Skrædderen i himlen


Bác thợ may lên trời


En dag fik den gode Gud lyst til at gå sig en tur i haven. Han tog alle sine helgener og apostle med undtagen Peter, der blev ene tilbage i himlen. Vorherre havde befalet, at der ingen måtte komme ind, mens han var borte, og Peter stod nu ved porten og holdt vagt. Et øjeblik efter var der nogen, som bankede. Peter spurgte, hvem det var, og hvad han ville. "Jeg er en fattig, men ærlig skrædder," svarede en tynd stemme. "Jeg beder om lov til at komme ind." - "Ja ærlig som tyven i galgen," svarede Peter. "Du har gjort lange fingre og knebet tøj fra dine kunder. Du kommer ikke ind. Vorherre har forbudt mig at lukke op for nogen, mens han var borte." - "Vær dog barmhjertig," bad skrædderen, "man kan da ikke kalde det tyveri at beholde nogle små lapper, som ikke er til nogen verdens nytte. Det er da ikke noget at snakke om. Jeg er halt og mine fødder er så ømme og fulde af blærer. Jeg kan virkelig ikke gå mere. Når jeg bare må komme ind, vil jeg gøre det groveste arbejde. Jeg vil bære børn og vaske bleer og tørre bænkene af, når børnene har griset dem til, og lappe deres klæder." Peter fik ondt af ham og holdt døren så meget på klem, at han kunne slippe igennem med sin lille, visne krop. Han måtte sætte sig ganske stille i en krog, for at Vorherre ikke skulle blive vred, når han kom hjem og så ham. Skrædderen gjorde det, men da Peter et øjeblik var gået udenfor porten, stak han af og gik nysgerrig rundt og kiggede i alle kroge. Han kom til sidst til en stor åben plads, hvor der stod en hel mængde smukke lænestole. Den midterste var helt af guld og meget højere end de andre, og foran den stod en guldskammel. Det var Vorherres trone, hvorfra han kunne se alt, hvad der skete nede på jorden. Skrædderen stod i nogen tid og så på stolene. Han syntes bedst om den i midten, og til sidst kunne han ikke betvinge sin lyst, men kravlede op og satte sig i den. Nu kunne han se alt, hvad der gik for sig nede på Jorden, og han lagde mærke til en ækel gammel kone, der stod ved en bæk og vaskede og stak to slør til sig. Skrædderen blev så vred derover, at han greb guldskamlen og slyngede den efter den gamle tyvekvind. Så kunne han jo ikke få fat i den igen, og ganske stille sneg han sig hen og satte sig i krogen, som om der ikke var hændt det allermindste.
Da Vorherre kom hjem igen, opdagede han ganske vist ikke skrædderen bag døren, men da han ville sætte sig på sin trone så han, at skamlen var væk. Han spurgte Peter, hvor den var blevet af, men han vidste ikke noget om det. Vorherre spurgte da, om der ikke var kommet nogen ind, mens han havde været borte. "Ikke andre end en halt skrædder, som sidder bag døren," svarede Peter. Vorherre kaldte på skrædderen og spurgte, om han havde taget skamlen. "Den har jeg såmænd kastet ned på Jorden efter en gammel kone, der stjal," svarede skrædderen nok så fornøjet. Vorherre rystede på hovedet. "Hvis jeg dømte som du," sagde han, "så havde jeg hverken stole eller borde, ja ikke engang en ovnrager tilbage, men havde måttet kaste det altsammen i hovedet på synderne. Du kan ikke være her længere. Gå bort herfra. Her skal ingen anden end jeg straffe."
Peter førte nu skrædderen ud af himlen, og med sine bundløse sko og vabler under fødderne humpede han ved hjælp af en stok til ventegodt, hvor de fromme soldater sidder i lystigt lag.
Có lần vào ngày đẹp trời, Chúa cùng tất cả các thần thánh cùng đi chơi, chỉ còn mỗi thánh Petrus ở lại canh cổng. Chúa dặn trong lúc chúa vắng mặt không được cho ai vào. Petrus đứng ngay cạnh cổng canh gác.
Một lúc sau có người gõ cổng. Petrus hỏi ai gõ cửa, và muốn gì. Một giọng nói nhỏ nhẹ đáp:
- Tôi là bác thợ may thật thà nhưng nghèo xin được vào.
Petrus nói:
- Vâng thật thà lắm, thợ may ăn bớt vải có khác gì kẻ cắp đâu. Ngươi không được lên thiên đường. Chúa dặn ta lúc Chúa đi vắng không cho ai vào.
Bác thợ may nài:
- Xin thương tôi với. Vải cắt thừa rơi xuống đất tôi nhặt chứ có phải ăn cắp đâu mà nói. Cứ nhìn thì thấy tôi phồng dộp hết cả chân không thể nào quay trở về được. Xin cho tôi vào, tôi xin làm mọi việc nặng nhọc như trông trẻ con, giặt tã, dọn nhà, lau bàn ghế, vá quần áo rách.
Thương hại, Petrus hé cửa để cho bác thợ may lách vào. Bác phải núp vào góc cửa để khi Chúa quay về không nhìn thấy. Bác thợ mau nghe lời ẩn sau cánh cửa. Nhưng khi Petrus bước ra ngoài thì bác ta tò mò liền lẻn đi khắp mọi nơi ở thiên đường.
Cuối cùng bác tới sân rồng, bác thấy nhiều ghế đẹp, sang trọng được xếp ngay ngắn theo hàng, ở giữa sân có chiếc ghế cao hơn những cái khác, ghế nạm vàng và ngọc lóng lánh, có bậc gỗ để bước lên ghế ngồi. Đấy là chỗ ngồi của Chúa khi người ở nhà. Ngồi trên ghế người có thể quan sát được mọi sự ở dưới trần gian.
Bác thợ may đứng yên lặng ngắm nhìn chiếc ghế. Bác thích cái ghế ấy hơn những cái kia. Rồi vốn tinh nghịch, bác ngồi thử. Bác nhìn thấy được mọi sự dưới trần gian, bác thấy có một bà già xấu xí đang tắm bên suối, quần áo bà để ở trên bờ.
Bác bực mình, lấy ngay cái bậc gỗ ném xuống chỗ bà già.
Bậc gỗ không còn nữa, bác đành leo xuống và lại ra ẩn ở đằng sau cửa, làm như chưa hề bước chân ra khỏi nơi này.
Về nhà, Chúa cũng không biết bác thợ may ẩn ở sau cửa. Nhưng tới khi ngồi lên ngai vàng thì thấy không có bậc để bước lên, Chúa gọi thánh Petrus tới hỏi chiếc bậc gỗ nạm vàng ở đâu, thánh cũng chẳng biết nó ở đâu. Chúa lại hỏi thánh có cho ai vào không. Petrus đáp:
- Thần chẳng cho ai vào ngoài người thợ may gầy gò hiện đang ngồi sau cửa.
Chúa cho gọi bác thợ may tới và hỏi bác có ném cái bậc gỗ đi đâu không, hay để nó ở đâu. Bác thợ may mừng thưa:
- Thưa, trong lúc tức giận con đã ném nó vào một mụ già ở dưới trần gian, khi thấy mụ đang ăn cắp.
Chúa nói:
- Đúng là giống chồn láu cá. Nếu ta phán xử theo cách ngươi đã làm thì tính mạng ngươi chẳng còn. Làm như ngươi thì mấy chốc chẳng còn chiếc ghế nào nữa, chúng dùng để ném vào những người có tội. Phải tống cổ ngươi ra khỏi nơi đây ngay, cho ngươi trở về quê quán cũ. Ở đây chỉ có ta là ngươi có quyền trừng phạt, chỉ có mình ta thôi.
Thánh Petrus dẫn bác thợ may đi ra khỏi cổng thiên đường. Bác phải chống gậy mà đi vì giày đã rách nát mà chân lại bị phồng dộp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng