Những người tí hon


Les lutins


HAI CHÚ TÍ HON
Xưa có bác thợ giày, chẳng tội tình gì mà làm ăn cứ ngày một sa sút, gia sản cuối cùng còn lại là miếng da chỉ vừa đủ đóng một đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định sáng hôm sau sẽ khâu thành giày. Vốn tính phúc hậu, cắt xong, bác yên trí lên giường, mới đặt mình xuống bác đã ngáy o o.
Sáng hôm sau, bác tính ngồi vào chỗ làm thì thấy đôi giày đã đóng xong để ở trên mặt bàn. Bác lấy làm lạ, chẳng hiểu tại sao nó lại làm như vậy.
Cầm giày lên ngắm bác thấy giày đóng thật đẹp, đường kim mũi chỉ cẩn thận, sạch sẽ, không lỗi chỗ nào, sạch đẹp như một công trình của thợ cả.
Ít lâu sau có người đến hỏi mua. Khách hàng thấy đôi giày đẹp quá nên trả đắt hơn giá bình thường. Bác thợ giày lấy tiền ấy mua được miếng da đủ đóng hai đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định để sáng hôm sau tỉnh táo sẽ khâu. Nhưng cũng giống lần trước, bác không phải mất công khâu, lúc bác dậy thì cả hai đôi giày đã xong.
Giày đẹp nên chẳng thiếu gì người muốn mua, họ trả bác nhiều tiền đến nỗi bác đủ tiền mua da đóng bốn đôi giày khác. Tối cắt da xong lên giường ngủ, sáng hôm sau bác lại thấy cả bốn đôi đã xong.
Câu chuyện cứ như thế tiếp diễn, tối bác đo cắt thì sáng sau thành giày. Chẳng mấy chốc bác trở nên khấm khá, cuối cùng trở thành một người giàu có.
Một buổi tối, sắp đến ngày Chúa giáng sinh, bác lại ngồi cắt giày. Trước lúc đi ngủ bác nói với vợ:
- Mình nghĩ thế nào, hôm nay ta thức đêm rình xem ai đã giúp mình nhiệt tình như vậy.
Bác gái cũng đồng tình. Hai người che đèn rồi lẩn vào góc nhà, nấp sau đống quần áo treo ở đó để rình.
Đúng nửa đêm có hai người tí hon, nom rất dễ thương, mình trần như nhộng đến ngồi bên bàn thợ giày. Họ kéo đống da đã cắt lại, rồi hối hả gò, khâu, mấy ngón tay nhỏ xíu đưa kim tuốt chỉ nhanh thoăn thoắt làm cho bác thợ giày phải ngạc nhiên, trố mắt ra mà nhìn. Hai người tí hon cặm cụi mải miết làm việc cho tới khi khâu xong mới ngừng tay, để giày lên bàn rồi nhảy đi mất hút.
Sáng hôm sau bác gái bảo chồng:
- Té ra mấy chú tí hon đã làm giúp nhà mình. Chúng ta phải tạ ơn mấy chú ấy cho phải lẽ. Các chú ấy thật là tội nghiệp, đi đi về về như thế mà manh áo che thân chẳng có, đành chịu rét mướt… Ông có biết không, hay để tôi khâu cho mỗi chú một cái áo sơ mi, một cái áo khoác, một cái áo vét và một cái quần nhé. Tôi đan cho mỗi chú một đôi bít tất nữa. Còn mình hãy đóng cho mỗi chú một đôi giày nhỏ.
Bác trai nói:
- Thế thì tôi ưng quá đi chứ!
Đến tối thì quà tặng làm xong. Hai người để quà tặng lên bàn, chỗ mọi ngày vẫn xếp da giày đã cắt, rồi lại nấp rình xem liệu hai chú tí hon sẽ làm gì với đống quà ấy. Đúng nửa đêm lại chú tí hon nhảy vào, định bắt tay ngay vào việc. Nhưng các chú chẳng thấy da cắt sẵn mà chỉ thấy chồng áo quần nhỏ nhắn xinh xắn. Thoạt đầu hai chú hết sức ngạc nhiên, nhưng rồi hai chú lộ vẻ hết sức vui mừng. Chỉ trong nháy mắt các chú đã mặc xong quần áo, xỏ giày. Thích quá, các chú lấy tay vuốt vuốt quần áo và hát:
Diện vào lịch sự hẳn lên,
Hỏi còn ai bảo là anh thợ giày.
Hai chú bước thấp bước cao, nhảy múa vui mừng, các chú nhảy cả lên bàn, lên ghế. Sau đó vừa đi vừa nhảy múa kéo nhau ra cửa biến mất. Từ hôm ấy không thấy các chú lại nữa. Còn bác thợ giày sống sung túc, có đồng ra đồng vào, suốt đời bác mọi việc đều trôi chảy tốt đẹp.
CÔ NGƯỜI Ở ĐI ĐỠ ĐẺ
Ngày xửa ngày xưa có một cô người ở nghèo, cô rất siêng năng và sạch sẽ. Ngày nào cũng như ngày nào, quét xong nhà cô hốt rác đổ ra đống rác to trước nhà.
Có lần, vào buổi sáng lúc cô đag chuẩn bị làm việc thì thấy một bức thư. Vì không biết đọc, cô dựng chổi vào góc nhà, rồi đưa thư nhờ chủ nhà đọc cho nghe.
Đó là bức thư của những người Tí Hon, họ mời cô gái xuống đỡ đẻ. Cô gái phân vân không biết nên như thế nào. Nghe mọi người dỗ dành và khuyên, không nên từ chối những chuyện như vậy, cô gái đồng ý.
Có ba người Tí Hon đến đưa cô gái tới một hang núi, nơi người Tí Hon sống. Mọi đồ vật ở đây đều nhỏ xinh, đẹp tuyệt vời chẳng còn chê vào đâu được. Giường của người mẹ làm bằng gỗ mun đen bóng có khảm ngọc trai, chăn đắp có thêu chỉ bằng vàng, chiếc nôi làm bằng ngà voi, bồn tắm bằng vàng ròng.
Những người Tí Hon mời cô gái ở lại với họ ba ngày. Cô sống sung sướng và vui vẻ. Những người Tí Hon rất nuông chiều cô.
Thời gian trôi qua, lúc chia tay những người Tí Hon tặng cô rất nhiều vàng và dẫn cô ra khỏi núi.
Trở về tới nhà, cô gái muốn bắt tay ngay vào việc. Cô cầm chổi quét nhà. Giữa lúc đó có người từ trong buồng ra, hỏi cô là ai mà lại quét nhà. Ba ngày cô ở nơi những người Tí Hon trong hang núi chính là bảy năm. Chủ cũ của cô đã mất trong thời gian cô đi vắng.
ĐỨA TRẺ DỊ DẠNG
Có một bà mẹ bị những người Tí Hon bế đi mất đứa con yêu quý khỏi nôi và thay vào đó là một đứa bé đầu to, hai mắt mở trừng trừng khờ dại, nó chẳng biết gì ngoài ăn và uống.
Bà mẹ không biết làm sao, nên chạy sang hàng xóm hỏi. Người hàng xóm khuyên nên nấu nước bằng hai cái vỏ trứng, khi đặt vỏ trứng lên bếp thì đứa trẻ dị dạng sẽ cười. Nếu nó cười có nghĩa là xong chuyện.
Bà mẹ làm đúng mọi chuyện như lời hàng xóm nói. Khi vỏ trứng được đặt lên bếp để đun nước thì đứa trẻ dị dạng kia nói:
- Ta già như cánh rừng kia mà chưa bao giờ thấy cảnh người đun nước bằng vỏ trứng.
Và nó phá lên cười. Cùng lúc đó, rất đông người tí hon xuất hiện, và bồng nhấc đứa trẻ dị dạng đi mất.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
I
C'était un cordonnier qui était devenu si pauvre, sans qu'il y eût de sa faute, qu'à la fin, il ne lui reste à plus de cuir que pour une seule et unique paire de chaussures. Le soir, donc, il le découpa, comptant se remettre au travail le lendemain matin et finir cette paire de chaussures; et quand son cuir fût taillé, il alla se coucher, l'âme en paix et la conscience en repos; il se recommanda au bon Dieu et s'endormit.
Au lieu du cuir le lendemain matin, après avoir fait sa prière, il voulait se remettre au travail quand il vit, sur son établi, les souliers tout faits et complètement finis. Il en fut tellement étonné qu'il ne savait plus que dire. Il prit les chaussures en main et les examina de près: le travail était impeccable et si finement fait qu'on eût dit un chef-d'œuvre: pas le moindre point qui ne fut parfait. Un acheteur arriva peu après, trouva les souliers fort à son goût et les paya plus cher que le prix habituel. Avec l'argent, le cordonnier put acheter assez de cuir pour faire deux paires de chaussures, qu'il tailla le soir même, pensant les achever le lendemain en s'y mettant de bonne heure. Mais le matin, quand il arriva au travail, les deux paires de souliers étaient faites, posées sur son établi, sans qu'il se fût donné la moindre peine; au surplus, les acheteurs ne lui manquèrent point non plus: et c'étaient de vrais connaisseurs, car il lui laissèrent assez d'argent pour qu'il pût acheter de quoi faire quatre paires de chaussures. Et ces quatre paires-là aussi, il les trouva finies le matin quand il venait, plein de courage, pour se mettre au travail. Et comme par la suite, il en alla toujours de même et que ce qu'il avait coupé le soir se trouvait fait le lendemain matin, le cordonnier se trouva non seulement tiré de la misère, mais bientôt dans une confortable aisance qui touchait presque à la richesse.
Peu de temps avant la Noël, un soir, après avoir taillé et découpé son cuir, le cordonnier dit à sa femme au moment d'aller au lit: « Dis donc, si nous restions éveillés cette nuit pour voir qui nous apporte ainsi son assistance généreuse? »
L' épouse en fut heureuse et alluma une chandelle neuve, puis ils allèrent se cacher, tous les deux, derrière les vêtements de la penderie et où ils restèrent à guetter. À minuit, arrivèrent deux mignons petits nains tout nus qui s'installèrent à l'établi et qui, tirant à eux les coupes de cuir, se mirent de leur agiles petits doigts à monter et piquer, coudre et clouer les chaussures avec des gestes d'une prestesse et d'une perfection telles qu'on n'arrivait pas à les suivre, ni même à comprendre comment c'était possible. Ils ne s'arrêtèrent pas dans leur travail avant d'avoir tout achevé et aligné les chaussures sur l'établi; puis ils disparurent tout aussi prestement.
Le lendemain matin, l'épouse dit au cordonnier:
- Ces petits hommes nous ont apporté la richesse, nous devrions leur montrer notre reconnaissance: ils sont tout nus et il doivent avoir froid à courir ainsi. Sais-tu quoi? Je vais leur coudre de petits caleçons et de petites chemises, de petites culottes et de petites vestes et je tricoterai pour eux de petites chaussettes; toi, tu leur feras à chacun une petite paire de souliers pour aller avec.
- Cela, dit le mari, je le ferai avec plaisir!
Et le soir, quand ils eurent tout fini, ils déposèrent leurs cadeaux sur l'établi, à la place du cuir découpé qui s'y entassait d'habitude, et ils allèrent se cacher de nouveaux pour voir comment ils recevraient leur présent. À minuit, les lutins arrivèrent en sautillant pour se mettre au travail; quand ils trouvèrent sur l'établi, au lieu du cuir, les petits vêtements préparés pour eux, ils marquèrent de l'étonnement d'abord, puis une grande joie à voir les jolies petites choses, dont ils ne tardèrent pas à s'habiller des pieds à la tête en un clin d'œil, pour se mettre aussitôt à chanter:
Maintenant nous voilà comme de vrais dandys!
Pourquoi jouer encor les cordonniers ici?
Joyeux et bondissants, ils se mirent à danser dans l'atelier, à gambader comme de petits fous, sautant par-dessus chaises et bancs, pour gagner finalement la porte et s'en aller, toujours dansant. Depuis lors, on ne les a plus revus; mais pour le cordonnier tout alla bien jusqu'à son dernier jour, et tout lui réussit dans ses activités comme dans ses entreprises.

II
Il y avait une fois une pauvre servante qui était travailleuse et propre, qui balayait soigneusement chaque jour la maison et portait les ordures sur un grand tas devant la porte. Un matin, de bonne heure, comme elle arrivait déjà pour se mettre au travail, elle y trouva une lettre; mais comme elle ne savait pas lire, elle laissa son balai dans un coin, ce matin-là, et alla montrer la lettre à ses maîtres. C'était une invitation des lutins qui demandaient à la servante de servir de marraine à l'un de leurs enfants. Elle n'était pas décidée et ne savait que faire, mais à la fin, après beaucoup de paroles, ses maîtres réussirent à la convaincre qu'on ne pouvait pas refuser une invitation de cette sorte, et elle l'admit. Trois lutins vinrent la chercher pour la conduire dans une montagne creuse où vivaient les petits hommes. Tout y était petit, mais si délicat, si exquis qu'on ne peut pas le dire. L'accouchée reposait dans un lit noir d'ébène poli, à rosaces de perles, avec des couvertures brodées d'or; le minuscule berceau était d'ivoire et la baignoire d'or massif.
La servante tint l'enfant sur les fonts baptismaux, puis voulu s'en retourner chez ses maîtres mais les lutins la prièrent instamment de demeurer trois jours avec eux. Elle accepta et demeura ces trois jours, qu'elle passa en plaisir est en joie, car les petits hommes la comblèrent de tous ce qu'elle aimait. Quand enfin elle voulut prendre le chemin du retour, ils lui bourrèrent les poches d'or et l'accompagnèrent gentiment au bas de la montagne. Arrivée à la maison, comme elle pensait avoir perdu assez de temps, elle s'en alla tout droit chercher le balai qui était toujours dans son coin. Elle commençait à balayer, quand des gens qu'elle n'avait jamais vus descendirent et virent lui demander qui elle était et ce qu'elle désirait. Parce que ce n'étaient pas trois jours, mais bien sept ans q'elle avait passés chez les petits hommes de la montagne; et ses anciens patrons étaient morts dans l'intervalle.
III
Une mère avait eu son enfant enlevé du berceau par les lutins qui, qui avaient mis à sa place un petit monstre à grosse tête avec le regard fixe, occupé seulement de boire et de manger. Dans sa détresse, elle alla demander conseil à sa voisine, qui lui dit de porter le petit monstre à la cuisine, de l'installer devant la cheminée et d'allumer le feu pour faire bouillir de l'eau dans deux coquilles d'œuf: « Le monstre ne pourra pas s'empêcher de rire, lui dit-elle, et dès l'instant qu'il rit, c'en est fini de lui. »
La femme fit tout ce que sa voisine lui avait dit de faire, et Grosse-Tête, en la voyant mettre l'eau à bouillir dans des coquilles d'œufs, parla:
Moi qui suis vieux pourtant
Comme les bois de Prusse,
Je n'avais jamais vu cuisiner et dans un œuf!
Et le voilà qui éclate de rire, et il riait encore quand déjà surgissaient toute une foule de lutins qui rapportèrent le véritable enfant, l'installèrent devant le feu et emportèrent avec eux le monstre à grosse tête.