Bác thợ xay bột và con quỷ


Dziewczyna bez rąk


Ngày xưa có một bác thợ xay bột. Bác ngày càng trở nên nghèo túng. Gia tài của bác giờ đây chỉ có cối xay và cây táo sau nhà.
Có lần bác vào rừng kiếm củi, bỗng có một ông cụ bước tới nói:
- Bác làm gì phải khổ như thế này. Tôi sẽ làm cho bác giàu có, nhưng bác phải hứa cho tôi cái đứng đằng sau cái cối xay.
Bác nghĩ:
- Đứng sau cái cối xay chẳng có gì khác ngoài cây táo.
Rồi bác nói:
- Cũng được.
Nghe bác hứa, ông cụ cười mỉa và nói:
- Ba năm nữa tôi sẽ đến lấy cái bác hứa với tôi.
Và ông đi mất. Về tới nhà, bác thợ xay bột gặp vợ ra đón và hỏi:
- Ông nói cho tôi biết đi tại sao tự nhiên tiền của đầy ắp nhà, chẳng thấy bóng người nào tới nhà mà tất cả tủ, rương đầy tiền của. Tôi chẳng hiểu sao lại như vậy?
Bác đáp:
- Có một ông cụ lạ mặt tôi gặp ở trong rừng, ông cụ hứa sẽ giúp tôi giàu có. Còn tôi hứa cho ông cụ cái đứng sau cái cối xay. Tất nhiên có thể cho ông cụ cây táo.
Vợ hoảng sợ nói:
- Trời, ông ơi là ông. Đó là con quỷ. Nó đâu có nghĩ tới cây táo. Ý nó đòi con gái chúng ta, nó hay quét dọn sau cái cối xay.
Con gái bác thợ xay bột vừa xinh lại vừa ngoan. Ở nhà cô hết sức nghe lời bố mẹ.
Thấm thoát thời gian ba năm cũng trôi qua. Ngày con quỷ tới bắt cô đi đã tới, cô tắm rửa sạch sẽ, đứng vào giữa vùng nguyệt quế vẽ bằng phấn. Con quỷ tới rất sớm, nhưng nó không làm sao tới gần được. Nó nổi giận nói với bác thợ xay bột:
- Phải đổ hết nước đi, để cho con gái ông không tắm rửa được. Có thế thì ta mới bắt đi được.
Bác thợ xay bột hoảng sợ, đem đổ hết nước đi.
Sáng sớm ngày hôm sau con quỷ tới. Trước đó cô gái đã khóc nhiều, lấy tay chùi nước mắt, vì thế con quỷ cũng không sao lại gần cô được. Nó nổi nóng, quát bác thợ xay bột:
- Chặt hai tay nó đi, không ta không sao lại gần được!
Kinh hoàng, bác thợ xay bột nói:
- Có ai lại đi chặt tay con bao giờ!
Con quỷ nói dọa:
- Nếu không làm thì ta bắt chính ngươi đó.
Bác thợ xay bột đâm ra khiếp sợ, bác hứa sẽ làm theo lời quỷ. Bác nói với con gái:
- Con ơi, nếu cha không chặt tay con, quỷ sẽ bắt cha đi. Trong lúc khiếp sợ cha đã hứa làm việc đó. Con hãy tha thứ cho cha, nếu cha làm việc đó.
Cô con gái nói:
- Cha yêu quý, con là con, cha cứ làm đi.
Rồi cô đưa hai tay ra cho chặt. Cô gái cũng khóc nhiều nên nước mắt thấm ướt hết bí tất vớ.
Khi con quỷ tới thì nó cũng không sao tới gần được, nhưng nó chẳng còn quyền gì với cô nữa.
Bác thợ xay bột nói với con gái:
- Cha trở nên giàu có nhờ con, vì vậy cha muốn hết sức chăm sóc thương yêu con.
Cô con gái thưa:
- Thưa cha, con không thể ở lại đây, con phải ra đi. Những người tốt bụng sẽ cho con những gì con cần.
Cô để cho buộc hai cánh tay rời vào sau lưng. Khi mặt trời mọc thì cô lên đường, cô đi suốt cả ngày. Cho tới khi tối trời thì cũng là lúc cô tới bên cạnh vườn ngự uyển. Dưới ánh trăng mờ ảo cô nhìn thấy cây trong vườn rất sai quả. Bao quanh vườn là hào nước, làm sao cô có thể bước sang được! Cô đi suốt ngày không nghỉ, không ăn, không uống, nên giờ người vừa đói vừa mệt. Cô nghĩ bụng:
- Trời, nếu mình ở trong vườn thì có thể ăn trái cây cho đỡ đói. Nếu không có lẽ mình sẽ chết đói.
Cô quỳ xuống cầu Chúa. Bỗng có Thiên thần tới mở cửa tháo nước, thế là con hào chạy quanh khu vườn cạn, cô có thể lội bước sang bên vườn ngự uyển. Thiên thần đi cùng với cô sang vườn ngự uyển. Cô hái một quả lê ăn cho đỡ đói. Lê trong vườn được đếm đi đếm lại nhiều lần nên ai ăn là biết ngay. Người coi vườn nhìn thấy bóng người hái lê, nhưng lại thấy có bóng Thiên thần đứng bên cạnh nên cứ tưởng cô gái là ma, người coi vườn nín lặng sợ hãi.
Ăn lê xong, cô gái lại bụi cây gần đó ngủ. Sáng hôm sau, khi ra vườn thượng uyển nhà vua thấy thiếu lê nên hỏi người coi vườn, tại sao lê lại thiếu, nếu lê rụng thì tại sao không có ở dưới gốc cây. Người coi vườn thưa:
- Đêm qua có con ma không tay xuất hiện, nó đưa mồm cắn ăn quả lê.
Nhà vua lại hỏi:
- Thế làm sao mà ma lại qua được hào nước sâu? Ăn xong lê thì nó đi đâu?
Người coi vườn thưa:
- Có người mặc đồ trắng như tuyết bay từ trên trời xuống mở cửa cổng tháo nước làm cạn con hào chạy quanh vườn thượng uyển. Vì vậy nên ma mới qua được vườn thượng uyển. Người mặc đồ trắng có lẽ là Thiên thần, thần sợ quá nên không nói được lên lời, mà cũng không dám la lên. Sau khi ăn xong, con ma lại đi mất.
Nhà vua nói:
- Nếu đúng như vậy thì đêm nay Trẫm ở đây canh chừng.
Khi màn đêm buông xuống, nhà vua cùng với một linh mục tới vườn thượng uyển. Linh mục sẽ nói chuyện với con ma. Nhà vua, linh mục và người coi vườn nấp dưới gốc cây quan sát. Đúng giữa đêm khuya thì cô gái bước ra khỏi bụi cây đến bên cây lê cắn ăn. Đứng cạnh cô là Thiên thần mặc đồ trắng. Linh mục bước tới hỏi:
- Mi được Chúa gởi tới đây hay mi là người trần tục?
Cô gái đáp:
- Tôi chẳng phải là ma, tôi là một người nghèo đáng thương bị mọi người ruồng bỏ, nhưng Chúa không ruồng bỏ tôi.
Nhà vua nói:
- Nếu cô bị mọi người ruồng bỏ thì ta đây không ruồng bỏ cô.
Nhà vua đón cô về hoàng cung. Nhà vua rất thương yêu cô, vì cô không những xinh đẹp, mà tính tình hết sức dịu dàng. Nhà vua sai làm cho cô hai cánh tay bằng bạc. Rồi sau đó tổ chức đám cưới.
Năm sau có giặc nên nhà vua phải cầm quân ra trận. Trước khi đi nhà vua nói với thái hoàng hậu:
- Khi nào hoàng hậu sinh thì mẫu hậu thay mặt con chăm sóc và viêt ngay thơ cho con.
Hoàng hậu sinh con trai. Thái hoàng hậu viết ngay thơ báo tin mừng. Sau chặng đường dài, người đưa thơ mệt ngồi nghỉ bên suối rồi thiu thiu ngủ thiếp đi. Con quỷ vốn muốn hại thái hoàng hậu, nó tới tráo thơ, trong thơ nó viết, hoàng hậu sinh ra một con quỷ đực.
Nhà vua giật mình hoảng sợ khi đọc thơ, nhà vua đâm ra buồn rầu, nhưng nhà vua vẫn viết thơ dặn chăm sóc đứa bé chu đáo cho tới khi nhà vua trở về hoàng cung. Người đưa thơ lúc trở về cũng ngủ ngay bên suối. Con quỷ lại tới tráo thơ, trong thơ nó viết, phải giết đứa bé và hoàng hậu đi. Thái hoàng hậu rất hoảng sợ khi đọc bức thơ, bà không thể tin được nên viết ngay thơ cho nhà vua, nhưng một lần nữa bà lại nhận được thơ mà con quỷ đã tráo, trong thơ viết, thái hoàng hậu phải cắt lưỡi, khoét mắt giữ lại để làm tin.
Hoàng thái hậu khóc rất nhiều, vì bà không muốn cảnh thương tâm ấy xảy ra ở ngay chính cháu mình. Đêm bà sai người giết hươu lấy lưỡi và mắt, xong bà bảo hoàng hậu:
- Ta không thể giết hai mẹ con theo lệnh trong thơ của nhà vua. Con không thể ở lại đây được nữa. Hãy đi nơi khác thật xa và đừng bao giờ quay trở lại đây.
Con buộc sau lưng, hoàng hậu vừa đi vừa khóc. Hoàng hậu đáng thương tới một cánh rừng lớn, nàng quỳ xuống lạy Chúa. Thiên thần bay tới, dẫn nàng tới một căn nhà, ở cửa có treo bảng với dòng chữ "Ai cũng có thể ở đây được." Một người đàn bà mặc đồ trắng như tuyết bước ra nói:
- Xin nhiệt liệt đón chào hoàng hậu!
Bà đón hoàng hậu vào nhà. Bà cởi đỡ đứa bé khỏi lưng hoàng hậu, ẳm đứa bé và cho nó bú. Rồi đặt đứa bé ngủ trên chiếc giường nhỏ xinh. Lúc ấy, hoàng hậu hỏi:
- Tại sao bà biết tôi là hoàng hậu?
Bà mặc đồ trắng đáp:
- Tôi là Thiên thần được Chúa phái tới để chăm sóc hoàng hậu và hoàng tử.
Hoàng hậu sống ở trong căn nhà đó bảy năm trong cảnh an nhàn, sung sướng. Vì bà dịu hiền và được Chúa thương nên hai cánh tay mọc lại như lúc trước.
Sau chinh chiến, nhà vua trở về hoàng cung. Việc đầu tiên là nhà vua muốn được gặp hoàng hậu và hoàng tử. Khi nghe nhà vua nói, hoàng thái hậu òa lên khóc nói:
- Con sao lại độc ác vậy! Con ra lệnh phải giết cả hai phải không?
Rồi hoàng thái hậu đưa hai lá thơ cho nhà vua xem và nói:
- Mẹ đã làm đúng như lời dặn trong thơ.
Và bà đưa cho nhà vua xem lưỡi và mắt. Giờ đến nhà vua òa to lên khóc nức nở, nhà vua khóc thảm thiết tới mức hoàng thái hậu phải động lòng nói:
- Con cứ yên tâm. Hoàng hậu và hoàng tử còn sống. Mẹ sai giết hươu để lấy mắt và lưỡi để làm tin, và bảo hoàng hậu hãy địu con đi tới phương trời xa và đừng bao giờ quay trở lại nơi đây, vì nhà vua đang cơn thịnh nộ.
Nhà vua nói:
- Để con đi tới tận cùng trời cuối biển tìm hoàng hậu và hoàng tử, con sẽ không ăn, uống cho tới khi tìm được mới thôi, chỉ trừ khi hai mẹ con chết dọc đường vì đói khát.
Ngay sau đó nhà vua lên đường đi tìm. Nhà vua tìm khắp chốn mọi nơi, tìm suốt bảy năm, tìm cả ở những khe núi cũng như các hang động, nhưng chẳng thấy tăm hơi hai mẹ con. Suốt thời gian đi tìm nhà vua chẳng hề ăn uống, cũng may nhờ trời thương hại nên vẫn đi tiếp được. Cuối cùng nhà vua tới một khu rừng lớn thì thấy một căn nhà nhỏ có treo bảng "Ai cũng có thể ở đây được." Rồi có một người mặc đồ trắng bước ra dắt tay nhà vua và nói:
- Xin nhiệt liệt đón chào nhà vua!
Rồi hỏi nhà vua từ đâu tới. Nhà vua kể:
- Trẫm đã bảy năm đi khắp đó đây tìm hoàng hậu và hoàng tử, nhưng không tìm thấy.
Thiên thần mời nhà vua ăn uống, nhưng nhà vua không ăn, chỉ nằm, lấy khăn che mặt và ngủ thiếp đi một giấc. Thiên thần vào buồng trong gặp hoàng hậu và cậu con trai Buồn Phiền (đó là cái tên mà hoàng hậu đặt cho con trai của mình). Thiên thần bảo:
- Hãy ra buồng ngoài cùng với con trai để gặp lại người nhà.
Hoàng hậu cùng con trai bước ra thì thấy nhà vua nằm, khăn che mặt rớt dưới đất. Hoàng hậu bảo con trai:
- Buồn Phiền, con nhặt chiếc khăn cho cha và đậy che mặt để cha ngủ.
Cậu con trai nhặt chiếc khăn che mặt cho cha. Trong lúc mơ mơ màng màng nhà vua nghe được câu chuyện mọi người nói với nhau nên giả vờ để khăn lại rớt xuống đất. Cậu bé bực mình nói với mẹ:
- Mẹ ơi, con làm gì có cha ở trên trần gian này, người kia chắc không phải là cha con, cha con là Đức chúa trời cơ mà, mẹ vẫn thường dạy con là cha ở trên trời cơ mà.
Nghe đến đây, nhà vua bật ngồi dậy và hỏi hai người là ai mà đứng đó. Hoàng hậu nói:
- Thần là hoàng hậu. Đó là con trai Buồn Phiền.
Nhìn thấy hoàng hậu lại có tay như bình thường, nhà vua hỏi:
- Hoàng hậu có đôi tay bằng bạc cơ mà.
Hoàng hậu đáp:
- Chúa thương tình nên cho mọc lại đôi tay.
Thiên thần vào buồng trong lấy đôi tay bằng bạc đưa cho nhà vua xem. Lúc bấy giờ nhà vua mới tin. Nhà vua ôm hôn hoàng hậu và hoàng tử. Nhà vua vui mừng nói:
- Giờ như trút được hòn đá nặng đè tim.
Thiên thần dọn cơm để tất cả cùng ăn. Rồi tất cả cùng lên đường về với thái hoàng hậu. Khắp nơi tưng bừng ca hát. Nhà vua cùng hoàng hậu lại tổ chức cưới lần nữa và vui sống tới khi về thế giới bên kia.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Pewien młynarz popadał coraz bardziej w nędzę, nie miał nic więcej prócz swojego młyna i wielkiej jabłoni za nim. Razu pewnego poszedł do lasu po drewno, podszedł wtedy do niego pewien stary mężczyzna, którego jeszcze nigdy nie widział, i rzekł: "Co się tak męczysz rąbaniem drwa, uczynię cię bogatym, jeśli obiecasz mi to, co stoi za młynem." – "Cóże to może być innego, jeśli nie moja jabłoń?" pomyślał młynarz i rzekł "tak," i zapisał ją obcemu. Ten jednak szyderczo się zaśmiał i rzekł: "za trzy lata przyjdę po to, co moje" i odszedł. Gdy młynarz wrócił do domu, wyszła mu naprzeciw żona i rzekła: "Powiedz mi młynarzu, skąd tak nagle bogactwo zawitało w naszym domu? Naraz wszelkie skrzynie i kufry są pełne, żaden człek niczego ni przyniósł i nie wiem, co się stało. On zaś powiedział: "pochodzi to od obcego człowieka, który spotkał mnie w lesie i obiecał wielkie skarby, w zamian obiecałem mu to, co stoi za młynem – tę wielką jabłoń spokojnie możemy mu oddać." – "Ach, mężu," rzekła wystraszona żona, "to był diabeł i nie myślał wcale o jabłoni, lecz o naszej córce, która stała za młynem i zamiatała podwórze."
Córka młynarza była piękną i pobożną dzieweczką, przeżyła te trzy lata bogobojnie i bez grzechu. Gdy minął już czas i nadszedł dzień, gdy Zły miał po nią przyjść, umyła się do czysta i zrobiła kredą okrąg wokół siebie. Diabeł pojawił się wcześnie, ale nie mógł zbliżyć się do niej. Gniewnie rzekł do młynarza: "Zabierz całą wodę, żeby nie mogła się myć, inaczej nie będę miał mocy nad nią." Młynarz bał się i zrobił to. Następnego dnia diabeł zjawił się znowu, lecz ona płakała na swoje ręce, że były nieskazitelnie czyste. I znów nie mógł zbliżyć się do niej i rzekł wściekły do młynarza; "odrąb jej ręce, inaczej nic nie mogę z nią uczynić." Młynarz przeraził się i odpowiedział: "Jakże mógłbym własnemu dziecku odrąbać ręce?" Zły zaczął tedy mu grozić i rzekł: "Jeśli nic nie zrobisz, będziesz mój i przyjdę po ciebie." Ojcu zrobiło się strasznie i obiecał, że go usłucha. Poszedł więc do dziewczyny i rzekł: "Drogie dziecko, jeśli nie odrąbię tobie obu rąk, uprowadzi mnie diabeł. W strachu mu obiecałem, że to zrobię. Pomóż mi w biedzie i wybacz mi zło, które tobie czynię." Ona zaś odpowiedziała: "Drogi ojcze, róbcie, co chcecie, jestem waszym dzieckiem." Wyciągnęła potem oboje rąk i dała je sobie odrąbać. Diabeł przybył po raz trzeci, lecz ona płakała tak długo na swe kikuty, że mimo wszystko były nieskazitelnie czyste. Musiał tedy ustąpić straciwszy do niej wszelkie prawa.
Młynarz zaś rzekł do niej: "Zyskałem przez ciebie tak wiele dóbr, do końca życia nie zabraknie ci niczego." Lecz ona odpowiedziała: "Nie mogę tu zostać, odejdę, dobrzy ludzie dadzą mi tyle, ile będzie mi trzeba." Kazała sobie potem związać na plecach okaleczone ramiona i wraz ze wschodem słońca wyruszyła w drogę, a szła cały dzień, aż nastała noc. Doszła właśnie do królewskiego ogrodu i w blasku księżyca ujrzała, że stoją tam drzewa pełne pięknego owocu, nie mogła jednak tam wejść, bo wokół stała woda. A że szła cały dzień i nie skosztowała ni kęsa, że głód ją dręczył, pomyślała sobie: "Ach, gdybym w nim była, zjadłabym troszkę z tych owoców, inaczej przyjdzie mi sczeznąć." Uklękła, zawołała do Boga i modliła się. Naraz przybył anioł, zamknął śluzę w wodzie, także rów wysechł. Weszła więc do ogrodu, anioł poszedł z nią. Ujrzała drzewo z owocami, a były to piękne gruszki, wszystkie były jednak policzone. Podeszła do niego i ustami zjadła jeden z owoców drzewa, tyle by zaspokoić głód, więcej nie. Widział to ogrodnik, a że stał przy tym anioł, bał się i myślał, że dziewczyna to duch, milczał więc i nie ważył się krzyczeć, czy też porozmawiać z duchem. Gdy zjadła gruszkę, była syta, odeszła i schowała się w krzakach. Król, do którego należał ogród, przybył następnego ranka, policzył owoce i ujrzał, że jednej gruszki brakuje, zapytał więc ogrodnika, gdzie się podziała, nie ma jej pod drzewem i gdzieś przepadła. Odpowiedział więc ogrodnik: "Poprzedniej nocy przybył duch, nie miał rąk i jadł samymi ustami." Król zapytał: "Jak duch przeszedł przez wodę? Gdzie poszedł, zjadłszy gruszkę?" Ogrodnik odpowiedział: "Przybył ktoś z nieba w śnieżnobiałym odzieniu, zamknął śluzę i zatrzymał wodę, by duch mógł przejść przez rów. A że musiał to być anioł, wystraszyłem się, nie pytałem i nie wołałem. Gdy duch zjadł gruszkę, odszedł." Król zaś rzekł: "Jeśli sprawa ma się tak, jak mówisz, będę czuwał tej nocy wraz z tobą."
Gdy zrobiło się ciemno, do ogrodu przyszedł król, a zabrał ze sobą księdza, by ten porozmawiał z duchem. Wszyscy trzej siedzieli pod drzewem i mieli się na baczności. O północy z krzaków wyszła dziewczyna, podeszła do drzewa i znów samymi ustami zjadła jedną gruszkę. Koło niej stał anioł w białym odzieniu. Wyszedł tedy ksiądz i rzekł: "Pochodzisz od Boga, czy z tego świata? Jesteś duchem, czy człowiekiem?" Ona zaś odpowiedziała: "Nie jestem duchem, lecz biednym człowiekiem, opuszczonym przez wszystkich, jeno nie przez Boga." Król rzekł więc: "Jeśli opuścił cię cały świat, to ja cię nie opuszczę. "Zabrał ją na królewski zamek, a że była piękna i pobożna, pokochał ją z całego serca, kazał jej zrobić ręce ze srebra i wziął ją za żonę.
Po paru latach król musiał wyruszyć w pole, polecił więc królową swojej matce i rzekł: "Kiedy dojdzie do połogu, baczcie na nią i troszczcie się o nią, od razu napiszcie mi o tym w liście." I tak urodziła pięknego syna. Stara matka napisała o tym pospiesznie donosząc o wesołej nowinie, lecz posłaniec w drodze stanął przy strumieniu na spoczynek, strudzony daleką drogą i zasnął. Przyszedł wtedy diabeł, który od zawsze nosił w zamyśle, jakby tu królowej zaszkodzić i zamienił list na inny, a stało w nim, że królowa powiła bachora. Gdy król czytał list, wystraszył się i bardzo się zachmurzył, napisał jednak w swej odpowiedzi, by dbali o nią i troszczyli się aż do jego powrotu. Posłaniec znów wyruszył z listem, odpoczął w tym samym miejscu i znów zasnął. I wtedy przyszedł diabeł, włożył mu do torby inny list, a stało w nim, by zabito królową wraz z dzieciątkiem. Stara matka bardzo się wystraszyła, gdy dostała ten list, bo nie mogła w to uwierzyć i znów napisała do króla, lecz i tym razem nie dostała innej odpowiedzi, bo diabeł za każdym razem podsuwał posłańcowi sfałszowany lis, w ostatnim stało jeszcze, by na znak wyrwano królowej oczy i język.
Królowa płakała nad krwią., która niewinnie miała się przelać, w nocy kazała przyprowadzić łanię, wycięła jej język i oczy, po czym je schowała. Rzekła potem do królowej: "Nie pozwolę cię zabić, jak rozkazał król, ale dłużej nie możesz tu zostać. Idź z dzieciątkiem w daleki świat i więcej nie wracaj." Przywiązała jej dziecię na plecach i biedna kobieta musiała odejść z zapłakanymi oczyma. Doszła do wielkiego dzikiego lasu, usiadła na kolanach i modliła do Boga, a Anioł Pański się ukazał i zaprowadził ją do małego domku, a była tam tabliczka z tymi słowami: "Każdy kto tu mieszka, jest wolny." Z domku wyszła śnieżnobiała kobieta, która rzekła: "Witam, wasza królewska mość." I wprowadziła ją do środka. Odwiązała jej z pleców chłopczyka i przytrzymała go przy jej piersi, by się napił, potem położyła go w pięknym łóżeczku. Biedna kobieta rzekła wtedy: "Skąd wiesz, że byłam królową?" Biała dziewica odrzekła: "Jestem aniołem posłanym od Boga, by troszczyć się o ciebie i twoje dziecię." I tak pozostała w tym domu przez siedem lat, była zadbana, a przez Bożą łaskę i jej pobożność odrosły jej odrąbane ręce.
