Der Schneider im Himmel


Bác thợ may lên trời


Es trug sich zu, daß der liebe Gott an einem schönen Tag in dem himmlischen Garten sich ergehen wollte und alle Apostel und Heiligen mitnahm, also daß niemand mehr im Himmel blieb als der heilige Petrus. Der Herr hatte ihm befohlen, während seiner Abwesenheit niemand einzulassen, Petrus stand also an der Pforte und hielt Wache. Nicht lange, so klopfte jemand an. Petrus fragte, wer da wäre und was er wollte. "Ich bin ein armer ehrlicher Schneider", antwortete eine feine Stimme, "der um Einlaß bittet." "Ja, ehrlich", sagte Petrus, "wie der Dieb am Galgen, du hast lange Finger gemacht und den Leuten das Tuch abgezwickt. Du kommst nicht in den Himmel, der Herr hat mir verboten, solange er draußen wäre, irgend jemand einzulassen." "Seid doch barmherzig", rief der Schneider, "kleine Flicklappen, die von selbst vom Tisch herabfallen, sind nicht gestohlen und nicht der Rede wert. Seht, ich hinke und habe von dem Weg daher Blasen an den Füßen, ich kann unmöglich wieder umkehren. Laßt mich nur hinein, ich will alle schlechte Arbeit tun. Ich will die Kinder tragen, die Windeln waschen, die Bänke, darauf sie gespielt haben, säubern und abwischen und ihre zerrissenen Kleider flicken. " Der heilige Petrus ließ sich aus Mitleiden bewegen und öffnete dem lahmen Schneider die Himmelspforte so weit, daß er mit seinem dürren Leib hineinschlüpfen konnte. Er mußte sich in einen Winkel hinter die Türe setzen und sollte sich da still und ruhig verhalten, damit ihn der Herr, wenn er zurückkäme, nicht bemerkte und zornig würde. Der Schneider gehorchte, als aber der heilige Petrus einmal zur Türe hinaustrat, stand er auf, ging voll Neugierde in allen Winkeln des Himmels herum und besah sich die Gelegenheit. Endlich kam er zu einem Platz, da standen viele schöne und köstliche Stühle und in der Mitte ein ganz goldener Sessel, der mit glänzenden Edelsteinen besetzt war; er war auch viel höher als die übrigen Stühle, und ein goldener Fußschemel stand davor. Es war aber der Sessel, auf welchem der Herr saß, wenn er daheim war, und von welchem er alles sehen konnte, was auf Erden geschah. Der Schneider stand still und sah den Sessel eine gute Weile an, denn er gefiel ihm besser als alles andere. Endlich konnte er den Vorwitz nicht bezähmen, stieg hinauf und setzte sich in den Sessel. Da sah er alles, was auf Erden geschah, und bemerkte eine alte häßliche Frau, die an einem Bach stand und wusch und zwei Schleier heimlich beiseite tat. Der Schneider erzürnte sich bei diesem Anblicke so sehr, daß er den goldenen Fußschemel ergriff und durch den Himmel auf die Erde hinab nach der alten Diebin warf. Da er aber den Schemel nicht wieder heraufholen konnte, so schlich er sich sachte aus dem Sessel weg, setzte sich an seinen Platz hinter die Türe und tat, als ob er kein Wasser getrübt hätte.
Als der Herr und Meister mit dem himmlischen Gefolge wieder zurückkam, ward er zwar den Schneider hinter der Türe nicht gewahr, als er sich aber auf seinen Sessel setzte, mangelte der Schemel. Er fragte den heiligen Petrus, wo der Schemel hingekommen wäre, der wußte es nicht. Da fragte er weiter, ob er jemand hereingelassen hätte. "Ich weiß niemand", antwortete Petrus, "der dagewesen wäre, als ein lahmer Schneider, der noch hinter der Türe sitzt." Da ließ der Herr den Schneider vor sich treten und fragte ihn, ob er den Schemel weggenommen und wo er ihn hingetan hätte. "O Herr", antwortete der Schneider freudig, "ich habe ihn im Zorne hinab auf die Erde nach einem alten Weibe geworfen, das ich bei der Wäsche zwei Schleier stehlen sah." "O du Schalk", sprach der Herr, "wollt ich richten, wie du richtest, wie meinst du, daß es dir schon längst ergangen wäre? Ich hätte schon lange keine Stühle, Bänke, Sessel, ja keine Ofengabel mehr hier gehabt, sondern alles nach den Sündern hinabgeworfen. Fortan kannst du nicht mehr im Himmel bleiben, sondern mußt wieder hinaus vor das Tor: da sieh zu, wo du hinkommst. Hier soll niemand strafen denn ich allein, der Herr."
Petrus mußte den Schneider wieder hinaus vor den Himmel bringen, und weil er zerrissene Schuhe hatte und die Füße voll Blasen, nahm er einen Stock in die Hand und zog nach Warteinweil, wo die frommen Soldaten sitzen und sich lustig machen.
Có lần vào ngày đẹp trời, Chúa cùng tất cả các thần thánh cùng đi chơi, chỉ còn mỗi thánh Petrus ở lại canh cổng. Chúa dặn trong lúc chúa vắng mặt không được cho ai vào. Petrus đứng ngay cạnh cổng canh gác.
Một lúc sau có người gõ cổng. Petrus hỏi ai gõ cửa, và muốn gì. Một giọng nói nhỏ nhẹ đáp:
- Tôi là bác thợ may thật thà nhưng nghèo xin được vào.
Petrus nói:
- Vâng thật thà lắm, thợ may ăn bớt vải có khác gì kẻ cắp đâu. Ngươi không được lên thiên đường. Chúa dặn ta lúc Chúa đi vắng không cho ai vào.
Bác thợ may nài:
- Xin thương tôi với. Vải cắt thừa rơi xuống đất tôi nhặt chứ có phải ăn cắp đâu mà nói. Cứ nhìn thì thấy tôi phồng dộp hết cả chân không thể nào quay trở về được. Xin cho tôi vào, tôi xin làm mọi việc nặng nhọc như trông trẻ con, giặt tã, dọn nhà, lau bàn ghế, vá quần áo rách.
Thương hại, Petrus hé cửa để cho bác thợ may lách vào. Bác phải núp vào góc cửa để khi Chúa quay về không nhìn thấy. Bác thợ mau nghe lời ẩn sau cánh cửa. Nhưng khi Petrus bước ra ngoài thì bác ta tò mò liền lẻn đi khắp mọi nơi ở thiên đường.
Cuối cùng bác tới sân rồng, bác thấy nhiều ghế đẹp, sang trọng được xếp ngay ngắn theo hàng, ở giữa sân có chiếc ghế cao hơn những cái khác, ghế nạm vàng và ngọc lóng lánh, có bậc gỗ để bước lên ghế ngồi. Đấy là chỗ ngồi của Chúa khi người ở nhà. Ngồi trên ghế người có thể quan sát được mọi sự ở dưới trần gian.
Bác thợ may đứng yên lặng ngắm nhìn chiếc ghế. Bác thích cái ghế ấy hơn những cái kia. Rồi vốn tinh nghịch, bác ngồi thử. Bác nhìn thấy được mọi sự dưới trần gian, bác thấy có một bà già xấu xí đang tắm bên suối, quần áo bà để ở trên bờ.
Bác bực mình, lấy ngay cái bậc gỗ ném xuống chỗ bà già.
Bậc gỗ không còn nữa, bác đành leo xuống và lại ra ẩn ở đằng sau cửa, làm như chưa hề bước chân ra khỏi nơi này.
Về nhà, Chúa cũng không biết bác thợ may ẩn ở sau cửa. Nhưng tới khi ngồi lên ngai vàng thì thấy không có bậc để bước lên, Chúa gọi thánh Petrus tới hỏi chiếc bậc gỗ nạm vàng ở đâu, thánh cũng chẳng biết nó ở đâu. Chúa lại hỏi thánh có cho ai vào không. Petrus đáp:
- Thần chẳng cho ai vào ngoài người thợ may gầy gò hiện đang ngồi sau cửa.
Chúa cho gọi bác thợ may tới và hỏi bác có ném cái bậc gỗ đi đâu không, hay để nó ở đâu. Bác thợ may mừng thưa:
- Thưa, trong lúc tức giận con đã ném nó vào một mụ già ở dưới trần gian, khi thấy mụ đang ăn cắp.
Chúa nói:
- Đúng là giống chồn láu cá. Nếu ta phán xử theo cách ngươi đã làm thì tính mạng ngươi chẳng còn. Làm như ngươi thì mấy chốc chẳng còn chiếc ghế nào nữa, chúng dùng để ném vào những người có tội. Phải tống cổ ngươi ra khỏi nơi đây ngay, cho ngươi trở về quê quán cũ. Ở đây chỉ có ta là ngươi có quyền trừng phạt, chỉ có mình ta thôi.
Thánh Petrus dẫn bác thợ may đi ra khỏi cổng thiên đường. Bác phải chống gậy mà đi vì giày đã rách nát mà chân lại bị phồng dộp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng