Mesinha põe-te, burro de ouro e bordão sai-do-saco


Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!


Houve, uma vez, um alfaiate que tinha três filhos e uma única cabra. Mas como a cabra os nutria a todos com seu leite, precisava de bom alimento e, diariamente, de bom pasto. Os filhos tinham o seu turno para levá-la a pastar. Certa vez, o filho mais velho levou-a ao cemitério, onde crescia a erva mais viçosa e deixou que pastasse e perambulasse à vontade. À tardinha, na hora de voltar para casa, perguntou:
- Cabra, estás farta?
A cabra respondeu:
- Faria estou,
Nem folha ficou; mée, mée!
- Então vamos para casa, - disse o rapaz.
Pegou na corda e conduziu a cabra e o estábulo e aí amarrou-a.
- Então, - perguntou o velho alfaiate, - a cabra comeu suficientemente?
- Ela está tão farta, - respondeu o filho, - que não lhe cabe mais nem uma folha.
O pai, querendo certificar-se, pessoalmente, foi ao estábulo, afagou a querida bichinha e perguntou-lhe:
- Cabra, estás suficientemente farta?
Ela respondeu:
- Farta do que, posso estar,
Se não fiz mais que pular
e nem uma folhinha
pude achar; mée, mée!
- Ah, o que tenho de ouvir! - exclamou o alfaiate, e correu para cima, dizendo ao rapaz:
-Seu mentiroso! Disseste que a cabra estava farta; e, ao invés, deixaste a pobrezinha padecer de fome!
Furibundo, agarrou o metro de pau pendurado na parede e enxotou o filho a pauladas.
No dia seguinte tocou ao segundo filho levar a cabra a pastar. Ele escolheu um lugar junto de uma sebe, onde só crescia erva boa; a cabra comeu até não poder mais. À tardinha, na hora de voltar para casa, perguntou-lhe:
- Cabra, estás farta?
Ela respondeu:
- Farta estou,
Nem folha ficou; mée, mée!
- Então, vamos para casa, - disse o rapaz.
Levou-a para o estábulo e amarrou-a.
- Bem, - perguntou o velho alfaiate, - a cabra comeu suficientemente?
- Oh, - respondeu o filho - está tão farta que não lhe cabe mais nem uma folha.
O alfaiate, não confiando no que dizia o filho, desceu ao estábulo e, depois de afagar a bichinha, perguntou-lhe:
- Cabra, estás suficientemente farta?
A cabra respondeu:
- Farta do que, posso estar,
Se não fiz mais que pular
e nem uma folhinha
pude achar; mée, mée!
- Tratante, desalmado! - gritou o alfaiate, - deixar um animalzinho tão bom padecer de fome!
Correu para cima, espancou o filho com o metro de pau e expulsou-o de casa.
Depois, chegou a vez do terceiro filho; este, querendo sobressair-se, procurou as moitas mais viçosas e deixou a cabra pastar à vontade. À tardinha, na hora de voltar, perguntou-lhe:
- Cabra, estás farta?
Ela respondeu:
- Faria estou,
Nem folha ficou; mée, mée!
- Então, vamos para casa, - disso o rapaz.
Conduziu-a ao estábulo e amarrou-a.
Então, - perguntou o velho alfaiate, - a cabra comeu suficientemente.
- Oh, - respondeu o filho, - está tão farta que não lhe cabe mais nem uma folha.
Não confiando no filho, ò alfaiate foi ao estábulo e perguntou:
- Cabra, estás suficientemente farta?
A bichinha malvada respondeu:
- Farta do que, posso estar,
Se não fiz mais do que pular
e nem uma folhinha
pude achar; mée, mée!
- Oh! corja de mentirosos - berrou o alfaiate, - um mais desalmado que o outro! Não me enganareis mais!
Fora de si pela raiva, correu para cima e com o metro de pau surrou tão violentamente o filho que este esguichou para fora da casa.
O velho ficou sozinho com a cabra e, na manhã seguinte, teve de descer ao estábulo; depois de afagar a cabra, disse-lhe:
- Vem, querida bichinha, eu mesmo te levarei a pastar.
Pegou na corda e levou a cabra ao pé de umas sebes verdejantes, por entre o trevo e outras ervas tão apreciadas pelas cabras.
"Uma vez na vida, podes comer à fartura" - disse- lhe; e deixou-a pastar livremente até à tardinha. Na hora de voltar, perguntou-lhe:
- Cabra, estás suficientemente farta?
Ela respondeu:
- Farta estou.
Nem folha ficou; mée, mée!
- Então vamos para casa, - disse o alfaiate.
Conduziu-a ao estábulo e amarrou-a. Antes de sair, afagou-a carinhosamente e perguntou:
- Então, desta vez te fartaste a valer hein?
A cabra, porém, não o tratou melhor que aos outros:
- Farta do que, posso estar.
Se não fiz mais que pular,
e nem uma folhinha
pude achar? mée, mée!
Ao ouvir isso, o alfaiate ficou atônito e compreendeu que enxotara os filhos injustamente.
Louco de raiva, exclamou:
- Espera, ingrata criatura! Expulsar-te daqui é muito pouco; vou-te arranjar de maneira que nunca mais te atreverás a comparecer perante alfaiates honestos.
Como um relâmpago, correu para cima, pegou uma navalha, ensaboou bem a cabeça da cabra e rapou-a, deixando-a lisa como uma bola de bilhar. E, como o metro de pau seria muito honroso, apanhou o chicote e deu-lhe tantas chicotadas que ela fugiu a saltos gigantescos.
Quando se viu tão sozinho em casa, o alfaiate caiu em profunda tristeza e ansiava por recuperar os filhos, mas ninguém sabia para onde tinham ido.
Entretanto, o mais velho empregou-se na oficina de um marceneiro. Aplicado e trabalhador, aprendeu o oficio, que passou a executar com perfeição. Mas, terminado o aprendizado, quis partir. Então o mestre presenteou-o com uma mesinha de madeira comum, cuja aparência não indicava peculiaridade especial alguma. Contudo, possuia a mesa um grande predicado; colocando-a num lugar qualquer e dizendo: "mesinha, põe-te," ela cobria-se com uma bela toalha, com pratos e talheres e toda espécie de requintadas iguarias até vergar ao peso delas; além disso, num grande copo, cintilava o melhor vinho, pondo o coração em alvoroço. O jovem aprendiz pensou: "Com isso tens tudo para o resto de teus dias."
Agradeceu muito ao mestre e, alegremente, pôs-se a correr mundo, sem preocupar-se se as hospedarias eram boas ou ruins, se nelas encontrava ou não o que comer. Quando lhe dava na cabeça, nem sequer parava nas hospedarias, acomodava-se simplesmente num campo, numa floresta ou num prado, segundo a própria fantasia, e aí depunha a mesinha e dizia-lhe:
- Mesinha, põe-te!
Imediatamente surgia o que lhe apetecesse.
Por fim, teve a ideia de voltar para a casa do pai. A essa altura, certamente, já lhe tinha passado a raiva, pensava, e vendo-o com a mesinha mágica o receberia de braços abertos. Aconteceu, porém, que, à noite, no caminho de volta, deparou com uma hospedaria cheia de gente alegre; convidaram-no a entrar, a sentar-se e comer em boa companhia; pois dificilmente encontraria o que comer fora daí.
- Não, - disso o marceneiro, - não quero privar- vos desses pobres bocados; ao contrário, sou eu quem vos convida, é preferível que sejais meus hóspedes.
Caíram todos na gargalhada, julgando que o moço estivesse pilheriando. Mas, colocando a mesa no centro da sala, o marceneiro disse:
- Mesinha, põe-te!
No mesmo instante, a mesinha ficou coberta de iguarias tão finas, como jamais o hospedeiro poderia oferecer e cujo aroma afagava, agradavelmente, as narinas dos hóspedes.
- Comei, caros amigos! - disse o marceneiro.
Os hóspedes, ver do que não era brincadeira, não o fizeram repetir duas vezes o convite; aproximaram-se da mesa, pegaram as facas e não fizeram cerimônias. O mais extraordinário era que cada prato, cada terrina, assim que esvaziava, era logo substituída por outra bem cheia. O hospedeiro quedava-se num canto a olhar para aquilo sem saber o que dizer. Mas, no seu íntimo, pensou: "De um cozinheiro assim é que precisas para a tua hospedaria!"
O marceneiro e os hóspedes regalaram-se e divertiram-se até tarde da noite; finalmente, foram dormir e o moço foi para o quarto, encostou a mesinha mágica num canto e adormeceu. O hospedeiro, porém, continuou matutando. Lembrou-se que tinha no sótão uma mesinha de aspecto idêntico ao dessa; foi, sorrateiramente, buscá-la e substituiu a outra por essa.
Na manhã seguinte, o marceneiro pagou a conta, pôs a mesinha nas costas sem a menor suspeita de que era falsa e prosseguiu o caminho para casa. Ao meio-dia chegou e foi recebido pelo pai com grande alegria.
- Então, querido filho, o que aprendeste? - perguntou.
- Meu pai, aprendi o ofício de marceneiro.
- Um bom ofício, - disse o velho, - mas que trouxeste da tua viagem?
- O melhor que eu trouxe, meu pai, foi essa mesinha.
O alfaiate examinou-a, detidamente, de um lado e de outro, depois disse:
- Não fizeste nenhuma obra-prima! Esta não passa de uma mesinha velha e ordinária.
- Mas é uma mesinha mágica, - respondeu o filho. - Quando a coloco no chão e lhe digo: "mesinha põe-te!," logo ela se cobre das mais finas iguarias e de um vinho que alegra o coração. Convida todos os parentes e amigos para que uma vez ao menos na vida se deliciem. A mesinha os saciará a todos.
Reunida toda a sociedade, o marceneiro colocou a mesinha no centro da sala e disse:
- Mesinha, põe-te!
Mas a mesinha não se mexeu, permanecendo tão vazia como outra qualquer que não entendesse a linguagem. Então, o pobre aprendiz percebeu que lhe haviam trocado a mesa e ficou tremendamente envergonhado por ter de passar por mentiroso. Os parentes troçaram dele e voltaram às suas respectivas casas sem comer e sem beber. O pai voltou a pegar no pano e continuou a trabalhar de alfaiate, enquanto o filho foi trabalhar numa oficina.
O segundo filho tinha aprendido o ofício de moleiro. Terminado o aprendizado, disse-lhe o patrão:
Como te portaste bem e foste um excelente aprendiz, dou-te de presente um burro especial. Ele não puxa carroças nem carrega sacos.
- Então, para que serve? - perguntou o aprendiz.
- Expele ouro pela frente e por trás - respondeu o moleiro. - Se o pões sobre um pano e lhe dizes: "Briclebrit!, este bom animal põe-se a expelir moedas de ouro, pela frente e por trás.
Agradeceu muito o patrão, despediu-se e foi correr mundo. Sempre que necessitava dinheiro, bastava dizer ao burro: "Briclebrit!" e choviam moedas de ouro; seu único trabalho era recolhê-las do chão. Onde quer que fosse exigia sempre do melhor e quanto mais caro, mais lhe agradava, pois tinha sempre a bolsa cheia.
Depois de haver perambulado um pouco pelo mundo, disse de si para si: "Deverias voltar para junto de teu pai; vendo-te com, o burro de ouro, esquecerá a zanga e te acolherá bem."
Ora, aconteceu que ele, também, foi ter à mesma hospedaria onde haviam substituído a mesinha do irmão. Chegou com o burro e o hospedeiro prontificou-se a levá-lo para a estrebaria, mas o jovem disse:
- Não se preocupe, eu mesmo levarei meu Rabi- cão e tratarei dele, pois quero saber onde estará.
Tal atitude deixou o hospedeiro intrigado. "Um fulano -pensava ele - que precisa cuidar pessoalmente de seu animal, certamente não tem muito o que gastar."
Mas, quando o forasteiro tirou do bolso algumas peças de ouro, pedindo-lhe que lhe servisse o que de melhor tinha em casa, arregalou os olhos e correu providenciar o melhor que pôde encontrar. Após a refeição, o jovem perguntou-lhe quando devia; o hospedeiro, não querendo perder tão bela ocasião, disse que lhe devia ainda duas moedas de ouro. O rapaz meteu a mão no bolso, mas o ouro tinha acabado.
- Esperai um instante, senhor hospedeiro, - disse,
- vou buscar o dinheiro.
Pegou na toalha e saiu. O hospedeiro, que não podia compreender, cheio de curiosidade, seguiu-o ocultamente. Viu o rapaz fechar a porta da estrebaria com o cadeado; então, espiou por uma fresta e viu o forasteiro estender a toalha debaixo do burro e dizer: "Briclebrit" e imediatamente o animal se pôs a expelir moedas de ouro pela frente e por trás.
- Apre! - disse o hospedeiro, - como se cunham depressa essas moedas! Uma bolsa assim não é nada de se desprezar!
O rapaz pagou a conta e foi dormir. Durante a noite, porém, o hospedeiro esgueirou-se ocultamente para a estrebaria, tirou o moedeiro de lá e em seu lugar amarrou outro burro parecido. Na manhã seguinte, muito cedo, o rapaz foi-se com o animal, certo de que era o burro de ouro. Ao meio-dia, chegou à casa do pai que, feliz por tornar a vê-lo, o acolheu com grande alegria.
- Que sabes fazer, meu filho? - perguntou-lhe.
- Sou moleiro, meu pai.
- Que trouxeste de tua viagem?
- Trouxe apenas um burro.
- Burros temos de sobra por aqui, - disse o pai, - eu teria preferido uma boa cabra.
- Sim, - respondeu o filho, - mas este não é um burro comum; é um burro de ouro. Se lhe digo: "Briclebrit'', o bom animal enche uma toalha de moedas de ouro. Convidai os parentes, que quero enriquecê-los todos.
- Muito bem! - disse o alfaiate, - assim não precisarei mais cansar-me com a costura.
E foi convidar os parentes. Quando todos se achavam reunidos, o moleiro estendeu uma toalha no chão e trouxe o burro para a sala.
- Agora prestai atenção, - disse e, dirigindo-se ao burro, gritou: - Briclebrit!
Mas nenhuma moeda de ouro caiu, ficando claro que o burro não tinha o menor conhecimento dessa arte, pois nem todos os burros são dotados de tal capacidade. Então o moleiro ficou com cara de outro mundo e percebeu que fora enganado. Pediu desculpas aos parentes, os quais voltaram para suas respectivas casas tão pobres como haviam chegado.
Não tinha remédio! O pobre alfaiate teve de pegar novamente na agulha, enquanto que o filho se empregou num moinho.
O terceiro irmão, saindo de casa, fora como aprendiz de torneiro. Sendo este um ofício muito delicado, teve que praticar mais tempo que os irmãos. Estes, em suas cartas, lhe haviam narrado todas as desventuras, dizendo como, justamente na última noite, o hospedeiro lhes surrupiara seus maravilhosos objetos mágicos.
Uma vez terminado o aprendizado, o rapaz dispôs-se a partir. Então, o mestre, como prêmio pela sua conduta exemplar, presenteou-o com um saco, dizendo:
- Aí dentro tens um bordão.
- O saco poderei levá-lo nas costas e poderá ser- vir-me; mas que farei com o bordão? É um peso a mais para carregar!
- Eu to direi; - respondeu o mestre; - quando alguém te fizer algum mal, ou tentar agredir-te, basta dizeres: ''Bordão, sai do saco!" Ele saltará do saco e malhará tão alegremente as costas do indivíduo, que o deixará oito dias de cama; e parará de malhar só quando lhe disseres: "Bordão, entra no saco!"
O aprendiz agradeceu muito, despediu-se, pôs o saco nas costas e lá se foi. Se alguém tentava agredi-lo dizia depressa: "Bordão, sai do saco!" E o bordão imediatamente saltava, despencando uma chuva de bordoadas nas costas do agressor, não parando enquanto encontrasse roupa sobre a pele e martelando tão ligeiramente que era impossível aparar-lhe os golpes.
Ao anoitecer, o jovem torneiro foi dar à hospedaria onde foram ludibriados os irmãos. Na mesa, colocou o saco bem pertinho dele e começou a narrar todas as maravilhas que tinha visto percorrendo o mundo.
- De fato, - dizia, - pode-se até encontrar uma mesa mágica, um burro de ouro e outras maravilhas semelhantes; coisas excelentes, que não desprezo. Mas tudo isso nada significa em comparação ao tesouro que adquiri e que trago neste saco.
O hospedeiro aguçou os ouvidos: "Que poderá ser? - pensou, - o saco "certamente deve estar cheio de pedras preciosas; seria muito justo que viesse ter às minhas mãos, pois não há dois sem três."
Chegando a hora de dormir, o forasteiro deitou-se no banco, colocando o saco sob a cabeça para servir de travesseiro. Quando o hospedeiro julgou que estivesse mergulhado no mais profundo sono, aproximou-se e, devagarinho, com infinito cuidado, deu um puxão no saco procurando substituí-lo por outro. Mas o torneiro, que já contava com isso, justamente quando o hospedeiro deu um puxão mais forte, gritou:
- Bordão, sai do saco!
Num relâmpago o bordão saltou sobre o hospedeiro, sacudindo-lhe das costas a poeira e alisando-as com esmerado empenho. O hospedeiro gritava de causar dó mas, quanto mais gritava, mais se divertia o bordão a bater o compasso nas suas costas, até que o deixou caido exausto no chão. O torneiro, então, disse:
- Se não me devolves a mesinha mágica e o burro de ouro, garanto-te que a dança recomeça.
- Ah, não, não, gemeu quase sem fôlego o hospedeiro, - devolverei tudo com muito gosto, contanto que mandes esse espantalho indesejável voltar para o saco.
- Com justiça, terei piedade, - respondeu o moço, - mas livra-te de me lograr!
Em seguida gritou: "Bordão entra no saco!" - e deixou-o aí á descansar.
Na manhã seguinte, o torneiro encaminhou-se para a casa do pai, levando também a mesinha mágica e o burro de ouro. O alfaiate, feliz por tomar a vê-lo, perguntou-lhe o que havia aprendido longe de casa.
- Querido pai, aprendi o ofício de torneiro.
- Um ofício muito artístico, - disse o pai, - e que trouxeste de tua viagem?
- Trouxe um objeto preciosíssimo, querido pai, um bordão no saco.
- Um bordão no saco! E valeu a pena? Acho que um bordão poderias cortar de qualquer árvore por ai!
- Sim, - respondeu o rapaz, - mas não um como esse; quando lhe digo: "Bordão, sai do saco!" salta logo do saco e regala com uma bela sarabanda qualquer mal intencionado, e não o larga enquanto não o vir estendido no chão pedindo mercê. Olhai, com este bordão consegui reaver a mesinha mágica e o burro de ouro, que aquele ladrão do hospedeiro tinha furtado de meus irmãos. Agora mandai chamá-los e convidai todos os parentes. Quero proporcionar-lhes um lauto banquete e encher-lhes os bolsos de moedas de ouro.
O velho não confiava muito no que ouvia, contudo, reuniu os parentes. O torneiro, então, estendeu uma toalha na sala, trouxe para dentro o burro de ouro e disse ao irmão:
- Fala-lhe tu, meu irmão.
O moleiro disse: "Briclebrit!" E, no mesmo instante, começaram a saltar sobre o pano as moedas de ouro, pipocando como forte chuva; e o burro não cessou de expelir moedas enquanto todos os parentes não estiveram carregados até não poder mais. (Vejo que também tu gostarias de estar lá nessa hora!) Em seguida o torneiro trouxe a mesinha para o centro da sala e disse:
- Fala-lhe tu, querido irmão.
O marceneiro, então, disse: "mesinha, põe-te" e imediatamente ela se cobriu de numerosos pratos de deliciosas iguarias. Tiveram um banquete como o alfaiate jamais vira em toda a vida. A família ficou reunida até tarde da noite, todos alegres e felizes.
O alfaiate trancou num armário a agulha, a linha, o metro de pau, o ferro de passar e, daí por diante, levou uma vida de príncipe em companhia dos filhos.
E a cabra? Onde foi parar a culpada de ter o alfaiate enxotado os três filhos? Vou contar-te.
Envergonhada de ter a cabeça rapada, correu a esconder-se na toca de uma raposa. Quando a raposa voltou para a toca, viu dois grandes olhos faiscando no escuro e deitou a fugir louca de terror. No caminho, encontrou o urso que, vendo-a tão transtornada, perguntou:
- Que te aconteceu, irmã Raposa? Por quê estás com essa cara apavorada?
- Ah, - respondeu-lhe a Vermelha, - na minha toca há um monstro, que arregalou para mim dois olhos flamejantes.
- Vamos deslindar esse mistério, - disse o urso.
Foi com a raposa até a toca; espiou dentro, mas, vendo aqueles olhos de fogo, não quis conversa com o monstro e fugiu com quantas pernas tinha. A abelha, que ia passando por lá, vendo-o com uma cara de quem não está muito bom da bola, perguntou-lhe:
- Que cara de poucos amigos tens hoje, amigo urso! Que é feito da tua alegria?
- Falas bem, amiga, porque não viste nada, - respondeu o urso; - lá na toca da Vermelha há um monstro com dois olhos de fogo, enormes, e não conseguimos enxotá-lo de lá.
- Causais-me pena, urso; - disse a abelha. - Eu não passo de uma pobre e frágil criatura que nem sequer me olhais ao passar por mim na rua, mas eu acho que poderei prestar-vos auxílio.
Voou para dentro da toca da raposa, pousou na cabeça pelada da cabra e deu-lhe tão tremenda ferretoada que ela, dando um pulo, desabalou pelo mundo a fora gritando: Mée, mée, mée...
Corria como uma louca e até hoje ninguém sabe onde ela foi parar.
Đã lâu lắm rồi, hồi đó có một bác thợ may, bác có ba người con trai, mà chỉ có một con dê cái duy nhất. Nhưng vì cả nhà ăn sữa dê nên ngày ngày phải dắt dê ra đồng kiếm cỏ tốt cho nó ăn. Ba người con trai cắt lượt nhau đi chăn dê. Một hôm, người con cả dắt dê đến bãi tha ma ở cạnh nhà thờ - nơi đấy có cỏ non - để dê ăn cỏ và chạy ở đó. Chiều tối, đã đến lúc phải về, anh hỏi dê:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Chàng trai nói:
- Thế thì về chuồng!
Rồi anh nắm sợi dây buộc cổ dắt dê về, buộc vào chuồng.
Bác thợ may già hỏi:
- Thế nào, đã cho dê ăn no chưa?
Người con trai đáp:
- Trời! Dê ăn no căng,
Chẳng buồn ăn nữa.
Người cha muốn xem con nói có thực không nên xuống chuồng vuốt ve con vật yêu quý và hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Bác thợ may la lên:
- Đến thế thì thôi.
Bác chạy lên nhà, mắng người con cả:
- Chà, mày là quân nói dối! Mày để dê đói mà dám nói nó đã no căng.
Điên tiết lên, bác lấy thước treo ở tường xuống đuổi đánh người con cả.
Hôm sau, đến lượt người con thứ hai đi chăn dê. Anh tìm ở dọc hàng rào vườn nhà chỗ có cỏ non nhất, để dê ăn ở đó, dê ăn hết không còn lấy một ngọn. Chiều đến trước khi về, anh hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Chàng trai nói:
- Thế thì đi về!
Rồi anh nắm sợi dây buộc cổ dắt dê về, buộc vào chuồng rất cẩn thận, bác thợ may hỏi:
- Thế nào, có cho dê ăn no đủ không đấy?
Người con trai đáp:
- Trời! Dê ăn đã no căng,
Nên chẳng buồn ăn nữa.
Bác thợ may không tin chuyện đó nên xuống ngay chuồng dê hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Bác thợ may la mắng:
- Đồ khốn nạn! Con vật hiền lành như thế mà nó để đói!
Bác lại chạy lên nhà lấy thước đánh đuổi đứa con ra khỏi cửa.
Giờ thì đến lượt người con thứ ba. Muốn hoàn thành việc mình cho thật chu đáo, anh đi tìm nơi nào có bụi rậm, những khóm cây có nhiều lá và cỏ non rồi để cho dê ăn ở đó. Chiều tối, lúc sắp về, anh hỏi dê:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Chàng trai nói:
- Thế thì đi về!
Rồi anh dắt dê về, buộc dê vào chuồng rất cẩn thận.
Bác thợ may già hỏi con:
- Thế nào, đã cho dê ăn no đủ không đấy?
Người con trai đáp:
- Vâng dê ăn đã no căng,
Nên chẳng buồn ăn nữa.
Bác thợ may không tin, xuống ngay chuồng hỏi dê.
Con vật độc ác kia đáp:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Bác thợ may tức, la mắng con:
- Chà, quân này láo lếu thật! Thằng anh cũng như thằng em, đứa nào cũng mải chơi cả! Tao không thể để chúng bay lừa dối tao mãi được!
Bác đùng đùng nổi giận, chạy ngay lên nhà, lấy thước đánh cho con trai tội nghiệp một trận chí tử làm cho nó cũng phải bỏ nhà ra đi.
Từ đó, ở nhà chỉ còn bác thợ may với con dê. Sáng hôm sau, bác xuống chuồng, vuốt ve dê và nói:
- Lại đây, cưng của ta. Ta sẽ đích thân dẫn mày ra ngoài đồng ăn cỏ.
Bác cầm dây dắt dê dọc theo những hàng rào tươi tốt và đến những chỗ thường thích đến ăn. Bác bảo dê:
- Chuyến này thì mày được no nê thỏa thích nhé!
Rồi bác để dê ăn ở đó tới tận chiều tối. Lúc đó bác hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Bác thợ may bảo:
- Thế thì đi về!
Bác dắt dê về chuồng, buộc thật kỹ. Trước khi rời chuồng, bác còn quay lại hỏi:
- Lần này thì no căng thật sự chứ?
Nhưng dê cũng chẳng kiêng nể gì bác và nói:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Nghe thấy thế, bác thợ may rất đỗi ngạc nhiên. Lúc đó bác mới biết mình đã đuổi ba con trai của mình đi một cách vô cớ. Bác la mắng:
- Này, quân bội bạc! Có đánh đuổi mày khỏi nơi đây cũng còn quá nhẹ. Ta phải đánh dấu bôi vôi để mày không còn dám vác mặt đến chỗ những người thợ may lương thiện nữa.
Bác liền chạy đi lấy dao cạo, xát xà phòng lên đầu dê, cạo nhẵn thín như trán hói. Bác nghĩ, đánh bằng thước chả bõ bẩn thước ra, bác lấy roi ngựa vụt cho dê một trận nên thân, đau quá dê nhảy lên chồm chồm rồi chạy biến mất.
Ở nhà thui thủi một mình, bác thợ mới thấy thật là buồn tẻ. Bác rất muốn gọi các con trai về nhưng không biết chúng đi đâu.
Anh con cả học nghề ở nhà một bác thợ mộc. Anh làm việc cần mẫn và vui vẻ. Khi đã thành nghề, anh muốn đi chu du thiện hạ để hành nghề thì thầy tặng anh một cái bàn nhỏ bằng gỗ thường, trông cũng chẳng có gì đặc biệt cả, nhưng nó có phép lạ. Chỉ cần đặt bàn trước mặt, rồi nói: "Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!" thì tức khắc trên bàn phủ khăn trắng tinh, dĩa, dao, nĩa được bày ra cùng với những món xào, món nấu, lại có cả cốc vại đầy rượu vang đỏ long lanh nom thật là hấp dẫn. Chú thợ mộc nghĩ bụng:
- Có chiếc bàn này, mình được sung túc suốt đời!
Chú vui vẻ lên đường, đi đây đi đó, chẳng còn phải lo chuyện quán trọ có tử tế hay không, ở quán trọ có gì ăn hay không. Chú cũng chẳng cần phải vào đâu cả, bất cứ ở ngoài đồng hay trong rừng, hoặc trên bãi cỏ, thích đâu là chủ chỉ việc hạ bàn ở lưng xuống, đặt nó trước mặt và nói: "Bàn ơi, trải ra, sắp thức ăn đi!" là lập tức sẽ có đầy đủ những thứ chú muốn.
Một hôm, chú nghĩ mình phải về nhà ở với cha. Chắc giờ đây cha đã nguôi giận, cha sẽ vui lòng nhận chú với cái bàn thần này.
Dọc đường, một buổi tối, chú vào một quán trọ, quán cũng khá đông khách. Khách ăn vui vẻ chào và mời chú ngồi vào cùng ăn với họ, nếu không thì chú khó lòng có gì mà ăn. Chú thợ mộc đáp:
- Thôi, chỉ có vài miếng, tôi ăn tranh của các ông làm gì! Tốt hơn hết là xin mời các ông sang bàn tôi ăn!
Tưởng chú nói đùa, họ cười. Chú đặt chiếc bàn gỗ của mình ở giữa phòng, rồi nói:
- Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!
Trong nháy mắt, trên bàn đã đầy những món ăn ngon, mà chính chủ quán cũng không làm nổi, mùi thơm tỏa ra khắp gian nhà, khách chưa ăn đã thấy ngon miệng. Chú thợ mộc mời:
- Nào, xin mời các bạn thân mến, ta gắp đi chứ!
Thấy chú tốt bụng, không phải để chú phải mời lần thứ hai, họ kéo nhau sang bàn chú ngồi đánh chén một cách thoải mái. Có điều họ lấy làm lạ nhất là cứ đĩa nào vơi thì lập tức lại có ngay dĩa khác đầy ắp thế vào. Chủ quán ngẩn người ra, đứng ở góc nhà ngắm nhìn. Hắn nghĩ bụng:
- Quán của mình được một đầu bếp cứ như vậy thì hay quá!
Chú thợ mộc và toán khách ngồi ăn uống chuyện trò tới tận khuya mới đi ngủ. Chú thợ mộc cũng lên giường nằm, đặt bàn thần sát tường.
Chủ quán trằn trọc mãi không sao ngủ được. Hắn chợt nhớ rằng trong kho chứa đồ cũ của hắn có một cái bàn cũ giống y hệt cái bàn của chú thợ mộc. Hắn liền rón rén đi lấy cái bàn đó rồi đánh tráo lấy chiếc bàn thần kia.
Sớm hôm sau, chú thợ mộc trả tiền trọ mà chẳng hề nghĩ tới là chiếc bàn sau lưng của mình đã bị tráo, chú địu chiếc bàn sau lưng rồi lên đường. Tới giữa trưa thì chú về tới nhà. Cha chú tiếp đón chú rất vui vẻ. Ông hỏi con:
- Thế nào, con cưng của cha, con học được nghề gì rồi?
- Thưa cha, nghề thợ mộc ạ!
Cha nói:
- Nghề ấy tốt đấy, đi chu du hành nghề con có mang được gì về không?
- Thưa cha, của quý nhất mà con mang được về là chiếc bàn này.
Bác thợ may ngắm đi ngắm lại chiếc bàn rồi nói:
- Thế thì con chưa thành tài rồi. Đây chỉ là một chiếc bàn tồi, cũ kỹ.
Người con đáp:
- Nhưng đó là một chiếc bàn thần, nếu con để nó trước mặt, bảo nó sắp thức ăn ra thì lập tức nó dọn ra toàn cao lương, mỹ vị, cả rượu vang nữa, trông mâm cơm thật ngon miệng. Cha cứ mời bạn bè, bà con thân thuộc đến, bàn sẽ cho họ ăn uống no say.
Khách có mặt đông đủ cả rồi, chú thợ mộc đặt cái bàn ở giữa căn nhà, rồi nói:
- Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!
Nhưng cái bàn vẫn không nhúc nhích, nó vẫn chỉ là cái bàn như những chiếc bàn bình thường khác không hiểu được tiếng người. Lúc ấy, chú thợ mộc đáng thương mới biết là chiếc bàn đã bị đánh tráo, chú lấy làm thẹn vì mang tiếng là nói dối. Bạn bè, bà con thân thuộc chê cười, nhịn đói ra về. Bác thợ lại quay về với nghề làm kim chỉ, còn con trai đến phụ việc cho một bác thợ cả.
Người con thứ hai học nghề xay bột ở một gia đình kia. Khi anh thành tài, bác thợ xay bảo:
- Con luôn chăm chỉ ngoan ngoãn nên ta thưởng cho con một con lừa loại đặc biệt, nó không chịu kéo xe và tải đồ.
Chú thợ giúp việc hỏi:
- Thế thì nó làm được việc gì?
Bác thợ xay đáp:
- Nó tuôn ra vàng. Con lấy khăn trải ra nền đất, cho lừa đứng lên trên, rồi nói: "Bricklebrit!" thì con vật tốt bụng kia sẽ tuôn vàng ra đằng trước và cả đằng sau nữa.
Anh học trò nói:
- Thật là của quý!
Rồi anh cám ơn thầy, lên đường đi chu du hành nghề. Mỗi khi cần đến vàng, anh thợ chỉ việc bảo lừa: "Bơ-rích-lếp-bơ-rít!" là vàng tuôn ra như mưa. Anh chẳng phải mệt nhọc gì ngoài việc cúi xuống nhặt tiền. Túi anh lúc nào cũng rủng rỉnh tiền, nên đi đến đâu cũng được ăn của ngon vật lạ toàn những loại đắt tiền nhất.
Đi chu du khắp đó đây được một thời gian một hôm anh nghĩ:
- Mình phải tìm đường về với cha thôi. Mình về mang theo con lừa này chắc cha sẽ nguôi cơn giận, tiếp đón mình tử tế.
Tình cờ anh lại vào đúng cái quán trọ nơi người anh ruột của anh đã bị đánh tráo cái bàn thần. Anh dắt lừa đến. Tên chủ quán định dắt lừa đem đi buộc thì anh bảo:
- Không dám phiền ông, cứ để tôi đem buộc nó vào chuồng, vì tôi muốn biết chỗ buộc nó.
Điều đó làm cho chủ quán rất ngạc nhiên và nghĩ rằng khách trọ đòi chăm sóc lấy con vật của mình thì ắt là một tay sẻn lắm. Nhưng khi người lạ mặt kia móc túi lấy ra hai đồng tiền vàng bảo hắn phải cho ăn ngon, thì chủ quán trố mắt ra, vội chạy đi tìm thức ăn ngon nhất. Ăn xong, khách bảo tính tiền, chủ quán thấy khách sộp nên nói khách còn thiếu mấy đồng tiền vàng nữa. Anh thò tay vào túi, thấy hết tiền. Anh nói:
- Này ông chủ quán chờ một lát nhé, để tôi đi lấy vàng cái đã.
Rồi anh mang khăn trải bàn theo.
Chủ quán chẳng hiểu ra sao, tò mò lẻn theo, nhưng vì anh cài then cửa chuồng nên hắn đành đứng ngoài nhìn vào qua lỗ cửa. Người lạ mặt kia trải khăn xuống dưới chân lừa, rồi nói: "Bricklebrit!." Trong nháy mắt, lừa tuôn vàng xuống đất như mưa, vàng tuôn cả đằng trước lẫn đằng sau.
Chủ quán nghĩ bụng:
- Ái chà! Đúc tiền bằng kiểu này nhạy thật! Được túi tiền như thế thì tuyệt!
Anh trả tiền ăn cho quán rồi lên giường nghỉ. Ngay đêm ấy, chủ quán lẻn xuống chuồng lấy trộm lừa - máy đúc tiền - và buộc con khác thay vào.
Sớm tinh mơ ngày hôm sau, anh đã xuống chuồng tháo lừa, rồi lên đường, trong bụng đinh ninh mình đang dắt lừa đúc tiền vàng. Đến trưa thì anh về tới nhà. Thấy con về, người cha rất mừng, tiếp đãi con niềm nở. Cha hỏi:
- Con cưng của cha, con có làm nên công trạng gì không?
Anh đáp:
- Cha kính yêu, con giờ là thợ xay bột.
- Đi chu du hành nghề, con có mang được gì về không?
- Thưa cha, chẳng có gì ngoài con lừa.
Cha nói:
- Ở đây thiếu gì lừa! Cha thấy giá được con dê cái có khi còn hay hơn.
Người con trai đáp:
- Thưa cha, nhưng nó không phải là loại lừa thường, mà là loại lừa tuôn ra vàng. Mỗi khi con nói: "Brícklebrit!" là lập tức nó tuôn vàng ra đầy khăn. Cha cho mời bà con thân thuộc tới đây, nó sẽ làm cho họ trở nên giàu có.
Bác thợ may nói:
- Được thế thì cha rất mừng! Cha chẳng phải khổ công khâu vá nữa.
Rồi bác vội vã đi mời bà con thân thuộc tới.
Khi mọi người đã đến đông đủ, anh xay bột mời họ ngồi, trải chiếc khăn của mình ra giữa nhà, dắt lừa đứng lên trên khăn, anh nói:
- Mọi người hãy chú ý!
Rồi anh hô dõng dạc:
- Brícklebrit!
Nhưng rồi chẳng thấy đồng tiền vàng nào rơi ra. Có phải con lừa nào cũng có phép lạ đâu? Đây chỉ là một con lừa bình thường!
Lúc bấy giờ chàng xay bột đáng thương mới biết mình đã bị lừa, mặt méo xệch đi, đứng ra xin lỗi bà con thân thuộc đành để họ ra về với cảnh nghèo vẫn hoàn nghèo. Chẳng có cách nào khác hơn là cha già lại phải kim chỉ vá may, anh con trai đành đi phụ việc cho một ông thợ xay bột.
Người em trai thứ ba đi học nghề thợ tiện. Vì đây là một nghề đòi hỏi dày công luyện tập nên anh phải học lâu hơn hai anh. Anh có nhận được thư của hai người anh trai, trong thư họ báo cho em biết chuyện rủi ro của mình: trong đêm ngủ trọ ở đó đã bị chủ quán đánh tráo bàn thần và lừa thần. Khi đã thành tài, anh thợ tiện tính đi chu du hành nghề thì thầy dạy nghề thưởng cho anh một cái bao vì thấy anh lâu nay chăm chỉ ngoan ngoãn. Thầy dặn:
- Trong bao có một cái gậy.
Trò nói:
- Con thấy chiếc bao còn có ích, con có thể khoác nó lên vai, nhưng còn cái gậy thì có ích gì? Mang nó chỉ tổ nặng thêm ra.
Thầy đáp:
- Để ta dạy con cách dùng gậy đó. Nếu kẻ nào hại con, con chỉ cần nói: "Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!" thì lập tức gập nhảy ngay ra, nó nhảy múa rên lưng kẻ đã hại con, khiến hắn nằm liệt giường tám ngày liền, không nhúc nhích, cựa quậy được. Gậy chỉ thôi đánh khi nào con nói: "Gậy ơi, vào bao đi!."
Anh cám ơn thầy, khoác bao lên vai đi. Mỗi khi có kẻ đến gần tính gây sự, anh lại nói:
- Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!
Tức thì gậy nhảy ra khỏi bao, quật túi bụi vào áo, vào lưng, khiến kẻ đó không kịp cởi áo ra. Gậy quật nhanh đến nỗi kẻ bị đánh không còn biết đường nào mà tránh.
Xẩm tối thì chàng thợ tiện trẻ tuổi tới quán trọ, nơi hai người anh đã từng bị lừa gạt. Anh đặt bao lên bàn ngay trước mặt, rồi ngồi kể cho mọi người nghe những chuyện lạ trên đời mà anh đã từng biết. Anh nói:
- Ừ, người ta kể cho tôi biết là có một cái bàn thần cứ gọi là tự nhiên món ăn bày ra, có con lừa thần tuôn ra toàn tiền vàng, còn có nhiều chuyện lạ kỳ tương tự như vậy. Toàn là những chuyện không thể bỏ qua được. Nhưng tất cả những cái đó không thấm tháp vào đâu so với của quý tôi có trong bao này.
Chủ quán vểnh tai lên mà nghe, hắn nghĩ bụng:
- Trên đời này thật là lắm điều kỳ lạ! Chắc bao này chứa toàn ngọc quý. Mình phải cuỗm nốt chiếc bao này mới được. Của quý thường đi theo bộ ba mà!
Đến giờ ngủ, khách co cẳng lên ghế dài, gối đầu lên bao rồi ngủ. Chủ quán tưởng anh ngủ say, rón rén lại gần, khẽ rút cái bao, định tráo chiếc bao khác thay thế. Anh thợ tiện rình đợi đã lâu, chờ lúc chủ quán đang từ từ kéo bao, anh hô:
- Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!
Tức thì gậy nhảy ra khỏi bao, đánh cho chủ quán một trận nhừ tử. Trên lưng hắn một vệt dài lằn lên, hắn van lạy xin tha, nhưng hắn vàng rên gậy càng giáng cho đau đớn, tới tấp hơn, cho tới khi hắn kiệt sức, ngã lăn ra đất mới ngưng.
Bấy giờ, anh thợ tiện mới bảo hắn:
- Nếu mày không trả lại ngay chiếc bàn thần và con lừa thần thì gậy sẽ múa cho mày biết tay.
Chủ quản thều thào nói:
- Vâng, tôi sẵn sàng trả lại tất cả, nhưng cậu hãy bảo con quỷ có phép thuật kia chui vào bao đi.
Anh thợ tiện nói:
- Ta sẵn lòng tha thứ cho mày. Cứ liệu thần hồn nhé!
Rồi anh ra lệnh: "Gậy ơi, vào bao đi!" và mặc cho chủ quán nằm đó.
Hôm sau, anh thợ tiện lên đường về nhà, mang theo cả chiếc bàn thần và con lừa vàng. Bác thợ may rất vui mừng khi gặp lại con trai út. Bác hỏi con học được nghề gì ở nơi đất khách quê người. Anh đáp:
- Cha kính yêu, con học được nghề thợ tiện ạ.
- Nghề ấy phải dày công học tập lắm đấy. Thế đi chu du hành nghề, con có mang được gì về không?
Người con trai đáp:
- Thưa cha, có một thứ rất quý: một cái gậy để ở trong bao.
Người cha thốt lên:
- Cái gì, hả? Một cái gậy à? Thật không bõ công. Chặt ở cây nào mà chẳng được một cái gậy?
- Thưa cha, nhưng làm sao được như cái gậy này? Con chỉ nói: "Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!" thì nó nhảy ra ngay, nện cho kẻ muốn chơi xấu con một trận nhừ tử. Gậy chỉ ngưng khi nào kẻ kia lăn lộn trên đất kêu van, xin tha tội cho. Cha ạ, nhờ có cái gậy này mà con lấy lại được chiếc bàn thần và con lừa vàng, những thứ mà thằng chủ quán đã đánh tráo của hai anh con. Bây giờ cha cho hai anh con đi mời tất cả bà con thân thuộc lại nhà ta, con sẽ chiêu đãi tất cả một bữa thịnh soạn và biếu mỗi người một túi đầy tiền vàng.
Bác thợ may già không tin lắm nhưng vẫn cho mời bà con thân thuộc lại nhà.
Anh thợ tiện trải khăn ra giữa nhà, dắt lừa vàng vào, rồi bảo anh thứ hai:
- Bây giờ anh bảo nó đi!
Anh xay bột nói: "Bricklebrit!," tức thì tiền vàng rơi xuống khăn nhiều như mưa đá, cơn mưa vàng ấy chỉ ngưng khi mọi người ai nấy đã đầy túi, không thể nào mang hơn được nữa (Chắc hẳn các bạn cũng muốn có mặt ở đấy?).
Rồi anh thợ tiện đi lấy chiếc bàn thần và nói với người anh cả:
- Bây giờ anh bảo nó đi!
Anh thợ mộc vừa mới mở mồm ra nói: "Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!" tức thì bàn trải khăn ra, trên bàn bày toàn sơn hào hải vị. Bác thợ may chưa từng được ăn một bữa tiệc nào thịnh soạn như vậy. Họ hàng, bà con thân thuộc ở lại chuyện trò, ăn uống vui vẻ cho mãi tới khuya.
Bác thợ may thu xếp kim chỉ, thước, bàn ủi cất vào trong tủ, cùng ba con trai sống yên vui.
À, thế còn số phận con dê điêu ngoa quái ác - vì nó mà bác thợ đuổi ba con trai đi - thì ra sao?
Tôi xin kể cho các bạn nghe nhé: Dê xấu hổ vì đầu trọc lóc, lẩn trốn vào hang cáo. Khi cáo về tính chui vào hang thì thấy trong bóng tối có hai con mắt to phát sáng chiếu thẳng ra. Cáo sợ quá, chạy trốn luôn. Gấu trông thấy cáo ngơ ngác thì hỏi:
- Anh bạn cáo, làm sao mà mặt xị ra thế?
Cáo đáp:
- Ui chà! Có một con vật hung dữ đến chiếm hang của tôi, nó nhìn tôi chằm chằm bằng hai con mắt nảy lửa.
Gấu nói:
- Để ta tống cổ nó ra cho!
Gấu đi theo cáo tới hang, mới trông thấy hai con mắt đỏ rực như lửa, gấu đã đâm hoảng, không muốn lôi thôi với con vật hung dữ ấy nữa, vội vã chạy đi nơi khác.
Dọc đường, gấu gặp ong, ong thấy gấu rùng mình luôn thì hỏi:
- Bác gấu ơi, bác vốn vui tính lắm cơ mà, sao hôm nay trông bác ỉu xìu thế?
Gấu đáp:
- Ấy, nói thì vẫn dễ! Trong hang bác cáo có một con vật hung dữ có đôi mắt sáng đỏ như lửa. Con quái ấy ngồi lì trong hang, chúng tôi không làm sao đuổi được nó ra.
Ong đáp:
- Nghe bác nói mà tôi thấy thương, bác gấu ạ. Thực ra tôi chỉ là một con vật bé nhỏ mà các bác không thèm để ý đến, nhưng tôi tin rằng tôi có thể giúp hai bác được.
Ong bay ngay vào hang cáo, đậu trên chiếc đầu trọc lóc của dê, chích cho dê một mũi nên thân làm dê giật nảy người lên, nhảy vọt ra khỏi hang và kêu: "Be… be!." Dê chạy thục mạng. Từ đó chẳng ai biết số phận của nó ra sao nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng