Die Wichtelmänner


Những người tí hon


ERSTES MÄRCHEN
Es war ein Schuster ohne seine Schuld so arm geworden, daß ihm endlich nichts mehr übrig blieb als Leder zu einem einzigen Paar Schuhe. Nun schnitt er am Abend die Schuhe zu, die wollte er den nächsten Morgen in Arbeit nehmen; und weil er ein gutes Gewissen hatte, so legte er sich ruhig zu Bett, befahl sich dem lieben Gott und schlief ein. Morgens, nachdem er sein Gebet verrichtet hatte und sich zur Arbeit niedersetzen wollte, so standen die beiden Schuhe ganz fertig auf seinem Tisch. Er verwunderte sich und wußte nicht, was er dazu sagen sollte. Er nahm die Schuhe in die Hand, um sie näher zu betrachten: sie waren so sauber gearbeitet, daß kein Stich daran falsch war, gerade als wenn es ein Meisterstück sein sollte. Bald darauf trat auch schon ein Käufer ein, und weil ihm die Schuhe so gut gefielen, so bezahlte er mehr als gewöhnlich dafür, und der Schuster konnte von dem Geld Leder zu zwei Paar Schuhen erhandeln. Er schnitt sie abends zu und wollte den nächsten Morgen mit frischem Mut an die Arbeit gehen, aber er brauchte es nicht, denn als er aufstand, waren sie schon fertig, und es blieben auch nicht die Käufer aus, die ihm so viel Geld gaben, daß er Leder zu vier Paar Schuhen einkaufen konnte. Er fand frühmorgens auch die vier Paar fertig; und so gings immer fort, was er abends zuschnitt, das war am Morgen verarbeitet, also daß er bald wieder sein ehrliches Auskommen hatte und endlich ein wohlhabender Mann ward. Nun geschah es eines Abends nicht lange vor Weihnachten, als der Mann wieder zugeschnitten hatte, daß er vor Schlafengehen zu seiner Frau sprach 'wie wärs, wenn wir diese Nacht aufblieben, um zu sehen, wer uns solche hilfreiche Hand leistet?' Die Frau wars zufrieden und steckte ein Licht an; darauf verbargen sie sich in den Stubenecken, hinter den Kleidern, die da aufgehängt waren, und gaben acht. Als es Mitternacht war, da kamen zwei kleine niedliche nackte Männlein, setzten sich vor des Schusters T isch, nahmen alle zugeschnittene Arbeit zu sich und fingen an, mit ihren Fingerlein so behend und schnell zu stechen, zu nähen, zu klopfen, daß der Schuster vor Verwunderung die Augen nicht abwenden konnte. Sie ließen nicht nach, bis alles zu Ende gebracht war und fertig auf dem Tische stand, dann sprangen sie schnell fort.
Am andern Morgen sprach die Frau 'die kleinen Männer haben uns reich gemacht, wir müßten uns doch dankbar dafür bezeigen. Sie laufen so herum, haben nichts am Leib und müssen frieren. Weißt du was? Ich will Hemdlein, Rock, Wams und Höslein für sie nähen, auch jedem ein Paar Strümpfe stricken; mach du jedem ein Paar Schühlein dazu.' Der Mann sprach 'das bin ich wohl zufrieden,' und abends, wie sie alles fertig hatten, legten sie die Geschenke statt der zugeschnittenen Arbeit zusammen auf den Tisch und versteckten sich dann, um mit anzusehen, wie sich die Männlein dazu anstellen würden. Um Mitternacht kamen sie herangesprungen und wollten sich gleich an die Arbeit machen, als sie aber kein zugeschnittenes Leder, sondern die niedlichen Kleidungsstücke fanden, verwunderten sie sich erst, dann aber bezeigten sie eine gewaltige Freude. Mit der größten Geschwindigkeit zogen sie sich an, strichen die schönen Kleider am Leib und sangen
'sind wir nicht Knaben glatt und fein?
was sollen wir länger Schuster sein!'
Dann hüpften und tanzten sie, und sprangen über Stühle und Bänke. Endlich tanzten sie zur Tür hinaus. Von nun an kamen sie nicht wieder, dem Schuster aber ging es wohl, solang er lebte, und es glückte ihm alles, was er unternahm.
ZWEITES MÄRCHEN
Es war einmal ein armes Dienstmädchen, das war fleißig und reinlich, kehrte alle Tage das Haus und schüttete das Kehricht auf einen großen Haufen vor die Türe. Eines Morgens, als es eben wieder an die Arbeit gehen wollte, fand es einen Brief darauf, und weil es nicht lesen konnte, so stellte es den Besen in die Ecke und brachte den Brief seiner Herrschaft, und da war es eine Einladung von den Wichtelmännern, die baten das Mädchen, ihnen ein Kind aus der Taufe zu heben. Das Mädchen wußte nicht, was es tun sollte, endlich auf vieles Zureden, und weil sie ihm sagten, so etwas dürfte man nicht abschlagen, so willigte es ein. Da kamen drei Wichtelmänner und führten es in einen hohlen Berg, wo die Kleinen lebten. Es war da alles klein, aber so zierlich und prächtig, daß es nicht zu sagen ist. Die Kindbetterin lag in einem Bett von schwarzem Ebenholz mit Knöpfen von Perlen, die Decken waren mit Gold gestickt, die Wiege war von Elfenbein, die Badwanne von Gold. Das Mädchen stand nun Gevatter und wollte dann wieder nach Haus gehen, die Wichtelmännlein baten es aber inständig, drei Tage bei ihnen zu bleiben. Es blieb also und verlebte die Zeit in Lust und Freude, und die Kleinen taten ihm alles zuliebe. Endlich wollte es sich auf den Rückweg machen, da steckten sie ihm die Taschen erst ganz voll Gold und führten es hernach wieder zum Berge heraus. Als es nach Haus kam, wollte es seine Arbeit beginnen, nahm den Besen in die Hand, der noch in der Ecke stand, und fing an zu kehren. Da kamen fremde Leute aus dem Haus, die fragten, wer es wäre und was es da zu tun hätte. Da war es nicht drei Tage, wie es gemeint hatte, sondern sieben Jahre bei den kleinen Männern im Berge gewesen, und seine vorige Herrschaft war in der Zeit gestorben.
DRITTES MÄRCHEN
Einer Mutter war ihr Kind von den Wichtelmännern aus der Wiege geholt, und ein Wechselbalg mit dickem Kopf und starren Augen hineingelegt, der nichts als essen und trinken wollte. In ihrer Not ging sie zu ihrer Nachbarin und fragte sie um Rat. Die Nachbarin sagte, sie sollte den Wechselbalg in die Küche tragen, auf den Herd setzen, Feuer anmachen und in zwei Eierschalen Wasser kochen: das bringe den Wechselbalg zum Lachen, und wenn er lache, dann sei es aus mit ihm. Die Frau tat alles, wie die Nachbarin gesagt hatte. Wie sie die Eierschalen mit Wasser über das Feuer setzte, sprach der Klotzkopf 'nun bin ich so alt wie der Westerwald, und hab nicht gesehen, daß jemand in Schalen kocht.'
Und fing an darüber zu lachen. Indem er lachte, kam auf einmal eine Menge von Wichtelmännerchen, die brachten das rechte Kind, setzten es auf den Herd und nahmen den Wechselbalg wieder mit fort.
HAI CHÚ TÍ HON
Xưa có bác thợ giày, chẳng tội tình gì mà làm ăn cứ ngày một sa sút, gia sản cuối cùng còn lại là miếng da chỉ vừa đủ đóng một đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định sáng hôm sau sẽ khâu thành giày. Vốn tính phúc hậu, cắt xong, bác yên trí lên giường, mới đặt mình xuống bác đã ngáy o o.
Sáng hôm sau, bác tính ngồi vào chỗ làm thì thấy đôi giày đã đóng xong để ở trên mặt bàn. Bác lấy làm lạ, chẳng hiểu tại sao nó lại làm như vậy.
Cầm giày lên ngắm bác thấy giày đóng thật đẹp, đường kim mũi chỉ cẩn thận, sạch sẽ, không lỗi chỗ nào, sạch đẹp như một công trình của thợ cả.
Ít lâu sau có người đến hỏi mua. Khách hàng thấy đôi giày đẹp quá nên trả đắt hơn giá bình thường. Bác thợ giày lấy tiền ấy mua được miếng da đủ đóng hai đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định để sáng hôm sau tỉnh táo sẽ khâu. Nhưng cũng giống lần trước, bác không phải mất công khâu, lúc bác dậy thì cả hai đôi giày đã xong.
Giày đẹp nên chẳng thiếu gì người muốn mua, họ trả bác nhiều tiền đến nỗi bác đủ tiền mua da đóng bốn đôi giày khác. Tối cắt da xong lên giường ngủ, sáng hôm sau bác lại thấy cả bốn đôi đã xong.
Câu chuyện cứ như thế tiếp diễn, tối bác đo cắt thì sáng sau thành giày. Chẳng mấy chốc bác trở nên khấm khá, cuối cùng trở thành một người giàu có.
Một buổi tối, sắp đến ngày Chúa giáng sinh, bác lại ngồi cắt giày. Trước lúc đi ngủ bác nói với vợ:
- Mình nghĩ thế nào, hôm nay ta thức đêm rình xem ai đã giúp mình nhiệt tình như vậy.
Bác gái cũng đồng tình. Hai người che đèn rồi lẩn vào góc nhà, nấp sau đống quần áo treo ở đó để rình.
Đúng nửa đêm có hai người tí hon, nom rất dễ thương, mình trần như nhộng đến ngồi bên bàn thợ giày. Họ kéo đống da đã cắt lại, rồi hối hả gò, khâu, mấy ngón tay nhỏ xíu đưa kim tuốt chỉ nhanh thoăn thoắt làm cho bác thợ giày phải ngạc nhiên, trố mắt ra mà nhìn. Hai người tí hon cặm cụi mải miết làm việc cho tới khi khâu xong mới ngừng tay, để giày lên bàn rồi nhảy đi mất hút.
Sáng hôm sau bác gái bảo chồng:
- Té ra mấy chú tí hon đã làm giúp nhà mình. Chúng ta phải tạ ơn mấy chú ấy cho phải lẽ. Các chú ấy thật là tội nghiệp, đi đi về về như thế mà manh áo che thân chẳng có, đành chịu rét mướt… Ông có biết không, hay để tôi khâu cho mỗi chú một cái áo sơ mi, một cái áo khoác, một cái áo vét và một cái quần nhé. Tôi đan cho mỗi chú một đôi bít tất nữa. Còn mình hãy đóng cho mỗi chú một đôi giày nhỏ.
Bác trai nói:
- Thế thì tôi ưng quá đi chứ!
Đến tối thì quà tặng làm xong. Hai người để quà tặng lên bàn, chỗ mọi ngày vẫn xếp da giày đã cắt, rồi lại nấp rình xem liệu hai chú tí hon sẽ làm gì với đống quà ấy. Đúng nửa đêm lại chú tí hon nhảy vào, định bắt tay ngay vào việc. Nhưng các chú chẳng thấy da cắt sẵn mà chỉ thấy chồng áo quần nhỏ nhắn xinh xắn. Thoạt đầu hai chú hết sức ngạc nhiên, nhưng rồi hai chú lộ vẻ hết sức vui mừng. Chỉ trong nháy mắt các chú đã mặc xong quần áo, xỏ giày. Thích quá, các chú lấy tay vuốt vuốt quần áo và hát:
Diện vào lịch sự hẳn lên,
Hỏi còn ai bảo là anh thợ giày.
Hai chú bước thấp bước cao, nhảy múa vui mừng, các chú nhảy cả lên bàn, lên ghế. Sau đó vừa đi vừa nhảy múa kéo nhau ra cửa biến mất. Từ hôm ấy không thấy các chú lại nữa. Còn bác thợ giày sống sung túc, có đồng ra đồng vào, suốt đời bác mọi việc đều trôi chảy tốt đẹp.
CÔ NGƯỜI Ở ĐI ĐỠ ĐẺ
Ngày xửa ngày xưa có một cô người ở nghèo, cô rất siêng năng và sạch sẽ. Ngày nào cũng như ngày nào, quét xong nhà cô hốt rác đổ ra đống rác to trước nhà.
Có lần, vào buổi sáng lúc cô đag chuẩn bị làm việc thì thấy một bức thư. Vì không biết đọc, cô dựng chổi vào góc nhà, rồi đưa thư nhờ chủ nhà đọc cho nghe.
Đó là bức thư của những người Tí Hon, họ mời cô gái xuống đỡ đẻ. Cô gái phân vân không biết nên như thế nào. Nghe mọi người dỗ dành và khuyên, không nên từ chối những chuyện như vậy, cô gái đồng ý.
Có ba người Tí Hon đến đưa cô gái tới một hang núi, nơi người Tí Hon sống. Mọi đồ vật ở đây đều nhỏ xinh, đẹp tuyệt vời chẳng còn chê vào đâu được. Giường của người mẹ làm bằng gỗ mun đen bóng có khảm ngọc trai, chăn đắp có thêu chỉ bằng vàng, chiếc nôi làm bằng ngà voi, bồn tắm bằng vàng ròng.
Những người Tí Hon mời cô gái ở lại với họ ba ngày. Cô sống sung sướng và vui vẻ. Những người Tí Hon rất nuông chiều cô.
Thời gian trôi qua, lúc chia tay những người Tí Hon tặng cô rất nhiều vàng và dẫn cô ra khỏi núi.
Trở về tới nhà, cô gái muốn bắt tay ngay vào việc. Cô cầm chổi quét nhà. Giữa lúc đó có người từ trong buồng ra, hỏi cô là ai mà lại quét nhà. Ba ngày cô ở nơi những người Tí Hon trong hang núi chính là bảy năm. Chủ cũ của cô đã mất trong thời gian cô đi vắng.
ĐỨA TRẺ DỊ DẠNG
Có một bà mẹ bị những người Tí Hon bế đi mất đứa con yêu quý khỏi nôi và thay vào đó là một đứa bé đầu to, hai mắt mở trừng trừng khờ dại, nó chẳng biết gì ngoài ăn và uống.
Bà mẹ không biết làm sao, nên chạy sang hàng xóm hỏi. Người hàng xóm khuyên nên nấu nước bằng hai cái vỏ trứng, khi đặt vỏ trứng lên bếp thì đứa trẻ dị dạng sẽ cười. Nếu nó cười có nghĩa là xong chuyện.
Bà mẹ làm đúng mọi chuyện như lời hàng xóm nói. Khi vỏ trứng được đặt lên bếp để đun nước thì đứa trẻ dị dạng kia nói:
- Ta già như cánh rừng kia mà chưa bao giờ thấy cảnh người đun nước bằng vỏ trứng.
Và nó phá lên cười. Cùng lúc đó, rất đông người tí hon xuất hiện, và bồng nhấc đứa trẻ dị dạng đi mất.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng