La mort marraine


Thần chết đỡ đầu


Il était une fois un homme pauvre qui avait douze enfants. Pour les nourrir, il lui fallait travailler jour et nuit. Quand le treizième vint au monde, ne sachant plus comment faire, il partit sur la grand-route dans l'intention de demander au premier venu d'en être le parrain. Le premier qu'il rencontra fut le Bon Dieu. Celui-ci savait déjà ce que l'homme avait sur le cœur et il lui dit: «Brave homme, j'ai pitié de toi; je tiendrai ton fils sur les fonts baptismaux, m'occuperai de lui et le rendrai heureux durant sa vie terrestre.» L'homme demanda: «Qui es-tu?» - «Je suis le Bon Dieu.» - «Dans ce cas, je ne te demande pas d'être parrain de mon enfant,» dit l'homme. «Tu donnes aux riches et tu laisses les pauvres mourir de faim.» L'homme disait cela parce qu'il ne savait pas comment Dieu partage richesse et pauvreté. Il prit donc congé du Seigneur et poursuivit sa route. Le Diable vint à sa rencontre et dit: «Que cherches-tu? Si tu me prends pour parrain de ton fils, je lui donnerai de l'or en abondance et tous les plaisirs de la terre par-dessus le marché.» L'homme demanda: «Qui es-tu?» - «Je suis le Diable.» - «Alors, je ne te veux pas pour parrain. Tu trompes les hommes et tu les emportes.» Il continua son chemin. Le Grand Faucheur aux ossements desséchés venait vers lui et l'apostropha en ces termes: «Prends-moi pour parrain.» L'homme demanda: «Qui es-tu?» - «Je suis la Mort qui rend les uns égaux aux autres.» Alors l'homme dit: «Tu es ce qu'il me faut. Sans faire de différence, tu prends le riche comme le pauvre. Tu seras le parrain.» Le Grand Faucheur répondit: «Je ferai de ton fils un homme riche et illustre, car qui m'a pour ami ne peut manquer de rien.» L'homme ajouta: «Le baptême aura lieu dimanche prochain; sois à l'heure.» Le Grand Faucheur vint comme il avait promis et fut parrain.
Quand son filleul eut grandi, il appela un jour et lui demanda de le suivre. Il le conduisit dans la forêt et lui montra une herbe qui poussait en disant: «Je vais maintenant te faire ton cadeau de baptême. Je vais faire de toi un médecin célèbre. Quand tu te rendras auprès d'un malade, je t'apparaîtrai. Si tu me vois du côté de sa tête, tu pourras dire sans hésiter que tu le guériras. Tu lui donneras de cette herbe et il retrouvera la santé. Mais si je suis du côté de ses pieds, c'est qu'il m'appartient; tu diras qu'il n'y a rien à faire, qu'aucun médecin au monde ne pourra le sauver. Et garde-toi de donner l'herbe contre ma volonté, il t'en cuirait!»
Il ne fallut pas longtemps pour que le jeune homme devint le médecin le plus illustre de la terre. «Il lui suffit de regarder un malade pour savoir ce qu'il en est, s'il guérira ou s'il mourra,» disait-on de lui. On venait le chercher de loin pour le conduire auprès de malades et on lui donnait tant d'or qu'il devint bientôt très riche. Il arriva un jour que le roi tomba malade. On appela le médecin et on lui demanda si la guérison était possible. Quand il fut auprès du lit, la Mort se tenait aux pieds du malade, si bien que l'herbe ne pouvait plus rien pour lui. «Et quand même, ne pourrais-je pas un jour gruger la Mort? Elle le prendra certainement mal, mais comme je suis son filleul, elle ne manquera pas de fermer les yeux. Je vais essayer.» Il saisit le malade à bras le corps, et le retourna de façon que maintenant, la Mort se trouvait à sa tête. Il lui donna alors de son herbe, le roi guérit et retrouva toute sa santé. La Mort vint trouver le médecin et lui fit sombre figure; elle le menaça du doigt et dit: «Tu m'as trompée! Pour cette fois, je ne t'en tiendrai pas rigueur parce que tu es mon filleul, mais si tu recommences, il t'en cuira et c'est toi que j'emporterai!»
Peu de temps après, la fille du roi tomba gravement malade. Elle était le seul enfant du souverain et celui-ci pleurait jour et nuit, à en devenir aveugle. Il fit savoir que celui qui la sauverait deviendrait son époux et hériterait de la couronne. Quand le médecin arriva auprès de la patiente, il vit que la Mort était à ses pieds. Il aurait dû se souvenir de l'avertissement de son parrain, mais la grande beauté de la princesse et l'espoir de devenir son époux l'égarèrent tellement qu'il perdit toute raison. Il ne vit pas que la Mort le regardait avec des yeux pleins de colère et le menaçait de son poing squelettique. Il souleva la malade et lui mit la tête, où elle avait les pieds. Puis il lui fit avaler l'herbe et, aussitôt, elle retrouva ses couleurs et en même temps la vie.
Quand la Mort vit que, pour la seconde fois, on l'avait privée de son bien, elle marcha à grandes enjambées vers le médecin et lui dit: «C'en est fini de toi! Ton tour est venu!» Elle le saisit de sa main, froide comme de la glace, si fort qu'il ne put lui résister, et le conduisit dans une grotte souterraine. Il y vit, à l'infini, des milliers et des milliers de cierges qui brûlaient, les uns longs, les autres consumés à demi, les derniers tout petits. À chaque instant, il s'en éteignait et s'en rallumait, si bien que les petites flammes semblaient bondir de-ci de-là, en un perpétuel mouvement. «Tu vois,» dit la Mort, «ce sont les cierges de la vie humaine. Les grands appartiennent aux enfants; les moyens aux adultes dans leurs meilleures années, les troisièmes aux vieillards. Mais, souvent, des enfants et des jeunes gens n'ont également que de petits cierges.» - «Montre-moi mon cierge,» dit le médecin, s'imaginant qu'il était encore bien long. La Mort lui indiqua un petit bout de bougie qui menaçait de s'éteindre et dit: «Regarde, le voici!» - «Ah! Cher parrain,» dit le médecin effrayé, «allume-m'en un nouveau, fais-le par amour pour moi, pour que je puisse profiter de la vie, devenir roi et épouser la jolie princesse.» - «Je ne le puis,» répondit la Mort. «Il faut d'abord qu'il s'en éteigne un pour que je puisse en allumer un nouveau.» - «Dans ce cas, place mon vieux cierge sur un nouveau de sorte qu'il s'allume aussitôt, lorsque le premier s'arrêtera de brûler,» supplia le médecin. Le Grand Faucheur fit comme s'il voulait exaucer son vœu. Il prit un grand cierge, se méprit volontairement en procédant à l'installation demandée et le petit bout de bougie tomba et s'éteignit. Au même moment, le médecin s'effondra sur le sol et la Mort l'emporta.
Ngày xưa có một người đàn ông nghèo có mười hai người con. Bác phải làm ngày làm đêm để kiếm cho đủ tiền nuôi chúng. Khi đứa con thứ mười ba ra đời, bác không biết xoay xở thế nào nữa trong cảnh bần hàn. Bác đành chạy ra đường cái, người nào gặp đầu tiên, bác sẽ nhờ người đó làm cha đỡ đầu cho đứa trẻ. Người bác gặp đầu tiên là Đức Chúa Trời. Người biết ý định của bác nên nói ngay:
- Ta thấy ngươi tội nghiệp mà động lòng thương. Ta muốn làm cha đỡ đầu cho cháu, chăm sóc nó, để nó được sung sướng.
Người ấy hỏi:
- Ông là ai?
- Ta là Đức Chúa Trời.
- Thế thì tôi không muốn để ông đỡ đầu cho con tôi, vì ông chỉ phò người giàu sang, bỏ mặc kẻ nghèo khó đói rét.
Thế là bác quay đi, đi tìm người khác. Bỗng có một con quỷ xuất hiện, nó hỏi người đàn ông:
- Bác tìm gì nào? Bác có muốn ta đỡ đầu cho đứa con bác không? Ta cho nó của cải châu báu để nó giàu nứt đố đổ vách, được hưởng mọi khoái lạc trên đời.
Người kia hỏi:
- Ông là ai?
- Ta là quỷ.
- Thế thì tôi không muốn ông đỡ đầu cho con tôi, ông chuyên môn lừa dối và quyến rũ mọi người.
Bác lại tiếp tục đi. Bỗng thần chết chân tay khẳng khiu từ đâu bước tới bảo bác:
- Để ta đỡ đầu cho con bác nhé!
Người kia hỏi:
- Ông là ai?
- Ta là thần chết, ta coi ai cũng như ai.
Người kia liền nói:
- Bác công bằng, không phân biệt người giàu kẻ nghèo, cứ đến lượt là bác gọi. Vậy xin bác đỡ đầu cho con tôi.
Thần chết nói:
- Ta sẽ làm cho con bác giàu sang phú quí như ta đã từng giúp bạn bè của ta.
- Đến chủ nhật sau tôi sẽ làm phép rửa tội cho cháu, ông nhớ đến đúng hẹn nhé!
Như đã hứa, đúng hẹn Thần chết đến và làm hết mọi việc của người cha đỡ đầu.
Khi thằng bé đã khôn lớn, một hôm cha đỡ đầu đến gọi bảo nó đi theo. Cha đỡ đầu dẫn nó vào rừng chỉ cho nó một loại cây thuốc và dặn:
- Giờ con sẽ nhận được món quà của cha đỡ đầu của con. Ta sẽ làm cho con trở thành một thầy thuốc lừng danh. Mỗi lần con đi thăm bệnh thì ta sẽ hiện đến. Nếu con thấy ta đứng ở phía đầu bệnh nhân, con có thể nói chắc chắn rằng, con chữa cho họ qua khỏi, và con lấy cây thuốc này mà điều trị. Nhưng nếu ta đứng ở phía chân họ, điều đó có nghĩa là ta bắt họ đi. Con cứ việc nói cho họ biết rằng, dù có tìm mọi cách chạy chữa đi chăng nữa cũng vô ích. Không có một thầy thuốc nào ở trần gian chữa khỏi. Nhưng con phải cẩn thận, chớ có ngược ý ta, nếu không sẽ lụy đến thân.
Chẳng bao lâu, chàng thanh niên đã là một thầy thuốc lừng danh bốn phương trời: "Chỉ thoáng nhìn thấy bệnh nhân, thầy đã có thể nói chắc chắn là bệnh nhân sẽ lành phục hay sẽ chết!."
Tiếng lành đồn xa, từ khắp mọi nơi người ta kéo đến mời thầy, biếu tạ thầy vàng bạc, vì vậy nên chẳng bao lâu sau thầy trở nên một người giàu có.
Lúc bấy giờ nhà vua lâm bệnh. Thầy được mời tới xem liệu bệnh tình còn cứu chữa được nữa hay không. Khi thầy bước tới bên giường bệnh nhân thì Thần chết đã đứng ở phía chân. Như vậy là không thuốc nào trị được nữa. Thầy nghĩ, giá mình có đánh lừa thần chết lần này thì chắc Người bực lắm, nhưng vì là cha đỡ đầu của mình nên có lẽ Người sẽ nhắm mắt làm ngơ. Vậy mình cứ liều thử cái xem. Rồi thầy đặt bệnh nhân quay đầu lại, và cho nhà vua uống cây thuốc, vua thấy người tỉnh lại, khỏe lên và khỏi bệnh.
Thần chết tối sầm mặt lại, hầm hầm đến chỉa ngón tay trỏ vào mặt thầy lang mà la mắng:
- Mày đã lừa ta. Lần này thì ta lượng thứ tha cho vì mày là con đỡ đầu của ta. Nhưng nếu mày còn liều lĩnh như vậy lần nữa, dù gươm có kề cổ, đích thân ta sẽ bắt ngươi đi.
Ít lâu sau, công chúa ốm nặng. Vì vua chỉ sinh được một mình công chúa nên khóc đêm, khóc ngày đến nỗi mù cả hai mắt. Vua ra chiếu chỉ, ai chữa cho công chúa khỏi bệnh sẽ được làm phò mã và nối ngôi vua. Khi thầy thuốc tới bên giường bệnh nhân thì thoáng thấy Thần chết đã đứng ở phía chân. Lẽ ra thầy phải nhớ tới lời nhắc nhở của cha đỡ đầu, nhưng vì công chúa đẹp tuyệt trần, vì sẽ được làm phò mã nên thầy lấp lú quên hết. Thầy không hề trông thấy Thần chết đang đứng quắc mắt, giơ nắm đấm cảnh cáo thầy. Thầy nâng bệnh nhân lên, quay đầu lại phía Thần chết, rồi cho uống cây thuốc. Lập tức hai má công chúa lại ửng hồng, sức xuân mơn mởn.
Lần thứ hai bị lừa, Thần chết rảo bước về phía thầy lang và bảo:
- Thế là mày hết đời. Giờ thì đến lượt mày chết.
Thần chết đưa bàn tay lạnh giá túm chặt lấy thầy lang, khiến thầy hết đường cựa quậy. Thần chết điệu thầy đến một cái hang ở dưới âm phủ. Thầy lang thấy hằng hà sa số đèn lớn, đèn nhỏ đang cháy: lớn có, nhỡ có, nhỏ có. Khi có một số ngọn tắt lụi thì lập tức có những ngọn đèn khác bừng sáng lên, muôn nghìn ngọn lửa thay nhau tắt, sáng trông tựa như đèn cù.
Thần chết nói:
- Mày thấy chưa? Đó là những ngọn đèn sinh mệnh của con người. Những ngọn của trẻ con cháy lớn, những ngọn nhỡ là của những cặp vợ chồng đang xuân, những ngọn nhỏ là của các cụ già. Nhưng cũng có những ngọn đèn sinh mệnh của trẻ em và thanh niên mà chỉ có ít ánh sáng.
Thầy lang tưởng ngọn đèn sinh mệnh của mình còn to nên nói:
- Xin Thần chỉ cho con ngọn đèn sinh mệnh của con.
Thần chết chỉ vào ngọn đèn rất nhỏ, ánh sáng chập chờn như sắp tắt và nói:
- Mày đã thấy chưa, ngọn đèn của mày đấy.
Thầy lang khiếp sợ nói:
- Trời ơi, cha kính yêu, cha hãy thương con, thắp cho con ngọn đèn mới khác để con được hưởng cuộc đời của con, được lấy nàng công chúa xinh đẹp, được lên làm vua.
Thần chết trả lời:
- Điều đó ta không làm được, vì phải có ngọn đèn này tắt trước thì mới thắp ngọn khác lên được.
Thầy lang khẩn khoản:
- Xin cha ghép chiếc đèn cũ của con với một ngọn đèn mới cháy để đèn con cháy tiếp tục.
Thần chết làm ra bộ chiều ý con đỡ đầu, với tay lấy một ngọn đèn to mới cháy lại phía mình. Nhưng trong thâm tâm Thần muốn trả thù, nên trong lúc chuẩn bị ghép đèn, Thần cố tình đánh rơi chiếc đèn nhỏ xuống đất, đèn tắt ngấm. Thầy lang lăn ra đất và bị Thần chết bắt đi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng