвратила счастливчику его человеческий образ. "Вот тебе три золотых волоска, - сказала она, - да и ответы черта на твои три вопроса ты, вероятно, тоже слышал?" - "Да, - отвечал тот, - слышал и запомнил их". - "Ну, так ты получил все, что хотел, - сказала она, - и теперь можешь идти своею дорогою".
Он поблагодарил старуху за помощь, покинул преисподнюю и рад был радешенек, что ему все так удачно сошло с рук. Когда он пришел к перевозчику, тот потребовал у него обещанного ответа. "Сначала перевези меня, - обещал счастливчик, - тогда и скажу, как тебе от твоей беды избавиться".
И когда тот перевез его на противоположный берег, он передал ему совет черта: "Как придет кто-нибудь еще и захочет переехать, передай ему только шест в руки".
Пошел он далее и прибыл к городу, в котором стояло неплодное дерево; и здесь привратник потребовал от него ответа. Он и тому сказал то же, что слышал от черта: "Убейте мышь, которая гложет корень дерева, и оно опять станет приносить золотые яблоки".
Поблагодарил его сторож и в награду дал ему двух ослов, навьюченных золотом.
Наконец прибыл он к городу, в котором фонтан иссяк. И там тоже он передал привратнику то, что слышал от черта: "Сидит жаба в фонтане под камнем, ее должны вы сыскать и убить, тогда и фонтан ваш опять будет вином бить".
Сторож поблагодарил его и тоже подарил ему двух ослов, навьюченных золотом.
Наконец счастливчик прибыл домой к жене своей, которая сердечно обрадовалась, свидевшись с ним и услышав, какая ему во всем была удача.
Королю он принес то, что тот требовал, - три золотых волоска; а когда тот еще увидал четырех ослов с золотом, то был совершенно доволен и сказал: "Ну, теперь все условия выполнены, и дочь моя может остаться твоею женою. Но скажи ты мне, милый зятек, откуда у тебя столько золота? Ведь тут немалое сокровище!" - "Да вот, переправлялся я через реку, - отвечал тестю зять, - так с той реки с собою прихватил: там оно заместо песку на берегу валяется". - "А что же? Мне, пожалуй, оттуда можно золота понабраться?" - сказал король, и глаза у него разгорелись от жадности. "Сколько душе угодно, - отвечал зять, - там на реке и перевозчик есть; велите ему перевезти вас на противоположный берег, там и нагребете золота полнехоньки мешки".
Жадный король поспешно собрался в путь, и когда прибыл к реке, то кликнул перевозчика, чтобы тот его переправил.
Перевозчик и подплыл к берегу, и пригласил его в свою лодку, и на другой берег его перевез; а там передал ему шест в руки, да и выпрыгнул из лодки.
Вот и пришлось королю за его грехи быть на реке перевозчиком. Может, и теперь на том перевозе живет.
Небось, никто у него шеста не возьмет!