Król wrócił w końcu z pola do domu, a pierwsze, co chciał zobaczyć, to jego żona z dzieciątkiem. Stara matka zaczęła wtedy płakać i rzekła: "Ty, zły człowieku, coś ty mi napisał, że mam pozbawić życia dwie niewinne dusze!" i pokazała mu obydwa listy, które sfałszował Zły, a potem mówiła dalej "Zrobiłam, co rozkazałeś" i na znak pokazała mu język i oczy. A wtedy król zapłakał bardziej gorzko niż ona nad swoją biedną żoną i syneczkiem, tak że zlitowała się stara matka i rzekła doń: "Ciesz się, żyje jeszcze. Kazałam potajemnie zarżnął łanię i to od niej pochodzą te znaki, twojej żonie uwiązałam dziecko na plecach i kazałam odejść w daleki świat i musiała obiecać, że nigdy nie wróci do domu, bo tak wielki gniew twój nad nią ciąży." Król rzekł tedy: "Pójdę, jak daleko sięga błękitne niebo, nie będę jadł ani pił, aż znajdę moją drogą żonę i dziecko, jeśli w tym czasie nie zginęli i nie pomarli z głodu."
Potem król wyruszył w drogę, całe siedem lat, szukał we wszelkich załomach skalnych i jaskiniach, ale jej nie znalazł i myślał sobie, że musiała sczeznąć. Nie jadł i nie pił przez cały ten czas, lecz Bóg go zachował. W końcu doszedł do wielkiego lasu i znalazł w nim mały domek, na nim tabliczkę: "Każdy, kto tu mieszka, jest wolny." I wtedy wyszła biała dziewica, wzięła go za rękę i zaprowadziła do środka mówiąc: "Witajcie, wasza królewska mość," i zapytała skąd przychodzi. Odpowiedział: "Chodziłem po świecie prawie siedem lat, szukam mojej żony z dziecięciem, lecz nie mogę jej znaleźć" Anioł chciał mu dać jeść i pić, ale on niczego nie przyjął, chciał jeno troszkę wypocząć. Położył się do snu, a na twarz położył chustę.
Potem anioł wszedł do izby, gdzie siedziała królowa ze swoim synem, którego zwała zwykle PełenMęki, i rzekła do niej "Wyjdź ze swoim dzieckiem, twój mąż przyszedł." Wyszła więc, gdzie leżał, a chusta spadła mu z twarzy. Rzekła wtedy "PełenMęki, podnieś chustę ojca i przykryj nią z powrotem jego twarz." Dziecko podniosło ją i przykryło jego twarz. Przez sen usłyszał to król i z radością jeszcze raz upuścił chustę. Chłopczyk stracił cierpliwość i rzekł: "Droga matko, jak mam przykryć ojcu twarz, nie mam ojca na tym świecie. Nauczyłem się modlitwy - Ojcze nasz, któryś jest w niebie. Zawsze mawiałaś, że mój ojciec jest w niebie, że to dobry Bóg. Jakże mam znać tego dzikiego człeka? To nie mój ojciec!" Gdy król to usłyszał, spytał ją, kim jest. Rzekła więc: "jestem twoją żoną, a to twój syn PełenMęki." A on ujrzał jej żywe ręce i rzekł: "Moja żona miała ręce ze srebra." Odpowiedziała więc: "Dobry Bóg pozwolił odrosnąć moim prawdziwym rękom." A anioł poszedł do izby, przyniósł ręce ze srebra i pokazał mu. Dopiero wtedy był pewien, że to jego droga żona i jego kochane dziecko, ucałował ją, był radosny i rzekł: "Ciężki kamień spadł mi z serca." Anioł Pański jeszcze raz ich nakarmił, a potem poszli do domu do jego starej matki. Wielka radość była wszędzie, król i królowa znowu świętowali wesele i żyli w szczęściu aż do błogiego końca.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek